Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Hoạt động sáp nhập và mua lại của các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------

Lâm Tấn Đạt

HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------

Lâm Tấn Đạt

HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. BÙI KIM YẾN

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông
tin, số liệu trong luận văn đều có nguồn gốc trung thực và được phép công bố.
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2014

Lâm Tấn Đạt


MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1:LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ......................................................................3
1.1 Hoạt động sáp nhập và mua lại trong các ngân hàng thương mại .....................3
1.1.1 Khái niệm về hoạt động sáp nhập và mua lại ..............................................3
1.1.1.1 Khái niệm sáp nhập, mua lại theo quan điểm trên thế giới ..................3
1.1.1.2 Khái niệm sáp nhập, mua lại theo hệ thống pháp lý Việt Nam ............3
1.1.2 Các phương thức thực hiện hoạt động sáp nhập và mua lại ........................6
1.1.3 Mục tiêu của hoạt động sáp nhập và mua lại ..............................................8
1.2 Những bài học kinh nghiệm trên thế giới cho các ngân hàng thương mại Việt
Nam trong hoạt động sáp nhập và mua lại ............................................................11
1.2.1 Những thương vụ sáp nhập, mua lại thành công và thất bại .....................11

1.2.1.1 Những thương vụ thành công .............................................................11
1.2.1.2 Những thương vụ thất bại ...................................................................12
1.2.2 Những bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam ...13
Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................15
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM...............................................16
2.1 Thực trạng về hoạt động sáp nhập và mua lại tại các ngân hàng thương mại
Việt Nam ................................................................................................................16
2.1.1 Tổng quan về hoạt động sáp nhập, mua lại ở Việt Nam ...........................16
2.1.2 Hành lang pháp lý về hoạt động sáp nhập, mua lại trong lĩnh vực ngân
hàng Việt Nam....................................................................................................21


2.1.3 Những thương vụ của hoạt động sáp nhập, mua lại của các ngân hàng
thương mại Việt Nam thời gian vừa qua ............................................................24
2.1.3.1 Giai đoạn trước 2004 ..........................................................................24
2.1.3.2 Giai đoạn từ 2004 đến 2013 ................................................................28
2.2 Phân tích tác động của hoạt động sáp nhập và mua lại đến một số ngân hàng
thương mại Việt Nam trong thời gian qua .............................................................35
2.2.1 SCB,TinNghiabank và Ficombank ...........................................................35
2.2.2 Tập đoàn Doji và TienPhongBank ............................................................39
2.2.3 Habubank và SHB .....................................................................................41
2.2.4 TrustBank và nhóm Thiên Thanh ..............................................................43
2.2.5 WesternBank và PVFC .............................................................................45
2.2.6 HDBank và DaiABank ..............................................................................47
2.3 Đánh giá về hoạt động sáp nhập và mua lại của các ngân hàng thương mại
Việt Nam trong thời gian qua ................................................................................48
2.3.1 Những kết quả đạt được ............................................................................48
2.3.1.1 Năng lực tài chính gia tăng .................................................................49
2.3.1.2 Quản trị điều hành cải thiện ................................................................49

2.3.1.3 Công nghệ nâng cao và sản phẩm, dịch vụ đa dạng ...........................49
2.3.1.4 Chiến lược kinh doanh phù hợp ..........................................................49
2.3.1.5 Nguồn nhân lực chất lượng cao ..........................................................49
2.3.1.6 Thị phần và hệ thống mạng lưới gia tăng ...........................................49
2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại .........................................................................50
2.3.2.1 Thông tin chưa minh bạch ..................................................................50
2.3.2.2 Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện cho sáp nhập và mua lại ngân
hàng .................................................................................................................50
2.3.2.3 Thiếu các công ty tư vấn, môi giới chuyên nghiệp về sáp nhập và mua
lại .....................................................................................................................50
2.3.2.4 Khó khăn trong vấn đề định giá ..........................................................51
2.3.2.5 Do quan điểm của nhà quản trị ...........................................................51
2.3.2.6 Lợi ích từ việc hợp tác chiến lược vẫn chưa được thể hiện ................51
2.3.2.7 Ảnh hưởng niềm tin của khách hàng ..................................................51


2.3.2.8 Khó khăn trong việc tích hợp công nghệ thông tin .............................52
2.3.2.9 Bất ổn về nhân sự ................................................................................52
2.3.2.10 Xung đột về văn hóa .........................................................................52
2.3.3 Nguyên nhân ..............................................................................................52
2.3.3.1 Nguyên nhân của việc thông tin chưa minh bạch ...............................52
2.3.3.2 Nguyên nhân của việc hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện cho sáp
nhập và mua lại ngân hàng..............................................................................52
2.3.3.3 Nguyên nhân của việc thiếu các công ty tư vấn, môi giới chuyên
nghiệp về sáp nhập và mua lại ........................................................................53
2.3.3.4 Nguyên nhân của việc khó khăn trong vấn đề định giá ......................53
2.3.3.5 Nguyên nhân của việc do quan điểm nhà quản trị ..............................53
2.3.3.6 Nguyên nhân của việc lợi ích từ việc hợp tác chiến lược vẫn chưa
được thể hiện ...................................................................................................53
2.3.3.7 Nguyên nhân của việc ảnh hưởng niềm tin khách hàng .....................53

