Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

NGÀNH MAY VÀ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH MAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.27 KB, 8 trang )

NGÀNH MAY VÀ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THƯƠNG
HIỆU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH MAY
2.1. Ngành may Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
2.1.1 Vai trò của ngành may trong nền kinh tế quốc dân
Ngành may mặc là một trong những ngành cung cấp mặt hàng thiết
yếu trong đời sống xã hội nhằm giải quyết một trong những nhu cầu cơ
bản của con người. Đối với Việt Nam có một thị trường tiêu dùng hơn 84
triệu người lại có nguồn nguyên liệu đầu vào đa dạng và phong phú,
nên việc phát triển ngành may mặc trở nên thiết yếu. Quán triệt mục tiêu
này Đảng và Nhà nước đã đặt ra mục tiêu cho ngành may là trong
khoảng từ 2010- 2020 phải trở thành nước xuất khẩu dệt may lờn thứ 5
thế giới. Vì vậy may mặc được coi là ngành có nhiều cơ hôi phát triển
trong thời gian tới.
Ngành may mặc hiện đang đứng thứ hai trong tổng kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam (sau xuất khẩu dầu khí) chiếm khoảng 15% tổng kim
ngạch xuất khẩu cả nước. Song triển vọng ngành dệt may nước ta trong
tương lai sẽ xếp thứ nhất vì ngành dầu khí giảm sản lượng xuất khẩu
nhằm để dành cho nhà máy lọc dầu Dung Quất đang xây dựng, trong
khi mà ngành đứng thứ ba và thứ tư là giày dép và xuất khẩu gỗ còn
chưa lên đến ngưỡng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu thì vị trí này chắc
chắn thuộc về dệt may.
Là một ngành công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng thu hút
lượng lớn lao động dư thừa trong xã hội, mặt khác việc đào tạo lao động
ngành may không tốn nhiều thời gian hay đòi hỏi trình độ cao. Hơn nữa,
về cơ bản ngành may mặc không cần sử dụng nhiều vốn và công nghệ
hiện đại mà vòng quay thu hồi vốn nhanh nên việc đầu tư vào ngành
may mặc có nhiều lợi thế hơn hẳn.
Từ những yếu tố kể trên càng thấy rõ phát triển ngành may mặc là
động lực đề tạo tiền đề cho phát triển các ngành công nghiệp hiện đại
trong tương lai. Kinh nghiệm trên đã được thực hiện ở một vài nước và
đã có nhiều kết quả trông thấy. Ví dụ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo đều


là những nước đi lên nhờ gia công may mặc.
2.1.2 Thực trạng của ngành may trong tiến trình hội nhập
Với những gì được coi là lợi thế và ưu đãi lớn cho ngành may mặc
thì đáng nhẽ ngành may mặc phải phát triển lớn mạnh và có sức cạnh
tranh lớn nhưng thực tế ngành may mặc chỉ phát triển trên những con
số về tổng sản lượng xuất khẩu hay tỉ trọng xuất khẩu. Nhiều nhận định
cho rằng ngành may mặc Việt Nam chưa đứng trên đôi chân của mình
bởi chủ yếu hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành vẫn là gia công
cho các trung gian thương mại và các nhà phân phối tại các thị trường
mục tiêu theo các đơn đặt hàng nước ngoài.
Ngoài ra, ngành may mặc chưa có một quy trình khép kín từ
thượng nguồn (nguyên vật liệu đầu vào) đến mẫu mã thiết kế, sản xuất
thành phẩm quy mô công nghiệp, kênh phân phối và xây dựng thương
hiệu. Mà chỉ chủ yếu gia công thành phẩm, bán thành phẩm theo đơn
đặt hàng để hưởng lợi nhuận từ phần giá trị gia tăng không là mấy.
Trong khi ngành may mặc nước ta có thể tự chủ về nguồn nguyên liệu
nhờ là một nước nông nghiệp có truyền thống trồng dâu nuôi tằm, trồng
bông và nguồn tài nguyên về than đá, dầu mỏ phong phú, song hơn
70% nguyên liệu cho các ngành may mặc gồm các loại vải và phụ kiện
cũng như máy may và dây chuyền may mặc đều phải nhập khẩu.
Hơn nữa công nghệ thiết kế mẫu của ngành may còn chưa phát
triển. Một nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp may chỉ chăm chăm
vào gia công nên không quan tâm đến việc thiết kế mà phụ thuộc vào
kiểu cách mẫu mã được đặt sẵn. Song nguyên nhân quan trọng và
cũng thiếu tính chiến lược lâu dài là nguồn lực về con người trong thiết
kế còn rất kém. Đặc biệt là nhà tạo mẫu công nghiệp.
Do những yếu kém kể trên nên các sản phẩm của Việt Nam sản
xuất thường kém chất lượng, mẫu mã và tỷ lệ sản phẩm lỗi trong sản
xuất là rất cao. Vì vậy khả năng cạnh tranh là gần như không có. Điều
đó còn làm cho các sản phẩm Việt Nam dần bị mất bóng trên thị trường

