Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2004 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.59 KB, 36 trang )

THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ CHO ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG GIAI
ĐOẠN 2004 2008.
2.1 - Cơ chế chính sách phát hành TPCP phủ cho đầu tư phát triển ở nước
ta.
2.1.2 Công tác xây dựng kế hoạch phát hành TPCP.
Công tác xây dựng kế hoạch phát hành TPCP được thực hiện theo qui định
tại Quyết định số 66/2004/QĐ-BTC ngày 11/8/2004 của Bộ Trưởng Bộ Tài
chính ban hành “Qui chế hướng dẫn về trình tự, thủ tục phát hành trái phiếu
Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa
phương. Theo đó:
- Bộ Tài chính chủ trì xây dựng kế hoạch phát hành, thanh toán các loại trái
phiếu để tổng hợp chung trong dự toán ngân sách nhà nước báo cáo Chính phủ
trình Quốc hội phê duyệt.
- Căn cứ vào chỉ tiêu huy động vốn đã được Quốc hội quyết định, Bộ
trưởng Bộ Tài chính giao nhiệm vụ huy động vốn phát hành tín phiếu, trái phiếu
cho Kho bạc Nhà nước.
- Kho bạc Nhà nước chủ trì phối hợp với Vụ Ngân sách nhà nước, Vụ Tài
chính các ngân hàng và tổ chức tài chính xây dựng kế hoạch phát hành các loại
trái phiếu hàng tháng phân theo từng loại trái phiếu, kỳ hạn trái phiếu, đồng tiền
và phương thức phát hành báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.
2.1.2 Công tác quản lý phát hành trái phiếu Chính phủ qua hệ thống KBNN.
2.1.2.1 Tổ chức in trái phiếu.
Kho bạc Nhà nước thống nhất in các loại trái phiếu để sử dụng tại tất cả các
đơn vị KBNN trong phạm vi cả nước.
Mẫu trái phiếu do KBNN thiết kế trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.
Việc in trái phiếu thực hiện kế hoạch được lập hàng năm hoặc trước mỗi
đợt phát hành trái phiếu, căn cứ vào kế hoạch, chỉ tiêu huy động vốn và tình
hình vốn kho các loại trái phiếu.
2.1.2.2 Phân phối, điều chuyển và thu hồi trái phiếu.
Kho bac Nhà nước trực tiếp phân phối trái phiếu cho KBNN các tỉnh, thành


phố phía Bắc từ Hà Tĩnh trở ra (Khu vực I), điều chuyển trái phiếu cho các
Trung tâm khu vực II và III. KBNN Đà Nẵng là trung tâm khu vực II. KBNN
Hồ Chí Minh là trung tâm khu vực III.
Lệnh phân phối trái phiếu cho KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, lệnh điều chuyển trái phiếu cho các trung tâm khu vực, lệnh điều chuyển
trái phiếu giữa các Trung tâm khu vực, các KBNN tỉnh, lệnh thu hồi trái phiếu
từ Trung tâm khu vực, KBNN tỉnh về KBNN do Tổng Giám đốc KBNN (hoặc
người được uỷ quyền) ký.
Lệnh phân phối trái phiếu cho KBNN quận, huyện, thị xã, thành phố trực
thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là KBNN huyện), lệnh điều chuyển trái phiếu
giữa các KBNN huyện, lệnh thu hồi trái phiếu từ KBNN huyện về KBNN tỉnh
do Giám đốc KBNN tỉnh ( hoặc người được uỷ quyền) ký.
2.1.2.3 Trách nhiệm của các đơn vị trong việc quản lý trái phiếu
Tại KBNN.
• Ban Huy động vốn.
Thiết kế mẫu trái phiếu báo cáo Lãnh đạo KBNN, trình Lãnh đạo Bộ Tài
Chính phê duyệt.
Lập kế hoạch in các loại trái phiếu, số lượng từng loại mệnh giá, cách đánh
số sêri,…..;
Xây dựng kế hoạch phân phối trái phiếu, lập lệnh phân phối, điều chuyển,
thu hồi trái phiếu tại các Trung tâm khu vực và KBNN các tỉnh, trình Lãnh đạo
KBNN phê duyệt.
Cuối mỗi đợt phát hành trái phiếu, phối hợp với Ban Kế toán, Ban Kho quỹ
đối chiếu, bảo đảm khớp đúng số tiền thu từ phát hành mới so với tổng mệnh
giá trái phiếu đã sử dụng, số liệu trái phiếu nhập, xuất, sử dụng, tồn kho thực tế
và trong chương trình “Quản lý trái phiếu KBNN” tại KBNN, Trung tâm khu
vực và KBNN các tỉnh.
• Ban Kho quỹ.
Chịu trách nhiệm nhân trái phiếu từ đơn vị in, trực tiếp phân phối, thu hồi
trái phiếu từ KBNN các tỉnh phía Bắc.