2.3.3.8 Nguyên nhân của việc khó khăn trong tích hợp công nghệ thông tin 54
2.3.3.9 Nguyên nhân của việc bất ổn về nhân sự ............................................54
2.3.3.10 Nguyên nhân của việc xung đột về văn hóa .....................................55
Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................55
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM .....................................56
3.1 Định hướng cho hoạt động sáp nhập, mua lại đối với hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam ............................................................................................56
3.2 Những giải pháp cho hoạt động sáp nhập và mua lại của ngân hàng thương
mại Việt Nam .........................................................................................................57
3.2.1 Vấn đề lập kế hoạch chiến lược sáp nhập và mua lại................................57
3.2.2 Vấn đề lựa chọn đối tác .............................................................................58
3.2.3 Vấn đề định giá và lựa chọn phương pháp định giá ..................................59
3.2.4 Vấn đề thương hiệu ...................................................................................60
3.2.5 Vấn đề về sự hiểu biết và tâm lý của nhà quản trị ngân hàng ...................62
3.2.6 Vấn đề thông báo thông tin về hoạt động sáp nhập và mua lại .................62
3.2.7 Vấn đề lập kế hoạch tích hợp công nghệ thông tin ...................................63


3.2.8 Vấn đề hợp tác chiến lược .........................................................................63
3.2.9 Vấn đề chính sách nhân sự ........................................................................64
3.2.10 Vấn đề văn hoá ngân hàng ......................................................................64
3.3 Những kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước .....................................................65
3.3.1 Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam, định hướng hoạt động sáp
nhập và mua lại...................................................................................................65
3.3.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ........................................................65
3.3.3 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng ...........................................................66
3.3.4 Minh bạch thông tin của hoạt động sáp nhập và mua lại ..........................66
3.3.5 Tăng cường năng lực giám sát của Ngân hàng Nhà nước.........................67
3.3.6 Tiếp cận với những chuẩn mực và thông lệ quốc tế..................................67

Kết luận chƣơng 3 ...................................................................................................68
KẾT LUẬN ..............................................................................................................70
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP

Chính phủ

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FMCG

Nhóm hàng tiêu dùng nhanh

IMAA

Viện nghiên cứu Mua lại, Sáp nhập và Liên
kết

M&A

Sáp nhập và mua lại




Nghị định

NH

Ngân hàng

NH TMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

NH TMNN

Ngân hàng thương mại Nhà nước

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHNNg

Ngân hàng nước ngoài

NHTM

Ngân hàng thương mại



Quyết định


TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TT

Thông tư

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa sáp nhập và mua lại ngân hàng ................................. 5
Bảng 2.1: Các giao dịch M&A ngân hàng ở Việt Nam giai đoạn trước 2004 ......... 25
Bảng 2.2: Những giao dịch đầu tư có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam ..................... 29
Bảng 2.3: Các thương vụ sáp nhập và mua lại điển hình ở Việt Nam ..................... 32
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 2.1: Hoạt động M&A tại Việt Nam giai đoạn 1999 – 2013 ...................... 16
Biểu đồ 2.2: Hoạt động M&A Việt Nam phân loại ngành, năm 2011 .................... 18
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng M&A liên quan đến doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp
nước ngoài ................................................................................................................ 19
Biểu đồ 2.4: Vốn điều lệ và tổng tài sản của ba ngân hàng SCB, TNB và FCB trước
hợp nhất (30/09/2011) ............................................................................................. 35
Biểu đồ 2.5: Vốn điều lệ và tổng tài sản của 6 ngân hàng có tài sản lớn nhất trong
khối NH TMCP tư nhân Việt Nam (31/12/2013) .................................................... 37
Biểu đồ 2.6: Vốn điều lệ và tổng tài sản của SHB từ 2011 đến 2013 ...................... 41
Biểu đồ 2.7: ROE và ROA của SHB từ 2011 đến 2013 .......................................... 43
Biểu đồ 2.8: Vốn điều lệ và tổng tài sản của PvcomBank năm 2013 ...................... 46

Biểu đồ 2.9: Một số chỉ tiêu tài chính của HDBank 2012 và 2013 ......................... 48


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, hội nhập kinh tế là xu hướng tất yếu. Việt Nam cũng
không nằm ngoài xu hướng đó. Đất nước ta đang từng bước phát triển nền kinh tế
cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tài chính ngân hàng là một trong những ngành chủ
lực của nền kinh tế. Điều đó đồng nghĩa với việc tài chính ngân hàng là một trong
những ngành tiên phong trong quá trình hội nhập. Sự phát triển cả về số lượng và
chất lượng của ngành ngân hàng là kết quả đáng khích lệ trong công cuộc đổi mới
và hội nhập của nước nhà. Sự cạnh tranh từ phía các ngân hàng nước ngoài là điều
không thể tránh khỏi. Những chính sách kịp thời, hợp lý là rất cần thiết để các ngân
hàng trong nước có thể phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của
mình so với các ngân hàng trên thế giới. Một trong những giải pháp tốt nhất là hoạt
động sáp nhập và mua lại. Hoạt động này đã được thế giới thực hiện từ rất lâu, tuy
nhiên đối với Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ và chưa được hiểu một cách đúng đắn
nhất.
Hệ thống ngân hàng là “huyết mạch” của nền kinh tế. Vì thế hoạt động ngân
hàng phải luôn thông suốt và hiệu quả để có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Bên
cạnh những thành tựu đạt được của quá trình phát triển hệ thống ngân hàng nước
nhà thì vẫn còn đó những thách thức về khả năng cạnh tranh với khối ngân hàng
ngoại, khả năng huy động vốn và cho vay, tính thanh khoản… Đứng trước tình hình
đó, các ngân hàng Việt Nam muốn phát triển và đủ khả năng cạnh tranh thì hoạt
động sáp nhập và mua lại là điều không thể thiếu. Ngành ngân hàng là ngành có
tính hệ thống rất cao, chỉ một biến động nhỏ ở một ngân hàng có thể lan truyền toàn
bộ hệ thống và ảnh hưởng đến nền kinh tế. Chính vì lý do đó, Nhà nước đặc biệt
xem trọng hoạt động của ngành. Sáp nhập và mua lại cũng là định hướng của ngân

hàng Nhà nước trong công cuộc cơ cấu lại nền kinh tế, ổn định thị trường tài chính
ngân hàng. Vì thế sáp nhập và mua lại là một trong những hoạt động cần thiết cho
ngành tài chính ngân hàng ở Việt Nam và phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.


