Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Các nhân tố tác động đến nợ xấu các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790.49 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

---------------

NGUYỄN THỊ CẨM NHUNG

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

---------------

NGUYỄN THỊ CẨM NHUNG
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trƣơng Quang Thông

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016




LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan công trình luận văn này do chính tác giả nghiên cứu và thực
hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Trƣơng Quang Thông. Tất cả thông tin, số liệu
trích dẫn đều có nguồn gốc đáng tin cậy và chính xác nhất trong phạm vi hiểu biết
của tác giả. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
TP.HCM, ngày tháng năm 2016
Tác giả
NGUYỄN THỊ CẨM NHUNG


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục Lục
Danh mục từ viết tắt, ký hiệu
Danh mục bảng biểu, đồ thị
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...........................................................................1
1.1 Tên đề tài ..............................................................................................................1
1.2 Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..............................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .........................................................2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................3
6. Đóng góp của đề tài ................................................................................................4
7. Bố cục của nghiên cứu ...........................................................................................4
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ

XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ......................................................6
2.1 Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng ........................................................................6
2.1.1 Khái niệm nợ xấu ..............................................................................................6
2.1.2 Phân loại nợ xấu ................................................................................................8
2.1.3 Chỉ tiêu phản ánh nợ xấu ...................................................................................11
2.2 Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng thƣơng mại ...............................13
2.2.1 Các nghiên cứu trƣớc ở nƣớc ngoài về các nhân tác động đến nợ xấu của ngân
hàng thƣơng mại ..........................................................................................................13
2.2.2 Các nghiên cứu trƣớc ở Việt Nam về các nhân tác động đến nợ xấu của ngân
hàng thƣơng mại ..........................................................................................................14
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................................17
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM .................................................................................................................18


3.1 Diễn biến nợ xấu của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.................................18
3.2 Nguyên nhân của thực trạng nợ xấu ở Việt Nam .................................................24
Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................................26
CHƢƠNG 4: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU CÁC
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ............................................................27
4.1 Các nhân tố tác động đến nợ xấu của ngân hàng thƣơng mại trong luận văn của
tác giả ..........................................................................................................................27
4.2 Xây dựng giả thiết nghiên cứu .............................................................................28
4.3 Mô hình nghiên cứu .............................................................................................34
4.4 Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................................35
4.5 Kết quả hồi quy ....................................................................................................37
4.5.1 Phân tích thống kê mô tả các biến nghiên cứu ..................................................37
4.5.2 Kết quả ƣớc lƣợng mô hình hồi quy .................................................................37
4.5.3 Các nhân tố tác động đến nợ xấu các NHTM Việt Nam ...................................44
Kết luận chƣơng 4 ......................................................................................................46

CHƢƠNG 5: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ XẤU ĐỐI VỚI HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ............................................................48
5.1 Giải pháp dựa trên kết quả mô hình nghiên cứu ...................................................48
5.1.1 Đối với tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản ...............................................................48
5.1.2 Đối với tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng ......................................................................49
5.1.3 Đối với tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng .................................................49
5.2 Một số kiến nghị khác dựa trên nguyên nhân phát sinh nợ xấu tại các ngân hàng
thƣơng mại Việt Nam ..................................................................................................50
5.2.1 Kiến nghị đối với các ngân hàng thƣơng mại ...................................................50
5.2.2 Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nƣớc ..............................................................51
5.2.3 Kiến nghị đối với chính phủ ...............................................................................54
Kết luận chƣơng 5 ......................................................................................................55
KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................................56


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 01
PHỤ LỤC 02


1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Tên đề tài
“Các nhân tố tác động đến nợ xấu các ngân hàng thương mại Việt Nam”
1.2 Lý do chọn đề tài
Nợ xấu có thể được ví như cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu lưu thông
dòng tiền của nền kinh tế. Khi mà dòng tiền trong nền kinh tế không lưu thông
được, nền kinh tế sẽ mất đi một lượng vốn lớn, hoạt động kinh doanh sản xuất của
doanh nghiệp trì trệ, hệ thống ngân hàng sẽ gặp bất ổn. Tại Việt Nam, nợ xấu không

