Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Phân tích các yếu tố tác động lên sự chi trả của người tiêu dùng ở việt nam đối với sản phẩm máy điện giải nước kangen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Võ Phú Ngọc Hân

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN SỰ CHI TRẢ
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM
ĐỐI VỚI SẢN PHẨM MÁY ĐIỆN GIẢI NƯỚC KANGEN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Võ Phú Ngọc Hân

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN SỰ CHI TRẢ
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM
ĐỐI VỚI SẢN PHẨM MÁY ĐIỆN GIẢI NƯỚC KANGEN

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HỮU DŨNG

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015




LỜI CAM ĐOAN
Học viên Võ Phú Ngọc Hân xin cam đoan: “Toàn bộ nội dung của bài
luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện theo
đề cương nghiên cứu. Các số liệu dùng để phân tích, những kết luận nghiên cứu
được trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố ra
ngoài dưới bất cứ hình thức nào.”
Học viên Võ Phú Ngọc Hân xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày…..tháng 4 năm 2015
Học viên

Võ Phú Ngọc Hân


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các hình vẽ, bảng biểu
Mở đầu……………………………………………………………………………1
Chương 1 – Tổng quan……………………………………………………..…….3
1.1 Mô tả thực trạng nguồn nước hiện nay………………………..…….3
1.1.1 Tầm quan trọng của nước trong cuộc sống con người…......……3
1.1.2 Tình trạng ô nhiễm và khan hiếm nước……………………..…..4
1.1.3 Nguy cơ về sức khoẻ do nước bẩn mang lại………………..…...5
1.2 Giới thiệu về nước Kangen……………………………………..…...6
1.2.1 Tìm hiểu về “gốc tự do gây bệnh”…………………………..…..7
1.2.2 Nguồn gốc ra đời của nước Kangen……………………………10

1.2.3 Ba đặc tính quan trọng của nước Kangen……………………...10
Chương 2 – Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………….13
2.1 Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………….13
2.1.1 Mục tiêu tổng quát……………………………………………..13
2.1.2 Mục tiêu cụ thể…………………………………………………13
2.2 Đối tượng nghiên cứu……………………………………………...13
2.3 Phạm vi nghiên cứu………………………………………….....…..14
Chương 3 – Nội dung và phương pháp nghiên cứu……………………….….....16
3.1 Cơ sở lý thuyết về mức sẵn lòng chi trả (WTP)……………………16
3.1.1 Nguyên nhân dẫn đến các ý tưởng về WTP……………………16
3.1.2 Những ý tưởng đầu tiên của WTP……………………………...16
3.1.3 Khái niệm về WTP theo lý thuyết marketing…………...….…..17
3.1.4 Khái niệm về WTP theo lý thuyết kinh tế học……………....…18
3.1.5 Quá trình ra quyết định………………………………………...20


3.1.5.1 Giá tham chiếu, giá chấp nhận được và giá trị……………..20
3.1.5.2 Sự hài lòng, mức độ trung thành và văn hoá……...…….….21
3.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng lên WTP………………………………..22
3.1.6.1 Các tính năng của sản phẩm………………………………..22
3.1.6.2 Chính sách về giá…………………………………...……...22
3.1.6.3 Môi trường kinh tế - xã hội………………………………...23
3.2 Tóm lược các nghiên cứu liên quan..................................................24
3.3 Mô hình nghiên cứu của luận văn....................................................29
3.4 Giải thích và cách đo lường các biến số...........................................31
3.4.1 Biến phụ thuộc “sự sẵn lòng chi trả”..........................................31
3.4.2 Nhóm các biến giải thích về đặc điểm kinh tế - xã hội...............32
3.4.3 Nhóm các biến giải thích về cảm xúc.........................................35
3.4.4 Biến giải thích về chi tiêu hàng tháng.........................................38
3.5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................38

3.5.1 Phương pháp thu thập thông tin..................................................38
3.5.2 Phương pháp thu thập số liệu......................................................38
3.5.3 Phương pháp phân tích số liệu....................................................40
3.6 Khung phân tích................................................................................42
Chương 4 – Kết quả nghiên cứu...........................................................................44
4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu......................................................................44
4.2 Phân tích xu hướng tác động.............................................................46
4.3 Phân tích tác động biên.....................................................................52
4.4 Xác suất trung bình của các lựa chọn...............................................55
Chương 5 – Kết luận, kiến nghị............................................................................57
5.1 Kết luận….........................................................................................57
5.2 Ý nghĩ thực tiễn của luận văn nghiên cứu........................................58
5.3 Kiến nghị của tác giả........................................................................59
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

As
BOD
BTNMT
CAP
Cd
CEO
CM
CN
COD
Cr
CS

ERP
GDP
Hg
HK$
IRP
Mn
MNL
ORP
p
Pb
PE
PS
Q
QCVN
RP
SS
USD
VNĐ
WTP

Biochemical oxygen Demand
Consumption Average Price
Chief Executive Officer
Choice Modeling
Cyanua
Chemical Oxygen Demand
Consumer Surplus
Exterior Reference Price
Gross Domestic Product


Internal Reference Price
Multinomial Logit
Oxidation Reduction Potential
price
Population Equivalent
Producer Surplus
Quality
Reference Price
Suspended Solid
United State Dollar
Willing To Pay

nguyên tố asen
nhu cầu oxy sinh hóa
Bộ Tài nguyên Môi trường
mức giá mua bình quân
nguyên tố cadimi
giám đốc điều hành
mô hình lựa chọn
chất độc cyanua
nhu cầu oxy hóa học
nguyên tố crôm
thặng dư tiêu dùng
giá tham chiếu trên thị trường
tổng sản phẩm quốc nội
nguyên tố thủy ngân
đô la Hồng Kông
giá tham chiếu nội bộ
nguyên tố mangan
mô hình Logit đa thức

khả năng chống oxy hóa
mức giá
nguyên tố chì
mật độ đẳng lượng
thặng dư sản xuất
số lượng
quy chuẩn Việt Nam
giá tham chiếu
chất rắn lơ lửng
đô la Mỹ
đồng Việt Nam
mức sẵn lòng chi trả