2

Chính lý trên, tôi chọn đề tài “Hoạt động sáp nhập và mua lại của các ngân hàng
thương mại Việt Nam”
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu về hoạt động sáp nhập, mua lại cũng như sự tác
động của hoạt động này đến hiệu quả kinh doanh của các ngân thương mại Việt
Nam, để qua đó chứng minh rằng hoạt động sáp nhập và mua lại là cần thiết cho các
ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Từ cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm
thúc đẩy hoạt động này ở các ngân hàng thương mại Việt Nam được diễn ra thành
công.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động sáp nhập, mua lại của các ngân hàng thương
mại Việt Nam và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng trước và sau hoạt động
này. Thông qua đó chứng minh rằng hoạt động sáp nhập và mua lại là giải pháp mà
các ngân hàng thương mại Việt Nam cần quan tâm, thực hiện để nâng cao năng lực
cạnh tranh và phát triển bền vững.
Phạm vi nghiên cứu: hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn từ 1997
đến 2013.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Từ việc thu thập thông tin và dữ liệu từ các nguồn tài liệu, luận văn sử dụng
phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và so sánh để xử lý số liệu trên nền tảng
kiến thức kinh tế học, tài chính ngân hàng.
5. Nội dung luân văn
Nội dung luận văn gồm 3 phần chính:

Chương 1: Lý luận về hoạt động sáp nhập và mua lại của các ngân hàng
thương mại.
Chương 2: Thực trạng hoạt động sáp nhập và mua lại của các ngân hàng
thương mại Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp cho hoạt động sáp nhập và mua lại của các ngân hàng
thương mại Việt Nam.


3

CHƢƠNG 1:LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1 Hoạt động sáp nhập và mua lại trong các ngân hàng thƣơng mại
1.1.1 Khái niệm về hoạt động sáp nhập và mua lại
1.1.1.1 Khái niệm sáp nhập, mua lại theo quan điểm trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều tài liệu đưa ra khái niệm về hoạt động sáp
nhập, mua lại giữa các tổ chức. Tuy nhiên, nội dung của các khái niệm đó khá
tương đồng và thống nhất với nhau.
 Sáp nhập hoặc mua lại được hiểu đơn giản là sự kết hợp của hai hay nhiều công
ty trở thành công ty mới (Roberts et al., 2007, p.23).
 Theo Từ điển Bách Khoa toàn thư Wikipedia thì:
"Sáp nhập là sự kết hợp của hai hoặc nhiều công ty để tạo ra một công ty duy
nhất có quy mô lớn hơn. Kết quả của sự sáp nhập là một công ty tồn tại (giữ được
tên riêng và đặc thù), công ty còn lại ngưng tồn tại như một tổ chức riêng biệt.
Trường hợp cả hai công ty sáp nhập ngưng hoạt động và một công ty mới ra đời từ
thương vụ sáp nhập còn được gọi là hợp nhất .
Mua lại là hành động trở thành chủ sở hữu của một tài sản nhất định. Công ty
mua lại gọi là công ty đi mua, công ty được mua lại gọi là công ty mục tiêu. Trong
trường hợp mua lại công ty, công ty mục tiêu trở thành một tài sản thuộc quyền sở
hữu của công ty mua lại."

1.1.1.2 Khái niệm sáp nhập, mua lại theo hệ thống pháp lý Việt Nam
 Luật Doanh nghiệp 60/2005/QH11 quy định:
“Sáp nhập doanh nghiệp là một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là
công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty
nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp
pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp
nhập.
Hợp nhất doanh nghiệp là hai hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công
ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp


4

nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang
công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất" (Điều 152
và 153)
Trong Luật Doanh nghiệp không đề cập đến hoạt động mua bán doanh nghiệp.
 Thông tƣ số 04/2010/TT-NHNN quy định:
“Sáp nhập tổ chức tín dụng là hình thức một hoặc một số tổ chức tín dụng (sau
đây gọi là tổ chức tín dụng bị sáp nhập) sáp nhập vào một tổ chức tín dụng khác
(sau đây gọi là tổ chức tín dụng nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản,
quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín dụng nhận sáp nhập, đồng thời
chấm dứt sự tồn tại của tổ chức tín dụng bị sáp nhập.
Hợp nhất tổ chức tín dụng là hình thức hai hoặc một số tổ chức tín dụng (sau đây
gọi là tổ chức tín dụng bị hợp nhất) hợp nhất thành một tổ chức tín dụng mới (sau
đây gọi là tổ chức tín dụng hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền,
nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín dụng hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự
tồn tại của các tổ chức tín dụng bị hợp nhất.
Mua lại tổ chức tín dụng là hình thức một tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ
chức tín dụng mua lại) mua toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của

tổ chức tín dụng khác (tổ chức tín dụng bị mua lại). Sau khi mua lại, tổ chức tín
dụng bị mua lại trở thành công ty trực thuộc của tổ chức tín dụng mua lại.” (Chương
I, điều 4)
Nhìn chung thì khái niệm sáp nhập và mua lại được hiểu theo hệ thống pháp lý
Việt Nam và quan điểm chung của thế giới khá tương đồng. Sáp nhập và mua lại có
cùng bản chất là sự kết hợp của hai hoặc nhiều hơn hai chủ thể thành một chủ thể
duy nhất còn hoạt động, chủ thể còn lại sẽ chấm dứt hoạt động. Sự khác biệt duy
nhất giữa quan điểm của thế giới và hệ thống pháp lý Việt Nam về sáp nhập, mua
lại là theo quan điểm chung trên thế giới thì hợp nhất được xem là trường hợp đặc
biệt của sáp nhập.