phải mới phát sinh trong những năm gần đây, mà thực chất đã tích tụ từ nhiều năm
trước và được quan tâm đặc biệt từ cuối năm 2011.
Tỷ lệ nợ xấu khá cao và chưa có dấu hiệu giảm bớt đã gây ảnh hưởng không
nhỏ đến hệ thống ngân hàng nói riêng và trong nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Ngân hàng đang thừa tiền và muốn cho doanh nghiệp vay nhưng doanh nghiệp thì
lại không thể vay được vì còn đang mắc các khoản nợ chưa trả được. Không chủ nợ
nào muốn cho con nợ của mình vay tiếp khi mà nợ cũ đòi mãi vẫn không trả được.
Chỉ cần khơi thông luồng tiền, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn sẽ được tiếp
thêm sức để tiếp tục kinh doanh sản xuất, ngân hàng cũng có thêm lợi nhuận khi
mang tiền ra được khỏi két sắt của mình. Nhiệm vụ của các nhà quản lý ngân hàng,
các nhà hoạch định chính sách kinh tế, các nhà nghiên cứu kinh tế là nghiên cứu tìm
ra nguyên nhân, đưa ra giải pháp đúng đắn, giúp lưu thông được cục máu đông này.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam gần đây
nghiên cứu về các nhân tố tác động đến nợ xấu. Các nghiên cứu cho thấy, các nhân
tố vi mô hay nhân tố nội tại của ngân hàng đều có tác động đến nợ xấu. Tuy nhiên,
kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu trước đây chưa nhất quán về các nhân tố tác
động cũng như khuynh hướng tác động của các nhân tố đến nợ xấu
Hơn nữa, việc nghiên cứu và tìm ra nhân tố gây ra nợ xấu đối với các ngân
hàng thương mại sẽ giúp cho các nhà quản lý ngân hàng chủ động hơn trong việc tự


2
khắc phục, thay đổi, tìm ra giải pháp, chính sách phù hợp để giảm bớt nợ xấu bên
cạnh những yếu tố khách quan bên ngoài mà ngân hàng không kiểm soát được. Do
vậy tác giả muốn kiểm định xem các nhân tố nào thực sự tác động đến nợ xấu các
ngân hàng thương mại và tác động ra sao? Vì thế tác giả chọn đề tài “Các nhân tố
tác động đến nợ xấu các ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu
cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
 Trình bày cơ sở lý luận về nợ xấu các ngân hàng thương mại Việt nam

 Đánh giá thực trạng nợ xấu, đo lường các nhân tố tác động đến nợ xấu các
ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008 đến 2015. Khuynh hướng tác
động của các nhân tố đến nợ xấu.
 Đề ra giải pháp phù hợp để hạn chế nợ xấu của các ngân hàng thương mại
Việt Nam hiện nay
3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài này trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:
 Những nhân tố nào tác động đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại
Việt Nam?
 Các nhân tố đó ảnh hưởng như thế nào đến nợ xấu của các ngân hàng thương
mại Việt Nam?
 Giải pháp nào phù hợp để hạn chế nợ xấu của các ngân hàng thương mại
Việt Nam hiện nay
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là:
Nghiên cứu về nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam và các nhân
tố tác động đến nợ xấu.


3
Có nhiều cách tiếp cận để tìm ra các nhân tố tác động đến nợ xấu. Các nhân
tố vĩ mô tác động đến nợ xấu, các nhân tố nội tại của ngân hàng tác động đến nợ
xấu hay tiếp cận ở cả nhân tố vĩ mô và nội tại. Để giới hạn lại phạm vi nghiên cứu,
đề tài chỉ đề cập đến các nhân tố nội tại của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Không gian nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện ở phạm vi toàn hệ thống Ngân hàng thương mại Việt
Nam, thông qua mẫu đại diện gồm hai mươi ngân hàng thương mại Việt Nam liệt
kê trong phần phụ lục của luận văn. Các ngân hàng này đều công khai thông tin trên
website: vietstock.vn trang web cung cấp thông tin mã chứng khoán của các doanh
nghiệp nên việc tiếp cận thông tin và lấy số liệu về báo cáo tài chính, báo cáo

