Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH NAM CƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.5 KB, 25 trang )

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
CỦA CÔNG TY TNHH NAM CƯỜNG.
I. Tình hình đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty TNHH Nam
Cường.
1. Vốn và nguồn vốn đầu tư.
Vốn đầu tư của công ty TNHH Nam Cường bao gồm: vốn cố định và vốn
lưu động. Trong đó mỗi loại vốn có vai trò và đặc điểm chu chuyển riêng, để
nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn cần có biện pháp quản lý phù hợp với
từng loại vốn. Quy mô vốn đầu tư của doanh nghiệp được thể hiện qua 1 số
năm ở các biểu đồ sau.
BIỂU ĐỒ 1: VỐN ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY TNHH NAM
CƯỜNG 2005-2008
Biểu đồ vốn của công ty Nam Cường cho thấy vốn đầu tư hằng năm của
công ty tăng giảm theo tổng số vốn kinh doanh hằng năm của công ty. Cụ thể
như sau: Năm 2005 tông vốn kinh doanh là 60,4 tỷ đồng trong đó vốn đầu tư la
18,28 tỷ đồng, sang năm 2006 vốn kinh doanh tăng lên 64,8 tỷ đồng còn vốn
đầu tư la 21,69 tỷ đồng, đến năm 2007 công ty tiến hành xây dựng mở rộng cơ
sỏ sản xuất nên vốn kinh doanh và đầu tư đều tăng cao: tổng vốn kinh doanh
tăng lên đến 70,8 tỷ đồng còn vốn đầu tư là 27,7 tỷ đồng. Bước sang năm 2008
do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu nên kinh doanh của công ty cũng
giảm sút biểu hiện rõ rệt nhất qua việc vốn kinh doanh của công ty giảm chỉ còn
62,82 tỷ đồng còn vốn đầu tư giảm còn 21,11 tỷ đồng.
Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp chủ yếu được hình thành từ 2 nguồn
chủ yếu sau:
• Vốn chủ sở hữu.
• Vốn vay.
Biểu đồ 2: Cơ cấu vốn đầu tư của công ty TNHH Nam Cường.
Qua bảng cơ cấu nguồn vốn có thể thấy vốn đầu tư của công ty chủ yếu là
vốn tự có. Năm 2005 vốn chủ sở hữu chiếm 78,5% vốn đầu tư, năm 2006 là
77,93%, năm 2007 là 76,7% và năm 2008 là 76,12%. Cơ cấu vốn chủ yếu là
vốn tự có này sẽ giúp cho công ty tư chủ hơn trong việc mở rộng sản xuất kinh


doanh chiếm lĩnh thị trường.Vốn chủ sở hữu tăng thêm hàng năm là kết quả của
việc kinh doanh có lãi của công ty, lợi nhuận thu về đã được tái đầu tư thêm.
Bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu còn một nguồn vốn khác đóng vai trò quan
trọng đối với việc sản xuất kinh doanh cua công ty la nguồn vốn vay. Nguồn
vốn vay này chủ yếu là tư các ngân hàng, các tổ chức tài chính, các khoản mua
chịu nguyên, nhiên vật liệu tư các nhà cung cấp. Theo như bảng số liệu trên thì
nguồn vốn vay của công ty cũng không ngừng tăng. Năm 2005 vốn vay là
12,968 tỷ chiếm 22,5% vốn đầu tư, năm 2006 tăng lên 14,4 tỷ chiếm 22,7% vốn
đầu tư và năm 2007 là 16,5tỷ chiếm 23,3% vốn đầu tư, năm 2008 là 23,18%.
Những con số này cho thấy uy tín của công ty đối với các tổ chức vay vốn các
bạn làm an ngày càng tăng.
2. Các lĩnh vực đầu tư.
Nam Cường là công ty sản xuất và lắp ráp dộng cơ diesel, động cơ xăng mô
tơ điện và các loại linh phu kiện kèm theo. Tuy nhiên, sản phẩm chính của công
ty là động cơ diesel vì vậy vốn đầu tư của công ty vào lĩnh vực này cũng chiếm
tỷ lệ lớn nhất. Sau đây là cơ cấu đàu tư vào các lĩnh vưc sản xuất của công ty.
Bảng 7: Tỷ lệ vốn đầu tư cho các ngành nghề kinh doanh.
Đơn vi: %
Năm Động cơ Diesel Động cơ xăng Mô tơ điện và các
loại linh phụ kiện
2005 71,65 28,35 0
2006 65,4 25,58 9,02
2007 63,26 26,2 10,54
2008 63,08 26,5 10,42
Theo dõi bảng trên ta thấy vốn đầu tư của công ty cho lĩnh vưc sản xuất động
cơ diesel luôn chiếm tỷ lệ cao từ 63% đến 72%. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì
loại động cơ này giá thành sản xuất thấp hơn động cơ xăng, phù hợp với trình
độ nước ta. Đặc biệt động cơ diesel có tác dụng rất lớn với nông nghiệp nông
thôn, nó có thể kết hơp đươc với một số máy móc linh kiện tao thành máy cày
máy gặt giúp cho nhà nông tiết kiêm sức lao đông mà năng suất lại cao. Sản