5

Tóm lại:
 Sáp nhập ngân hàng : là hình thức một hoặc một số ngân hàng (gọi là ngân hàng
bị sáp nhập) sáp nhập vào một ngân hàng khác (gọi là ngân hàng nhận sáp nhập)
bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang ngân
hàng nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của ngân hàng bị sáp nhập.
 Mua lại ngân hàng: là hình thức một ngân hàng (gọi là ngân hàng mua lại) mua
toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của ngân hàng khác (ngân
hàng bị mua lại).
 Hợp nhất ngân hàng: là hình thức hai hoặc một số ngân hàng (gọi là ngân hàng bị
hợp nhất) hợp nhất thành một ngân hàng mới (gọi là ngân hàng hợp nhất) bằng
cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang ngân hàng
hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các bị hợp nhất.
Như đã đề cập ở trên, theo quan điểm chung trên thế giới thì hợp nhất là trường
hợp đặc biệt của sáp nhập. Vì thế, luận văn sẽ hướng theo cách này khi đề cập đến
sáp nhập sẽ bao gồm cả sáp nhập và hợp nhất.
Sự khác nhau giữa sáp nhập và mua lại

Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa sáp nhập và mua lại ngân hàng
Sáp nhập

Mua lại

Không dùng tiền mặt. thường được thực Giao dịch mua lại ngân hàng thường
hiện bằng cách chia sẻ cổ phiếu.

được thanh toán bằng tiền mặt hoặc bằng
ngân phiếu.

Định giá: bằng cách xác định giá trị Định giá: Không quy giá trị của ngân
ngân hàng bị sáp nhập bằng bao nhiêu hàng bị sáp nhập thành cổ phiếu mà xác
cổ phiếu của ngân hàng sáp nhập.

định giá trị của nó bằng tiền mặt.

Hội đồng quản trị của ngân hàng bị sáp Hội đồng quản trị ngân hàng bị mua lại
nhập sau khi sáp nhập có vai trò vị trí không có tiếng nói và quyền hạn gì trong
không bằng ngân hàng sáp nhập.

việc tái tổ chức ngân hàng mới.

Sau sáp nhập thì ngân hàng bị sáp nhập Sau giao dịch ngân hàng bị mua lại có
thường mất đi.

thể vẫn còn.


6


Nguồn: M&A căn bản
1.1.2 Các phƣơng thức thực hiện hoạt động sáp nhập và mua lại
Theo các thương vụ sáp nhập, mua lại trên thế giới thì có các phương thức thực
hiện sau :
 Thƣơng lƣợng tự nguyện
Đây là cách thực hiện khá chủ yếu trong các thương vụ sáp nhập và mua lại ngân
hàng. Khi cả hai ngân hàng đều nhận thấy lợi ích chung tiềm tàng của thương vụ
sáp nhập hoặc họ dự đoán được tiềm năng phát triển vượt trội của ngân hàng sau
sáp nhập, ban điều hành sẽ ngồi lại với nhau để thương thảo hợp đồng sáp nhập. Có
những ngân hàng nhỏ và yếu trong thời kỳ khủng hoảng của nền kinh tế đã tự động
tìm đến các ngân hàng lớn hơn để đề nghị sáp nhập. Đồng thời các ngân hàng trung
bình cũng tìm kiếm cơ hội sáp nhập lại với nhau để tạo thành ngân hàng lớn hơn
mạnh hơn đủ sức vượt qua những khó khăn của thời kỳ khủng hoảng và nâng cao
khả năng cạnh tranh với các ngân hàng lớn hơn.
Ngoài các phương thức chuyển nhượng cổ phiếu, tài sản, tiền mặt hoặc kết hợp
tiền mặt và nợ, các ngân hàng thực hiện sáp nhập thân thiện còn có thể chọn
phương thức hoán đổi cổ phiếu để biến cổ đông của ngân hàng này trở thành cổ
đông của ngân hàng kia và ngược lại. Hoặc hình thức trao đổi cổ phần, để nắm giữ
chéo sở hữu ngân hàng của nhau.
 Thu gom cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán
Việc thâu tóm bắt nguồn từ ngân hàng lớn hơn hoặc từ chính đối thủ cạnh tranh,
Ngân hàng có ý định thâu tóm tiến hành thu gom dần cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán hoặc nhận chuyển nhượng từ nhà đầu tư chiến lược, các cổ đông nhỏ lẻ. Khi
việc thu gom cổ phiếu của ngân hàng mục tiêu đủ khối lượng cần thiết để triệu tập
cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường thì ngân hàng thu mua yêu cầu họp và đề
nghị mua hết số cổ phiếu còn lại của các cổ đông. Cách thức này đòi hỏi thời gian
dài, hơn nữa nếu để lộ ý định ra bên ngoài thì giá cổ phiếu của ngân hàng mục tiêu
sẽ có thể tăng vọt trên thị trường. Ngược lại, nếu cách thức này được diễn ra dần
dần và trôi chảy, ngân hàng mua lại có thể đạt được mục tiêu của mình một cách êm