nội địa và bị các đối thủ cạnh tranh nước ngoài nhảy vào. Đặc biệt thị
trường sản phẩm cấp trung và giá rẻ còn bị các doanh nghiệp nước
ngoài lĩnh hết thị phần. Các doanh nghiệp may mặc Việt Nam có thương
hiệu được biết đến trên thị trường Việt Nam chủ yếu đang định vị ở cấp
cao, một ít ở cấp trung nhưng chỉ đáp ứng được 7% nhu cầu của thị
trường trong nước.
Thị trường quốc tế chủ yếu là gia công dưới tên, thương hiệu của
các doanh nghiệp nước ngoài, thị trường trong nước thì yếu kém. Đó là
thực trạng đáng buồn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Những gì đang
và đã xảy ra là do doanh nghiệp may còn chưa quan tâm đến thương
hiệu. theo nghiên cứu cho đến nay thì doanh nghiệp may mặc chưa có
một chiến lược thương hiệu được xây dựng đồng bộ và mang tính chiến
lược nên đó là điều dĩ nhiên khi ngành may vẫn là ngành chỉ tăng
trưởng trên những con số.
2.2 Thực trạng xây dựng thương hiệu sản phẩm tại các doanh nghiệp may
Việt Nam thời gian gần đây
2.2.1 Phân tích thực trạng trong quy trình xây dựng thương hiệu của các
doanh nghiệp may nước ta
a) Xây dựng chiến lược thương hiệu sản phẩm:
Theo một khảo sát được thực hiện trên 40 doanh nghiệp dệt may
có tiếng tại Việt Nam, thì chỉ có 3 đơn vị là đã hình thành chiến lược xây
dựng thương hiệu dài hạn, còn lại đa số các doanh nghiệp chỉ có những
họat động quảng bá trước mắt. Đơn vị sử dụng nguồn lực xây dựng
thương hiệu cao nhất chiếm tỉ trọng 4% trên doanh thu, còn lại hầu hết
chỉ dành nguồn lực từ 0,1 đến 1% trên doanh thu hàng năm. Theo kinh
nghiệm đối với ngành hàng thời trang trên thế giới thì thông thường
nguồn lực quảng bá xây dựng và phát triển thương hiệu phải chiếm ít
nhất 10% doanh thu.
Nhìn chung việc xây dựng thương hiệu trong ngành may mặc nước
ta còn đơn lẻ tự phát, chưa mang tính chiến lược. Các doanh nghiệp

may còn chưa xác lập được tầm nhìn và sứ mạng cho thương hiệu.
Ngay cả những doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng trong ngành may
mặc ở Việt Nam như là Việt Tiến, May 10, Nhà Bè…cũng chưa xây
dựng được bản tuyên bố sứ mạng cho mình. Các doanh nghiệp may
còn lúng túng trong việc lựa chọn mô hình thương hiệu cho danh mục
sản phẩm của mình.

×