Điều chuyển, thu hồi trái phiếu từ các Trung tâm khu vực.
Tổng hợp trái phiếu hỏng, hết giá trị sử dụng từ KBNN tỉnh và các Trung
tâm khu vực, xin chủ trương và thực hiện tiêu huỷ trái phiếu hỏng hết hạn sử
dụng theo quy định.
Cuối mỗi đợt phát hành trái phiếu : chủ trì phối hợp với Ban Huy động vốn,
Ban Tài vụ Quản trị đối chiếu bảo đảm khớp đúng số liệu trái phiếu nhập, xuất,
sử dụng, tồn kho thực tế và trong chương trình “ Quản lý trái phiếu KBNN” tại
KBNN, Trung tâm khu vực và KBNN các tỉnh, tổng hợp, báo cáo tình hình
nhập, xuất, sử dụng, tồn kho các loại trái phiếu trong toàn hệ thống.
• Ban Tài vụ Quản trị.
Căn cứ vào kế hoạch in trái phiếu đã được lãnh đạo KBNN phê duyệt, phối
hợp với Ban Huy động vốn và đơn vị in dự thảo Hợp đồng in trình Lãnh đạo
KBNN ký.
• Trung tâm Tin học và Thống kê.
Căn cứ vào yêu cầu, chịu trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện chương trình
“Quản lý trái phiếu KBNN” cho phù hợp với các quy trình nghiệp vụ
Hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho các đơn vị KBNN trong toàn hệ thống để bảo đảm
chương trình hoạt động tốt, số liệu được cập nhật kịp thời, báo cáo chiết xuất
nhanh chóng, đầy đủ, chính xác.
Các đơn vị KBNN tỉnh, huyện.
Giám đốc KBNN chịu trách nhiệm bố trí cán bộ, bảo đảm các điều kiện
phương tiện, cơ sở vật chất cần thiết cho công tác quản lý trái phiếu, bảo đảm
tuyệt đối an toàn tiền, tài sản được KBNN cấp trên giao quản lý.
Phụ trách phòng, bộ phận kế hoạch tổng hợp có nhiệm vụ theo dõi tình hình
nhập, xuất, sử dụng trái phiếu tại đơn vị, căn cứ vào nhiệm vụ huy động vốn và
tình hình tồn kho trái phiếu tại đơn vị, đề xuất nhu cầu bổ sung trái phiếu trình
Lãnh đạo ký gửi KBNN cấp trên, lập lệnh phân phối, điều chuyển, thu hồi trái
phiếu giữa các đơn vị trong phạm vi địa bản tỉnh.
Thủ kho chấp hành các chế độ quản lý kho, chịu trách nhiệm về việc bảo
đảm an toàn, chính xác toàn bộ trái phiếu xuất, nhập, bảo quản trong kho, mở

