Khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 2008
Năm 2008, hệ thống tài chính ngân hàng của mỹ lâm vào một trong những cuộc khủng hoảng chưa từng
có làm thiệt hại hàng trăm tỷ USD. Sự lây lan vẫn chưa chấm dứt, hậu quả vẫn chưa lường hế được.
1. Diễn biến và hậu quả cuộc khủng hoảng
Dâu hiệu của sự khủng hoảng là sự sụp đổ của nhiều ngân hàng hàng đầu của mỹ. Tháng
6/2007: Hai quỹ phòng hộ (hedge fund - một loại quỹ có tính đại chúng thấp và không bị quản chế quá
chặt) của Bear Stearns - ngân hàng đầu tư lớn thứ 5 của Mỹ - quỵ ngã sau khi đánh cược vào các chứng
khoán được đảm bảo bằng các khoản cho vay bất động sản dưới chuẩn ở Mỹ, Ngày 15/10/2007: Citigroup
- Tập đoàn ngân hàng hàng đầu nước Mỹ - công bố lợi nhuận Quý 3 bất ngờ giảm 57% do các khoản thua
lỗ và trích lập dự phòng lên tới 6,5 tỷ USD. Giám đốc điều hành Citigroup Charles Prince từ chức vào ngày
4/11, Ngày 11/1/2008: Bank of America - ngân hàng lớn nhất nước Mỹ về tiền gửi và vốn hoá thị trường -
đã bỏ ra 4 tỉ USD để mua lại Countrywide Financial sau khi ngân hàng cho vay thế chấp địa ốc này thông
báo phá sản do các khoản cho vay khó đòi quá lớn. 16-17/3/2008: Bear Stearns được bán cho Ngân hàng
Đầu tư Mỹ JP Morgan Chase với giá 2 đôla một cổ phiếu. 11/7/2008: Chính quyền liên bang Mỹ đoạt quyền
kiểm soát Ngân hàng IndyMac Bancorp. Đây là một trong những vụ đóng cửa ngân hàng lớn nhất từ trước
tới nay sau khi những người gửi tiền đã rút ra hơn 1,3 tỷ USD trong vòng 11 ngày. 7/9: Cục Dự trữ Liên
bang (Fed) và Bộ Tài chính Mỹ đoạt quyền kiểm soát hai tập đoàn chuyên cho vay thế chấp Fannie Mae và
Freddie Mac nhằm hỗ trợ thị trường nhà đất Mỹ. 11/9/2008: Lehman Brothers tuyên bố đang nỗ lực tìm
kiếm đối tác để bán lại chính mình. Cổ phiếu của ngân hàng đầu tư này tụt giảm 45%. 15/9: Đây là ngày tồi
tệ nhất tại Phố Wall kể từ khi thị trường này mở cửa trở lại sau vụ khủng bố 2 toà tháp đôi tại Mỹ vào
Tháng 9 năm 2001. Lehman Brothers sụp đổ đánh dấu vụ phá sản lớn nhất tại Mỹ; Merrill Lynch bị Bank of
America Corp thâu tóm; American International Group - tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới mất khả năng
thanh toán do những khoản thua lỗ liên quan tới nợ cầm cố. 20-21/9: Công bố các chi tiết bản kế hoạch
giải cứu 700 tỷ USD. Hai ngân hàng Goldman Sachs và Morgan Stanley được chuyển đổi thành tập đoàn
ngân hàng đa năng, đánh dấu sự kết thúc mô hình ngân hàng đầu tư tại Phố Wall.
25/9: Washington Mutual Inc. (WaMu), một trong những ngân hàng lớn nhất Mỹ đã sụp đổ cũng do đã
đánh cược rất lớn vào thị trường cho vay thế chấp. Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) đã
đoạt quyền kiểm soát WaMu và sau đó bán các tài sản của ngân hàng tiết kiệm lớn nhất Mỹ cho JPMorgan
Chase & Co. với giá 1,9 tỷ USD. Với 307 tỷ USD tổng tài sản, WaMu đã trở thành ngân hàng bị phá sản
lớn nhất trong lịch sử Mỹ. 29/9: Hạ viện bất ngờ không thông qua kế hoạch giải cứu thị trường tài chính
Mỹ. Phản ứng ngay lập tức với quyết định trên, chỉ số công nghiệp Dow Jones tụt giảm gần 780 điểm -
mức giảm trong một ngày mạnh nhất từ trước tới nay. 1/10: Thượng viện Mỹ thông qua bản kế hoạch giải
cứu 700 tỷ USD (tỷ lệ 74-25) với một số điểm đã được thay đổi, bao gồm: gia hạn đạo luật cắt giảm thuế
thu nhập cho doanh nghiệp và cá nhân (tính sẽ làm ngân sách thất thu 149 tỷ USD); tăng hạn mức bảo
hiểm tiền gửi tại Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang từ 100.000 USD lên 250.000 USD…
Cuộc khủng hoảng này là nguyên nhân chính làm cho kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy thoái , Bình quân mỗi
tháng từ tháng 1 tới tháng 9 năm 2008, có 84 nghìn lượtngười lao động Hoa Kỳ bị mất việc làm, Nhiều
doanh nghiệp bị phá sản hoặc có nguy cơ bị phá sản,
2. Nguyên nhân cuộc khủng hoảng
Không ai có thể ngờ một tượng đài, một đầu tầu kinh tế thế giới lại có thể suy sụp nhanh đến như
vậy. Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế ngay trong nội bộ nước Mỹ thì cuộc khủng hoảng
này có nguyên nhân sâu xa từ chính cơ cấu và động lực tăng trưởng bất hợp lý của nước Mỹ trong thời
gian qua nhưng nó đã được bỏ qua bởi các nhà hoạch định chính sách tự mãn và sự lạc quan thái quá của
người dân Mỹ. Trong khi hầu hết các quốc gia trên thế giới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua đầu tư
và đẩy mạnh xuất khẩu thì nước Mỹ đã chọn cho mình một con đường riêng để duy trì đà tăng trưởng kinh
tế đó là khuyến khích và đẩy mạnh tiêu dùng nội địa. Trong nhưng năm qua tiêu dùng của người dân luôn
chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của nước này và hiện đang tỷ trọng lớn đến 70% GDP.