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Hình 1.1. Sự sinh sản của gốc tự do (nguồn: Thanh Ngự, 2014)…………… ….7
Hình 1.2. Các hoạt động làm gia tăng gốc tự do (nguồn: Thanh Ngự, 2014)… ..8
Hình 1.3. Sự tấn công vào tế bào (nguồn: Thanh Ngự, 2014)…….…………. ….9
Hình 1.4. Qui trình điện phân nước của máy Kangen
(nguồn: Tập đoàn Enagic, 2011)……………………………………...11
Hình 3.1. Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất (nguồn: Mankiw, 2003)…..20
Hình 3.2. Các yếu tố tác động đến sự sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng…….43
Bảng 4.1. Thống kê các sự lựa chọn trong mẫu quan sát……………………….44
Bảng 4.2. Mô tả các biến trong mô hình………………………………………...45
Bảng 4.3. Ma trận tương quan của các biến trong mô hình……………………..46
Bảng 4.4. Ma trận tương quan của các biến trong mô hình (tiếp theo)…………47
Bảng 4.5. Ma trận tương quan của các biến trong mô hình (tiếp theo)…………47
Bảng 4.6. So sánh mức độ phù hợp của ba cách hồi quy…………………….…48
Bảng 4.7. Xu hướng tác động của các biến trong mô hình……………………...49
Bảng 4.8. Tác động biên của các biến lên xác suất lựa chọn không mua máy….52

Bảng 4.9. Tác động biên của các biến lên xác suất lựa chọn mua máy SD501…53
Hình 4.10. Tỷ lệ các xác suất của từng lựa chọn………………………………..55
Bảng 4.11. Tóm tắt xác suất trung bình của các lựa chọn…………...…………56


1

MỞ ĐẦU
Máy Kangen là một trong những dòng máy điện phân nước trên thế giới,
là thương hiệu thuộc tập đoàn Enagic Nhật Bản. Máy có thể tạo ra năm loại nước
có độ pH khác nhau như: nước axít mạnh (pH bằng 2.5), nước làm đẹp (pH bằng
6.0), nước trung tính (pH bằng 7.0), nước Kangen (pH bằng 8.5-9.5) và nước
kiềm mạnh (pH bằng 11.5). Máy Kangen có lịch sử phân phối hơn 40 năm và có
mặt trên 25 quốc gia trên thế giới. Tháng 9/2015, nhà phân phối chính thức đầu
tiên của tập đoàn Enagic tại Việt Nam được thành lập, đó là công ty Kangen Việt
Nam. Do người tiêu dùng Việt Nam biết rất ít thông tin của sản phẩm và giá bán
lại quá cao, công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh doanh tại
Việt Nam.
Cho nên với mong muốn giới thiệu rộng rãi sản phẩm máy điện giải nước
Kangen đến người dân Việt Nam như là một thiết bị hỗ trợ bảo vệ sức khoẻ, tác
giả đã quyết định thực hiện luận văn này với đề tài “Phân tích các yếu tố tác động
lên sự chi trả của người tiêu dùng ở Việt Nam đối với sản phẩm máy điện giải
nước Kangen”.
Nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng là những nghiên cứu
quan trọng, hỗ trợ các công ty kinh doanh đánh giá được nhu cầu của người tiêu
dùng, từ đó nghiên cứu và phát triển các sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với thị
hiếu của người tiêu dùng hơn. Với mục đích phân phối, mở rộng thị trường Việt
Nam và chưa có công trình nghiên cứu nào về “sự sẵn lòng chi trả” đối với máy
điện giải nước Kangen, tác giả sẽ thực hiện nghiên cứu với nội dung “Phân tích
các yếu tố tác động lên sự chi trả của người tiêu dùng ở Việt Nam đối với sản

phẩm máy điện giải nước Kangen”.
Nghiên cứu này đánh giá mức độ sẵn lòng chi trả của người dân Việt Nam
đối với sản phẩm máy điện giải nước Kangen (một dòng sản phẩm của Tập đoàn
Enagic Nhật Bản, hỗ trợ tốt cho sức khoẻ của người sử dụng). Để giải thích cho
sự sẵn lòng chi trả này, nghiên cứu đã sử dụng các biến giải thích như nhóm các


2

biến về đặc điểm kinh tế - xã hội, nhóm các biến về cảm xúc và biến về chi tiêu
tiêu dùng nước hàng tháng của các đối tượng được phỏng vấn.
Nghiên cứu này cho thấy tiềm năng của việc đầu tư vào mạng lưới phân
phối chính thức sản phẩm tại Việt Nam, vì đây là một thị trường mới hoàn toàn
chưa có nhà phân phối chính thức nào ngoài công ty Kangen Việt Nam. Hay nói
cách khác nghiên cứu trả lời cho câu hỏi liệu người tiêu dùng có sẵn sàng chi trả
cho một sản phẩm hoàn toàn mới, đòi hỏi người tiêu dùng cần có những hiểu biết
về y khoa và sức khoẻ, kiểm chứng hiệu quả trong thời gian dài, giá bán cao và
chưa có nhiều chương trình hỗ trợ khách hàng hay chưa có nhiều thông tin chính
thức tại Việt Nam... Và quan trọng hơn cả là xác định các nguyên nhân ảnh
hưởng tới sự sẵn lòng chi trả này. Kết quả của quá trình phân tích dữ liệu phỏng
vấn sẽ cho tác giả biết được phản ứng của những người tham gia phỏng vấn sẽ
như thế nào với một sản phẩm mới tại Việt Nam và đối tượng nào sẽ là những
khách hàng tiềm năng, có khả năng mua máy điện giải nước Kangen cao.