7

thấm mà không gây xáo động lớn cho ngân hàng mục tiêu, trong khi đó chỉ phải trả
một mức giá thấp hơn cách thức chào thầu rất nhiều.
 Chào thầu
Ngân hàng hoặc cá nhân hoặc nhóm nhà đầu tư có ý định mua lại toàn bộ ngân
hàng mục tiêu đề nghị cổ đông hiện hữu của ngân hàng này bán lại cổ phiếu của họ
với giá cao hơn giá thị trường rất nhiều. Giá chào thầu đó phải đủ hấp dẫn để đa số
cổ đông tán thành việc từ bỏ quyền sở hữu cũng như quản lý ngân hàng mình.
Hình thức chào mua công khai thường áp dụng trong các vụ thôn tính mang tính
chất thù địch đối thủ cạnh tranh. Ngân hàng bị mua thường là ngân hàng yếu hơn.
Tuy vậy, vẫn có trường hợp ngân hàng nhỏ mua laị ngân hàng lớn hơn đó là khi họ
huy động được nguồn tài chính khổng lồ từ bên ngoài để thực hiện thương vụ thôn
tính này.
Điểm đáng chú ý trong thương vụ kiểu này là ban quản trị của ngân hàng mục
tiêu bị mất quyền định đoạt, bởi vì đây là sự trao đổi trực tiếp giữa ngân hàng thôn
tính và cổ đông của ngân hàng mục tiêu. Để chống lại sự bất lợi cho mình, ban quản
trị ngân hàng mục tiêu có thể "chiến đấu" lại bằng cách tìm kiếm sự trợ giúp/bảo
lãnh tài chính mạnh hơn, để có thể đưa ra mức giá chào mua cổ phần cao hơn nữa
cổ phần của các cổ đông hiện hữu đang ngã lòng.
 Mua tài sản
Ngân hàng mua lại sẽ thẩm định giá trị tài sản cần mua qua một tổ chức định giá
độc lập. Dựa trên giá của tài sản đó, họ sẽ đưa ra một giá chào thầu với ngân hàng
sở hữu tài sản. Cũng như phương thức chào thầu, giá mua đưa ra phải cao hơn giá
trị mà tổ chức thẩm định độc lập đã đưa ra để thu hút sự quan tâm của bên sở hữu
tài sản đó. Điểm hạn chế của phương thức này là các tài sản vô hình như thương
hiệu, thị phần, hệ thống khách hàng, nhân sự, văn hoá doanh nghiệp… thường rất
khó có thể định giá một cách chính xác. Do đó, phương thức nay thường chỉ áp

dụng để tiếp quản các ngân hàng có qui mô nhỏ, mà thực chất là nhắm vào các địa
điểm giao dịch, danh mục đầu tư, bất động sản hay hệ thống khách hàng thuộc sở
hữu của ngân hàng đó.


8

 Lôi kéo cổ đông bất mãn
Phương thức này cũng thường được sử dụng trong các thương vụ thôn tính mang
tính thù địch. Khi lâm vào tình cảnh kinh doanh yếu kém và thua lỗ, luôn có một bộ
phận không nhỏ cổ đông bất mãn và muốn thay đổi ban quản trị và điều hành ngân
hàng mình. Ngân hàng có lợi thế cạnh tranh có thể lợi dụng tình hình này để lôi kéo
bộ phận cổ đông đó. Đầu tiên ngân hàng đi thâu tóm có thể mua cổ phiếu của đối
tượng qua thị trường chứng khoán. Việc mua cổ phiếu qua thị trường chứng khoán
chỉ là một cách để bên thu mua đặt chân vào ngân hàng mục tiêu. Việc họ cần thực
hiện sau đó là sẽ lôi kéo các cổ đông bất mãn để mở đại hội đồng cổ đông. Khi hội
đủ số lượng cổ phần chi phối, ngân hàng đi thâu tóm sẽ loại ban quản trị cũ và bầu
đại diện của ngân hàng thôn tính vào Hội đồng quản trị mới.
1.1.3 Mục tiêu của hoạt động sáp nhập và mua lại
Việc một ngân hàng quyết định tham gia vào hoạt động sáp nhập và mua lại, cho
dù đứng ở vị trí nào cũng hướng đến những mục tiêu nhất định như:
 Tái cấu trúc ngân hàng
Tái cấu trúc ngân hàng là việc người quản trị ngân hàng thực hiện một số hoạt
động nhằm để tháo gỡ một phần hoặc tái tổ chức lại các khía cạnh khác của ngân
hàng nhằm mục đích cho ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn và đạt mức lợi
nhuận cao hơn. Việc tái cấu trúc ngân hàng có thể được thực hiện bằng hình thức
bán một phần ngân hàng hoặc cắt giảm lực lượng lao động của ngân hàng một cách
nghiêm ngặt. Tái cấu trúc ngân hàng thường được thực hiện như là một phần của sự
phá sản ngân hàng, bán toàn bộ ngân hàng cho chủ sỡ hữu mới, hoặc có thể mua
giành quyền kiểm soát ngân hàng. Một số trường hợp đăc biệt, tái cấu trúc ngân

hàng được thực hiện bằng hình thức mua lại nợ của ngân hàng. Đôi khi nó cũng có
thể là việc thuê một nhà quản trị mới cho ngân hàng, mục đích để cứu vãn tình hình
hiện tại và duy trì hoạt động của ngân hàng.
Như vậy, tái cấu trúc ngân hàng là điều cần thiết. Và hình thức sáp nhập và mua
lại thường được lựa chọn để thực hiện tái cấu trúc. Ngân hàng không phải đợi đến