Chiến lược này trong một thời gian đã tỏ ra rất hiệu quả khi lòng tin của người tiêu dùng vào triển vọng của
nền kinh tế đang ở mức cao nhưng nó đã tạo nên một lỗ hổng to lớn trong nền kinh tế đó chính là làm cho
nền kinh tế trở nên mất cân bằng.
Tiêu dùng của người dân Mỹ đã dần dần trở nên quá mức bởi tư tưởng lạc quan thái và được khuyến
khích bởi sự dễ dãi của các tổ chức tín dụng trong cho vay tiêu dùng. Chính điều đó đã tạo khoản thâm hụt
thương mại cực lớn và có dấu hiệu ngày càng tăng, đồng thời hệ thống kinh tế trở nên dễ bị tổn thương
hơn bao giờ hết bởi các mối quan hệ vay nợ dễ dãi và chồng chéo.
Để tài trợ cho khoản thâm hụt thương mại cực lớn của mình nước Mỹ đã sử dụng biện pháp vay nợ nước
ngoài bằng cách phát hành trái phiếu ra toàn thế giới và các nước đã hăng hái mua các trái phiếu này đặc
biệt là Trung Quốc và các nước Châu Á. Tính chung cho 5 năm trở lại đây trung bình mỗi ngày nước Mỹ
vay nợ thêm 2 tỷ USD. Và các nhà kinh tế theo chủ nghĩa hoài nghi đã cảnh báo nguy cơ khủng hoảng
nhưng các cảnh báo này đã bị bỏ qua. Thậm chí có nhiều nhà kinh tế cho rằng thâm hụt thương mại của
Mỹ sẽ được bù đắp bởi các khoản đầu tư của các nước trên thế giới quay ngược trở lại nước Mỹ và cán
cân thanh toán vẫn cân bằng. Họ lập luận rằng hệ thống kinh tế bao giờ cũng có khả năng tự điều chỉnh về
mức cân bằng do đó không có vấn đề gì đáng lo ngại.
Tuy nhiên các nhà kinh tế lạc quan đã vô tình bỏ qua một yếu tố hết sức quan trọng trong nhận định của
mình. Bởi lẽ khi thâm hụt thương mại của một quốc gia tăng lên liên tục trong nhiều năm thi nghiễm nhiên
đồng tiền của quốc gia đó nhiều khả năng sẽ phải giảm giá do ngân hàng trung ương có thể phải in thêm
tiền nhằm tài trợ cho khoản thâm hụt này. Ngoài ra nếu nước Mỹ tiếp tục sử dụng các khoản nợ nước
ngoài nhằm tài trợ cho tiêu dùng thì khi các khoản nợ này đáo hạn đồng USD sẽ được in ra để trả nợ với
khối lượng lớn do đó không còn hấp dẫn giới đầu tư. Xu hướng này nếu xảy ra sẽ tiếp tục kích thích giới
đầu cơ thực hiện một cuộc tấn công tiền tệ chống lại đồng USD và do đó trong hoàn cảnh xấu nhất có thể
gây ra khủng hoảng nghiêm trọng. Đồng USD mất giá, lòng tin của công chúng vào triển vọng kinh tế xấu
đi lập tức sẽ dẫn tới người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu và nước Mỹ mất đi động lực chính của mình cho
tăng trưởng và chìm vào suy thoái toàn diện.
Các tổ chức tín dụng phải gánh chịu hậu quả đầu tiên bởi các khoản cho vay dễ dãi của họ không có khả
năng thu hồi. Các khoản vay này lại được chứng khoán hóa và bán cho giới đầu tư khiến cho tình hình
càng trở nên tồi tệ hơn khi giới đầu tư bị thiệt hại nặng nề. Đến lượt mình giới đầu tư lại bán tháo các
khoản đầu tư đang nắm trong tay khiến chúng rớt giá thảm hại gây thiệt hại nặng cho các ngân hàng đầu
tư. Các ngân hàng đầu tư sụp đổ khiến các khoản ủy thác đầu tư của công chúng bốc hơi và đẩy hàng
trăm ngàn người vào cảnh khánh kiệt. Bên cạnh đó các tổ chức kinh tế lớn phá sản sẽ khiến hàng triệu
người khác lâm vào cảnh mất việc và đến lượt họ lại cắt giảm chi tiêu tối đa hoặc không thanh toán được
các khoản nợ của mình.
3. Bài học kinh nghiệm cho việt Nam
- kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện tốt các chính sách về an sinh xã
hội.
- Cải tổ nền kinh tế, đổi mới cơ cấu kinh tế; phát triển nền kinh tế theo định hướng
xuất khẩu; giảm dần nhập siêu, tiến tới cân bằng thương mại và xuất siêu.
- Đổi mới nền tài chính – tiền tệ quốc gia; áp dụng chính sách tiền tệ phù hợp (có lúc
thắt chặt và có lúc nới lỏng chính sách tiền tệ tùy theo tình hình thực tiễn); áp dụng
tỷ giá ngoại hối linh hoạt; tăng dự trữ ngoại tệ mạnh.
- Đa dạng hóa thị trường xuất – nhập khẩu, không nên tập trung nguồn lực quá lớn
vào một vài thị trường để đề phòng sự biến động bất trắc có thể xẩy ra.