3

CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN
Nước Kangen là một dòng nước tốt và dinh dưỡng dành cho sức khỏe của
con người. Việc sử dụng nước Kangen đã trở nên phổ biến trên thế giới, nhưng

theo số liệu từ Tập đoàn Enagic, Nhật Bản, số lượng máy được mua tại Việt Nam
chưa đến 1000 máy. Để tìm hiểu nguyên nhân vì sao lượng mua tại thị trường
Việt Nam còn ít như vậy, tác giả thực hiện luận văn này với đề tài “Phân tích các
yếu tố tác động lên sự chi trả của người tiêu dùng ở Việt Nam đối với sản phẩm
máy điện giải nước Kangen”. Trong chương 1 sẽ nêu lên những ưu điểm nổi bật
của nước Kangen so với nguồn nước hiện nay.
1.1 Mô tả thực trạng nguồn nước hiện nay:
1.1.1 Tầm quan trọng của nước trong cuộc sống con người:
Theo Hiromi Shinya, 2010: “để có một cơ thể khoẻ mạnh, chúng ta phải
luôn luôn cải thiện những yếu tố như: môi trường sống trong lành hơn, thức ăn
giàu dinh dưỡng hơn, xua tan những lo âu căng thẳng giúp tinh thần thoải mái
hơn, tập thể dục đều đặn hơn, nguồn nước trong sạch dinh dưỡng hơn…..”
Trong đó có những yếu tố con người gặp nhiều khó khăn trong việc cải
thiện như môi trường sống, lo âu căng thẳng vì phụ thuộc nhiều vào những người
xung quanh. Nhưng có những yếu tố như thức ăn, nước uống chúng ta có thể thay
đổi dễ dàng. Hơn nữa nước có vai trò quan trọng với cuộc sống như:
 Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể.
 Nước tham gia vào quá trình điều hòa thân nhiệt của cơ thể vì con
người có thể tử vong nếu thân nhiệt vượt quá 42 độ C.
 Nước có mặt trong thành phần cấu tạo các tế bào, mô; là thành phần
của máu để máu lưu thông trong huyết quản dễ dàng.
 Nước trở thành dung môi để hòa tan khí oxy, các chất dinh dưỡng, các
hormon, các enzim theo dòng máu vận chuyển và cung cấp cho các cơ
quan hoạt động chức năng và phát triển để duy trì sự sống.
 Nước còn là chất thu nhận và vận chuyển các chất độc để chuyển hóa ở
gan, thải ra ở mật và nước tiểu, khí CO2 đến thải ở phổi.


4


 Nước được sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày để vệ sinh cá nhân, thực
phẩm, nhà cửa, áo quần…
 Mỗi ngày chúng ta cần khoảng1,5 – 2 lít nước để uống.
 Nước làm cho làn da tươi sáng, mịn màng, mát mẻ.
 Con người có thể nhịn ăn từ 7 -10 ngày nhưng không ai có thể sống sót
nếu không có nước quá 3 ngày.
 Nước tạo ra vòng tuần hoàn “mưa – nước ngọt – nước biển – mưa” để
duy trì sự sống và phát triển muôn loài, điều hòa khí hậu toàn cầu,
nước nuôi sống thực vật và sinh động vật cung cấp nguồn thực phẩm
dinh dưỡng cho con người.
Như vậy nước chính là cội nguồn của sự sống, nguồn nước sạch rất cần
thiết trong đời sống và sinh hoạt của con người. Con người cần một lượng nước
nhất định để duy trì sự sống, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe (tham khảo
từ Sở tài nguyên môi trường Bình Định, 2015 và Trần Văn Tùng, 2006). Hơn
nữa, sức khỏe của con người cũng sẽ bị tác động xấu nếu sử dụng nguồn nước
không sạch, không đảm bảo vệ sinh.
1.1.2 Tình trạng ô nhiễm và khan hiếm nước:
Nước sạch có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự sống, nếu không có nước
hoặc nguồn nước bị ô nhiễm nặng thì tất cả sự sống trên hành tinh và của con
người sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Nhưng cũng không ít người vẫn chưa hiểu hết
được nước sạch quan trọng như thế nào đối với đời sống con người? Đó là lý do
vì sao ngày nay con người vẫn không dừng lại việc thải các chất độc hại chưa qua
xử lý, hay bị rò rỉ vào nguồn nước dẫn đến nước bị ô nhiễm nặng. Nguy cơ ô
nhiễm và khan hiếm nguồn nước sạch là một trong những vấn đề mà con người
đang phải đối mặt hiện nay. Theo Trần Văn Tùng, 2006 có nêu trong quá trình
sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện nay con người vô tình làm ô
nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp. Các
đơn vị, cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức khoan giếng, sau khi ngưng
không sử dụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm cho nước bẩn chảy lẫn vào làm