xuất đông cơ xăng cũng chiếm tỷ lê vốn khá cao. Vốn đàu tư cho ngành này
không ngưng tăng qua các năm. Năm 2005 là 25,58% đến năm 2008 là 26,5%.
Đây chính là sản phẩm trong tương lai sẽ thay thế dần các động cơ Diesel khi
mà trình độ khoa học cộng nghệ của nước ta phát triển cao hơn. Còn mô tơ điện
và các loai linh phụ kiện là lĩnh vưc kinh doanh mới nhất của công ty. Năm
2005 khi công ty tiến hành mở rông sản xuất đa dạng hóa ngành nghề cho tương
xứng với quy mô phát triển của công ty. Công ty đã đầu tư them vào lĩnh vực
sản suất mô tơ điện và các liinh phụ kiện kèm theo. Vốn đàu tư cho ngành này
không ngừng tăng từ 9,02% năm 2005 lên 10,42 năm 2008 điều này cho tháy
chiến lược phát triển đúng dắn của công ty.
II. Nội dung đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty TNHH Nam
Cường.
1 Đầu tư xây dựng cơ bản.
Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư nhằm tái tạo tài sản cố định của
doanh nghiệp. Đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm các hoạt động chính như: Xây
lắp và mua sắm máy móc thiết bị. Trong doanh nghiệp đặc biệt doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh, để các hoạt động diễn ra bình thường đều cần xây dựng
nhà xưởng, kho tàng, các công trình kiến trúc, mua và lắp đặt trên nền bệ các
máy móc thiết bị… Hoạt động đầu tư này đòi hỏi vốn lớn và chiếm tỉ trọng cao
trong tổng vốn đầu tư phát triển của đơn vị. Đây là công việc đầu tiên và quan
trọng nhất đối với quá trình sản xuất sản phẩm. Ta có thể theo dõi quá trình đầu
tư xây dụng cơ bản của công ty TNHH Nam Cường trong những năm qua thông
qua bảng số liệu sau đây:
Bảng 4: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Vốn đầu tư Vốn đầu tư
xây dựng cơ bản
Năm 2005
Trị giá 18,28 2,45
% 100 13,402

Năm 2006
Trị giá 21,69 3,024
% 100 13,941
Năm 2007
Trị giá 27,74 4,32
% 100 15,573
Năn 2008
± 20,11 3,69
% 100 18,349
06/05
± 3,41 0,574
% 18,654 23,42
07/06
± 6,05 1,296
% 27,893 42,85
08/07
± -7,63 -0,63
% -27,505 -14,583
Bảng 4 đã cho thấy vốn đầu tư vào xây dựng cơ bản của công ty tăng liên
tục từ trong giai đoạn 2005-2008. Từ 2,45 tỷ đồng năm 2005 lên 3,024 tỷ đồng
năm 2006, 4,32 tỷ đồng năm 2007 và 3,69 tỷ đồng năm 2008 chiếm 18,394%
vốn đầu tư năm 2008. Từ năm 2005 đến năm 2007 tổng vốn đầu tư và vốn đầu
tư xây dựng cơ bản đều tằng nhưng đến năm 2008 do cơn bão khủng hoảng của
kinh tế thế giới đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế trong nước, làm vốn đầu
tư đã giảm so với năm 2007 là 27,505%. Điều này cũng làm giảm vốn đầu tư
xây dựng cơ bản năm 2008, giảm 0,63 tỷ đồng tương ứng với 14,5% so với năm
2007. Vốn đầu tư xay dựng cơ bản này được tập trung vào xây dựng nhà xưởng,
mua sắm máy móc thiết bị mới và phương tiện vận tải. Cụ thể như sau:
Bảng 5: Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Đơn vị: tỷ đồng.