9

lúc khó khăn mới thực hiện việc tái cấu trúc mà có thể tiến hành hoạt động này để
đảm bảo việc kinh doanh của mình phù hợp với sự thay đổi của thị trường.
 Giảm áp lực cạnh tranh ngân hàng
Hai tổ chức cùng trong một lĩnh vực dịch vụ ngân hàng thì theo quy luật hai ngân
hàng sẽ trở thành đối thủ, cạnh tranh với nhau. Các bên đưa ra một số chiến lược để
cạnh tranh và có thể tác động tiêu cực, ảnh hưởng lợi ích cả hai bên. Một khi hai
ngân hàng bắt tay thực hiện sáp nhập, mua lại thì từ hai bây giờ chỉ còn một, điều
này cũng có nghĩa rằng việc cạnh tranh giữa hai ngân hàng không còn, không còn tư
duy thắng - thua mà thay vào đó là cùng thắng. Như quy luật thông thường, khi còn
là đối thủ các bên sẽ đánh nhau cho đến khi có người chiến thắng nhưng khi cùng
một đội tính đồng đội sẽ được phát huy tốt, các bên sẽ hợp tác, hỗ trợ, phát huy tối
đa ưu thế của các bên. Như vậy, thay vì cạnh tranh nhau các ngân hàng có thể định
hướng sáp nhập, mua lại có thể tranh thủ được sự cộng hưởng của các bên để mang
lại lợi ích cao nhất cho ngân hàng.
 Mở rộng thị trƣờng
Bành trướng thị trường có thể là động cơ của các tổ chức tín dụng, ngân hàng đa
quốc gia. Hoạt động sáp nhập và mua lại là cách để các ngân hàng nước ngoài đầu
tư vào ngân hàng nội địa thông qua việc mua lại cổ phần của ngân hàng nội địa.
Thực hiện sáp nhập và mua lại là cách tốt nhất, nhanh nhất để các ngân hàng nước
ngoài xâm nhập vào thị trường tài chính Việt Nam. Một số ngân hàng nước ngoài
dựa vào tiềm lực tài chính từ chính các hoạt động sáp nhập và mua lại tạo ra một

ảnh hưởng lớn đối với thị trường, có thể sử dụng để khống chế nhu cầu thị trường
giống như những công ty độc quyền đa quốc gia.
Bên cạnh đó, đối với các ngân hàng trong nước việc thực hiện sáp nhập và mua
lại sẽ giúp các ngân hàng mở rộng thị trường trong nước, nâng cao được khả năng
cạnh tranh của mình trước các ngân lớn hơn hoặc các ngân hàng nước ngoài.
 Giảm chi phí gia nhập thị trƣờng
Ở những thị trường có điều tiết mạnh của chính phủ, việc gia nhập thị trường đòi
hỏi các ngân hàng phải đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe, hoặc chỉ thuận lợi trong


10

một giai đoạn nhất định thì những ngân hàng không muốn chậm chân trong việc
cung cấp đầy đủ các dịch vụ và giành thị phần chỉ có thể gia nhập thị trường đó
thông qua mua lại những ngân hàng đã hoạt động trên thị trường. Hơn nữa, không
những tránh được các rào cản về thủ tục để đăng ký thành lập, bên mua lại còn giảm
được cho mình chi phí và rủi ro trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất và cơ sở
khách hàng ban đầu. Trong một số trường hợp mục đích chính của người thực hiện
sáp nhập không chỉ là gia nhập thị trường mà còn nhằm mua lại một ý tưởng kinh
doanh có nhiều triển vọng.
 Đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ
Ngân hàng thực hiện sáp nhập và mua lại để hiện thực hóa chiến lược đa dạng
hóa sản phẩm và dịch vụ của mình. Khi thực hiện chiến lược này, ngân hàng sẽ xây
dựng được cho mình một danh mục đầu tư cân bằng hơn nhằm tránh rủi ro phi hệ
thống. Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm ngoài việc giảm thiểu được rủi ro, ngân
hàng còn có thể phục vụ khách hàng tốt hơn với một chu trình khép kín, đa dạng
hóa sẽ giữ chân được khách hàng vì làm tăng tiện ích cho khách hàng.
 Nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng
Trước làn sóng mở cửa của thị trường tài chính, các ngân hàng trong nước muốn
đứng vững và phát triển thì gia tăng khả năng cạnh tranh của mình là điều cần thiết.

Một trong những phương án hiệu quả cho việc gia tăng này là hoạt động sáp nhập
và mua lại.
Hai hay nhiều ngân hàng sáp nhập vào nhau sẽ hình thành nên những ngân hàng
lớn mạnh hơn trước. Khi đó ngân hàng mới sẽ tận dụng được lợi thế kinh doanh
trên quy mô lớn về vốn, con người, số lượng chi nhánh, năng lực tài chính được cải
thiện đáng kể, giảm bớt rủi ro trong kinh doanh, có thể cho vay các dự án lớn, gia
tăng sức mạnh thị trường. Ngoài ra, chi phí hoạt động của ngân hàng sau sáp nhập
cũng giảm đáng kể do giảm các điểm giao dịch có vị trí gần nhau, giảm các bộ
phận, công việc có tính trùng lắp như các bộ phận quản lý, hành chính, chi phí
marketing, quảng cáo, tăng năng suất lao động, có lợi thế trong các cuộc đàm phán,
giá cả. Thông qua đó nguồn lực của ngân hàng được quản lý hiệu quả hơn, tài sản


11

được sử dụng với năng suất cao. Các ngân hàng còn bổ sung cho nhau như thông
tin, bí quyết, công nghệ, khai thác điểm mạnh của hai ngân hàng.
Việc gia tăng năng lực cạnh tranh không chỉ là công việc của những lúc khó khăn
mà đòi hỏi phải thực hiện xuyên suốt thời gian hoạt động của ngân hàng. Và cách
nhanh nhất để có thể thực hiện thành công là thông qua hoạt động sáp nhập và mua
lại.
1.2 Những bài học kinh nghiệm trên thế giới cho các ngân hàng thƣơng mại
Việt Nam trong hoạt động sáp nhập và mua lại
Lịch sử kinh tế thế giới đã từng chứng kiến nhiều vụ sáp nhập và mua lại ngân
hàng đình đám mà sau đó đã tạo ra những tập đoàn tài chính hùng mạnh nhất thế
giới, nhưng đôi khi cũng trở thành những quyết định sai lầm, gây tổn thất không
nhỏ cho các bên tham gia.
1.2.1 Những thƣơng vụ sáp nhập, mua lại thành công và thất bại
1.2.1.1 Những thƣơng vụ thành công
 NationsBank và Bank America Corp

