Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Ảnh hưởng của mở rộng tín dụng đến quyết định đầu tư và quyết định tài trợ của các công ty niêm yết việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.45 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THẮM

ẢNH HƯỞNG CỦA MỞ RỘNG TÍN DỤNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ VÀ QUYẾT ĐỊNH TÀI TRỢ
CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THẮM

ẢNH HƯỞNG CỦA MỞ RỘNG TÍN DỤNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ VÀ QUYẾT ĐỊNH TÀI TRỢ
CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ kinh tế “Ảnh hưởng của mở rộng tín
dụng đến quyết định đầu tư và quyết định tài trợ của các công ty niêm yết Việt
Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hỗ trợ từ phía Giảng viên hướng
dẫn là TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên. Các số liệu được sử dụng để phân tích, đánh giá
trong Luận văn có nguồn gốc rõ ràng và được tổng hợp từ những nguồn thông tin
đáng tin cậy. Nội dung Luận văn đảm bảo không sao chép bất cứ công trình nghiên
cứu nào khác.
TP.HCM, ngày 19 tháng 06 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Thị Thắm


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... I
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... III
TÓM TẮT ............................................................................................................... IV
ABSTRACT ..............................................................................................................V
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .......................................................................1
1.1.
1.2.
1.3.

1.4.

Lý do chọn đề tài ..........................................................................................1
Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................2
Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................3
Bố cục của đề tài ..........................................................................................4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC BẰNG CHỨNG THỰC
NGHIỆM ....................................................................................................................6
2.1. Tổng quan lý thuyết ......................................................................................6
2.1.1. Các quyết định tài chính của doanh nghiệp ..............................................6
2.1.2. Khung lý thuyết về mở rộng tín dụng .....................................................11
2.2. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm ....................................................19
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................27
3.1. Dữ liệu nghiên cứu .....................................................................................27
3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................28
3.2.1. Mô hình nghiên cứu và mô tả biến .........................................................28
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu và trình tự thực hiện ......................................32
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................33
4.1. Mô tả thống kê ............................................................................................33
4.2. Kết quả hồi quy ..........................................................................................36
4.2.1. Mở rộng tín dụng và tỷ lệ đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp .............36
4.2.2. Mở rộng tín dụng và tài trợ cho vay .......................................................39
4.2.3. Mở rộng tín dụng và phát hành vốn cổ phần ..........................................40
4.2.4. Mở rộng tín dụng và đầu tư doanh nghiệp .............................................43
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................45
5.1.
5.2.

Kết luận và kiến nghị..................................................................................45

Hạn chế của đề tài ......................................................................................47

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................48
PHỤ LỤC .................................................................................................................51


iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.2- 1 Định nghĩa và cách tính biến .................................................................31
Bảng 4.1- 1 Mô tả thống kê phân theo các nhóm doanh nghiệp ...............................33
Bảng 4.1- 2 Mô tả thống kê các biến nghiên cứu .....................................................34
Bảng 4.1- 3 Giá trị trung bình 4 biến INV, LEVERAGE, LOAN, EQUITY ...........35
Bảng 4.1- 4 Giá trị trung bình các biến nghiên cứu phân theo giai đoạn mở rộng tín
dụng .........................................................................................................36
Bảng 4.2- 1 Tỷ lệ đòn bẩy tài chính trước và trong giai đoạn mở rộng tín dụng .....37
Bảng 4.2- 2 Kiểm định ATT - Tỷ lệ đòn bẩy tài chính trước và trong giai đoạn mở
rộng tín dụng ............................................................................................38
Bảng 4.2- 3 Tài trợ cho vay trước và trong giai đoạn mở rộng tín dụng ..................39
Bảng 4.2- 4 Kiểm định ATT-Tài trợ cho vay trước và trong giai đoạn mở rộng tín
dụng .........................................................................................................40
Bảng 4.2- 5 Phát hành vốn cổ phần trước và trong giai đoạn mở rộng tín dụng ......41
Bảng 4.2- 6 Kiểm định ATT- Phát hành vốn cổ phần trước và trong giai đoạn mở
rộng tín dụng ............................................................................................42
Bảng 4.2- 7 Đầu tư của doanh nghiệp trước và trong giai đoạn mở rộng tín dụng ..43
Bảng 4.2- 8 Kiểm định ATT- Đầu tư trước và trong giai đoạn mở rộng tín dụng ...44


iv


TÓM TẮT
Bài nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu tìm ra bằng chứng cho thấy hệ
thống Ngân hàng mở rộng tín dụng tác động đến việc thực hiện quyết định đầu tư
và quyết định tài trợ của các nhóm doanh nghiệp nghiên cứu, là doanh nghiêp có
quy mô nhỏ, doanh nghiệp có quy mô lớn, doanh nghiệp sở hữu Nhà nước và doanh
nghiệp không có sở hữu Nhà nước tại Việt Nam. Với việc sử dụng phương pháp mô
tả thống kê và phương pháp ảnh hưởng trung bình của Abadie-Imben ATT
(Treatment to the treated) trên mẫu dữ liệu gồm 510 công ty trong giai đoạn 2009 –
2018 bài nghiên cứu cho thấy mở rộng tín dụng có tác động đến quyết định đầu tư
và quyết định tài trợ, với các nhóm doanh nghiệp có đặc điểm khác nhau thì tác
động này cũng khác nhau.
Thứ nhất, mở rộng tín dụng ngân hàng có tác động gia tăng tỷ lệ đòn bẩy tài
chính trong các doanh nghiệp có quy mô lớn và doanh nghiệp sở hữu Nhà nước.
Thứ hai, chưa tìm thấy tác động rõ ràng của mở rộng tín dụng đến tài trợ cho
vay của các nhóm doanh nghiệp.
Thứ ba, mở rộng tín dụng ngân hàng có tác động gia tăng phát hành vốn cổ
phần ở nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn, doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước. Tuy
nhiên, ở nhóm các công ty có quy mô nhỏ lại có tác động ngược lại.
Cuối cùng, mở rộng tín dụng ngân hàng có tác động tích cực đến quyết định
đầu tư ở các nhóm doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp không có sở hữu Nhà
nước.
Từ khóa: Mở rộng tín dụng, Quy mô doanh nghiệp, Sở hữu nhà nước, Quyết định
đầu tư, Quyết định tài trợ.


