Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DÀNH CHO KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH NINH BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.4 KB, 17 trang )

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN
HÀNG DÀNH CHO KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH NINH
BÌNH
3.1. Phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Chi nhánh Ninh Bình.
Mục tiêu tổng quát:
Lấy an toàn, chất lượng và hiệu quả bền vững làm mục tiêu hàng
đầu trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh. Đặt mục tiêu hiệu quả
kinh doanh bền vững trên cơ sở hoạt động có bài bản và chuẩn mực;
quảng bá được hình ảnh của chi nhánh Ninh Bình và thương hiệu
BIDV.
Tăng cường công tác dịch vụ, ngày càng nâng cao tỷ trọng của
hoạt động này trong tổng lợi nhuận của chi nhánh trên cơ sở phát triển
thêm nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ mới hướng tới khách hàng dân
cư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tăng doanh số hoạt động dịch vụ.
Kiểm soát được mọi hoạt động, đảm bảo minh bạch, an toàn,
hiệu quả. Chế độ thông tin báo cáo và chỉ đạo được thông suốt kịp
thời.
Trên cơ sở kết quả đạt được của năm 2009, với mục tiêu trên Chi
nhánh xây dựng KHKD năm 2010 trên một số chỉ tiêu chính như sau:
- Huy động vốn : Tăng trưởng 15%, đạt 1.500 tỷ đồng (chi nhánh
đề nghị loại trừ 4000 tỷ đồng cuối năm 2009 do tiền thanh toán khối
lượng các khách hàng đổ về cuối năm làm tăng đột biến )
- Thu dịch vụ ròng: 15,5 tỷ đồng.
- Dư nợ cuối kỳ 3.500 tỷ đồng, tăng 16,8 % so với năm 2009.
Trong đó :
+) Dư nợ bán lẻ : 540 tỷ, tăng 28,2 %
Trong năm 2010 Ngân hàng tiếp tục giải ngân các dự án đã được
Ngân hàng trung ương phê duyệt cho vay và thực hiện HĐTD từ các
năm trước như dự án xi măng X18 (110 tỷ), cho vay bổ sung dây


chuyền II nhà máy xi măng Duyên Hà ( 180 tỷ )
- Lợi nhuận trước thuế : tăng 11 % so với năm 2009
- Củng cố và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ. Liên kết
thanh toán với các nhà cung cấp dịch vụ như các công ty điện lực,
điện thoại, cấp nước, vận tải, siêu thị… cung cấp các sản phẩm dịch
vụ trọn gói cho khách hàng.
- Triển khai Quy trình mua bán ngoại tệ tại chi nhánh theo quyết
định số 7565/QĐ-KDV2 ngày 31/12/2009 của Ngân hàng ĐT&PTVN,
tiến hành giao hạn mức mua bán ngoại tệ cho các bộ phận phục vụ
khách hàng (Phòng QHKH1, QHKH2, GDTĐ, GDGK, DVKH), gắn với
việc giao các chỉ tiêu KHKD cho các phòng, tổ, bộ phận.
- Thực hiện lắp đặt thêm 3 máy rút tiền tự động ATM (tại địa bàn
thành phố Ninh Bình, cụm công nghiệp Gián khẩu, khu công nghiệp
Ninh Phúc) để phục vụ nhu cầu trả lương qua tài khoản của các tổ
chức, doanh nghiệp; nhu cầu thanh toán và rút tiền mặt của khách
hàng.
- Phối hợp với Công ty bảo hiểm BIDV trong việc vận động các
khách hàng tham gia mua bảo hiểm cho các tài sản bảo đảm tiền vay,
hoàn thành chỉ tiêu khai thác doanh thu phí bảo hiểm được giao.
3.2. Các giải pháp chủ yếu phát triển dịch vụ ngân hàng dành cho khách
hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Ninh
Bình.
3.2.1. Đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh, dịch vụ L/C, dịch vụ thanh
toán và dịch vụ kinh doanh ngoại tệ.
3.2.1.1. Đối với các sản phẩm truyền thống
 Bảo lãnh thanh toán: Đã được uỷ quyền của BIDV nhưng chưa thực hiện ở
chi nhánh.
Lí do áp dụng: Trong các loại hình bảo lãnh trong xây dựng: bảo
lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền ứng trước
và bảo lãnh bảo hành chất lượng công trình, bốn loại bảo lãnh này