thường niên của các ngân hàng cũng thuận lợi hơn.
Giai đoạn nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2015. Nguồn số
liệu của giai đoạn nghiên cứu có độ tin cậy cao, đầy đủ và phản ánh tốt việc đánh
giá tình hình nợ xấu của các NHTM
Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp, bao gồm các chỉ số: tỷ lệ nợ xấu, quy
mô ngân hàng, chỉ số cho vay trên tổng tài sản, tăng trưởng cho vay, tỷ lệ dự phòng
rủi ro tín dụng, chỉ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản được tính toán từ báo cáo
hợp nhất công bố trên website của 20 ngân hàng nói trên trong giai đoạn 2008 đến
2015.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng
Đây là phương pháp chính dùng trong nghiên cứu của luận văn. Trước tiên, tác giả
thống kê số liệu về tỷ lệ nợ xấu, số liệu các nhân tố mà tác giả dự đoán có ảnh
hưởng đến tỷ lệ nợ xấu thu thập từ báo cáo tài chính của hai mươi ngân hàng trong
mẫu nghiên cứu. Sau đó, sử dụng kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng để xây dụng mô


4
hình hồi quy. Tác giả sẽ chạy mô hình hồi quy đa biến theo OLS, REM, FEM và
kiểm định các giả thuyết đặt ra nhằm xem xét ảnh hưởng của các nhân tố và khuynh
hướng ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phương pháp thống kê, mô tả, tổng hợp dữ liệu,
phân tích so sánh dựa vào kết quả của các nghiên cứu trước về các nhân tố tác động
đến nợ xấu. Tác giả trích lọc và dự đoán một số nhân tố thuộc về nội tại ngân hàng
tác động đến nợ xấu các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đây là cơ sở để tác giả
thu thập số liệu cho nghiên cứu định lượng. Phân tích tình hình hoạt động thực tế
của 20 ngân hàng trong mẫu nghiên cứu, giai đoạn 2008 đến 2015 để từ đó đưa ra
những nhận định, kiến nghị phù hợp.

6. Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích tìm ra nhân tố bên trong nào
đo lường được từ báo cáo tài chính các ngân hàng ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của
các ngân hàng thương mại Việt Nam. Vì vậy nghiên cứu có một số đóng góp sau
đây:
 Nghiên cứu cung cấp thêm cách tiếp cận mới góp phần nhận diện các nhân tố
thuộc về bản thân ngân hàng ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu
 Sau khi nhận diện và biết được tác động của các nhân tố nào ảnh hưởng đến
tỷ lệ nợ xấu cùng với những kiến nghị đưa ra. Nghiên cứu có thể giúp các
nhà quản trị ngân hàng thêm sự khẳng định nhân tố thực sự tác động đến nợ
xấu, đề từ đó đề ra chiến lược, chính sách phù hợp nhằm nâng cao khả năng
quản trị rủi ro ngân hàng, đặc biệt là trong vấn đề kiểm soát nợ xấu.
7. Bố cục của nghiên cứu
Bố cục của luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về các nhân tố tác động đến nợ xấu các ngân hàng
thương mại


5
Chương 3: Thực trạng nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Chương 4: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến nợ xấu các ngân hàng thương mại
Việt Nam
Chương 5: Kiến nghị giải pháp hạn chế nợ xấu đối với các ngân hàng thương mại
Việt Nam


6

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ

XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
2.1 Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng
2.1.1 Khái niệm nợ xấu
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm nợ xấu.
 Theo quan điểm của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)

Định nghĩa về nợ xấu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng: “Một khoản cho
vay được coi là không sinh lời (nợ xấu) khi tiền thanh toán lãi và/hoặc tiền gốc đã quá
hạn từ 90 ngày trở lên, hoặc các khoản thanh toán lãi đến 90 ngày hoặc hơn đã được
tái cơ cấu hay gia hạn nợ, hoặc các khoản thanh toán

dưới 90 ngày nhưng có các

nguyên nhân nghi ngờ việc trả nợ sẽ được thực hiện đầy đủ”. (IMF’s Compilation
Guide on Financial Soundness Indicators, 2004)
 Theo quan điểm của nhóm chuyên gia tƣ vấn (AEG) của Liên hợp quốc

Theo định nghĩa nợ xấu của nhóm chuyên gia tư vấn (AEG) của Liên hợp quốc:
“Về cơ bản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90
ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn
hoặc chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90
ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán
đầy đủ”. (Advisory Expert Group (AEG), 2004)
 Theo quan điểm của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (SBV)

Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà
nước thay thế cho Quyết định 493 ban hành năm 2005, thì nợ xấu được định nghĩa
như sau:
“Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuân),
nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn).