sổ, ghi chép trái phiếu nhập, xuất, tồn kho, thực hiện kiểm kê theo quy định,
cuối mỗi đợt phát hành, định kỳ hàng tháng và hàng năm, phối hợp với kế toán
giấy tờ có giá đối chiếu số liệu trái phiếu sử dụng, tồn kho, lập và cung cấp số
liệu để phòng, bộ phận kho quỹ lập báo cáo theo quy định.
Phụ trách phòng kế toán, bộ phận kế toán giấy tờ có giá chịu trách nhiệm tổ
chức, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ nhập, xuất, điều
chuyển, bảo quản trái phiếu; chỉ đạo, tổ chức hạch toán kế toán giấy tờ có giá
theo quy định của Chế độ kế toán hoạt động nội bộ KBNN ban hành kèm theo
Quyết định số 1190/1998/QĐ-BTC ngày 11/09/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính.
Kế toán giấy tờ có giá có trách nhiệm hạch toán kế toán tình hình nhập,
xuất trái phiếu chính xác, kịp thời, thực hiện chế độ báo cáo tình hình quản lý
trái phiếu theo quy định.
Cán bộ giao, nhận, điều chuyển trái phiếu có trách nhiệm tuyệt đối giữ bí
mật khi được giao nhiệm vụ, chịu trách nhiệm về sự chính xác, an toàn trái
phiếu trong suốt quá trình giao, nhận, vận chuyển trái phiếu.
Tại bàn trái phiếu.
Cán bộ trái phiếu có trách nhiệm mở sổ theo dõi tình hình xuất, nhập, sử
dụng trái phiếu hàng ngày tại bàn trái phiếu, sử dụng và bảo quản an toàn trái
phiếu tại bàn giao dịch theo đúng quy định.
2.1.2.4 Quản lý nguồn thu phát hành trái phiếu và nguồn thanh toán gốc, lãi trái
phiếu.
Toàn bộ số tiền thu về phát hành TPCP được tập trung vào KBNN để sử
dụng đầu tư cho các công trình thuộc danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt hoặc đáo nợ trái phiếu Chính phủ đã phát hành cho các công trình quan
trọng đến hạn. Không sử dụng cho các mục tiêu khác.
Đối với khoản thu từ phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ, sau khi trừ đi các
khoản chi trực tiếp bằng ngoại tệ, Bộ Tài chính bán cho NHNN để tăng dự trữ
ngoại hối của Nhà nước theo tỷ giá trên thị trường ngoại tệ lien ngân hàng tại
thời điểm bán; tiền đồng Việt Nam do NHNN trả được chuyển cho Bộ Tài

chính.
Nguồn vốn để thanh toán lãi TPCP hàng năm do ngân sách Trung ương bảo
đảm và được cân đối trong dự toán NSNN hàng năm.
Nguồn vốn để thanh toán gốc trái phiếu được bố trí từ nguồn phát hành
TPCP các đợt tiếp theo hoặc cân đối một phần vào dự taón NSNN hàng năm
theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
KBNN tổ chức quản lý, hạch toán riêng tiền thu từ phát hành trái phiếu
và thanh toán gốc trái phiếu. Việc thanh toán gốc trái phiếu trực tiếp từ NSNN
được thực hiện thông qua tài khoản này.
2.2 - Thực trạng của công tác phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư
phát triển ở nước ta giai đoạn 2004 – 2008.
2.2.1 Khái quát tình hình phát hành TPCP cho đầu tư phát triển ở nước ta giai
đoạn 2004 -2008.
Chiến lược phát triển KTXH 10 năm 2001 -2010 đã xác định phải nâng cao
rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị và
trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và
an ninh quốc gia.Thời gian qua, bên cạnh việc ưu tiên bố trí các nguồn lực tài
chính tập trung cho ĐTPT, Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp như
phát hành công trái XDTQ năm 1999, công trái giáo dục năm 2003 …để bổ
sung nguồn vốn đầu tư, góp phần tích cực trong việc phát triển KTXH.
Tuy nhiên, để thực hiện chiến lược phát triển KTXH đến năm 2010 và sự
nghiệp CNH – HĐH đất nước đến năm 2020 cần phải đẩy nhanh hơn nữa tốc độ
huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế. Do vậy, đồng thời với việc tăng cường bố
trí nguồn vốn từ NSNN, huy động các nguồn vốn của nước ngoài và của doanh
nghiệp, Nhà nước cần huy động thêm vốn đầu tư từ phát hành TPCP để xây
dựng và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành một số công trình hạ tầng giao thông,
thuỷ lợi quan trọng nhằm sớm phát huy tác dụng thúc đẩy phát triẻn KTXH, xoá
đói, giảm nghèo, bảo đảm an ninh quốc phòng, góp phần thực hiện thắng lợi
Chiến lược phát triển KTXH của đất nước.
Phát hành TPCP trong giai đoạn 2003 – 2010 là một chủ trương lớn của