v

ABSTRACT
The study examine the impact of credit expansion on the implementation of
investment decisions and financing decisions of research enterprises, is a smallscale enterprise. , large-scale enterprises, state-owned enterprises and non-stateowned enterprises in Vietnam. With the use of statistical descriptive methods and

methods of average influence of Abadie-Imben ATT (Treatment to the treated) on
510 companies in the period of 2009 - 2018 showed that the credit expansion has an
impact on investment decisions and financing decisions, with different groups of
businesses having different characteristics.
First, credit expansion has an impact on increasing leverage ratios in largescale enterprises and state-owned enterprises.
Secondly, there is no clear impact of credit expansion on loan financing of
business groups.
Thirdly, expanding credit has an impact on increasing the issue of equity in
large-scale and state-owned enterprises. However, the smal-scale enterprises has the
opposite effect.
Finally, credit expansion has a positive impact on investment decisions in
groups of businesses, especially non-state-owned enterprises.
Keywords: Credit expansion, Enterprise size, State ownership, Investment
decision, Financing decision.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài
Chính sách tiền tệ và cung cấp khoản vay ngân hàng thường được sử dụng để
kích thích tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia mới nổi. Một hiện tượng trong những
năm gần đây là có sự tăng trưởng tín dụng đáng kể từ năm 2008 tại các thị trường
mới nổi lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil (Onaran, 2013). Riêng
Trung Quốc, việc cung cấp các khoản vay ngân hàng đã gia tăng đáng kể trong năm
2009 và năm 2010 sau khi thông qua một chính sách tiền tệ mở rộng. Jianfu Shen,
Michael Firth, Winnie P.H. Poon (2016) đã trưng ra bằng chứng cho thấy, để giảm
thiểu những cú sốc từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, thông qua chính sách tài
khóa mở rộng và chính sách tiền tệ để kích thích tăng trưởng kinh tế vào cuối năm
2008, Chính quyền trung ương Trung Quốc đã thay đổi chính sách tiền tệ sang mức

độ nới lỏng, được quản lý bởi một số công cụ để thúc đẩy cung cho vay ngân hàng
giữa cuối năm 2008 và năm 2010. Trong suốt quá trình bùng nổ tín dụng này, các
doanh nghiệp có quy mô lớn và doanh nghiệp sở hữu Nhà nước ở Trung Quốc đã có
sự gia tăng tỷ lệ đòn bẩy tài chính sử dụng trong cấu trúc vốn nhiều hơn trong việc
thực hiện quyết định đầu tư trong khi các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và doanh
nghiệp không có sở hữu Nhà nước thì lại không có thay đổi đáng kể trong việc lựa
chọn nguồn tài trợ thông qua hình thức vay vốn của ngân hàng.
Trong khi đó, ở Việt Nam, năm 2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã xây
dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng ở mức 17%, có điều chỉnh phù hợp với điều
kiện thực tế. Nhờ vậy, tín dụng đã tăng ngay từ đầu năm và tăng đều qua các tháng.
Ðến hết tháng 6 năm 2018, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt quanh mức 7%.
Trong bối cảnh đó, theo số liệu báo cáo trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp
quốc gia thì chỉ trong 10 tháng của năm 2018, cả nước có 109.611 doanh nghiệp
thành lập mới với số vốn đăng ký là 1.115.952 tỷ đồng, tăng 4,3% về số doanh


2

nghiệp và tăng 9,2% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017 1. Tuy nhiên, số
doanh nghiệp ngừng hoạt động, phá sản cũng ngày càng gia tăng. Cụ thể, số doanh
nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn của cả nước là 24.467 doanh
nghiệp, tăng 24,7% so với cùng kỳ của năm 2017; số lượng doanh nghiệp ngừng
hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể là 53.937 doanh nghiệp, tăng 62,6%; số
doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 13.307 doanh nghiệp, tăng 35,9%2. Vậy,
nguyên nhân của tình trạng này là do đâu? Có phải là do thiếu hay do hạn chế trong
hệ thống quản lý, nguồn vốn không được đảm bảo, các tổ chức tín dụng chưa phối
hợp tốt với các doanh nghiệp; doanh nghiệp đầu tư ồ ạt vào những lĩnh vực chưa
hiểu rõ thị trường hay không? Liệu sự khác biệt giữa các doanh nghiệp có quy mô
lớn và các doanh nghiệp có quy mô nhỏ; giữa các doanh nghiệp sở hữu Nhà nước
và các doanh nghiệp không có sở hữu Nhà nước thì chính sách mở rộng tín dụng

của hệ thống Ngân hàng Việt Nam có tác động như thế nào đến quyết định đầu tư
và quyết định tài trợ của các doanh nghiệp Việt Nam? Với mong muốn làm rõ hơn
về sự sai khác đó, đi sâu vào phân tích tác động của mở rộng tín dụng đối với những
thay đổi trong việc thực hiện các quyết định tài chính của doanh nghiệp, nghiên cứu
tại nền kinh tế Việt Nam, tác giả đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng
của mở rộng tín dụng đến quyết định đầu tư và quyết định tài trợ của các công ty
niêm yết Việt Nam” cho Luận văn Thạc sĩ của mình với mong muốn kết quả nghiên
này sẽ nới rộng thêm bằng chứng về ảnh hưởng của mở rộng tín dụng đến việc thực
hiện quyết định đầu tư và quyết định tài trợ của các công ty.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu trưng ra bằng chứng cho thấy hệ
thống Ngân hàng Việt Nam mở rộng tín dụng tác động đến việc thực hiện quyết
định đầu tư và quyết định tài trợ của các nhóm doanh nghiệp nghiên cứu, là doanh
nghiêp có quy mô nhỏ, doanh nghiệp có quy mô lớn, doanh nghiệp sở hữu Nhà