7

Trong đó:
- Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày; Nợ cơ
cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu
lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; Nợ được miễn hoặc giảm lãi do
khách hàng không có đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
- Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Nợ cơ cấu lại
thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ
cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2 quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn
trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
- Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Nợ quá hạn trên 360 ngày; Nợ cơ cấu
lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu
lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2 quá hạn từ 30 ngày trở lên theo thời hạn
trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần ba trở lên, kể cả
chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
Như vậy, với những quan điểm nêu trên, tác giả tổng hợp và định nghĩa nợ xấu
như sau: Một khoản nợ đã quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ của khoản vay là
đáng nghi ngờ thì được coi là một khoản nợ xấu.


8

2.1.2

Phân loại nợ xấu:

 Phân loại nợ theo Ngân hàng Thế giới (WB)

Ngân hàng thế giới đã tiến hành phân loại nợ như sau:
Khoản vay
Đạt tiêu chuẩn

Những đặc thù và thời hạn
– Không nghi ngờ gì về khả năng trả nợ
– Tài sản được bảo đảm hoàn toàn bằng tiền hoặc tương đương
– Quá hạn dưới 90 ngày
– Những điểm yếu tiềm tàng có thể ảnh hưởng tới khả năng trả nợ
– Các điều kiện kinh tế hoặc viễn cảnh tài chính khó khăn

Cần theo dõi

– Quá hạn dưới 90 ngày
– Các nhược điểm rõ rệt về tín dụng có thể ảnh hưởng tới khả năng

Dưới tiêu chuẩn trả nợ
– Những khoản nợ đã được thỏa thuận lại
– Quá hạn từ 90-180 ngày
– Không chắc thu hồi được toàn bộ nợ dựa trên các điều kiện hiện
Đáng ngờ

tại.
– Có khả năng thất thoát
– Quá hạn từ 180-360 ngày
– Các khoản vay không thu hồi được

Mất vốn

– Quá hạn hơn 360 ngày.

(World Bank Publications, 2003)


9

 Theo Viện Tài chính Quốc tế (Institute of International Finance)
Viện Tài chính Quốc tế cũng phân loại nợ thành 5 nhóm bao gồm:
Khoản vay

Những đặc thù và thời hạn
là nợ có gốc và lãi trong hạn, không có dấu hiệu khó khăn trong thanh

Nợ đủ tiêu

toán nợ và dự báo có thể thanh toán gốc và lãi đúng hạn, đầy đủ theo

chuẩn

cam kết.
là nợ trong tình trạng nếu không có các biện pháp xử lý có thể tăng
nguy cơ không thanh toán đầy đủ gốc và lãi. Vì vậy đây là khoản nợ

Nợ cần chú ý cần được chú ý hơn mức bình thường.
Nợ dưới tiêu là khoản nợ nghi ngờ về khả năng thanh toán đầy đủ gốc, lãi theo cam
kết, hoặc gốc hoặc/ và lãi quá hạn trên 90 ngày, hoặc tài sản đảm bảo
chuẩn
giảm giá trị dẫn đến nguy cơ giảm giá trị khoản vay nếu không xử lý
kịp thời.
là nợ được xác định không thể thu hồi đầy đủ gốc, lãi trong điều kiện
Nợ nghi ngờ


hiện hành hoặc lãi hoặc /và gốc quá hạn trên 180 ngày. Nợ nhóm này đã
bị giảm giá trị nhưng chưa mất vốn hoàn toàn vì còn có những yếu tố
được xác định có thể tác động cải thiện chất lượng nợ.

