TRIỂN VỌNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT
NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
3.1. Triển vọng, định hướng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản
của Việt Nam sang thị trường EU
3.1.1. Triển vọng
- Về phía EU
EU là một đối tác quan trọng của Việt Nam trong các lĩnh vực hợp tác
thương mại, nhất là xuất khẩu. Tuy kim ngạch chưa lớn nhưng tốc độ tăng
trưởng và phát triển tương đối cao. Danh mục hàng xuất khẩu của Việt Nam nói
chung và hàng thủy sản của Việt Nam nói riêng sang EU ngày càng tăng lên.
+ Thị trường EU 27 gồm hầu hết các nước châu Âu, người dân có thu nhập
cao. EU đứng đầu thế giới về xuất khẩu dịch vụ. Đầu tư ra nước ngoài chiếm
47% FDI toàn cầu và nhận 20% đầu tư từ bên ngoài.( Theo nguồn Eurostat-
2007)
+ Sự mở rộng liên tục làm khu vực này ngày càng trở nên giàu có, cho
phép họ cải thiện đời sống và tiêu dùng.
+ Đồng tiền chung Châu Âu EURO khi so sánh với những đồng tiền mạnh
khác như USD hay đồng Yên Nhật rõ ràng đồng EURO ổn định hơn và giá trị
ngày càng tăng. Đồng EURO có thể trở thành đồng tiền thống lĩnh thế giới hay
không vẫn chưa rõ nhưng hiện nay, nhiều công ty thuỷ sản trên thế giới bắt đầu
thích giao dịch, thanh toán bằng đồng EURO.
+ Quan hệ kinh tế thương mại của Việt Nam với các nước thành viên và
với thể chế EU đã hình thành từ lâu, phát triển mạnh vào những năm đầu của
thập kỷ 1990, nhất là sau khi hai bên ký các Hiệp định về Hợp tác kinh tế,
Thương mại, Khoa học kỹ thuật, cùng với các Hiệp định khác đặc biệt là sau khi
Việt Nam gia nhập WTO.Quan hệ thương mại giữa EU với Việt Nam đã bước
sang thời kỳ phát triển mới, mạnh mẽ và toàn diện hơn.
+ Liên minh châu Âu đang cải cách sâu rộng và toàn diện thể chế và luật
pháp cho phù hợp với tình hình mới. Nét đặc trưng trong chính sách thương
mại của EU là bảo hộ nông nghiệp, bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ người
tiêu dùng. Các yêu cầu về xuất xứ, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm v.v...
luôn được thực hiện nghiêm ngặt.
+ EU áp dụng Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) dành cho 143
quốc gia và 36 vùng lãnh thổ, trong đó các nước chậm phát triển nhất được ưu
đãi nhiều hơn theo sáng kiến "Mọi sản phẩm trừ vũ khí".
+ EU không có cơ chế bảo hộ. Nhiều mặt hàng thuỷ sản đã từng được xuất
khẩu sang Mỹ nhưng hiện nay lại được đẩy mạnh xuất khẩu sang Châu Âu.
Hiện nay, nhiều nước xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới sẵn sàng quay lưng lại với
thị trường Mỹ và chuyển sang thị trường EU.
+ Nhân công giá rẻ gia tăng.
Khu vực Đông Âu ngày càng chứng tỏ là một thị trường thuỷ sản đầy tiềm
năng. Đây cũng là trung tâm chế biến có chi phí nhân công giá rẻ ở Châu Âu.
Nhó đó, nguồn cung thuỷ sản cho thị trường Châu Âu nói chung ngày càng
tăng.
Với những yếu tố nêu trên, có thể thấy rõ EU đang là thị trường có sức hấp
dẫn nhất đối với các nước xuất khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới trong đó có Việt
Nam.
- Về phía Việt Nam
+ WTO mang lại nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.
Hiện Việt Nam đã được xếp vào vị trí thứ 7 về xuất khẩu thủy sản trên thế giới
và là một trong những cường quốc về thủy sản. Việc gia nhập WTO sẽ có nhiều
thuận lợi cho các doanh nghiệp thủy sản, vì qua đàm phán đã dỡ bỏ bớt những
chính sách bảo hộ sản xuất nông nghiệp nội địa của các thị trường lớn và có thể
tham gia đấu tranh, chống lại những vụ kiện bất công.