Đảng và Nhà nước nhằm phát huy nội lực, huy động sự đóng góp của toàn dân
cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nguồn thu từ TPCP được sử
dụng để đầu tư cho một số công trình giao thông, thuỷ lợi quan trọng của đất
nước, góp phần hình thành và nâng cấp một cách cơ bản hệ thống giao thông và
thuỷ lợi nước ta trong 10 năm tới.
Công tác huy động vốn cho ĐTPT của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện
nay chủ yếu được thực hiện thông qua phát hành TPCP qua KBNN và thu hút
nguồn vốn vay nợ, viện trợ nước ngoài.
Nhằm tăng cường khả năng huy động các nguồn vốn trong nước cho đầu tư
phát triển kinh tế, đồng thời tạo hàng hoá cho thị trường chứng khoán đã được
thành lập và đang đi vào hoạt động, Chính phủ ban hành Nghị định
01/2000/NĐ-CP ngày 13/1/2000 về quy chế phát hành TPCP (thay thế Nghị
định 72/CP), sau đó là Nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 (thay thế
Nghị định 01/2000/NĐ-CP). Theo đó, bên cạnh việc duy trì phương thức đấu
thầu tín phiếu qua NHNN và phát hành trái phiếu trực tiếp ra công chúng qua hệ
thống KBNN, TPCP còn được phát hành theo hai phương thức mới: Đấu thầu
qua trung tâm GDCK và bảo lãnh phát hành. Trái phiếu phát hành theo hai
phương thức này được đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch tại TTGDCK, tạo
điều kiện cho việc phát triển thị trường thứ cấp TPCP. Mặt khác, quy chế mới
cũng đã quy định rõ hơn về cơ chế phát hành TPCP, trái phiếu chính quyền địa
phương và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
Như vậy có thể nói sau khi Nghị định 141 có hiệu lực, Chính phủ cho phép
phát hành nhiều loại trái phiếu thì thị trường trái phiếu mới bắt đầu hình thành
và phát triển mạnh, đặc biệt là sau sự ra đời của TTGDCK TP Hồ Chí Minh
(nay là Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh).
Trong giai đoạn này số lượng TPCP phát hành cho NSNN và cho ĐTPT
nói chung cũng như cho dự án, công trình do Trung ương và địa phương quản lý
đều tăng so với giai đoạn từ năm 2003 trở về trước về quy mô phát hành,
phương thức phát hành và kỳ hạn, phương thức trả lãi, đồng tiền phát hành được
đa dạng hóa.

Công tác quản lý, điều hành quỹ NSNN và huy động vốn cho ĐTPT đã có
nhiều bước phát triển quan trọng, tạo được những điều kiện tiền đề để thu hút
nguồn vốn trung và dài hạn. Phát hành TPCP đã trở thành một chủ trương đúng
đắn và là một giải pháp có hiệu quả trong việc chấm dứt phát hành tiền để bù
đắp thiếu hụt NSNN và kiềm chế lạm phát, tạo thế chủ động trong việc quản lý
và điều hành NSNN, góp phần cùng với NHNN thực thi chính sách tài chính –
tiền tệ quốc gia. Ngoài ra, phát hành TPCP còn góp phần thúc đẩy sự ra đời và
phát triển của thị trường vốn thông qua việc tạo ra nguồn hàng hoá chủ yếu ban
đầu đủ tiêu chuẩn niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, nếu so sánh với thế giới và các trong khu vực, thị trường trái
phiếu ở Việt Nam còn rất hạn chế cả về qui mô và trình độ phát triển, chỉ chiếm
khoảng 13,72 %GDP (đến năm 2007). Thị trường trái phiếu quốc tế, Mỹ, Nhật
Bản và EU chiếm đến 80%. Thị trường trái phiếu ở Singapore, Malaysia và
Thái Lan phát triển mạnh hơn Việt Nam cũng chiếm khoảng 30-40% GDP.
2.2.2 Công tác phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển ở nước
ta giai đoạn 2004 – 2008.
Vốn huy động thông qua hình thức phát hành TPCP được sử dụng cho hai mục
đích, thứ nhất là để bù đắp thiếu hụt cho NSNN và thứ hai là để cho ĐTPT. Từ năm
2004, công tác huy động vốn cho ĐTPT qua hệ thống KBNN đã có một bước phát triển
mạnh mẽ mang tính đột biến cả về số lượng và chất lượng quản lý thông qua việc mở
rộng quy mô phát hành các loại TPCP và ứng dụng công nghệ thông tin góp phần hoàn
thiện quy trình quản lý và nâng cao chất lượng phục vụ của KBNN.
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn bù đắp thiếu hụt NSNN và ĐTPT
giai đoạn 2004 – 2008.
Đơn vị: tỷ đồng
ST
T Mục đích sử dụng
Năm
2004
Năm