1

Nguồn: Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia:

2

Nguồn: Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia:


3

nước và doanh nghiệp không có sở hữu Nhà nước tại Việt Nam. Để hoàn thành mục
tiêu nghiên cứu này, nội dung bài nghiên cứu sẽ giải quyết các vấn đề sau đây:
Thứ nhất, đánh giá mối quan hệ của mở rộng tín dụng ngân hàng đối với ba
khía cạnh: sự thay đổi của đòn bẩy tài chính và tài trợ cho vay; sự thay thế giữa vốn

vay và vốn cổ phần; những thay đổi trong mức độ đầu tư của doanh nghiệp.
Thứ hai, đánh giá những khác biệt về ba khía cạnh trên giữa doanh nghiệp có
quy mô lớn với doanh nghiệp có quy mô nhỏ; giữa doanh nghiệp sở hữu Nhà nước
với doanh nghiệp không có sở hữu Nhà nước. Qua đó đưa ra nhận xét về những ảnh
hưởng khác nhau của những rào cản thị trường và mở rộng tín dụng của hệ thống
Ngân hàng đến quyết định đầu tư và quyết định tài trợ của doanh nghiệp.
1.3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng dữ liệu từ các báo cáo tài chính và
giá cổ phiếu được thu thập trong vòng mười năm kể từ năm 2009 đến năm 2018 của
510 công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Vì trong
giai đoạn 2007 – 2008, khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra đã đem đến nhiều hệ
quả tiêu cực cho nền kinh tế Việt Nam và đặc biệt là làm cho tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trở nên xấu đi rất nhiều. Bước
qua năm 2009, kinh tế Việt Nam bắt đầu phục hồi trở lại nhưng do còn chịu hậu quả
của cuộc khủng hoảng nên vẫn còn trong giai đoạn vô cùng khó khăn. Tiếp theo sau
đó, Việt Nam dần dần từng bước khôi phục và phát triển nền kinh tế nhờ việc thông
qua khá nhiều các chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước, đặc biệt là chính sách
mở rộng tín dụng của hệ thống Ngân hàng đã giúp cho một số doanh nghiệp Việt
Nam tiếp cận tốt hơn vơi nguồn vốn từ đó chủ động trong quá trình sản xuất kinh
doanh hơn. Đến năm 2013, chính sách này được phổ biến rộng rãi và qua đó, nền
kinh tế Việt Nam cũng có nhiều chuyển biến tích cực rõ rệt. Chính vì vậy, tác giả
chia khoảng thời gian này ra hai giai đoạn, giai đoạn 2009 – 2012 gọi là thời kỳ
trước mở rộng tín dụng và giai đoạn 2013–2018 gọi là thời kỳ mở rộng tín dụng. Dữ
liệu được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng chủ yếu từ website vietstock.vn,


4

cafef.vn và cophieu68.com. Mẫu dữ liệu bao gồm các công ty được niêm yết trên
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch Chứng khoán Thành

phố Hồ Chí Minh (HSX).
Nguồn dữ liệu trên được tác giả trình bày theo dữ liệu bảng, được nghiên cứu
theo phương pháp định lượng với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 13.0 nhằm hoàn
thành mục tiêu so sánh, đánh giá sự sai khác theo như yêu cầu đặt ra.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp khác biệt trong khác
biệt DID (Difference-In-Differences) hay còn gọi là phương pháp sai biệt kép, kết
hợp với phương pháp ảnh hưởng trung bình của Abadie-Imben ATT (Treatment to
the treated) để ước lượng sự khác biệt, so sánh những thay đổi trong tài trợ doanh
nghiệp và tỷ lệ đầu tư giữa các nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn với nhóm doanh
nghiệp có quy mô nhỏ; giữa nhóm doanh nghiệp sở hữu Nhà nước với nhóm doanh
nghiệp không có sở hữu Nhà nước trước và trong giai đoạn mở rộng tín dụng ngân
hàng. Từ đó đưa ra kết luận về sự sai khác trong ảnh hưởng của mở rộng tín dụng
ngân hàng đến từng nhóm doanh nghiệp nghiên cứu.
1.4. Bố cục của đề tài
Nội dung bài nghiên cứu bao gồm năm chương, được trình bày và sắp xếp
theo thứ tự như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài. Trong chương này, tác giả trình bày tổng quan
chung về bài nghiên cứu, bao gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và bố cục của bài nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây về mở rộng tín dụng ngân
hàng, tài trợ doanh nghiệp và các quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Trong
chương này, tác giả trình bày tổng quan lý thuyết về mở rộng tín dụng ngân hàng,
quyết định đầu tư và quyết định tài trợ của doanh nghiệp. Đồng thời, tác giả cũng
đưa ra những bằng chứng thực nghiệm trên thế giới để có một cái nhìn tổng thể về
vấn đề mở rộng tín dụng ngân hàng cũng như các quyết định trong chính sách của
doanh nghiệp và thấy được sự khác biệt giữa các nhóm doanh nghiệp khi phản ứng


5


với sự mở rộng tín dụng ngân hàng như thế nào, từ đó làm cơ sở lý luận cho bài
nghiên cứu này.
Chương 3: Dữ liệu, mô hình và phương pháp nghiên cứu. Đây là chương sẽ
thể hiện một cách cụ thể và chi tiết về các dữ liệu nghiên cứu, các biến cũng như
mô hình và trình tự hồi quy, các kiểm định có liên quan.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Từ những kết quả hồi quy và kiểm định, tác
giả tiến hành xử lý và báo cáo kết quả, đồng thời trình bày ý nghĩa của các kết quả
thu được. Không những thế, tác giả còn đi sâu vào tìm hiểu một cách chi tiết mối
quan hệ giữa mở rộng tín dụng ngân hàng với cấu trúc vốn, tài trợ cho vay, phát
hành vốn cổ phần và đầu tư. Đồng thời tác giả so sánh sự khác biệt trong động thái
của các nhóm doanh nghiệp khi có mở rộng tín dụng ngân hàng.
Chương 5: Kết luận. Đây là chương giúp tác giả tổng kết lại các kết quả của
bài nghiên cứu khi trình bày vấn đề nghiên cứu, từ đó đưa ra những hạn chế của bài
nghiên cứu này. Qua đó làm tiền đề cho những bài nghiên cứu kế tiếp.