+Tốc độ phát triển trong hoạt động Xuất khẩu thủy sản là rất lớn, hứa hẹn
nhiều cơ hội cho các Doanh nghiệp chế biến thủy sản phát triển. Xuất khẩu thủy
sản Việt Nam khá vững chắc và hiện đang ở vị trí một trong 10 nước có giá trị
thủy sản xuất khẩu hàng đầu thế giới và nằm trong nhóm 4 ngành hàng có giá trị
xuất khẩu hơn 3 tỷ USD của Việt Nam năm 2007.
+ Trong xu hướng mới của thế giới về truy xuất nguồn gốc sản phẩm và
để đáp ứng nhu cầu về quản lý chất lượng của hầu hết các thị trường nhập khẩu
trọng điểm, nhiều mô hình liên kết ngang được thành lập, trong đó vai trò chủ
đạo là DN chế biến, xuất khẩu. Như vậy nguồn nguyên liệu sẽ đạt tiêu chuẩn
chất lượng cao hơn, tiến tới xây dựng hệ thống tiêu chuẩn các sản phẩm nuôi,
các vùng nuôi để thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
+ Một tiềm năng khác góp phần không nhỏ vào sức tăng trưởng tương lai
của XKTS là số lượng các nhà máy xây dựng mới tiếp tục tăng. Hiện nay, nhiều
nhà máy chế biến thủy sản ở nước ta đã được trang bị những dây chuyền chế
biến hiện đại, trình độ kỹ thuật và công nghệ cao, có thể ngang tầm khu vực và
thế giới, vì vậy ngành chế biến hoàn toàn có khả năng NK nguyên liệu thô để
chế biến và tái xuất các mặt hàng GTGT phù hợp với thị trường quốc tế nhằm
khai thác triệt để tiềm năng thiết bị máy móc, đồng thời tạo việc làm ổn định
cho người dân.
Về khách quan, thủy sản Việt Nam đang được biết đến nhiều hơn trên thị
trường quốc tế, đáp ứng tốt hơn về mặt chất lượng và sự phong phú về chủng
loại. Hơn nữa, các DN luôn luôn chủ động và tích cực mở rộng thị trường và
tìm kiếm đối tác thông quan công tác phát triển thị trường thực hiện có tổ chức
và chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, nếu ngành thuỷ sản Việt Nam nói chung và các
doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đẩy mạnh hơn nữa khâu marketing thì cơ hội
tiếp cận những thị trường mới hoặc khẳng định vị thế trên thị trường cũ là nằm
trong tầm tay. Nhiều công ty cũng đang cố gắng nâng cao vị thế của mình trong
ngành và trên thị trường tiêu thụ bằng các sản phẩm đặc trưng cũng như các sản
phẩm mới.
3.1.2. Định hướngxuất khẩu hang thuỷ sản Việt Nam đến năm 2010
Phát triển ngành thuỷ sản tiếp tục là ngành đi đầu trong công cuộc công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, phấn đấu đến năm 2020 trình
độ công nghệ chế biến thuỷ sản tương đương với các nước phát triển, đưa thuỷ
sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những ngành hàng xuất
khẩu chủ lực của cả nước.
- Mở rộng thị trường: Theo Bộ Thủy sản, xúc tiến thương mại tìm các thị
trường mới là ưu tiên hàng đầu. Bộ Thương mại cũng đã dành khoản chi phí khá
lớn cho việc xúc tiến này của ngành Thủy sản. Bên cạnh đó vẫn tiếp tục giữ
vững và phát triển thị trường xuất khẩu thủy sản. Đẩy mạnh xuất khẩu vào các
thị trường lớn, trong đó đặc biệt quan tâm đến thị trường Trung Quốc và các thị
trường tiềm năng; đồng thời, chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu để kịp thời
điều tiết khi có biến động về thị trường. Phấn đấu để ổn định thị phần xuất khẩu
tại các thị trường chính: Nhật Bản 25%, Mỹ khoảng 23 - 25% trong những năm
trước mắt và trên 30% những năm cuối của giai đoạn 2006 - 2010 và những
năm tiếp theo, EU từ 20 - 22%, Trung Quốc + Hồng Kông 7 - 9%, Hàn Quốc
khoảng 8%.
- Nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU:
Tiếp tục đổi mới và tăng cường năng lực chế biến theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá và đầu tư chiều sâu để gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Phấn
đấu đến năm 2010, 100% doanh nghiệp chế biến thủy sản đáp ứng tiêu chuẩn
ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản đồng thời tăng thêm năng lực cấp
đông khoảng 250 tấn/ngày để đáp ứng mục tiêu xuất khẩu. Đẩy mạnh sản xuất
sản phẩm giá trị gia tăng, sản phẩm phối chế với hàm lượng công nghệ cao, để
đến năm 2010 đạt 65 - 70% trong tổng sản phẩm thủy sản xuất khẩu.
3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản Việt nam sang thị
trường EU
3.2.1. Các giải pháp của Chính phủ
a) Tăng cường khả năng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xuất khẩu
- Để tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trên lĩnh vực kinh tế,
thương mại, tăng cường hợp tác quốc tế một cách toàn diện cần thực hiện tốt
các điều ước quốc tế đã ký và đang có hiệu lực, xây dựng đồng bộ cơ chế đối
ngoại và đối nội để tăng cường kiểm tra và đôn đốc thực hiện các cam kết về
kinh tế, thương mại. Doanh nghiệp Việt Nam cần mạnh dạn, chủ động tham gia
vào các hội chợ lớn ở Châu Âu, khai phá thị trường, tìm hiểu về thị trường, đối
tác và cả người tiêu dùng ở các nước trong Liên minh Châu Âu.
- Khuyến khích việc liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư
nuôi trồng thủy sản, sản xuất thức ăn và phát triển giống nuôi thủy sản, đổi mới
công nghệ nuôi, công nghệ khai thác và chế biến thủy sản xuất khẩu.
- Bộ Thủy sản phối hợp với Bộ Kế hoạch và Ðầu tư và các Bộ, ngành có
liên quan trong việc tranh thủ nguồn tài trợ của các nước và các tổ chức quốc tế
để có thêm nguồn vốn cho chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản, trước mắt
ưu tiên cho các dự án về nuôi trồng thủy sản cung cấp nguyên liệu cho xuất
khẩu.
b) Nâng cao khả năng cạnh tranh
Để nâng cao sức cạnh tranh thị trường của hàng thủy sản nước ta, trong
thời gian tới, Bộ Thủy sản tập trung làm tốt công tác quy hoạch phát triển; tiếp
tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng đẩy mạnh nuôi, trồng
thủy sản làm nguồn chính cung cấp nguyên liệu sạch cho chế biến xuất khẩu và
tiêu dùng nội địa; đẩy mạnh cải tiến nghề nghiệp, công nghệ khai thác và bảo
quản sau đánh bắt, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ xuất khẩu.
Ngành chủ trương nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa là một hướng đi
quan trọng nhằm giảm dần khai thác vùng biển gần bờ và chủ động nguồn
nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Theo đó, một số vùng sản xuất hàng hóa theo
các nhóm sản phẩm chủ lực phục vụ xuất khẩu như tôm sú, cá tra, cá ba sa, tôm
càng xanh với công nghệ nuôi mới, nuôi công nghiệp tuần hoàn khép kín không
thay nước, sử dụng thức ăn công nghiệp, dần sử dụng các chế phẩm sinh học
thay thế cho các hóa chất và thuốc phòng, chữa bệnh cho thủy sản dùng trong
nuôi trồng có ảnh hưởng đến môi trường.
Người dân của các nước EU ngày càng quan tâm đến nguồn gốc sản phẩm
truy xuất cũng như thủy sản sinh thái, đây là hình thức xúc tiến xuất khẩu thủy
sản thiết thực nhất và cũng rất hiệu quả cần được coi trọng ở nước ta, phải được
xây dựng từ khâu nuôi trồng, đánh bắt đến khi trở thành sản phẩm xuất ra thị
trường.
c) Xây dựng và phát triển hạ tầng phục vụ cho việc xuất khẩu thủy sản
- Nhóm giải pháp về thị trường
+ Tập trung xây dựng và thực hiện các chiến lược phát triển thị trường,nhất
là các thị trường trọng điểm, gắn với việc xây dựng và quảng bá thương hiệu
quốc gia cho các nhóm sản phẩm chủ lực: tôm, cá tra, cá ba sa, cá ngừ...