2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
1 Bù đắp thiếu hụt NSNN 22040 29000 33000 28000 33632
2 ĐTPT 5004 10500 10000 20276 6695
Nguồn: Kho bạc Nhà nước Việt Nam.
Trái phiếu Chính phủ cho ĐTPT giai đoạn 2004 - 2008 bao gồm công trái giáo
dục phát hành năm 2005 cho chương trình kiên cố hoá trường lớp học và trái
phiếu giao thông thủy lợi phát hành trong giai đoạn 2004 – 2008 cho các
chương trình, dự án trọng điểm quốc gia. Trong giai đoạn này Nhà nước đã huy
động được 55053 tỷ đồng dành riêng cho ĐTPT.
Bảng 2.2 : Tình hình thực hiện kế hoạch phát hành TPCP cho ĐTPT
giai đoạn 2003-2008.
Loại TPCP Năm
Kế hoạch
(tỷ đồng)
Thực hiện
(tỷ đồng)
Tỷ lệ thực
hiện
I. Công trái
giáo dục
2005 2.700 2.816 104%
II.Trái phiếu
Giao thông
thuỷ lợi

2004 4.300 4.323 101%
2005 10.500 10.585 100%
2006 15.500 10.348 67%
2007 20.000 20.276 101%
2008 20.000 6.695 33%
Cộng (II) 70.300 52.237 77%
Cộng (I+II) 73.000 55.053 75%
Nguồn: Kho bạc Nhà nước
Kết quả phát hành TPCP cho ĐTPT trong giai đoạn 2004- 2008 đạt 75%
so với kế hoạch đặt ra là 73.000 tỷ đồng.
2.2.2.1 Kết quả phát hành trái phiếu GT-TL cho các dự án, công trình trọng
điểm Quốc gia.
Các công trình GT-TL là mạch máu của nền kinh tế, muốn phát triển kinh
tế không thể để tình trạng giao thông bế tắc. Kinh tế hàng hoá cần đường bộ,
đường sắt, đường biển, đường sông thông suốt, hiện đại, nhanh và đảm bảo
thuận lợi trong mọi thời tiết. Giao thông luôn gắn với nhịp độ cuộc sống và chất
lượng cuộc sống của người dân; đảm bảo cho mọi miền, mọi miền được kết nối,
từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền núi ... Thủy lợi đảm bảo cho
việc tưới tiêu, chống lũ lụt, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, thực hiện
chính sách an ninh lương thực, ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân nói
riêng và toàn xã hội nói chung ...
Trong những năm qua, Nhà nước đã tập trung đầu tư cho hai lĩnh vực này
khá lớn: hệ thống đường bộ nhất là tuyến quốc lộ đã được nâng cấp và mở ra
nhiều tuyến đường mới, hầu hết các xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã; hệ
thống đường sắt đã được hiện đại hoá; nhiều cảng biển, cảng sông, sân bay được
nâng cấp mở rộng và xây dựng mới...Hệ thống thuỷ lợi được hoàn thiện, nhiều
hồ đập, kênh mương được xây dựng, chủ động tưới tiêu phục vụ nông nghiệp ở
nhiều vùng mà trước đay rất khó khăn ...
Tuy nhiên, do chiến tranh tàn phá, do thiên tai lũ lụt vv...những công trình
hạ tầng GT-TL bị ảnh hưởng, xuống cấp nghiêm trọng; thêm vào đó hiện tại