6

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC BẰNG
CHỨNG THỰC NGHIỆM
2.1. Tổng quan lý thuyết
2.1.1. Các quyết định tài chính của doanh nghiệp
Hiện nay, khi nhắc đến các quyết định tài chính của doanh nghiệp, điều đó
hàm ý đến các quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định phân phối. Hay
nói cách khác, quản trị tài chính doanh nghiệp sẽ có liên quan đến việc tìm kiếm
nguồn tiền và sử dụng tiền như thế nào để giá tăng giá trị doanh nghiệp và tối đa
hóa thu nhập của chủ sở hữu. Đó là những quyết định chiến lược đặc biệt quan
trọng liên quan đến sự phát triển, tồn vong của một doanh nghiệp và cũng là đề tài
tốn nhiều giấy mực của giới học thuật về tài chính kinh tế. Tuy nhiên, khi mở rộng
tín dụng ngân hàng xảy ra, quyết định đầu tư và quyết định tài trợ là hai quyết định

chịu ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc nhất. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn nghiên
cứu về hai quyết định này để từ đó xem xét sự ảnh hưởng của mở rộng tín dụng.
2.1.1.1.

Quyết định đầu tư

Trần Ngọc Thơ (2018) cho rằng quyết định đầu tư là một trong các quyết định
quan trọng nhất của doanh nghiệp khi hoạch định chiến lược tài chính vì thông qua
quyết định đầu tư, giá trị cho doanh nghiệp sẽ được tạo ra. Một quyết định đầu tư
đúng đắn sẽ đem lại giá trị cho doanh nghiệp, qua đó làm gia tăng giá trị tài sản cho
chủ sở hữu. Tuy nhiên, nếu một quyết định đầu tư thiếu chính xác sẽ là một tổn thất
đối với doanh nghiệp bởi không những không đem lại lợi ích mà còn làm thiệt hại
tài sản của doanh nghiệp.
Đối với quyết định đầu tư, mua sắm tài sản, nhà quản trị phải xác định nên
dành bao nhiêu cho tiền mặt, bao nhiêu cho khoản phải thu và bao nhiêu cho hàng
tồn kho để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi vì mỗi tài sản với những
đặc trưng riêng biệt sẽ có tốc độ chuyển hóa thành tiền riêng và khả năng sinh lợi
cũng khác nhau.


7

Quyết định đầu tư liên quan đến tổng giá trị tài sản cũng như giá trị tài sản
ngắn hạn và tài sản dài hạn cần có đồng thời cũng liên quan đến mối quan hệ cân
đối giữa từng loại tài sản này. Cụ thể có thể kể đến một số quyết định đầu tư như:
-

Quyết định tồn quỹ tiền mặt, tồn kho; quyết định chính sách bán chịu hàng

hóa và các quyết định đầu tư tài chính ngắn hạn khác.

-

Quyết định mua sắm mới, quyết định thay thế những tài sản cố định đã cũ

hay quyết định đầu tư dự án, đầu tư tài chính dài hạn.
-

Quyết định sử dụng đòn bẩy hoạt động và quyết định điểm hòa vốn.
Khi nhắc đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp, quyết định đầu tư dài hạn

có tính chất chiến lược và giữ vị trí vô cùng quan trọng bởi đây là nhân tố quyết
định sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai:
-

Đa phần các quyết định đầu tư dài hạn đều ảnh hưởng ít nhiều đến quy mô

cũng như trình độ công nghệ của doanh nghiệp, qua đó tác động đến chất lượng của
những sản phẩm trong tương lai và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp.
-

Các quyết định đầu tư dài hạn thường yêu cầu phải sử dụng một nguồn lực

tài chính khá lớn của doanh nghiệp để thực hiện. Nếu quyết định này là đúng đắn sẽ
đem đến hiệu quả sử dụng vốn rất lớn.
-

Nếu xảy ra sai lầm trong các quyết định đầu tư dài hạn thường rất khó sửa

chữa, tốn rất nhiều thời gian hoặc không thể sửa chữa được gây nên những tổn thất

vô cùng lớn cho doanh nghiệp, có thể dẫn doanh nghiệp đến tình trạng kiệt quệ hoặc
đứng bên bờ vực thẳm của sự phá sản.
Chính vì vậy, để có thể đi đến một quyết định đầu tư đúng đắn đòi hỏi nhà
quản trị phải thận trọng cân nhắc kỹ lưỡng nhiều vấn đề, xem xét tính toán đến
nhiều yếu tố, trường hợp có thể xảy ra.
Quyết định đầu tư của doanh nghiệp có thể chịu tác động của các nhân tố:


8

-

Chính sách kinh tế của Nhà nước: trên cơ sở pháp luật về kinh tế và các

chính sách kinh tế, Nhà nước tạo môi trường và hành lang để các doanh nghiệp phát
triển sản xuất kinh doanh và hướng các hoạt động đó theo kế hoạch vĩ mô.
-

Yếu tố thị trường: hiện nay các doanh nghiệp đang tồn tại trong thị trường

cạnh tranh, chính vì vậy vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là phải làm sao để sản xuất
các sản phẩm phù hợp với nhu cầu hiện tại và thị hiếu của người tiêu dùng, đồng
thời dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai để lựa chọn phương thức đầu tư
thích hợp nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho bản thân doanh nghiệp mình trên thị
trường.
-

Lãi suất tiền vay và thuế: sự thay đổi trong lãi suất tiền vay cũng như trong

chính sách thuế sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí đầu tư của doanh

nghiệp, từ đó tác động trực tiếp đến lợi nhuận thu được của doanh nghiệp từ các
hoạt động đầu tư.
-

