Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Biện pháp phát triển dịch vụ Logistics ở các doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.54 KB, 11 trang )

Biện pháp phát triển dịch vụ Logistics ở các doanh nghiệp.
I. Triển vọng của dịch vụ Logistics trong hoạt động xuất khẩu của Doanh
nghiệp Việt Nam.
1. Xu hướng phát triển chung của dịch vụ Logistics.
Một xu thế tất yếu của thời đại ngày nay là toàn cầu hoá nền kinh tế thế
giới. Toàn cầu hoá làm cho quan hệ thương mại giữa các nước phát triển mạnh
mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực hoạt động XNK, từ đó kéo theo hàng loạt các nhu
cầu mới có lien quan đó là các nhu cầu về vận tải, kho bãi, bốc xếp, các dịch vụ
phụ trợ. Xu thế đó đã dẫn đến bước phát triển tất yếu của Logistics và Logistics
toàn cầu. Vì thế các tập đoàn, công ty đặt trụ sở và phục vụ cho nhiều thị trường
ở các nước khác nhau, nên phải thiết lập hệ thống Logistics toàn cầu để cung
cấp hàng hoá và dịch vụ theo nhu cầu cảu khách hang.
Đặc điểm chung của các dịch vụ Logistics là sự kết hợp khéo léo, khoa
học, chuyên nghiệp chuỗi các hoạt động như marketing, sản xuất, tài chính, vận
tải, thu mua, dự trữ, phân phối… để đạt mục đích phục vụ khách hàng tối đa với
chi phí tối thiểu.
Toàn cầu hoá càng sâu rộng thì tính cạnh tranh ngày càng gay gắt trong
mọi lĩnh vực của cuộc sống. Trong kinh doanh DV Logistics cũng vậy, để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng thì ngày càng có nhiều nhà cung cấp
ra đời và cạnh tranh quyết liệt với nhau. Để đáp ứng nhu cầu cung ứng và phân
phối sản phẩm, các nhà kinh doanh luôn phải cân nhắc : tự làm hay đi mua dịch
vụ? Nếu mua thì mua của ai? Tự làm thì làm những công đoạn nào, làm phần cơ
bản hay đi thuê? Do đó bên cạnh những nhà sản xuất có uy tín đã gặt hái được
những thành công lớn trong kinh doanh nhờ khai thác tốt hệ thống Logistics của
chính mình như Procter & Gamble, Spokane Company, Ladner Building
Products thì tất cả các công ty vận tải, giao nhận cũng nhanh chóng chớp thời cơ
phát triển và trở thành những nhà cung cấp dịch vụ Logistics hàng đầu thế giới
với hệ thống Logistics toàn cầu như Maersk Logistics, NYK Logistics, APL
Logistics, MOL Logistics …
Sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ là một xu hướng khá thịnh hành, vì họ
không chỉ đơn thuần là một người cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức, mà


còn là người tổ chức các dịch vụ khác như: quản lý kho hàng, bảo quản trong
kho, thực hiện các đơn đặt hàng, tạo thêm giá trị gia tăng cho hang hoá bằn cách
lắp ráp, kiểm tra chất lượng trước khi gửi đi, đóng gói bao bì, ghi chú mã hiệu,
dán nhãn, phân phối cho các điểm tiêu thụ, làm thủ tục XNK…
Cách mạng trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) đã làm thay đổi sâu
sắc bộ mặt của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực - trong đó có Logistics và toàn thể
xã hội. Chính nhờ những tiến bộ của CNTT mà Logistics đã phát triển lên một
nấc thang mới. Giờ đây, chỉ cần ngồi tại một trung tâm Logistics, nhờ mạng
máy tính, bạn có thể biết được hàngk của mình đang ở đâu? Trong tình trạng
như thế nào? Và cũng nhờ CNTT, bạn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí
đáng kể trong hoạt động Logistics.
Theo dự báo, trong vài thập niên đầu thế kỷ 21 Logistics sẽ phát triển theo
3 xu hướng chính sau:
- Ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử ngày càng phổ biến và
sâu rộng hơn trong các lĩnh vực của Logistics, như: hệ thống thông tin quản trị
dây truyền cung ứng toàn cầu, công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến,... vì
thông tin được truyền càng nhanh và chính xác thì các quyết định trong hệ
thống Logistics càng hiệu quả.
- Phương pháp quản lý Logistics kéo (Pull) ngày càng phát triển mạnh mẽ
và dần thay thế cho phương pháp Logistics đẩy (Push) theo truyềnthống.
- Thuê dịch vụ Logistics từ các công ty Logistics chuyên nghiệp ngày
càng phổ biến.
Trong bối cảnh nêu trên, các nhà cung cấp dịch vụ Logistics trên thế giới
đang tích cực phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu của mình
để nắm bắt cơ hội, vượt qua thử thách, mỗi công ty Logistics sẽ có những chiến
lược phát triển cho riêng mình nhưng tựu chung lại theo những hướng chính sau
:
Phát triển các dịch vụ làm tăng giá trị gia tăng.
Đẩy mạnh hoạt động marketing trong Logistics.
Không ngừng làm mới các hoạt đôngj Logistics.