5

ô nhiễm nguồn nước ngầm. Các nhà máy, xí nghiệp xả thẳng khói bụi công
nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này
sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước. Nước
thải công nghiệp được thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị,
nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc
vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế
biến thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ; nước thải của các xí
nghiệp thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn có các kim loại nặng, sulfua,...
Theo Dương Danh Mạnh, 2014: “Trong ngành công nghiệp dệt may,
ngành công nghiệp giấy, công nghiệp mía đường và công nghiệp chế biến thực
phẩm... nước thải thường có độ pH trung bình cao; chỉ số nhu cầu ô-xy sinh hóa
(BOD) ở mức 700mg/l, vượt ngưỡng cho phép đến 14 lần; nhu cầu ô-xy hóa học
(COD) có thể lên đến 2.500mg/l, vượt tiêu chuẩn cho phép hơn 16 lần (theo
QCVN 40:2011/BTNMT). Hàm lượng nước thải của một số doanh nghiệp có
chứa Cyanua (CN-) vượt đến 80 lần tiêu chuẩn cho phép, nhiều chỉ số môi trường
khác trong nước cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép.”
1.1.3 Nguy cơ về sức khoẻ do nước bẩn mang lại:
Một số các kim loại nặng Pb, Hg, Cr, Cd, As, Mn,...thường có trong nước
thải công nghiệp. Hầu hết các kim loại nặng đều có độc tính cao đối với con
người và các động vật khác. Những hậu quả mà ô nhiễm nguồn nước mang lại
cho con người là rất lớn. Đáng chú ý là:
 Chì có trong nước thải của các cơ sở sản xuất pin, acqui, luyện kim,
hóa dầu. Chì còn được đưa vào môi trường nước từ nguồn không khí
bị ô nhiễm do khí thải giao thông. Chì có khả năng tích lũy trong cơ
thể, gây độc thần kinh, gây chết nếu bị nhiễm độc nặng. Chì cũng rất
độc đối với động vật thủy sinh.

 Thủy ngân (Hg) là kim loại được sử dụng trong nông nghiệp (thuốc
chống nấm) và trong công nghiệp (làm điện cực). Ở các vùng có mỏ


6

thủy ngân, nồng độ thủy ngân trong nước khá cao. Nhiều loại nước
thải công nghiệp có chứa thủy ngân ở dạng muối vô cơ của Hg(I),
Hg(II) hoặc các hợp chất hữu cơ chứa thủy ngân. Thủy ngân là kim
loại nặng rất độc đối với con người.
 Asen (As) trong các nguồn nước có thể do các nguồn gây ô nhiễm tự
nhiên (các loại khoáng chứa asen) hoặc nguồn nhân tạo (luyện kim,
khai khoáng...). Asen và các hợp chất của nó là các chất độc mạnh (cho
người, các động vật khác và vi sinh vật), nó có khả năng tích lũy trong
cơ thể và gây ung thư (tham khảo từ Cục quản lý tài nguyên nước,
2015 và Trần Văn Tùng, 2006)
Ngoài ra ô nhiễm vi sinh vật, hóa chất bảo vệ thực vật và tiếng ồn liên tục,
chất thải công nghiệp, khói, bụi có trong nước, không khí có thể gây ra các bệnh
ngoài da, các bệnh hô hấp và các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, các bệnh ung
thư, các dị tật bẩm sinh. Một số bệnh nguy hiểm về đường tiêu hoá có thể gây
thành dịch lớn như tả, lỵ, thương hàn,… hoàn toàn có thể xảy ra nếu chúng ta sử
dụng nguồn nước không hợp vệ sinh (tham khảo từ Cục quản lý tài nguyên nước,
2014 và 2015 và Trần Văn Tùng, 2006), mà chi phí cho việc điều trị các bệnh
này không phải là nhỏ, có khi kéo dài hàng tháng làm ảnh hưởng đến quá trình
lao động và học tập.
Vì vậy, nước sạch có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống, con
người cần bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước sạch, xử lý nguồn nước thải trước
khi trả lại môi trường. Bên cạnh đó, con người cần phải thay đổi thói quen dùng
nước hàng ngày, tìm đến những nguồn nước dinh dưỡng và an toàn hơn nhằm
bảo vệ sức khoẻ của bản thân và những người thân yêu. Vì vậy nội dung của

chương nghiên cứu này còn giới thiệu sơ lược về nước Kangen, dòng nước mang
tính kiềm cao đến từ tập đoàn Enagic Nhật Bản, đã được rất nhiều nhà khoa học
trên thế giới nghiên cứu và chứng minh về tính hiệu quả trong việc nâng cao sức
khỏe.
1.2 Giới thiệu về nước Kangen:


7

1.2.1 Tìm hiểu về “gốc tự do gây bệnh”:
Đây là một khái niệm rất mới mẻ với đa số mọi người. Vì trước nay các
bác sĩ không ghi trong bệnh án nguyên nhân gây bệnh là do "gốc tự do". Vậy mà
nó chính là thủ phạm gây ra tới 60 loại bệnh thường thấy, nhất là những bệnh phổ
biến ở tuổi già, như: tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường, thoái hóa xương khớp,
bệnh về mắt, suy giảm hệ miễn dịch, ung thư,... Theo Afzal và Armstrong, 2002:
“Một gốc tự do (Anh ngữ: free radical hoặc radicals) là một phân tử với một điện
tử đơn độc / chưa tạo thành cặp”. Gốc tự do liên tục được sinh ra bởi các quá
trình chuyển hóa trong cơ thể và các tác động từ bên ngoài. Ước tính, mỗi tế bào
phải hứng chịu khoảng 10.000 gốc tự do tấn công mỗi ngày.