Sự tiến bộ của khoa học công nghệ: đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức

đối với doanh nghiệp, không những yêu cầu doanh nghiệp phải có quyết định phù
hợp trong sự lựa chọn các trang thiết bị, phương pháp khấu hao tài sản cố định, chất
lượng và giá thành sản phẩm, …mà còn đòi hỏi doanh nghiệp phải dám chấp nhận
mạo hiểm để phát triển những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp không tiếp cận kịp thời với những
tiến bộ này rất có thể sẽ cho ra đời những sản phẩm lạc hậu, không có thị trường
tiềm năng để tiêu thụ và doanh nghiệp đó sẽ sớm bị loại ra khỏi thị trường
-

Mức độ rủi ro của đầu tư: mỗi quyết định đầu tư kèm theo những lợi nhuận

có thể mang lại đó là mức độ rủi ro do những biến động trong tương lai. Việc đo
lường mức độ rủi ro trong tương lai sẽ giúp các nhà quản trị mạnh dạn đầu tư hoặc
hạn chế đầu tư hơn.
-

Khả năng tài chính của doanh nghiệp: để thực hiện một dự án, một quyết

định đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phải có chi phí, không chỉ chi phí thực hiện mà
còn cả chi phí duy trì dài hạn trong tương lai. Tuy nhiên, một doanh nghiệp lại có
mức khả năng tài chính bị giới hạn nên không thể thực hiện những quyết định đầu


9


tư vượt quá khả năng tài chính của bản thân. Và đây chính là một nhân tố nội tại
ảnh hưởng đến việc ra các quyết định đầu tư.
2.1.1.2.

Quyết định tài trợ

Nguồn tài trợ của doanh nghiệp chính là các nguồn vốn mà doanh nghiệp sử
dụng để đầu tư, mua sắm tài sản cho doanh nghiệp, hay còn gọi là nguồn hình thành
nên tài sản của doanh nghiệp.
Để tài trợ cho các quyết định đầu tư của doanh nghiệp, các nhà quản trị phải
tìm kiếm những nguồn vốn thích hợp, nên sử dụng vốn chủ sở hữu hay vốn vay,
vốn vay ngắn hạn hay vay dài hạn. Các nguồn vốn đó có thể huy động từ đâu, huy
động bao nhiêu và bằng cách nào, chi phí huy động tính như thế nào. Họ còn nghiên
cứu xem còn hình thức tài trợ nào khác phù hợp với doanh nghiệp hay không và
một tổ hợp tài trợ như thế nào thì được xem là tối ưu. Đó là các vấn đề cần đặt ra
trước khi quyết định tài trợ cho doanh nghiệp, Trần Ngọc Thơ (2018).
Một số quyết định liên quan đến nguồn vốn có thể kể đến là:
-

Quyết định huy động nguồn vốn ngắn hạn bao gồm quyết định vay ngắn hạn

hay sử dụng tín dụng thương mại, quyết định vay ngân hàng hay sử dụng tín phiếu
công ty.
-

Quyết định huy động nguồn vốn vay dài hạn bao gồm quyết định sử dụng nợ

hay sử dụng vốn cổ phần, quyết định vay dài hạn ngân hàng hay phát hành trái
phiếu công ty, quyết định sử dụng vốn cổ phần thường hay vốn cổ phần ưu đãi.

Có một quyết định tài trợ đúng đắn và hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo
nguồn vốn hoạt động cũng như tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, để ra
một quyết định tài trợ đúng đắn là không dễ dàng đối với bất kỳ một nhà quản trị
nào, điều này không chỉ đòi hỏi người ra quyết định phải nắm bắt tốt tình hình thực
tế, biết và sử dụng thành thạo các công cụ tính toán mà còn phụ thuộc rất nhiều vào
những nhân tố quan trọng khác.


10

Quyết định tài trợ của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi một số nhân tố
như:
-

Quy mô doanh nghiệp: một doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có lợi thế trong

nền kinh tế cạnh tranh hiện nay vì quy mô của doanh nghiệp thể hiện kết quả của
một quá trình phát triển lâu dài, tương ứng với một tiềm lực tài chính vững mạnh, vì
vậy doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm và tiếp cận các nguồn tài trợ.
-

Khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp: một doanh nghiệp có tốc độ tăng

trưởng cao sẽ có nhu cầu về tài chính khá nhiều. Nếu nguồn lợi nhuận giữ lại không
đủ, doanh nghiệp buộc sẽ phải sử dụng đến nhiều nguồn tài trợ khác.
-

Rủi ro doanh nghiệp: là những rủi ro tiềm ẩn trong tài sản của doanh nghiệp,

phát sinh do quản lý, do hoat động kinh doanh hoặc do bất cân xứng thông tin, …

Khi rủi ro doanh nghiệp càng lớn thì tỷ lệ nợ tối ưu của doanh nghiệp sẽ càng thấp.
-

Thuế thu nhập doanh nghiệp: đây là nhân tố có ảnh hưởng đến nợ vay của

doanh nghiệp. Khi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tăng cao, doanh nghiệp sẽ
có xu hướng sử dụng nợ do lợi ích từ tấm chắn thuế đem lại.
-

Xếp hạng tín nhiệm: từ tình hình thực tế của doanh nghiệp cũng như lịch sử

huy động vốn của doanh nghiệp, xếp hạng tín nhiệm cho thấy khả năng linh hoạt tài
chính hay còn gọi là khả năng huy động vốn của doanh nghiệp, liệu doanh nghiệp
được phép sử dụng những nguồn tài trợ nào với chi phí và quy mô ra sao. Khả năng
huy động vốn còn giúp doanh nghiệp tìm kiếm được những nguồn vốn hợp lý trong
những điều kiện có tác động xấu.
-

Quan điểm của cổ đông và ban giám đốc: nếu nhà quản lý ưa mạo hiểm,

doanh nghiệp có thể sử dụng nợ nhiều hơn nhưng nếu là những người thận trọng,
nhà quản lý sẽ nghiêng về sử dụng vốn cổ phần. Đối với các cổ đông, nếu họ không
muốn chia quyền kiểm soát doanh nghiệp, chắc hẳn họ sẽ không muốn phát hành cổ
phiểu nhiều.
-

Ngoài ra, các yếu tố khác từ môi trường bên ngoài như lạm phát, lãi suất

cũng ảnh hưởng đến chi phí sử dụng nguồn tài trợ, từ đó ảnh hưởng đến quyết định
tài trợ của doanh nghiệp.