Nợ mất vốn

là nợ được đánh giá không có khả năng thu hồi hoặc gốc hoặc/và lãi
quá hạn trên một năm

(IIF, Report of the Working Group on Loan Quality, 1999)


10

 Phân loại nợ theo Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (SBV)
Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước
thay thế cho Quyết định 493 ban hành năm 2005. Nợ được phân loại theo 05 nhóm sau:
- Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả
năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh
giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và
lãi còn lại đúng thời hạn
- Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; Nợ điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu
- Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày; Nợ cơ
cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu
lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; Nợ được miễn hoặc giảm lãi do
khách hàng không có đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
- Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Nợ cơ cấu lại
thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ

cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2 quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn
trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
- Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Nợ quá hạn trên 360 ngày; Nợ cơ cấu
lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu
lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2 quá hạn từ 30 ngày trở lên theo thời hạn
trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần ba trở lên, kể cả
chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
Theo cách phân loại nợ xấu của một số tổ chức tài chính quốc tế và Việt Nam đã
liệt kê ở trên, thì phân loại nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của Ngân
hàng thế giới có điểm tương đồng nhau. Hơn nữa, mẫu nghiên cứu của tác giả là các


11

ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Do vậy, luận văn sẽ dựa vào cách phân loại nợ
xấu của ngân hàng nhà nước Việt Nam để tính toán nợ xấu.
2.1.3 Chỉ tiêu cơ bản phán ánh nợ xấu
Có nhiều chỉ tiêu để đo lường, đánh giá nợ xấu, thông thường các NHTM
thường sử dụng một số chỉ tiêu sau đây:

 Tổng số nợ xấu
Là chỉ tiêu phản ánh giá trị tuyệt đối của toàn bộ khoản nợ xấu của ngân hàng.
Chỉ tiêu này cho biết quy mô các khoản nợ xấu mà ngân hàng phải đối mặt nhưng chưa
cho biết trong tổng số dư nợ xấu nợ không có khả năng thu hồi là bao nhiêu, nợ có khả
năng thu hồi là bao nhiêu và cũng chưa phản ánh được tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ có
vượt mức khống chế theo khẩu vị rủi ro của ngân hàng là bao nhiêu.

 Tỷ lệ nợ xấu
Tổng nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu (%)= ------------------------------------- x 100

Tổng dư nợ cho vay
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay
của các tổ chức tín dụng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng
trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ
xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại.

 Tỷ lệ nợ khó đòi so với tổng dƣ nợ và nợ khó đòi so với nợ xấu:
Hai chỉ số này phản ánh chỉ tiêu tương đối của nợ khó đòi. Đây là những chỉ
tiêu phản ánh khá trung thực về thực tế và nguy cơ mất vốn của ngân hàng. Tỷ lệ này
càng lớn thì khả năng rủi ro mất vốn của ngân hàng càng cao.


12

 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng so với nợ xấu
Dự phòng RRTD
Tỷ lệ dự phòng RRTD so với nợ xấu (%) = ------------------------------------- x 100
Tổng nợ xấu
Tỷ lệ này phản ánh quỹ dự phòng rủi ro có khả năng bù đắp bao nhiêu cho các
khoản nợ xấu khi chúng chuyển thành các khoản nợ mất vốn. Nếu tỷ lệ này càng cao
thì khả năng quỹ dự phòng rủi ro đủ bù đắp các thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình
hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng lớn và ngược lại.
Tỷ lệ giữa dự phòng rủi ro tín dụng so với các khoản nợ xấu nói lên sự chuẩn bị
của ngân hàng cho các khoản tổn thất tín dụng thông qua việc trích lập quỹ dự phòng
tổn thất tín dụng hàng năm từ thu nhập hiện tại. Chỉ tiêu này càng cao thì sự chủ động
của ngân hàng khi có rủi ro tín dụng xảy ra càng cao.
Trong các nghiên cứu về nợ xấu của hệ thống NHTM, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư
nợ tín dụng thường được sử dụng nhiều nhất để phản ánh nợ xấu của các NHTM (Salas
và Saurina, 2002; Jimenex và Saurina, 2007; Louzis và cộng sự, 2012). Theo Louzis và
cộng sự (2012), tỷ lệ nợ xấu đại diện cho rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh

ngân hàng có thể sử dụng như là một chỉ tiêu đáng tin cậy để cảnh bảo sớm về khủng
hoảng ngân hàng, từ đó, có thể dẫn tới khủng hoảng kinh tế. Điều này được lý giải bởi
một cuộc khủng hoảng trong hoạt động ngân hàng sẽ bắt đầu từ sự khó khăn trong việc
đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các NHTM, xuất phát chính từ khó khăn trong việc
thu hồi nợ gốc và/hoặc lãi vay trong hoạt động tín dụng. Do vậy, tác giả sẽ chọn tỷ lệ
nợ xấu (NPL) làm biến phụ thuộc đại diện cho biến số nợ xấu trong bài nghiên cứu của
mình.