Hình 1.1. Sự sinh sản của gốc tự do (nguồn: Thanh Ngự, 2014)
Gốc tự do là chất có hại, luôn trong tình trạng thiếu điện cực nên thường
xuyên tấn công đến những phân tử lân cận. Lợi dụng lúc những phân tử lân cận
lơ là mất cảnh giác, chúng sẽ nhanh tay cướp lấy một điện tử để trung hòa điện
cực đủ đầy như những phân tử bình thường. Đương nhiên, khi này những phân tử
lân cận lại trở thành những phân tử thiếu điện tử, và tiếp tục đi tấn công những


8


phân tử lân cận khác, gây ra chuỗi tấn công – mất điện cực kéo dài. Sau khi cướp
điện tử, gốc tự do làm tổn thương màng tế bào, phản ứng mạnh với các phân tử
protein, vật chất di truyền và các axit béo, dẫn đến những biến đổi gây tổn hại,
rối loạn và làm chết tế bào. Ở mức độ nặng, gốc tự do gây nên nhiều bệnh nguy
hiểm và gây ung thư. (Wulf Dröge, 2002)
Theo Theodore A. Baroody, 2002: “Số lượng của gốc tự do tích lũy theo
tuổi và tác hại ngày càng nghiêm trọng. Dù vậy, ngay từ khi sinh ra, cơ thể con
người đã phải đối mặt với gốc tự do. Tuổi tác ngày càng tăng thì số lượng gốc tự
do cũng không ngừng sản sinh, tấn công vào nhiều bộ phận của cơ thể. Đáng chú
ý, khi cuộc sống căng thẳng cũng là lúc gốc tự do thừa cơ gia tăng nhanh chóng,
thúc đẩy sự lão hóa và làm các bệnh lý sớm phát triển.

Hình 1.2. Các hoạt động làm gia tăng gốc tự do (nguồn: Thanh Ngự, 2014)


9

Hình 1.3. Sự tấn công vào tế bào (nguồn: Thanh Ngự, 2014)
Con người trong xã hội hiện đại, ngày càng phát triển như hiện nay sẽ
gánh chịu rất nhiều áp lực hơn, đó chính là những tiền đề đầu tiên giúp các gốc tự
do sản sinh nhanh hơn và nhiều hơn, tạo nên nhiều mối nguy hại cho sức khỏe
hơn. Vì vậy, con người cần chủ động làm giảm các tác nhân gây bệnh này, bằng
cách:
 Giảm yếu tố tăng sinh gốc tự do: khi con người tiếp xúc với các yếu tố
môi trường bên ngoài như: môi trường ô nhiễm (khói bụi, ánh nắng,
phóng xạ…), khói thuốc lá, hóa chất, các vùng nước ô nhiễm… hay
khi cơ thể họ cảm thấy mệt mỏi, mệt nhọc từ các áp lực cuộc sống,
công việc…đó chính là lúc gốc tự do sinh sôi phát triển mạnh. Vì thế,
hạn chế tối đa sự tác động của các yếu tố nội tại lẫn bên ngoài chính là
hạn chế sự gia tăng của gốc tự do .

 Bổ sung chất chống gốc tự do từ thiên nhiên: thực phẩm mà chúng ta
đưa vào cơ thể hàng ngày là rất quan trọng. Nó tạo ra dưỡng chất và
quyết định đến sức khoẻ cũng như sức đề kháng của mỗi người. Việc
đưa vào cơ thể những thực phẩm hữu cơ, an toàn cho sức khoẻ, giàu


10

tính kiềm (như rau củ quả, trái cây, các loại đậu, hạt…) sẽ giúp cơ thể
chống lại sự tác động của các gốc tự do”.
1.2.2 Nguồn gốc ra đời của nước Kangen:
Theo tài liệu của McKnight, 2012, trang 40: “Một trong những quan sát
sớm nhất về đặc tính chữa bệnh độc đáo của nước ion kiềm cao được chứng thực
bởi các cư dân trong những ngôi làng nhỏ ở khắp nơi trên thế giới mà nguồn
nước chính của họ đến từ những dòng tuyết tan chảy từ trên đỉnh núi. Núi Alps,
Himalaya và Caucasus đã được biết đến là những vùng mà dân cư ở đó, những
người đã uống những dòng nước này, dường như bệnh tật rất ít và tuổi thọ kéo
dài hơn. Đầu tiên các nhà khoa học người Nga đã chú ý và nghiên cứu đặc tính
của loại nước này, nghĩ rằng có chất gì đặc biệt trong nước hay không nhằm giải
thích cho sự trường thọ hiển nhiên và tính năng chữa trị cho dân cư đã dùng
nguồn nước đó. Họ chú ý nước có tính kiềm (pH 8.5 – 9.5), có khả năng chống
oxi hoá cao (ORP âm) và cấu trúc phân tử nước siêu nhỏ. Dựa vào phát hiện này,
họ thử tái tạo lại cùng một loại nước trong phòng thí nghiệm. Do kích thước lớn
và chi phí cao, họ đã từ bỏ những nỗ lực sản xuất máy để tạo ra loại nước này
cho người sử dụng. Tuy nhiên, vào năm 1950, các nhà khoa học Nhật đã tiếp
nhận những gì người Nga còn đang dang dở. Trong vài năm sau, người Nhật đã
tạo ra một chiếc máy nhỏ, gọn và chất lượng cao hơn. Ước tính có khoảng 20%
hộ gia đình Nhật Bản đang sử dụng nước kiềm hoá. Nước cũng được sử dụng
trong các bệnh viện ở Nhật trong hỗ trợ điều trị ung thư, bệnh tim mạch, tiểu
đường, hoại tử và bệnh da liễu.” Đến nay thì nước Kangen- nước Kiềm- ion hóa

đã được biết đến rộng rãi ở Nhật, Mỹ...
1.2.3 Ba đặc tính quan trọng của nước Kangen:
Theo tài liệu của McKnight, 2012, trang 48-50: “Quá trình điện phân sử
dụng một lượng lớn năng lượng với sự hỗ trợ của chất xúc tác (platinum phủ trên
bề mặt tấm lá điện cực) để thay đổi cấu trúc hoá học của nước thành ba hướng:
tính kiềm, tính chống oxy hoá và cấu trúc phân tử nhỏ.”