11

2.1.2. Khung lý thuyết về mở rộng tín dụng ngân hàng
2.1.2.1.

Mở rộng tín dụng ngân hàng

Diamond (1984) cho rằng mở rộng tín dụng là mở rộng nguồn vốn huy động
được nhằm gia tăng quy mô vốn, mở rộng đối tượng cho vay để nhiều chủ thể trong
xã hội được tiếp cận với việc vay vốn hơn, mở rộng điều kiện, quy mô và phương
thức cho vay để các đối tượng cho vay dễ dàng vay được và vay với nguồn vốn lớn
hơn. Nói chung, mở rộng tín dụng tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp có cơ hội
gia tăng khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ dễ dàng, với chi phí sử dụng vốn phù
hợp nhằm đáp ứng các nhu cầu về vốn trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh,
hướng đến mục tiêu tăng trưởng và phát triển doanh nghiệp. Xét đến mở rộng tín
dụng cũng là xét đến các phương thức mở rộng tín dụng, bao gồm:
-

Mở rộng nguồn vốn huy động
Mở rộng nguồn vốn huy động là làm tăng quy mô nguồn vốn tại ngân hàng ở

dưới mọi hình thức huy động ngắn hạn, dài hạn, đồng tiền huy động là VNĐ hay
ngoại tệ...
Quy mô nguồn vốn của ngân hàng thương mại quyết định quy mô của khối
lượng tín dụng mà ngân hàng có thể phát ra. Vốn kinh doanh của ngân hàng thực
chất là tiền gởi của người ký thác. Một ngân hàng có quy mô vốn lớn có thể phát ra
một khối lượng tín dụng lớn và thời hạn tín dụng có thể dài hơn. Tất nhiên rủi ro
cũng nhiều hơn.

Mở rộng tín dụng phải đảm bảo khả năng đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về
vốn cho nền kinh tế theo một cơ cấu hợp lý và phù hợp với tốc độ phát triển trong
từng thời kỳ. Do vậy, để mở rộng hoạt động tín dụng trước tiên phải huy động được
nguồn vốn từ nền kinh tế và dân cư. Nguồn vốn càng nhiều thì khả năng đáp ứng
vốn cho nền kinh tế, xã hội ngày càng được đảm bảo đầy đủ. Nguồn vốn huy động
tăng trưởng qua các năm cũng thể hiện sự tăng trưởng và phát triển của ngân hàng
thương mại trong quá trình cạnh tranh, là nền tảng cho việc mở rộng tín dụng.


12

-

Mở rộng đối tượng cho vay
Mở rộng đối tượng cho vay là làm tăng số lượng khách hàng. Ngoài ra mở

rộng đối tượng cho vay còn là tăng phạm vi không gian cung cấp tín dụng đến từng
địa bàn, khu vực dân cư.
Mở rộng đối tượng cho vay có thể thực hiện bằng cách khuyến khích, kích
thích các nhóm khách hàng của đối thủ cạnh tranh chuyển sang sử dụng sản phẩm
dịch vụ của ngân hàng mình. Nếu trước đây sản phẩm này chỉ nhằm vào một đối
tượng nhất định trên thị trường thì nay thu hút thêm nhiều đối tượng khác. Một số
sản phẩm đứng dưới góc độ khách hàng xem xét thì đòi hỏi phải đáp ứng nhiều mục
tiêu sử dụng khác nhau, do đó có thể nhắm vào những nhóm khách hàng khác nhau
hoặc ít quan tâm tới sản phẩm dịch vụ của ngân hàng một cách dễ dàng. Nhóm
khách hàng này có thể được xếp vào thị trường còn bỏ trống mà ngân hàng có thể
khai thác. Việc tăng đối tượng cho vay còn được thực hiện trên cơ sở đa dạng hoá
các đối tượng cho vay, mở rộng đối tượng khách hàng phục vụ.
Việc mở rộng phạm vi không gian cung cấp tín dụng nhằm tạo thuận lợi cho
khách hàng đến giao dịch, qua đó làm tăng số lượng khách hàng, sản phẩm được sử

dụng nhiều hơn. Để mở rộng phạm vi không gian cung cấp tín dụng đạt hiệu quả
cao đòi hỏi phải có một khoảng thời gian nhất định để sản phẩm có thể tiếp cận
được với khách hàng và thích ứng với từng khu vực và ngân hàng phải tổ chức
được mạng lưới giao dịch tối ưu.
-

Mở rộng quy mô cho vay
Mở rộng quy mô cho vay là làm tăng doanh số cho vay, dư nợ cho vay đối với

các ngành, các thành phần kinh tế, các nhóm khách hàng.
Mở rộng tín dụng luôn luôn phải trả lời các câu hỏi: quy mô của khoản tín
dụng là bao nhiêu? Thời hạn cho vay bao nhiêu là thích hợp? Sử dụng hình thức cho
vay nào? Lĩnh vực cho vay nào đang có xu hướng phát triển?