nhiều công trình kết cấu hạ tầng quan trọng của nên kinh tế (đặc biệt là các công
trình GT-TL) cần sớm xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng để tạo ra năng
lực sản xuất mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời
sống nhân dân vì vậy vốn đầu tư của NSNN phải dành một phần để phục hồi,
nâng cấp những công trình đã có; và nhiều công trình xây dựng mới phải huy
động các nguồn vốn khác hoặc kết hợp nhiều nguồn vốn (vốn của doanh nghiệp,
vốn tín dụng, vốn ODA, vốn vay ngân hàng nước ngoài ...). Nhiều công trình,
dự án nhóm A thuộc lĩnh vực GT-TL đã ghi kế hoạch 2001- 2005 nhưng chưa
triển khai được vì thiếu vốn như: đường quốc gia xuyên Việt, trục giao thông
nối các vùng kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng có vị trí chiến lược quan trọng
để phát triển xuất khẩu, hội nhập; hệ thống đường giao thông vành đai biên giới
phía Bắc, các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Trung Bộ, Tây Nam bộ và đồng bằng
sông Cửu Long, tuyến giao thông nối với các huyện ở Thanh Hoá, Nghệ An,
Quảng Nam ... để khơi thông nguồn lực phát triển kinh tế các tỉnh miền núi, các
tỉnh có nhiều khó khăn. Một số công trình thuỷ lợi lớn ở Trung và Tây Nguyên
nhằm phát triển sản xuất, cải tạo môi trường, phong chống thiên tai. Tái định cư
thuỷ điện Sơn La, Na Hang (Tuyên Quang) ... Đây là những dự án có tính quan
trọng đối với sự phát triển KTXH, an ninh quốc phòng cần phải thực hiện ngay
từ nay đến năm 2005 và gối đầu cho giai đoạn 2006- 2010. Vì vậy, việc huy
động thêm nguồn vốn để đầu tư cho các công trình phục vụ phát triển kinh tế
nói chung và cho các công trình phát triển GT-TL quan trọng của đất nước nói
riêng là rất cần thiết và cấp bách.
Thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng đó, để giảm bớt gánh nặng cho
NSNN cần thiết phải phát hành TPCP để đầu tư cho các công trình GT-TL quan
trọng của đất nước với thời gian triển khai thực hiện tương đối dài hạn từ năm
2003 đến năm 2010 với tổng mức huy động là 110.000 tỷ đồng. Kho bạc Nhà
nước trực tiếp phát hành và NSNN bố trí nguồn thanh toán gốc, lãi đúng hạn.
Để đáp ứng nhu cầu bức xúc về vốn đầu tư cho các công trình GT-TL nhất
là các công trình GT-TL miền núi theo Nghị quyết số 33/2004/QH11 Ngày
09/11/2004 của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định tăng mức huy

động trong giai đoạn 2003-2010 từ 63.000 tỷ đồng lên 110.000 tỷ đồng. Thống
nhất trong nhận thức và chỉ đạo tổ chức thực hiện, coi việc huy động TPCP để
đầu tư một số công trình GT-TL quan trọng của đất nước và một nhiệm vụ trung
tâm của ngành tài chính trong những năm 2004 – 2008. Trái phiếu GT-TL được
phát hành đợt 1 từ năm 2003. Từ đó đến nay KBNN liên tục phát hành qua các
năm với số lượng TPCP ngày một tăng cao
Bảng 2.3: Tổng hợp phát hàng trái phiếu GT-TL từ năm 2004-2008.
Đơn vị: tỷ đồng/ triệu USD
Tỷ giá 15.602
ST
T
Hình thức phát
hành
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Tổng
cộng
Tổng số phát hành
(qui đổi) 5033 10585 10348
20276.
6 6695 52937.6
• Bằng VNĐ

4322.13
6 10585 10348
20276.
6
45531.73
6
• Bằng USD 44358 0 0 44358
1 Phát hành qua
KBNN
• Bằng VNĐ 1203412 1385 0 0 0 1204797
• Bằng USD 38858 0 0 0 38858
2
Đấu thầu qua
NHNN 5.5 0 0 0 0 5.5
3
Đấu thầu qua
TTGDCK 483724 50 1488 6350 555 492167
4
Bảo lãnh phát
hành 635 3150 4360 7650 3640 19435
5 BHXH mua 2000 6000 4500 6000 2500 21000
6
Đấu thầu theo lô
lớn 296.6 296.6
Nguồn: Kho bạc Nhà nước Việt Nam
Trong năm 2007, sau một thời gian nghiên cứu và chuẩn bị chu đáo, KBNN
đã phối hợp với trung tâm Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng
khoán thực hiện thành công hai đợt phát hành trái phiếu lô lớn theo kỹ thuật
phát hành của các nước tiên tiến, nhằm cơ cấu lại thị trường trái phiếu, góp phần
nâng cao tính thanh khoản của trái phiếu trên thị trường thứ cấp, từng bước hình