11

Hình 1.4. Qui trình điện phân nước của máy Kangen
(nguồn: Tập đoàn Enagic, 2011)
Đặc tính chống ôxy hóa - chống lão hóa tế bào của nước Kangen mạnh
hơn nhiều so với các loại thực phẩm chống ôxy hóa khác. Như chúng ta đã biết
các nguyên tử gốc tự do (oxigen hoạt tính) chính là nguyên nhân của nhiều loại
bệnh tật. Cơ thể con người có đến 50 tỉ tỉ tế bào. Mỗi tế bào đều có hạt nhân
deoxyrlbonucleic axít hay vật chất di truyền lập thành bản đồ hoạt động của cơ
thể. Khi vật chất di truyền này bị hư hại thì bệnh phát sinh. Sự hư hoại và lão hóa
của tế bào bắt nguồn từ tình trạng thiếu nước, và là do các nguyên tử gốc tự do
(oxygen hoạt tính) này gây ra. Nước Kangen mang những hydrogen hoạt tính
(OH-) có khả năng quân bình hóa cơ thể làm trung hòa các phân tử oxygen hoạt
tính tự do này. Nước Kangen làm chậm đi sự lão hóa của tế bào, thanh lọc cơ thể,
giải bệnh nan y, gia tăng sinh lực. (Theo McKnight, 2012, trang 41-47, 53)
Đặc tính kiềm cao có tác dụng đào thải axit và các chất độc tích tụ trong
cơ thể. Các nhà khoa học đã xác định hầu hết các bệnh mãn tính đều do các độc
tố gây ra. Các tế bào trong cơ thể chúng ta cần duy trì ở mức quân bình kiềm
tính. Vì cuộc sống của thời đại quá bận rộn, khiến cho con người luôn bị căng
thẳng, lo âu. Những căng thẳng lo âu của cuộc sống này làm cho cơ thể bị axít
hoá cao, cộng thêm 80% thức ăn nước uống cũng tạo ra axít, khiến cho khả năng



12

chống và ngừa bệnh bị yếu đi và cơ thề sẽ mau già yếu. Nước Kangen có độ pH
trung bình từ 8.0 – 9.5 sẽ giúp cơ thể hồi phục lại, quân bình kiềm tính đã mất,
hoá giải những thực phẩm biến dạng thành axít, hồi phục lại sức khỏe đã mất một
cách rất tự nhiên. (Theo McKnight, 2012, trang 41-47, 51-52)
Đặc tính cấu trúc nước siêu nhỏ: nước kiềm ion hóa cũng được tái cấu
trúc để nước có thể hấp thụ dễ dàng hơn trong tế bào của cơ thể . Trong quá trình
điện phân, các phân tử nước H2O hình thành thể lục giác và các phân tử nước
hình thành các cụm nhỏ hơn kích thước của các phân tử nước thông thường
(khoảng 4-6 phân tử). Điều này có nghĩa là phân tử nước khi vào trong cơ thể, về
cơ bản thẩm thấu vào thành tế bào nhanh hơn và hiệu quả hơn. Các cụm phân tử
nhỏ hơn có thể chuyển giao vitamin và chất dinh dưỡng vào tế bào nhanh chóng
hơn, đồng thời loại bỏ nhiều chất thải độc hại ra khỏi tế bào hiệu quả hơn. (Theo
McKnight, 2012, trang 41-47, 54-56)
Được thành lập hơn 40 năm, Tập đoàn Enagic Nhật Bản (tiền thân là một
bộ phận của tập đoàn Sony), giám đốc điều hành (CEO) là ông Hironari Ohshiro,
đã nghiên cứu và sản xuất thành công dòng nước có tính kiềm cao – nước
Kangen thông qua phương pháp điện phân nước. Hiện nay tập đoàn đã có trên 25
văn phòng đại diện trên thế giới với phương châm hoạt động là “Thay đổi nguồn
nước – Thay đổi cuộc sống của bạn”.


13

CHƯƠNG 2 – MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu:
2.1.1 Mục tiêu tổng quát:
Phân tích các yếu tố tác động lên sự chi trả của người tiêu dùng ở Việt

Nam đối với ba dòng máy điện giải nước Kangen của tập đoàn Enagic Nhật Bản
(bao gồm: máy JRII, máy SD501 và máy Super 501).
2.1.2 Mục tiêu cụ thể:
Phân tích xu hướng tác động của các biến trong mô hình lên sự sẵn lòng
chi trả của những đối tượng được phỏng vấn.
Phân tích tác động biên (hay độ lớn của tác động) của các biến trong mô
hình lên sự sẵn lòng chi trả của những đối tượng được phỏng vấn.
Phân tích xác suất trung bình của các lựa chọn.
2.2 Đối tượng nghiên cứu:
Thực hiện bảng câu hỏi, tiến hành phỏng vấn trực tiếp và trên mạng 200
người dân đang sinh sống tại Việt Nam. Những đối tượng được gửi bài phỏng
vấn trên mạng là những nhân sự cao cấp, giữ các vị trí quan trọng hay điều hành
công ty, có thu nhập tương đối cao và ổn định, thường xuyên tham gia các diễn
đàn kinh tế lớn nhỏ.
Căn cứ vào chính sách hỗ trợ chi phí lắp đặt của Công ty Kangen Việt
Nam, các đối tượng phỏng vấn sẽ được chia ra là ba khu vực để lấy thông tin là:
 Quận 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8, Phú Nhuận, Tân Bình
 Quận 6, 9, 10, 11, 12, Thủ Đức, Gò Vấp, Bình Thạnh, Bình Tân, huyện
Củ Chi, huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè, huyện
Cần Giờ, Tân Phú
 Các tỉnh thành khác ngoài TpHCM
Đối với hình thức phỏng vấn trực tiếp: (số lượng: 30 bài phỏng vấn chia
đều cho ba khu vực), trực tiếp gọi điện thoại để phỏng vấn, đối tượng là những
người đã được nghe giới thiệu về nước Kangen trước đó.