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm
2008
Vốn xây dựng cơ
bản
2,45 3,024 4,32 3,69
Nhà xưởng 0,769 0,956 1,36 1,134
Máy móc thiết bị 1,12 1,24 1,77 1,366
Phương tiện vận tải 0,561 0,828 1,19 1,19
Như vậy chủ yếu vốn xây dựng cơ bản được tập trung vào mua sắm máy
móc thiết bị. Đây chính là cơ sở của việc đàu tư nâng cao chất lượng sản phẩm
của công ty. Máy móc được chú trọng đầu tư đổi mới sẽ giúp cho chất lượng
sản phẩm của công ty được đảm bảo và ngày càng đạt được các tiêu chuẩn chất
cao hơn của nhà nước cũng như của thế giới. Vốn đầu tư vào máy móc thiết bị
năm 2005 là 1,12 tỷ đòng chiếm 45,71% vốn đầu tư xây dựng cơ bản, năm 2006
là 1,24 tỷ đồng chiếm 41%, năm 2007 là 1,77 tỷ đồng chiếm 40,97% và năm
2008 là 1,366 chiếm 37% vốn xây dựng cơ bản. Tỷ lệ vốn đầu tư mua sắm máy
móc thiết bị giai đoạn 2005-2008 giảm dần là do chủ yếu công ty chỉ đầu chiều
rộng, mua sắm thêm máy móc và các thiết bị nhằm cải tiến dây chuyền sản xuất
chứ chưa phải thay thế dây chuyển sản xuất hiện tại bằng các dây chuyền sản
xuất mới tiên tiến hơn. Nhà xưởng cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với chất
lượng sản phẩm. Nó là nơi chứa máy móc thiết bị, thàh phẩm , bán thành phẩm
vì vậy để sản phẩm không bị ảnh hưởng xấu thì nhà xưởng cũng cần phải được
đầu tư cho phù hợp với các tiêu chuẩn về xây dựng và yêu cầu kĩ thuật của máy
móc,sản phẩm. Vốn đầu tư cho nhà xưởng chủ yếu được tập trung ở giai đoạn
đầu khi công ty bắt đầu đi vào sản xuất. Mức tăng của vốn đầu tư cho nhà
xưởng hàng năm là không cao chủ yêu là dành cho bao trì và nâng cấp nhà
xưởng. Năm 2005 vốn đầu tư cho nhà xưởng của công ty là 0,769 tỷ đồng, năm
2006 tăng 0,187 tỷ đồng lên 0,956 tỷ đồng, sang năm 2007 công ty đầu tư xây
dựng thêm một nhà xưởng mới nên vốn đàu tư cho nhà xưởng tăng vọt lên 1,36
tỷ đồng và đến năm 2008 là 1,134 tỷ đồng chiếm 30,73% vốn đầu tư xây dựng