13

Mở rộng quy mô cho vay góp phần mở rộng quy mô sản xuất của các thành
phần kinh tế, giúp khách hàng phát huy hết tiềm năng góp phần phát triển kinh tế
đất nước.
-

Mở rộng kỳ hạn cho vay
Mở rộng kỳ hạn cho vay có nghĩa là đa dạng hoá các loại kỳ hạn cho vay, linh

động trong việc xác định kỳ hạn cho vay đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.
Kỳ hạn tín dụng dài hay ngắn sẽ ảnh hưởng đến tính thanh khoản và rủi ro
trong kinh doanh tín dụng. Thông thường kỳ hạn tín dụng càng dài, mức độ rủi ro
càng cao và thanh khoản càng khó khăn hơn. Kỳ hạn tín dụng hoàn toàn không phụ
thuộc vào ý muốn chủ quan của ngân hàng thương mại mà phụ thuộc vào chu kỳ

sản xuất, khả năng trả nợ của khách hàng. Ngân hàng thương mại muốn mở rộng tín
dụng phải định ra một kỳ hạn nợ như thế nào để vừa đảm bảo lợi ích của chính ngân
hàng mà còn vừa hấp dẫn cả người đi vay.
Người đi vay có xu hướng không muốn kéo dài thời hạn tín dụng khi họ có thể
tự bù đắp bằng vốn tự có. Do vậy, khi người đi vay muốn kéo dài thời hạn tín dụng
thường là do nhu cầu sử dụng vốn mà bản thân họ không thể tự bù đắp được khi
nguồn vốn tín dụng bị ngân hàng thu hồi trở lại.
Về phía ngân hàng luôn luôn muốn có một thời hạn tín dụng càng ngắn càng
tốt vì thời hạn tín dụng ngắn cho phép ngân hàng tránh được rủi ro về lãi suất và
đảm bảo hơn về khả năng thanh toán. Hơn nữa nguồn vốn mà ngân hàng huy động
được thường là vốn ngắn hạn, do đó ngân hàng cũng không muốn chọn kỳ hạn dài
vì có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán.
Tính chất của nguồn vốn huy động được với thời hạn dài hay ngắn, lãi suất
cao hay thấp cũng quyết định việc ngân hàng lựa chọn kỳ hạn tín dụng nào.


14

Hiện nay có 3 loại kỳ hạn cho vay:
-

Cho vay ngắn hạn là loại cho vay có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng

để bù đắp sự thiếu hụt vốn luân chuyển của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi
tiêu ngắn hạn của cá nhân.
-

Cho vay trung hạn là loại cho vay có thời hạn trên 12 tháng đến 5 năm, được

sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công

nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời
gian thu hồi vốn nhanh.
-

Cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối đa có

thể lên 20-30 năm, thậm chí 40 năm, được cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như
xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí
nghiệp mới.
Việc mở rộng kỳ hạn cho vay giúp cho khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn,
giúp ngân hàng có thêm nhiều sản phẩm vay vốn cung cấp nhu cầu đa dạng của
khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng lựa chọn hình thức phù hợp với nhu cầu
sử dụng vốn của mình.
-

Mở rộng điều kiện cho vay
Mở rộng điều kiện cho vay là mở rộng những điều kiện đối với khách hàng

vay vốn, bằng những cơ chế chính sách như tài sản đảm bảo tiền vay, đối tượng
khách hàng vay không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay, theo mức độ tín
nhiệm của từng khách hàng để có cơ chế chính sách ưu đãi về lãi suất, biện pháp áp
dụng bảo đảm tiền vay phù hợp.
Điều kiện cho vay áp dụng chung cho tất cả khách hàng, tuy nhiên tuỳ vào
mức độ tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng có thể áp dụng cho vay khác
nhau, bao gồm:
-

Cho vay có bảo đảm là hình thức cho vay trong đó các khoản nợ vay được

bảo đảm bằng tài sản của người đi vay hoặc của bên thứ ba. Khi rủi ro xảy ra, ngân

hàng sẽ phát mại tài sản để thu hồi nợ.


15

-

Cho vay không có bảo đảm là hình thức tín dụng trong đó các khoản nợ vay

không cần bảo đảm bằng tài sản hoặc chỉ bảo đảm một phần bằng tài sản.
Mở rộng điều kiện cho vay sẽ giúp cho khách hàng được tiếp cận vốn ngân
hàng thuận tiện, nhất là cơ chế về đảm bảo tiền vay, lãi suất vay và các chính sách
đãi ngộ đối với khách hàng truyền thống, có khả năng tài chính tốt, vay trả thường
xuyên, có uy tín và số tiền vay lớn.
Mở rộng điều kiện cho vay phải đi đôi với kiểm soát được chất lượng tín
dụng. Khâu thẩm định đánh giá khách hàng, kiểm soát tốt dòng tiền khách hàng
trong quá trình vay vốn sẽ là những yếu tố tích cực giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng,
phát hiện những khách hàng tốt để cho vay.
Mở rộng điều kiện cho vay sẽ tăng được số lượng khách hàng vay, qua đó dư
nợ vay cũng tăng theo, sẽ tạo điều kiện cho việc mở rộng tín dụng.
-

Mở rộng phương thức cho vay
Mở rộng phương thức cho vay có nghĩa là mở thêm, tăng thêm nhiều phương

thức cho vay khác. Ngân hàng thương mại có nhiều phương thức cho vay phù hợp
với nhu cầu của từng khách hàng, bao gồm:
-

Cho vay từng lần, áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần,


mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng lập thủ tục và ký hợp đồng tín dụng. Số
tiền cho vay bằng tổng nhu cầu vốn của dự án trừ đi vốn chủ sở hữu hoặc vốn tự có
và các nguồn vốn khác (nếu có), mỗi hợp đồng tín dụng có thể phát tiền vay một lần
hay nhiều lần phù hợp với tiến độ hay yêu cầu sử dụng vốn thực tế của khách hàng.
-

Cho vay theo hạn mức áp dụng đối với khách hàng vay vốn ngắn hạn có nhu

cầu vay vốn thường xuyên, hoạt động kinh doanh ổn định. Căn cứ vào phương án
hay kế hoạch sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ, ngân hàng và khách hàng cùng
xác định một hạn mức tín dụng duy trì trong một thời gian nhất định.
-

Cho vay theo dự án đầu tư áp dụng đối với khách hàng vay vốn để thực hiện

các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh hoặc dịch vụ, thông thường được
áp dụng đối với cho vay trung và dài hạn.