14

Đối với hình thức phỏng vấn qua mạng: (số lượng: 170 bài phỏng vấn chia
đều cho ba khu vực), lập bảng câu hỏi trực tuyến, bảng câu hỏi được gửi đi thông

qua các hình thức như: thư điện tử, các trang mạng xã hội, các diễn đàn, các cộng
đồng mạng trực tuyến…Người được phỏng vấn được cung cấp các thông tin cơ
bản về nước Kangen trước khi thực hiện bài phỏng vấn. Các câu trả lời sẽ được
tổng hợp thông qua phần mềm Google Drive.
2.3 Phạm vi nghiên cứu:
Sau khi tìm hiểu thông tin về nước Kangen, tác giả biết được rằng các nhà
khoa học, bác sỹ ở Nhật Bản và một số nước như Mỹ, Pháp, Nga…đã khẳng định
nước Kangen có ba đặc tính (tính chống oxy hoá, tính kiềm cao và phân tử nước
siêu nhỏ) và đưa ra các bằng chứng thí nghiệm quan trọng để chứng minh cho
nghiên cứu của họ. Cho nên phạm vi nghiên cứu của luận văn không bao gồm
việc kiểm định lại ba đặc tính trên của nước Kangen có tồn tại hay không?
Phạm vi nghiên cứu của luận văn cũng không bao gồm việc chứng minh
các đặc tính của nước Kangen có hiệu quả tốt như thế nào tới sức khoẻ của người
sử dụng nước. Vì việc chứng minh đòi hỏi thời gian nghiên cứu lâu dài và người
nghiên cứu phải có nền tảng kiến thức y khoa rất chuyên sâu. Do đó tác giả của
luận văn này chỉ tham khảo và dẫn chứng lời của các bác sỹ nổi tiếng, những
người đã có bề dày nghiên cứu và áp dụng nước Kangen trong trị liệu của họ.
Các ý kiến được nêu trong luận văn sẽ cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng
nước Kangen trong hỗ trợ điều trị và trong sinh hoạt hàng ngày, cũng như làm
công cụ hỗ trợ cho việc ra quyết định mua máy của người tiêu dùng Việt Nam.
Luận văn nghiên cứu sẽ giới hạn trong phạm vi đánh giá sự sẵn lòng chi
trả của người dân Việt Nam đối với các mức giá cố định cho các sản phẩm máy
điện giải nước Kangen của tập đoàn Enagic Nhật Bản (chủ yếu là các dòng máy
JRII, SD501 và Super 501 dùng trong hộ gia đình). Và xem xét có sự khác biệt
nào hay không trong quyết định tiêu dùng với những đối tượng khác nhau về giới
tính, nhóm tuổi, thu nhập, nơi ở hiện tại, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn,
chi tiêu hay do cảm xúc chi phối…….Ví dụ như với mức giá bán ra tại thị trường


15


Việt Nam là HK$ 34,790 (giá quốc tế HK$ 29,800 cộng với phí vận chuyển và
thuế giá trị gia tăng là HK$ 4,990) tương đương 97,500,000 VNĐ là khá cao so
GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 1,910 USD/người (theo số liệu từ
Ngân hàng Thế giới, 2013), thì người tiêu dùng có sẵn lòng mua máy không.


16

CHƯƠNG 3 – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để luận văn mang tính khoa học và lập luận vững chắc hơn, tác giả cần
đến một cơ sở lý thuyết để làm định hướng cho luận văn của mình. Đó chính là
cơ sở lý thuyết về mức sẵn lòng chi trả và các yếu tố tác động lên nó. Cũng trong
phần này, tác giả sẽ đề cập đến một vài nghiên cứu có đề tài tương tự của các nhà
kinh tế học trên thế giới.
3.1 Cơ sở lý thuyết về mức sẵn lòng chi trả (WTP):
3.1.1 Nguyên nhân dẫn đến các ý tưởng về WTP:
Trả tiền và được trả tiền: để làm gì và tại sao? Theo Gabor và Granger,
1961 cho rằng giá là một yếu tố quan trọng trong tiếp thị, cả trong các hoạt động
kinh doanh của công ty và quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Nó đóng
góp vào khối lượng bán hàng, lợi nhuận và định vị cho một sản phẩm. Do đó, rất
quan trọng để đánh giá nhận thức của người tiêu dùng về giá.
Marine, 2009, trang 1: “Các khái niệm về mức giá sẵn lòng trả (WTP)
hoặc giá định trước, được định nghĩa là mức giá tối đa mà người tiêu dùng chấp
nhận chi trả cho một sản phẩm hoặc một dịch vụ nào đó, đó là mối quan tâm đặc
biệt của các nhà kinh tế vì thông tin của nó phong phú hơn thông tin cá nhân.
Làm thế nào chúng ta có thể đo lường nó? Làm thế nào chúng ta có thể nắm bắt
nó? Làm thế nào chúng ta có thể tác động đến nó bằng cách tác động trực tiếp lên
sản phẩm, giá cả hay môi trường kinh doanh? Khả năng đo WTP cho phép tính
toán đường cầu theo giá và thiết lập một mức giá mà tại đó có thể cung cấp các

lợi ích biên tốt nhất. Khi giá cả đã được cố định, biết WTP có thể cho phép tối ưu
hóa cả doanh số bán và lợi nhuận. Hiểu các yếu tố ảnh hưởng lên WTP cho phép
nâng cao WTP của người tiêu dùng và cung cấp cơ hội gia tăng khối lượng bán
hàng với giá thành hợp lý, thậm chí có thể điều chỉnh giá”.
3.1.2 Những ý tưởng đầu tiên của WTP:
Các khái niệm đầu tiên về WTP xuất hiện trong các học thuyết kinh tế hơn
một thế kỷ trước. Theo Davenport, 1902 cho rằng WTP là phương pháp được
thiết kế để xác định giá cho các hàng hóa công thuần túy và các dịch vụ. Nó cũng