cơ bản. Đầu tư phương tiện vận tải của của công ty là ô tô vận chuyển hàng hóa
và ô tô phục vụ nhân viên hành chính đi giao dịch các hợp đồng ở xa. Năm
2005 vốn đầu tư cho phương tiện vận tải là 0,561 tỷ đồng, năm 2006 là 0,828 tỷ
đồng, năm 2007 là 1,19 tỷ đồng và năm 2008 là 1,19 tỷ đồng. Vốn đầu tư vào
phương tiện vận tải của công ty tăng nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển sản
phẩm của công ty.
2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quốc gia và doanh
nghiệp. Nguồn nhân lực có chất lượng tốt được đào tạo kĩ lưỡng sẽ giúp cho
việc vận hành máy móc chính xác, làm ra các sản phẩm tốt, mẫu mã đẹp và việc
quản lý phát triển tìm kiếm sản phẩm mới sẽ đi đúng hướng. Đầu tư phát triển
nguồn nhân lực bao gồm: đầu tư cho hoạt động đào tạo (chính quy, không chính
quy, dài hạn, ngắn hạn, bồi dưỡng nghiệp vụ….) đội ngũ lao động; đầu tư cho
công tác chăm sóc sức khỏe-y tế; đầu tư cải thiện môi trường-điều kiện lao động
của người lao động…Trả lương đúng và đủ cho người lao động cũng được xem
là hoạt động đầu tư phát triển. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực của công ty
được thực hiện ngay từ khâu tuyển người, hăng năm vốn đầu tư cho nguồn nhân
lực chiếm khoảng 3 đến 4% tổng vốn đầu tư cụ thể như sau:
Biểu đồ 3: Vốn đầu tu phát triển nguồn nhân lực của công ty
TNHH Nam Cường
Đơn vị: Tỷ đồng
Do nguồn nhân lực của công ty chủ yếu là đã qua đào tạo ở các trường lớp
chuyên nghiệp nên chi phí đào tạo nhân lực của công ty không cao. Đây chính
là lý do chính khiến cho vốn đầu tư vào nhân lực của công ty chiếm một tỷ lệ
khá khiêm tốn so với tổng vốn đầu tư. Qua biểu đồ 3 ta thấy vốn phát triển
nguồn nhân lực của công ty hang năm đều tăng giảm cùng với sự tăng giảm vốn
đầu tư. Năm 2005 vốn cho phát triển nguồn nhân lực là 0,624 tỷ đồng chiếm
3,41% tổng vốn đầu tư, năm 2006 là 0,68 tỷ đồng trong tổng số 21,69 tỷ đồng
vốn đầu tư, năm 2007 công ty mở rộng sản xuất nên vốn đầu tư cho nhân lực
cũng tăng mạnh mẽ lên 0,723 tỷ đồng trong tổng số 27,74 tỷ vốn đầu tư cả năm.

Sang năm 2008 vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực giảm còn 0,607 tỷ
đồng chiếm 3,01% vốn đầu tư của năm.
Việc chú trọng đầu tư vào nhân lực với tỷ lệ vốn khá hợp lý vậy nên công ty
có được một đội ngũ công nhân viên với nhiều cấp bậc trình độ khác nhau, ta
hãy xem xét qua bảng cơ cấu lao động của công ty.
Bảng 6: Cơ cấu lao động của công ty TNHH Nam Cường.
Đơn vị: lao động.
Qua bảng số liệu về lao động trên cho thấy lao động của công ty có trình
độ đại học chiếm tỷ lệ cao. Năm 2005 chiếm 34,61% tổng số lao động của công
ty, năm 2006 là 33,89%, năm 2007 là 35,13% và năm 2008 là 33,76% tổng số
lao động của công ty. Lao động có trình độ trên đại học ở công ty vân còn ít đến
năm 2008 chỉ là 3 người, đây là những người giữ các chức vụ quan trọng của
công ty như kế toán trưởng, trưởng phòng kĩ thuật…Công nhân kĩ thuật của
công ty chủ yếu là được đào tạo từ các trường dạy nghề. Trong số 37 công nhân
kĩ thuật của công ty thì có đến 10 công nhân là những công nhân lâu năm có tay
nghề cao. Số công nhân này chính là những người trực tiếp chịu trách nhiệm sản
xuất sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn và hướng dẫn các công nhân mới vào nghề
làm việc. Trong quá trình công tác nhân viên của công ty luôn luôn được ban
lãnh đạo của công ty tạo điều kiện để tiếp tục đi học nâng cao trình độ chuyên
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
Trên đại học
1 2 2 3
Đại học
18 20 26 26
Trung cấp-Cao đẳng
9 10 11 11
Công nhân kĩ thuật
24 27 35 37
Tổng cộng
52 59 74 77

×