13

2.2 Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng thƣơng mại
2.2.1 Các nghiên cứu trƣớc ở nƣớc ngoài về các nhân tác động đến nợ xấu của
ngân hàng thƣơng mại
Abhiman Das và Saibal Ghosh (2007) sử dụng phương pháp ước lượng GMM
(Generalized Method of Moments) để kiểm tra các biến kinh tế vĩ mô và biến nội tại
ảnh hưởng đến khoản vay có vấn đề của các ngân hàng Ấn Độ trong giai đoạn 19942005. Kết quả cho thấy, cả yếu tố vĩ mô và yếu tố vi mô đều ảnh hưởng đến khoản vay
có vấn đề. Các yếu tố thuộc về ngân hàng là tăng trưởng tín dụng, chi phí hoạt động và
quy mô ngân hàng.
Ranjan và Dhal (2003) sử dụng phân tích hồi quy với dữ liệu bảng cho rằng yếu
tố vĩ và yếu tố vi mô như điều khoản tín dụng, quy mô ngân hàng, chính sách tín dụng
và lãi suất cho vay tác động rất lớn đến tỷ lệ nợ xấu cùa các NHTM Ấn Độ.
Salas và Saurina (2002) đã sử dụng mô hình kiểm định với dữ liệu bảng giai
đoạn 1985- 1997 để tìm ra các yếu tố gây ra nợ xấu cho các ngân hàng thương mại ở
Tây Ban Nha. Nghiên cứu cho thấy sự mở rộng tín dụng nhanh chóng, quy mô ngân
hàng, tỷ lệ an toàn vốn và vị thế của ngân hàng trên thị trường tài chính tác động đến tỷ
lệ nợ xấu của các NHTM Tây Ban Nha.
Khemraj, Pasha (2009), đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy và bảng dữ
liệu trong 10 năm (1994-2004) để xác định mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô,
các yếu tố nội bộ ngân hàng với tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM Guyana. Kết quả nghiên

cứu đối với các biến số nội tại của ngân hàng cho thấy rằng các ngân hàng có tốc độ
tăng trưởng tín dụng cao có thể sẽ có ít tỷ lệ nợ xấu, điều này mâu thuẫn với những
nghiên cứu trước đó. Hơn nữa quy mô ngân hàng không có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ
lệ nợ xấu.
Louzis và cộng sự (2010), đã nghiên cứu mô hình kiểm định trên cở sở các nhân
tố vi mô và các nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng đối với sự thay đổi của nợ xấu


14

trong hệ thống ngân hàng thương mại Hy Lạp từ quý I năm 2003 đến quý III năm
2009. Kết quả nghiên cứu cho các nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng là quy mô ngân
hàng, nợ xấu thời kỳ trước có quan hệ ngược chiều đến tỷ lệ nợ xấu.
2.2.2 Các nghiên cứu trƣớc ở Việt Nam về các nhân tác động đến nợ xấu của ngân
hàng thƣơng mại
Đỗ Quỳnh Anh, Nguyễn Đức Hùng (2013), “Phân tích thực tiễn về những yếu
tố quyết định nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Dữ liệu nghiên cứu
được thu thập từ 10 ngân hàng thương mại lớn của Việt Nam trong giai đoạn 20052006 và 2010-2011. Các nhân tố đưa vào mô hình cứu bao gồm cả nhân tố vĩ mô và vi
mô. Kết quả của nghiên cứu cho thấy các nhân tố vi mô thuộc về ngân hàng như: Quy
mô ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu thời kỳ trước tác động cùng
chiều đến nợ xấu. Còn nhân tố tăng trưởng tín dụng thì cho tác động ngược chiều với
nợ xấu.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh (2014) về yếu tố tác động đến nợ xấu
các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007-2014. Ba mô hình ước lượng dữ
liệu bảng là hiệu ứng cố định FEM, phương pháp mô men tổng quát GMM dạng sai
phân và GMM dạng hệ thống được sử dụng để kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố
đến nợ xấu NHTMVN. Kết quả cho thấy cả yếu tố đặc thù và vĩ mô đều tác động quan
trọng đến nợ xấu của hệ thống NHTMVN. Trong đó, khả năng sinh lợi và tăng trưởng
kinh tế là những yếu tố chính có tác động ngược chiều đến nợ xấu hệ thống NHTMVN.
Ngoài ra, nợ xấu trong quá khứ, quy mô ngân hàng, tăng trưởng tín dụng tác động cùng