17

được sử dụng cho các đối tượng khác nhau như giá trị của cuộc sống con người
hoặc giảm thiểu nguy cơ đe dọa đến cuộc sống của con người, tài chính công
dành cho lĩnh vực nghệ thuật (nhà hát, âm nhạc, bảo tàng ...), các chương trình
phục vụ cho công tác phòng chống bạo lực gia đình hoặc các chương trình thống
nhất của Hàn Quốc. Gần đây nhất nó mới được sử dụng trong lĩnh vực quảng
cáo. Trong nghiên cứu của mình, Marine, 2009 đã chỉ ra rằng:
 Năm 1984, Goldberg, Green, Wind, cùng với Horsky đã đưa ra các câu
hỏi về cách tính WTP cho một gói dịch vụ khi sử dụng phương pháp
phân tích kết hợp.
 Năm 1991, Kohli và Mahajan xem xét lại các khái niệm một lần nữa
và đề xuất ra một mô hình cho phép tính toán WTP bằng cách sử dụng
dữ liệu trong quá trình sản xuất thông qua phương pháp phân tích kết
hợp, sau đó mô phỏng lại các mức giá tối ưu khác nhau cho một sản
phẩm mới.
 Năm 1987, Cameron và James đề xuất sử dụng phương pháp đánh giá
ngẫu nhiên như là một sự thay thế cho phương pháp truyền thống hiện
có sử dụng trong tiếp thị, do đó bắt đầu một chương nghiên cứu liên
quan đến những ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp khác

nhau để đo lường WTP.
 Cuối cùng, vào năm 1991, Krishna đã chứng minh rằng các chương
trình khuyến mãi liên tiếp, khi mật độ thường xuyên hoặc cảm nhận
càng mạnh mẽ, đối với một sản phẩm đang giảm giá có thể ảnh hưởng
đến WTP. Đây là nghiên cứu đầu tiên mở đầu cho một loạt các nghiên
cứu được thiết kế để chứng minh các yếu tố quyết định của WTP có
thể tác động đến các nhà quản lý.
 Tầm quan trọng của khái niệm về mức sẵn lòng chi trả là nó có thể trực
tiếp tác động đến các quyết định về giá và có ảnh hưởng đến tổng
doanh thu của công ty.
3.1.3 Khái niệm về WTP theo lý thuyết marketing:


18

Theo Breidert và cộng sự, 2006 cho rằng khi mua sắm một sản phẩm,
khách hàng thường sẵn lòng chi trả bao nhiêu tiền đều phụ thuộc vào giá trị kinh
tế mà họ nhận được và mức độ hữu dụng của sản phẩm. Hai giá trị xác định mức
giá một người sẵn lòng chấp nhận là mức giá tối thiểu và mức giá tối đa. Tùy
thuộc nhận định của khách hàng khi mua sản phẩm, nếu như:
 Sản phẩm dự định mua không có sản phẩm thay thế thì để có được độ
hữu dụng của sản phẩm, khách hàng sẵn sàng chi trả khoản tiền cao
nhất là mức giá tối thiểu.
 Sản phẩm thay thế của sản phẩm dự định mua có giá trị kinh tế thấp
hơn mức hữu dụng thì mức giá cao nhất khách hàng chấp nhận chi trả
bằng với giá trị kinh tế của sản phẩm thay thế là mức giá tối đa.
Do đó, mức sẵn lòng chi trả được định nghĩa là một khoản tiền cao nhất một cá
nhân sẵn sàng chấp nhận chi trả cho một hàng hóa hoặc dịch vụ.
Theo Turner và cộng sự, 1995 thì mức sẵn lòng chi trả đo cường độ ưa
thích của một cá nhân hay xã hội đối với một thứ hàng hóa nào đó. Đo lường

mức độ thỏa mãn khi sử dụng một hàng hóa nào đó trên thị trường được bộc lộ
bằng mức giá sẵn lòng chi trả của họ đối với mặt hàng đó.
3.1.4 Khái niệm về WTP theo lý thuyết kinh tế học:
Nghiên cứu WTP rất được quan tâm bởi vì nó có thể thực hiện, bằng cách
tính tổng số những người mua chấp nhận trả mức giá p, Q (CAP = p), hoặc một
mức giá cao hơn, Q (CAP> p), để xác định số lượng mua q tại mức giá bán đó,
hoặc q (p) = Q (CAP = p) + ΣQ (CAP> p). Bắt đầu với việc tính tổng số lượng
những người mua chấp nhận trả mức giá p hoặc cao hơn, qui luật đường cầu như
là một chức năng của giá cả và độ co giãn của giá cho biết khả năng thiết lập một
mức giá có khả năng tối đa hóa doanh thu, hoặc lợi nhuận, hay thị phần. Mức giá
khác nhau sẽ được thiết lập cho từng mục tiêu khác nhau. Chúng ta hãy xem xét
một chức năng đơn giản của nhu cầu, q = q (p). Độ co giãn của q so với p được
xác định bằng cách tính toán tỷ lệ phần trăm của các biến thể trong q và p, hoặc:


×