16

-

Cho vay trả góp là phương thức cho vay mà việc trả nợ được phân ra làm

nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. Ngân hàng và khách hàng cùng xác định và
thoả thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo
nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.
-


Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng là việc ngân

hàng chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức
cho vay để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự
động hoặc điểm ứng tiền mặt.
-

Cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng là việc ngân hàng cam kết đảm bảo

sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức cho vay đã thoả thuận
trong hợp đồng tín dụng.
-

Cho vay hợp vốn là việc ngân hàng cùng với một hoặc một số tổ chức tín

dụng khác thực hiện việc cho vay một hoặc một phần dự án, phương án.
-

Cho vay theo hạn mức thấu chi là việc ngân hàng thoả thuận bằng văn bản

chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách
hàng phù hợp với quy định của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán.
-

Cho vay theo các phương thức khác là việc dựa theo nhu cầu của khách hàng

và thực tế phát sinh, ngân hàng sẽ xem xét cho vay theo các phương thức khác phù
hợp với đặc điểm hoạt động và không trái với quy định của pháp luật.

Việc đa dạng hoá các hình thức, phương thức cấp tín dụng sẽ giúp cho ngân
hàng có thêm nhiều sản phẩm dịch vụ để phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng,
phong phú của khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng lựa chọn hình
thức phù hợp với mục đích sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống của mình, giúp
cho ngân hàng thương mại phân tán rủi ro trong hoạt động.


17

2.1.2.2.

Ảnh hưởng của mở rộng tín dụng ngân hàng đến quyết

định tài trợ và quyết định đầu tư của doanh nghiệp
Mở rộng tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp là việc gia tăng quy
mô, khối lượng tín dụng ngân hàng, tuy nhiên song song đó vẫn phải đảm bảo chất
lượng tín dụng nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng là tăng lợi nhuận, góp phần thúc
đẩy các doanh nghiệp phát triển, Diamond (1984).
Mở rộng tín dụng ngân hàng sẽ giúp các doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu
về vốn, từ đó mở rộng cơ hội đầu tư, gia tăng năng lực sản xuất kinh doanh thúc đẩy
các doanh nghiệp này mở rộng quy mô sản xuất.
Tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp. Vì vậy
việc mở rộng tín dụng cũng sẽ giúp các doanh nghiệp có nhiều điều kiện hơn để
phát triển.
-

Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành nên cấu trúc vốn tối ưu cho doanh

nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay hiếm có doanh nghiệp nào chỉ sử
dụng vốn chủ sở hữu để hoạt động. Việc sử dụng nợ vay sẽ giúp doanh nghiệp sử

dụng vốn với chi phí sử dụng vốn rẻ hơn do được lợi từ chính sách thuế. Mặc dù
vậy, không phải khi nào doanh nghiệp cũng được vay và sử dụng vốn vay tùy ý để
tránh làm tăng chi phí vốn cũng như làm doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả
năng thanh toán. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng một cấu trúc vốn tối ưu
để tận dụng tối đa lợi thế và đảm bảo mức chi phí rẻ nhất tại mức rủi ro có thể chấp
nhận được.
-

Tín dụng ngân hàng bổ sung vốn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng

sản xuất kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp hiện nay, vốn vẫn luôn là vấn đề
khó khăn nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tình trạng thiếu vốn của các
doanh nghiệp còn khá phổ biến và nghiêm trọng. Trong đó, tín dụng ngân hàng là
một hình thức tốt nhằm đáp ứng nhu cầu vốn, giúp cho các doanh nghiệp không bỏ
lỡ cơ hội đầu tư, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục, từ đó làm cho quá


18

trình lưu thông được thông suốt, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh
nghiệp.
-

Tín dụng ngân hàng giúp các doanh nghiệp tăng cường quản lý và sử dụng

vốn kinh doanh có hiệu quả, Diamond (1984). Sau thời gian vay vốn của ngân hàng,
doanh nghiệp không chỉ phải trả phần vốn gốc mà còn phải hoàn trả cả phần lãi sau
một thời hạn quy định. Vì vậy, các doanh nghiệp sau khi sử dụng vốn vay trong sản
xuất kinh doanh không chỉ cần thu hồi vốn mà còn phải tìm ra nhiều biện pháp khác
nhau và hiệu quả để sử dụng vốn có hiệu quả, tiết kiệm, tăng nhanh vòng quay của

vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận lớn hơn lãi suất ngân hàng thì doanh nghiệp mới có
thể trả được nợ và thu lãi.
-

Tín dụng ngân hàng tác động tích cực đến nhịp độ phát triển, thúc đẩy cạnh

tranh. Trong điều kiện nền kinh tế thị trưòng, hoạt động của các doanh nghiệp chịu
sự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế khách quan như quy luật giá trị, quy
luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, ... Vì vậy, hoạt động của các doanh nghiệp phải
đạt hiệu quả kinh tế nhất định theo quy định chung của thị trường thì mới đảm bảo
đứng vững trong cạnh tranh. Để có thể đáp ứng các nhu cầu từ thị trường, doanh
nghiệp cần nâng cao chất lượng lao động đồng thời không ngừng cải tiến công nghệ
một cách thích hợp, … Những hoạt động này đòi hỏi một khối lượng lớn vốn đầu
tư. Lúc này, thông qua hoạt động tín dụng, các doanh nghiệp được cấp một số vốn
để hoàn thành những mục tiêu trên, góp phần tạo cho doanh nghiệp một chỗ đứng
vững chắc trong cạnh tranh.
-

Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các

doanh nghiệp hiện nay. Hiện nay, nhu cầu tập trung vốn đã đưa đến sự hình thành
các công ty cổ phần, là một loại hình doanh nghiệp dựa trên cơ sở góp vốn để hoạt
động sản xuất kinh doanh. Thực hiện theo xu hướng trên và để phù hợp với sự phát
triển, các doanh nghiệp đang tiến hành cổ phần hoá nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động hiện nay. Tuy nhiên, khi các công ty cổ phần mới thành lập hay mới được cổ
phần hoá, vốn vẫn còn hạn hẹp so với yêu cầu của kỹ thuật và công nghệ hiện đại.


×