chiều đến nợ xấu.
Nghiên cứu của Nguyễn Minh Huệ, (2014) cũng phân tích các nhân tố tác động
đến tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Cụ thể, năm nhân tố bao gồm tỷ lệ
tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, khả năng sinh lợi của ngân hàng,
quy mô ngân hàng và kỹ năng quản lý. Các nhân tố này đã được phân tích bằng mô


15

hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM nhằm đánh giá mối quan hệ giữa các nhân tố này với
tỷ lệ thay đổi của mức nợ xấu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tăng trưởng tín dụng,
khả năng sinh lợi và quy mô ngân hàng có quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu. Tỷ lệ
dự phòng rủi ro tín dụng tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu.
Nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Kiệt, Đinh Hùng Phú (2015) về các yếu tố vĩ mô
và vi mô tác động đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nghiên cứu này phân
tích tác đông của các yếu tố vĩ mô và vi mô đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt
Nam. Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu bảng của 32 ngân hàng thương mại Việt Nam
trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2013.
Thông qua cách tiếp cận REM và FEM trong mô hình tĩnh, cùng với các tiếp
cận GMM trong mô hình động, nghiên cứu đã cho thấy được các yếu tố vĩ mô (tăng
trưởng kinh tế và nợ công chính phủ) tác động có ý nghĩa thống kê đến nợ xấu của hệ
thống ngân hàng Việt Nam. Trong đó, tăng trưởng kinh tế tác động tích cực làm giảm
nợ xấu còn nợ công chính phủ thì tác động tiêu cực làm tăng nợ xấu của hệ thống ngân
hàng Việt Nam.
Bên cạnh đó, các yếu tố vi mô của các ngân hàng (nợ xấu kỳ trước, quy mô hoạt
động, tăng trưởng tín dụng, hiệu quả kinh doanh và hiệu quả quản lý) cũng có tác động
có ý nghĩa thống kê đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nợ xấu kỳ trước,
tăng trưởng tín dụng, hiệu quả kinh doanh và hiệu quả quản lý tác động tích cực làm
giảm nợ xấu còn qui mô ngân hàng thì tác động tiêu cực làm tăng nợ xấu của hệ thống
ngân hàng Việt Nam.

Nghiên cứu của Trần Trọng Phong (2015), về các nhân tố ảnh hưởng đến nợ
xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mẫu gồm 15 ngân
hàng thương mại lớn tại Việt Nam, giai đoạn 2007-2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy
tỷ lệ nợ xấu thời kỳ trước, kết quả kinh doanh trong quá khứ, sự kém hiệu quả, quy mô
ngân hàng và tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản đều ảnh hưởng cùng chiều đến nợ xấu.


16

Riêng tỷ lệ lạm phát và tỳ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tăng lại làm giảm nợ xấu
của ngân hàng.
Bảng2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trƣớc về các yếu tố ảnh hƣởng đến nợ xấu các
ngân hàng thƣơng mại
Nguyễn
Abhiman
Das và

Tuấn

Trần

Kiệt,

Trọng

Đỗ

Nguyễn

Đinh


Phong

Nguyễn

Các yếu tố

Salas, và

Saibal

Khemraj,

Quỳnh

Hồng

Hùng

cùng

Minh

(nội tại của

Saurina

Ghosh

Pasha


Anh

Vinh

Phú

cộng sự

Huệ

ngân hàng)

(2002)

(2007)

(2009)

(2014)

(2014

(2015)

(2015)

(2014)

Quy mô ngân

hàng (SIZE)

(+)

(+)

Tỷ lệ cho vay
trên tổng tài

(+)

sản (LAR)

(+)

Tăng trƣởng
dƣ nợ
(LOANG)

(+)

(-)

(-)

(-)

( -)

Tỷ lệ dự

phòng rủi ro
tín dụng

(+)

(LLR)
Tỷ lệ vốn chủ

(-)

sở hữu (CAP)