Năm 1998, thương vụ mua lại ngân hàng Bank America Corp của NationsBank
đã trở thành vụ sáp nhập ngân hàng lớn nhất trong lịch sử tính tới thời điểm đó với
tổng giá trị là 64 tỷ USD.
Vụ sáp nhập này có nguồn gốc từ thương vụ đổ vỡ của Bank America với D. E.
Shaw & Co, một quỹ quản lý đầu tư lớn vào năm 1997. Vào năm đó, Bank America
cho quỹ này vay 1,4 tỷ USD để quỹ này thực hiện một số các nghiệp vụ kinh doanh
cho ngân hàng. Song D.E. Shaw & Co đã gặp thua lỗ lớn sau vụ khủng hoảng trái
phiếu tại Nga năm 1998 để rồi vào tháng 10 năm đó, Bank America bị NationsBank
mua lại. Về mặt kỹ thuật, đây là việc tập đoàn Bank America bị mua lại bởi
NationsBank, tuy nhiên thương vụ này được thực hiện dưới hình thức sáp nhập và
sau đó NationsBank đổi tên thành Tập đoàn Bank of America. Ngân hàng mới sở
hữu khối tài sản kết hợp lên tới 570 tỷ USD, với 4.200 chi nhánh tại 22 bang của
nước Mỹ. Bank of America trở thành ngân hàng lớn nhất nước Mỹ tính theo vốn
hóa thị trường.


12

Sau đó, ngân hàng này thực hiện một loạt các thương vụ mua bán sáp nhập lớn
trong đó có các vụ như mua lại US Trust với giá 3,3 tỷ USD, mua ABN Amro khu
vực Bắc Mỹ và LaSalle Bank với tổng giá trị 21 tỷ USD trong năm 2007, nâng tổng
tài sản của Bank of America lên 1.700 tỷ USD.
 JP Morgan Chase và Bank One Corp
Giữa năm 2004, J.P. Morgan Chase & Co. đã đồng ý mua lại Bank One Corp,
ngân hàng lớn thứ sáu của Mỹ, với giá 58 triệu USD. Đây là vụ sáp nhập của hai
ngân hàng lớn nhất nước Mỹ thời điểm đó, biến đế chế hợp nhất trở thành ngân
hàng lớn thứ hai Mỹ, sau Citigroup, với tổng tài sản lên tới 1.100 tỷ USD và 2.300
chi nhánh trên 17 bang.
Thông qua vụ sáp nhập, Morgan Chase nắm giữ được mảng kinh doanh thẻ tín
dụng hùng mạnh của Bank One Corp, hãng phát hành thẻ tín dụng lớn nhất thế giới.

Năm 2010, JP Morgan Chase đứng thứ 8 trong top 10 ngân hàng tốt nhất thế giới
với giá trị thương hiệu đạt hơn 13,39 tỷ USD.
Như vậy, sự thành công của hoạt động sáp nhập và mua lại ở một số ngân hàng
trên thế giới đến từ việc lên kế hoạch phù hợp cho tiến trình sáp nhập và mua lại
cũng như lựa chọn đối tác phù hợp với mục tiêu của ngân hàng.
1.2.1.2 Những thƣơng vụ thất bại
 Thất bại do đàm phán – Deutsche Bank và Dresdner Bank
Nguyên nhân làm cho cuộc thương lượng giữa hai ngân hàng này thất bại là do
Dresdner Kleinwort Benson – “con đẻ” của Dresdner Bank và có hệ thống chi
nhánh lớn ở châu Âu. Deutsche Bank cho rằng đối tác cần phải gạt bỏ chi nhánh
này. Tuy nhiên, Dresdner Bank kiến quyết chống lại. Họ cho rằng việc bán doanh
nghiệp theo từng phần có nghĩa là loại đi một phần có giá trị trước khi có sự đảm
bảo về quá trình hợp nhất.
 Không có chiến lƣợc giữ chân những nhân viên lành nghề – NationsBankBank of America và Montgomery Securities
Sáp nhập giữa NationsBank-Bank of America và Montgomery Securities diễn ra
vào tháng 10/1997. Việc sáp nhập đã dẫn đến sự nghỉ việc của hầu hết những


13

chuyên viên đầu tư của Montgomery Securities, những người đã rời khỏi công ty do
những bất đồng về quản lý và văn hoá với NationsBank-Bank of America. Nhiều
người trong số họ chuyển sang làm cho Thomas Weisel, đối thủ của Montgomery
Securities, được điều hành bởi người chủ cũ của Montgomery Securities.
Montgomery Securities không thể lấy lại vị thế cũ. Việc này đã cho thấy rằng, mất
những nhân viên lành nghề có thể phá hủy sự thành công của hoạt động sáp nhập,
mua lại.
 Chƣa đánh giá đúng tiềm năng của đối tác – HSBC và Household
International
Năm 2003, HSBC, một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất thế giới có