Thiết kế mạng lưới phân phối ngược, thực hiện việc trả lại hàng cho nhà
phân phối, nhà sản xuất hoặc người bán hàng.
Phát triển mạnh thương mại điện tử, coi đây là một bộ phận quan trọng của
Logistics.
Ứng dụng những thành tựu mới của CNTT.
Không ngừng cải tiến bộ máy quản lý, tích cực đào tạo nhân viên trong
doanh nghiệp mình.
2. Xu hướng phát triển dịch vụ Logistics trong hoạt động xuất khẩu của các
doanh nghiệp
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, ngày nay các doanh nghiệp
cũng rất quan tâm tới hoạt động của dịch vụ Logistics, đặc biệt là trong lĩnh vực
xuất khẩu. Bởi doanh nghiệp phải chi trả một phần chi phí không nhỏ để đi thuê
các dịch vụ Logistics của các công ty kinh doanh DV đó như thuê các dịch vụ
kho bãi, bao bì, đóng gói, vận tải (đường bộ, đường biển), các phương thức thuê
tàu.
Có 3 xu hướng cơ bản trong việc sử dụng dịch vụ Logistics hiện nay của
các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, đó là:
Thứ nhất, tự làm.
Thứ hai, thuê cơ bản .
Thứ ba, thuê hoàn toàn.
3. Triển vọng cho hoạt động DV Logistics của các doanh nghiệp VN.
Logistics là một hoạt động tổng hợp, dây chuyền. Hiệu quả của quá trình
này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và
thương mại mỗi quốc gia. Sự phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo
cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác về thời gian và chất
lượng. Logistics phát triển tốt sẽ mang lại khả năng tiết giảm chi phí, nâng cao
chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Với một nền sản xuất phát triển mạnh mẽ, nhu cầu xuất nhập khẩu tăng
cao, nếu chỉ tính theo tỷ lệ trên thì phí dịch vụ logistics trên thị trường VN đã có
một doanh số khổng lồ và hứa hẹn tốc độ tăng trưởng rất mạnh mẽ

II. Mục tiêu phát triển của dịch vụ Logistics ở các doanh nghiệp nói chung
và ở nhà máy nhôm Đông Anh nói riêng.
Mục tiêu phát triển của dịch vụ Logistics ở các doanh nghiệp nói chung
và ở nhà máy nhôm Đông Anh nói riêng đó là : Mục tiêu đầu tiên của doanh
nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Đặt ra câu hỏi Logistics là gi?.
Theo lụât thương mại của Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt
nam số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005: dịch vụ Logistics là hoạt
động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công
việc bao gồm: nhận hàng vận chuyển lưu kho,lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các
thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hang đóng gói bao bì, ghi kí mã hiệu, giao
hang hoặc các dịch vụ khác có lien quan đến hàng hoá theo thoả thuận với
khách hang để hưởng thù lao. Xuất pháp từ khái niệm trên có thể thấy tác dụng
của việc triển khai dịch vụ Logistics : góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, tối
ưu hoá chu trình luân chuyển hoá vốn lưu động từ khâu chuẩn bị sản xuất, sản
xuất đến lưu thong, giảm thiểu trong quá trình lưu thong, phân phối, tăng cường
sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, góp phần mở rộng thị trường trong nước
và quốc tê.
Mục tiêu phát triển dịch vụ Logistics của Nhà máy nhôm Đông Anh là
nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm cho kho bãi đạt yêu
cầu,quản lý tốt kho vật tư của nhà máy, thực hiện nhập xuất và cấp phát vật tư
cho các phân xưởng đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất kinh doanh dẫn đến mục tiêu
cuối cùng của doanh nghiệp là bảo đảm lợi nhuận.
III. Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics trong các doanh nghiệp và ở nhà
máy nhôm Đông Anh.
Thị trường thế giới năm 2010 đang trong quá trình hồi phục sau suy thoái kinh
tế, quá trình này diễn ra chậm và có những yếu tố ko bền vững cần phải có thời
gian để các yếu tố nền tảng của kinh tế thế giới hồi phục vững chắc.
Thị trường giá nhôm và kim loại sẽ tăng, mức giá bình quân năm 2009của nhôm
trên thị trường LME lôn đôn là 1.660 USD/tấn dự kiến năm 2010 khoảng 2.300
– 2.400 USD/tấn điều này sẽ làm cho giá Billet nhập khẩu sẽ đạt khoảng 2.600

đến 2.700USD/tấn tức tăng so với năm 2009 khoảng 25 – 30%
Các chi phí khác cho đầu vào của nhà máy nhôm cũng có xu hướng tăng
theo đà tăng giá trên thị trường thế giới như chi phí gas, bao bì, sơn tĩnh điện,
hoá chất cả trong nước và nhập khẩu…đều có xu hướng tăng từ 5 đến 20%.
Căn cứ vào tình hình biến động trên thị trường và các yếu tố như trên, phòng vật
tư phải coa các giải pháp cung ứng vật tư phù hợp đảm bảo đủ chủng loại, số
lượng và chất lượng kịp tiến độ và giá thành phù hợp.Nhập hang theo phương
thức đuổi duy trì mức tồn kho hợp lý cho sản xuất về giá có xu hướng tăng.
Các giải pháp như sau:
1. Đối với cung ứng Billet
- Căn cứ vào sản xuất năm 2010, phòng vật tư lập dự trù nhu cầu vật tư cho
từng tháng và cả năm.
- Hàng tháng có kế hoạch mua bán các loại vật tư trong nước đáp ứng theo nhu
cầu sản xuất.
- Thực hiện việc kiểm tra tồn kho Billet hang tuần để kịp thời điều tiết tiến độ
nhập hang và gửi thong tin tới các đơn vị sản xuất để chủ động cân đối.
- Kết hợp với phòng nhập khẩu để nhập khẩu billet đùng số lượng, kịp tiến độ,
hang tuần hai phòng phải trao đổi thong tin về việc mua hang và kiểm tra lịch

×