Chú thích: (+): Tác động cùng chiều
(-): Tác động ngược chiều


17

Kết luận chƣơng 2
Trong chương này, tác giả trình bày cơ sở lý thuyết về nợ xấu, nguyên nhân gây
ra nợ xấu, những ảnh hưởng tiêu cực của nợ xấu, các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu ở
những nghiên cứu trước, làm cơ sở để trích lọc ra các nhân tố tác động đến nợ xấu mà
tác giả có thể đo lường được từ báo cáo tài chính các ngân hàng để xây dựng nghiên
cứu ở chương 4


18

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

3.1 Diễn biến nợ xấu của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
Gần ba năm sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 nổ ra, khó khăn
của hệ thống ngân hàng Việt Nam mới thực sự bộc lộ khi tỷ lệ nợ xấu bắt đầu tăng
nhanh từ cuối 2010. Cùng với những khó khăn do tác động của lạm phát và lãi suất
cao, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đã tăng đến mức cần báo động. Số
tuyệt đối nợ xấu năm 2011 theo ước tính của NHNN vào khoảng 85 ngàn tỷ đồng.
Trong giai đoạn, 2008 – 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân là 26,56%, nhưng
tốc độ tăng trưởng nợ xấu lại ở mức 51%. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ bình quân của
20 ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2012 tăng đến 2,85%. Lúc này, nợ xấu được
quan tâm không chỉ ở cấp độ NHTM, hay NHNN mà còn lên ở nghị trường Quốc hội
lẫn Chính phủ.
Bảng 3.1: Tỷ lệ nợ xấu bình quân của 20 ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015


2.18

1.50

1.58

2.27

2.85

2.59

2.32

1.76

Tỷ lệ
nợ xấu

(Nguồn: Nguồn thu thập và tính toán trong mẫu nghiên cứu của tác giả bao gồm 160
quan sát được thể hiện qua 20 ngân hàng thương mại giai đoạn 2008-2015)
Sang đến năm 2013, tỷ lệ nợ xấu bình quân tại các ngân hàng thương mại có
giảm so với năm 2012 nhưng vẫn duy trì ở mức cao. Lúc này, nợ xấu thật sự là mối đe
dọa đến an ninh hệ thống ngân hàng và ổn định tài chính quốc gia. Nợ xấu đã ngày
càng xấu lẫn vượt tầm kiểm soát của từng ngân hàng.


19

Nợ xấu chỉ bắt đầu giảm nhanh khi Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín

dụng Việt Nam (VAMC) chính thức đi vào hoạt động và mua nợ vào tháng 8/2013.
Chỉ sau 4 tháng đi vào hoạt động, VAMC đã mua được 40.000 tỷ đồng nợ xấu của các
TCTD. Theo đó, nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã giảm từ 4,64% trong tháng 8 xuống
còn 3,61% vào tháng 12/2013. Tuy vậy, nợ xấu của hệ thống ngân hàng có xu hướng
tăng nhanh trong những tháng đầu năm 2014 do kinh tế vĩ mô chưa có nhiều cải thiện,
doanh nghiệp còn khó khăn, TCTD áp dụng các chuẩn mới về phân loại nợ như Thông
tư số 09/2014/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
02/2013/TT-NHNN; cho phép các TCTD tiếp tục được thực hiện việc cơ cấu lại thời
hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ kể từ ngày 20/3/2014 đến hết ngày 1/4/2015 nhưng
mỗi khoản nợ chỉ được cơ cấu lại một lần.
Ngoài ra, NHNN ban hành Quyết định 780/QĐ-NHNN cho phép các TCTD
được giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ nếu
doanh nghiệp có triển vọng phục hồi sản xuất. Nhờ vậy, nợ xấu trong năm 2014 đã
giảm mạnh. Tuy nhiên, cây "đũa thần" làm giảm nợ xấu của các TCTD là VAMC.
Theo đó, năm 2014, VAMC đã mua được 123.000 tỷ đồng của 39 TCTD bằng trái
phiếu đặc biệt. Nợ xấu được kiềm chế và tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của các TCTD đến
cuối năm 2014 là 145.200 tỷ đồng tương đương 3,25% tổng dư nợ và nợ xấu theo số
liệu giám sát của NHNN là 214.900 tỷ đồng, tương đương 4,83% tổng dư nợ.


×