trụ sở tại London (Anh), đã chi 15,5 tỷ USD mua lại mua lại bộ phận thẻ tín dụng
Household International (Mỹ) với giá 15,5 tỷ USD và đổi tên thành HSBC Finance
Corporation.
Tuy nhiên vào thời điểm đó cái tên Household International vẫn còn xa lạ với
nhiều khách hàng, và Household International chủ yếu hoạt động trên thị trường thế
chấp phẩm chất thấp, hướng tới đối tượng khách hàng có thu nhập thấp. Kể từ 2006,
Household đã khiến HSBC thua lỗ 30 tỷ USD.
Như vậy, bên cạnh những thương vụ sáp nhập và mua lại thành công của các
ngân hàng thì vẫn còn một số trường hợp thất bại do chưa có kế hoạch sáp nhập,
mua lại cụ thể, chính sách nhận sự chưa hiệu quả và việc nhận diện đối tác tiềm
năng còn hạn chế.
1.2.2 Những bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
 Chuẩn bị trƣớc nội dung đàm phán một cách hợp lý
Rất nhiều vấn đề có thể phát sinh gây cản trở đến sự thành công của hoạt động
sáp nhập và mua lại có thể được dự báo trước. Ví thế ngân hàng cần phải thực hiện
điều tra kỹ về ngân hàng mục tiêu, thị trường, quyền, nghĩa vụ pháp lý, văn hóa, hệ
thống thông tin của ngân hàng mục tiêu…để dự báo trước những vấn đề khó khăn
có thể phát sinh. Từ đó lập ra nội dung các vấn đề cần thảo luận trong cuộc đàm
phán và có thể chủ động đề ra hướng giải quyết.


14

Cần sắp xếp nội dung đàm phán một cách thích hợp vì nó cũng tác động đến sự
thành công trong quá trình đàm phán. Các vần đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa
vụ của các bên có liên quan là một nội dung rất quan trọng cần bàn thảo kỹ, nên
được đưa ra vào những ngày đầu của cuộc đàm phán. Các vần đề nhạy cảm như cấu
trúc quản lý, vai trò mấu chốt… nên được bàn ở những ngày sau.
 Tận dụng nguồn nhân lực tài giỏi hiện tại của ngân hàng sáp nhập hoặc mua
lại

Một bài học kinh nghiệm mà các ngân hàng khi thực hiện sáp nhập hoặc mua lại
đó là nhân viên cũ của ngân hàng là người hiểu rõ ngân hàng nhất. Một đăc tính của
thương vụ sáp nhập và mua lại là giành quyền kiểm soát với ngân hàng mục tiêu.
Giành quyền kiểm soát ở đây không phải là tạo sự áp đặt trong quản trị đối với ngân
hàng mục tiêu sau thương vụ sáp nhập và mua lại. Ngân hàng nên tận dụng nguồn
nhân lực tài giỏi trong ngân hàng mục tiêu để tạo nên sự thành công cho đôi bên.
Ngân hàng cần có chính sách giữ chân nhân tài và biết cách phát huy họ sau khi sáp
nhập hoặc mua lại vì các nhân viên ở ngân hàng mục tiêu thường không thoải mái
khi thay đổi chủ sở hữu. Đây là một vấn đề mà những người quản trị cần lưu ý và
ứng dụng một cách thích hợp vào từng trường hợp cụ thể.
 Cần có thông tin và kinh nghiệm cần thiết để nhận diện đối tác tiềm năng
Trong hoạt động sáp nhập và mua lại việc lựa chọn đối tác để thực hiện là một
trong những yếu tố cốt lõi nhất của hoạt động này. Các ngân hàng cần phải chuẩn bị
trước về các kỹ năng, kỹ thuật, những kiến thức trong hoạt động sáp nhập và mua
lại.
Lựa chọn ngân hàng mục tiêu nào là phù hợp với mục tiêu tăng năng lực cạnh
tranh đã đề ra. Muốn tránh sai sót trong quá trình lựa chọn, ngân hàng chào mua
phải đặt ra tất cả các câu hỏi, các tình huống, các phân tích liên quan đến ngân hàng
mục tiêu.
Bản thân ngân hàng thu mua phải tự đánh giá năng lực và tiềm lực trước khi tiến
hành mua lại ngân hàng khác.


15

Kết luận chƣơng 1
Trong chương 1, luận văn đã trình bày những vấn đề cơ bản về hoạt động sáp
nhập, mua lại. Ngoài ra, luận văn cũng rút ra những bài học kinh nghiệm từ một số
thương vụ sáp nhập và mua lại của các ngân hàng trên thế giới. Trong quá trình hội
nhập kinh tế với thế giới, các ngân hàng Việt Nam muốn đứng vững và phát triển

thì hoạt động sáp nhập và mua lại là điều không thể thiếu.


16

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
2.1 Thực trạng về hoạt động sáp nhập và mua lại tại các ngân hàng thƣơng mại
Việt Nam
2.1.1 Tổng quan về hoạt động sáp nhập, mua lại ở Việt Nam
Hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp diễn ra rất sôi nổi trên thị trường thế
giới trong những năm vừa qua và Việt Nam cũng không thể đứng ngoài xu thế này.
Song ở Việt Nam, hoạt động sáp nhập và mua lại chỉ được manh nha hình thành
sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Tuy chỉ mới bắt đầu ở giai đoạn đơn
giản nhưng các giao dịch sáp nhập và mua lại đã tăng dần cả về số lượng và giá trị
theo từng năm.
Biểu đồ 2.1: Hoạt động M&A tại Việt Nam giai đoạn 1999 – 2013

Nguồn: Institute of Mergers, Acquisition and Alliances
Trước năm 2007, ở Việt Nam mỗi năm có không quá 50 vụ sáp nhập và mua lại
với giá trị giao dịch trung bình là 60 triệu USD. Nhưng vài năm trở lại đây, khi Việt
Nam tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), hoạt động sáp nhập và
mua lại đã có sự gia tăng cả về số lượng và giá trị giao dịch.


×