thành đường cong lãi suất chuẩn TPCP, tạo cơ sở cho sự phát triển ổn định, bền
vững của thị trường chứng khoán. Kỹ thuật phát hành này đã nhận được sự
đồng tình, hưởng ứng của đông đảo các nhà đầu tư, khối lượng vốn huy lớn, lãi
suất thấp hơn so với các đợt phát hành cùng thời điểm, thể hiện hiệu ứng liên
kết, hỗ trợ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, mở ra một trang mới
cho sự phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam.
Bảng 2.4 : Tình hình giải ngân trái phiếu GT-TL từ 2003 đến 2008.
Đơn vị: tỷ đồng.
Chỉ tiêu 2003+2004 2005 2006 2007 2008 Luỹ kế
I. Tổng nguồn vốn
TPCP 10066
12834,
5 16120,5 26634,1
21134,
1 57970,6
Trong đó:
Nguồn vốn TPCP còn
năm trước chuyển
sang 2249,5 5772,5 6357,5
14439,
1 28818,6
Số vốn TPCP huy
động hàng năm 10066 10585 10348 20276,6 6695 57970,6
II. Tổng kế hoạch
vốn TPCP đã phân
bổ 10277 8368 12525 17200
22069,
6 70389,6
% so với số vốn huy
động hàng năm 102% 79% 121% 85% 330% 121%

III. Tổng giá trị khối
lượng hoàn thành 6671 5599 7212 9684 12582 41748,9
% so với tổng số vốn
huy động 66% 53% 70% 48% 188% 72%
% so với tổng kê
hoạch vốn đã phân bổ 65% 67% 58% 56% 57% 59%
IV. Tổng số vốn
TPCP thanh toán
qua BNNN (bao gồm
7816,5 7062% 9763% 12195% 20529,
7
57366,2
cả tạm ứng)
% so với tổng số vốn
huy động 78% 67% 94% 60% 307% 99%
% so với tổng kế
hoạch vốn đã phân bổ 76% 84% 78% 71% 93% 81%
% so với tổng giá trị
khối lượng hoàn thành 117% 126% 135% 126% 163% 137%
Nguồn: Kho bạc Nhà nước Việt Nam
Về tình hình giải ngân, nhìn chung quản lý sử dụng vốn huy động được từ
phát hành TPCP chặt chẽ. Tuy tỷ lệ giải ngân chưa cao nhưng cơ bản đảm bảo
nguyên tắc giải ngân 80% khối lượng huy động của năm trước khi đề ra kế
hoạch huy động năm sau.
2.2.2.2 Kết quả phát hành công trái giáo dục cho chương trình kiên cố hoá
trường lớp học.
Kiên cố hoá trường, lớp học là một Chương trình dự án trọng điểm Quốc
gia để nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện mục tiêu của chiến lược phát
triển giáo dục đến năm 2010 và những năm tiếp theo. Trong điều kiện NSNN
còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất của ngành giáo dục đặc biệt là giáo dục phổ

thông và giáo dục tiểu học còn nhiều thiếu thốn. Để phát triển sự nghiệp giáo
dục, bên cạnh tăng cường cơ sở vật chất và hiện đại hoá các trường, lớp học đã
đủ tiêu chuẩn, cần đầu tư để xóa tình trạng học 3 ca và phòng học tranh tre nứa
lá là một mục tiêu hết sức quan trọng mà Đảng ta đã đề ra trong chiến lược phát
triển kinh tế xã hội đến năm 2010: “ Tăng cường đầu tư cho giáo dục từ ngân
sách Nhà nước và đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục đào tạo. Khuyến khích mạnh
mẽ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển giáo dục ở tất cả các bậc học, đáp
ứng nhu cầu đa dạng của xã hội. Ngân sách Nhà nước tập trung nhiều hơn cho
các các bậc giáo dục phổ cập, cho vùng nông thôn, miền núi ...đảm bảo học tập
cho con em người có công và gia đình nghèo ...”.
Phát hành Công trái giáo dục là một chủ trương quan trọng của Đảng và
Nhà nước, là hình thức huy động vốn thông qua việc vận động chính trị nhằm
động viên các tầng lớp dân cư, các cơ quan đơn vị, tổ chức kinh tế trên tinh thần

×