đều do chủ thầu yêu cầu và bảo vệ lợi ích của chủ thầu. Bảo lãnh
thanh toán công trình là loại bảo lãnh duy nhất mà người thụ hưởng
duy nhất là nhà thầu. Trong thực tế rất nhiều nhà thầu bàn giao công
trình song chủ thầu không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán. Điều
này gây khó khăn tài chính cho nhà thầu trong việc trả lương cho công
nhân và các khoản chi phí khác. Đã có khách hàng yêu cầu thực hiện
bảo lãnh này ở chi nhánh nhưng chưa được đáp ứng. Vì vậy ngân
hàng nên nghiên cứu cách thức, các điều kiện để thực hiện loai hình
này.
 Dịch vụ L/C:
Chi nhánh cần sớm áp dụng thêm một số loại hình mở L/C mới để
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các doanh nghiệp:
• Mở L/C bằng vốn tự có với mức kí quỹ thấp hoặc tín chấp:
Đây là một hình thức cho vay khá phổ biến tại các NHTM cổ phần
nên hiện nay, việc chi nhánh chưa áp dụng các sản phẩm trên đã hạn
chế các doanh nghiệp thiết lập quan hệ giao dịch với khách hàng do
không đủ tài sản đảm bảo.
Đối với những khách hành có nhu cầu tín chấp để mở L/C, kí quỹ
thấp tại thời điểm mở L/C, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng mở
L/C kí quỹ bằng vốn tự có 100% trong 2 giao dịch đầu tiên, giao dịch
thứ 3 có thể cho khách hàng mở L/C bằng vốn tự có với mức kí quỹ
thấp (với điều kiện doanh nghiệp đã có hợp đồng cho lô hàng đó và
giải trình được tiến độ tiêu thụ hàng hóa), giao dịch thứ 4 sẽ lại yêu
cầu doanh nghiệp kí quỹ 100% vốn tự có (tiến hành gối đầu xen kẽ
yêu cầu kí quỹ 100% hoặc kí quỹ thấp cho doanh nghiệp).
• Mở L/C bằng hình thức cầm cố lô hàng trên “hồ sơ”
Trong hình thức mở L/C bằng cầm cố lô hàng nhập khẩu, ngân hàng
nên áp dụng phương thức doanh nghiệp tự quản lí hàng, ngân hàng chỉ quản lí
hồ sơ chứng từ nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình quản lí
hàng cầm cố.

 Dịch vụ thanh toán:
Trong thời gian tới để đẩy mạnh hoạt động chuyển tiền qua uỷ
nhiệm thu, chi nhánh cần có sự điều chỉnh các qui định hiện hành theo
hướng mở rộng và thông thoáng hơn để phương tiện này phát huy
hiệu quả. Bên cạnh đó, đối với các phương tiện thanh toán khác như
séc, hối phiếu, lệnh phiếu ngân hàng…Chi nhánh cũng cần có những
qui định cụ thể về thủ tục, qui trình nghiệp vụ trong thanh toán như cải
thiện trình độ thanh toán, nâng cao tính an toàn, mở rộng giờ giấc
giao dịch … để làm cho khách hàng cảm thấy thực sự tiện lợi khi sử
dụng các phương tiện này.
.
 Đối với dịch vụ ngoại tệ:
Tăng cường thu hút nguồn kiều hối trên cơ sở phối hợp với các công
ty xuất khẩu lao động, các công ty dịch vụ kiều hối, tổ chức chuyển tiền nước
ngoài. Có chính sách khai thác và tạo điều kiện thuận lợi phát triển dịch vụ
chuyển tiền kiều hối qua hoạt động ngân hàng.
Bên cạnh đó, cần phát triển các nghiệp vụ tài chính phái sinh như:
giao dịch mua bán giao ngay, quyền chọn tiền tệ, giao dịch kì hạn…
3.2.1.2.Đối với các dịch vụ hiện đại:
- Triển khai rộng rãi các dịch vụ thanh toán điện tử và các hệ thống giao
dịch điện tử. Đẩy mạnh đầu tư, ứng dụng rộng rãi các công cụ thanh toán mới
theo tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm tiền điện tử, thẻ thanh toán nội địa, thẻ
thanh toán quốc tế, thẻ đa năng, thẻ thông minh và thẻ séc. Tập trung đẩy
mạnh các dịch vụ tài khoản doanh nghiệp với các thủ tục thuận lợi, an toàn và
các tiện ích kèm theo, góp phần phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.
- Tập trung phát triển dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, có tính cạnh
tranh với ngân hàng khác nhưng các sản phẩm này phải có tính “mở”, tức là
tại chi nhánh có thể linh hoạt vận dụng và thay đổi một số chi tiết nhỏ của sản
phẩm cho phù hợp với yêu cầu của từng loại đối tượng trên địa bàn, mà vẫn
đảm bảo thống nhất theo một khung từ khi thiết kế sản phẩm và không vi

phạm qui định.
- Phải có các biện pháp an toàn mạng, đảm bảo bí mật trong giao dịch điện
tử. Có chế độ an ninh hữu hiệu chống sự xâm phạm của các hacker để đảm bảo
việc sử dụng các phương tiện thanh toán qua giao dịch điên tử. Hoàn thiện và triển
khai ứng dụng của công nghệ thông tin vào phát triển hoạt động dịch vụ: Home
Banking, Internet Banking, SMS Banking... đa dạng hoá dịch vụ ATM.

×