Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

11 giang khung chau va co che de

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.94 KB, 10 trang )

GIẢI PHẪU CƠ QUAN SINH DỤC NỮ
ỨNG DỤNG TRONG SẢN PHỤ KHOA
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cơ quan sinh dục nữ nằm trong tiểu khung vì vậy liên quan mật thiết với khung
chậu và tầng sinh môn. Bất kỳ một nhà Sản phụ khoa nào cũng phải nắm thật chắc cấu
tạo cơ quan sinh dục nữ cũng như cấu trúc giải phẫu của khung chậu và TSM để có
những chỉ định và xử trí đúng trong thực hành.
I. KHUNG CHẬU VÀ TẦNG SINH MÔN
1. Khung chậu
1.1 Cấu tạo chung
Khung chậu gồm 4 xương: hai xương chậu và xương cùng cụt. Mặt trong có
đường vô danh chia khung chậu thành hai phần, phần trên thuộc về đại khung hay còn
gọi là khung chậu to (không quan trong lắm trong sản khoa); phần dưới thuộc về tiểu
khung (khung chậu nhỏ), rất quan trọng trong sản khoa.
Xương cùng có 5 đốt, hai bên mỗi đốt có một lỗ gọi là lỗ xương cùng. Đốt trên
cùng (cùng 1) lồi cao lên và được gọi là mỏm nhô. Đây là mốc để đo đường kính trước
sau của khung chậu. Đỉnh xương cùng khớp với xương cụt qua khớp cùng cụt.
Xương cụt có 4 đén 6 đốt. Đỉnh xương cụt là mốc để đo các đường kính trước sau
của eo dưới.
Bốn xương của khung chậu nối với nhau bằng bốn khớp bán động: phía trước là
khớp mu (hay vệ); phía sau là khớp cùng cụt và hai bên là khớp cùng chậu. Do bán động
nên khi chuyển dạ, các khớp này có thể dãn ra, làm tăng đường kính của khung chậu, làm
cho thai nhi dễ đi qua tiều khung hơn. Khi thai xuống sâu sẽ đè vào xương cùng cụt, khớp
cùng cụt bán động cho nên xương cụt bị đẩy ra sau, làm tăng đường kính trước sau của eo
dưới, thai nhi dễ sổ hơn

Hình 1: Cấu tạo khung chậu


1.2 Khung chậu to (đại khung)
Không quan trọng lắm về sản khoa, tuy nhiên khi các đường kính này nhỏ hoặc


hình trám Michaelis không cân đối sẽ gợi ý có sự bất thưòng của khung chậu gây đẻ khó.
1.3 Khung chậu nhỏ (tiểu khung)
Thai nhi đi qua khung chậu để thoát ra ngoài phụ thuộc hoàn toàn vào khung chậu.
Những bất thường của khung chậu sẽ gây đẻ khó. Khung chậu có ba vị trí bị thu hẹp lại
và được gọi là eo trên, eo giữa và eo dưới. Tại mỗi vị trí này là một sự cản trở, thử thách
trong quá trình di chuyển của thai trong cuộc chuyển dạ.
Cấu tạo của tiểu khung: bao gồm phần xương và phần cân:
- Phân xương là mặt trước của xương cùng, xương cụt tạo nên thành sau của khung
chậu. Nửa dưới của mặt trong 2 xương chậu, dưới đường vô danh, tạo nên thành bên
khung chậu và mặt sau của khớp vệ. Phần cân bao gồm 2 dây chằng cùng - hông to
và cùng – hông nhỏ.
- Tiểu khung là hình ống cong, mặt lõm về phía trước, thành sau cao 12 cm, thành sau,
thành trước cao 4 cm, lỗ trên của ống này là eo trên, lỗ dưới là eo dưới. Nằm ở giữa
lòng ống, vị trí hai gai hông gọi là eo giữa. Ba vị trí này rất quan trọng, quyết định
việc lọt xuống hoặc sổ của thai nhi khi chuyển dạ.
1.3.1 Eo trên
Cấu tạo : phía trước là xương vệ, hai bên là gờ
vô danh và phía sau là mỏm nhô.
- Đường kính ngang tối đa: 13,5cm, vì gần mỏm
nhô nên không có tác dụng trong sản khoa.
Đường kính ngang giữa là 12,5 cm – 13 cm
nhưng thai không lọt theo đường kính này.
- Đường kính chéo: đi từ khớp cùng chậu sang
tới mỏm chậu lược bên đối diện, có chiều dài
là chéo là 12cm, trong đó đường kính chéo Hình 2: Đường kính eo trên
trái thường lớn hơn đường chính chéo phải
vài milimet.
- Đường kính trước sau:
+ Nhô - thượng vệ: 11 cm, không đo được trên
lâm sàng.

+ Nhô-hạ vệ: 12 cm, còn gọi là đường kính lâm
sàng vì đo được khi khám lâm sàng.
+ Nhô - hạ vệ: 10, 5 cm còn gọi là đường kính
hữu dụng, vì thai nhi đi qua đường này để ra
khỏi ống đẻ. Trên lâm sàng, đo đưòng kính
Nhô - hạ vệ trừ đi 1,5 cm (là chiều dày của
Hình 3: Đường kính trước-sau
xương mu) được số đo của đường kính nhô hậu vệ.


Mặt phẳng đi qua eo trên được gọi là mặt phẳng lọt và khi đường kính lưỡng đỉnh
(cho ngôi chỏm) đi qua eo trên thì được gọi là lọt. Diện eo trên không phải là một mặt
phẳng thuần tuý về hình học mà thực chất là ngôi thai phải đi qua một ống lọt. Ống lọt đó
được cấu tạo bởi chiều cao của xương mu, chiều cao của mỏm nhô và chiều cao của
đường vô danh. Hơn nữa chiều cao của đường vô danh không phải là phẳng đơn thuần
mà có thể là có chỗ lồi ra hoặc lõm vào làm cho làm cho đường vô danh nhấp nhô mà
trên lâm sàng khó phát hiện được nhưng nó lại có thể cản trở sự lọt của ngôi thai. Vì vậy
cấu tạo và kích thước của eo trên rất quan trọng, nó cho phép ngôi thai lọt được hay
không.
Hẹp eo trên toàn diện là khi các đường kính đều nhỏ hơn bình thường, nghĩa là
đường kính trước sau nhỏ hơn 10 cm và đường kính chéo nhỏ hơn 12 cm. Tuỳ mức độ
hẹp nhiều hay ít mà chúng ta có khung chậu giới hạn (khi đường kính nhô - hậu vệ nhỏ
hơn 8,5mm). Khung chậu hẹp toàn diện và cân đối thường gặp ở người thấp bé nhưng các
phần cơ thể tỉ lệ cân đối với nhau.
Ngôi thai đi qua eo trên không chỉ phụ thuộc vào các đường kính của eo trên mà
còn phụ thuộc vào ống lọt (với chiều cao khoảng 1,5 đến 2cm) vì vậy có nhiều trường
hợp cơn co tốt, đầu cắm chặt vào ống lọt nhưng ngôi thai vẫn không lọt qua eo trên được.
Tuy nhiên thực tế lâm sàng người ta thường căn cứ vào đường kính của khung chậu để xử
trí cuộc đẻ.
- Nếu khung chậu giới hạn, thai bình thường, phải làm nghiệm pháp lọt cho ngôi chỏm.

Ngôi ngược: mổ lấy thai.
- Nếu khung chậu hẹp, trọng lượng thai bình thường: mổ lấy thai.
- Nếu đường kính trước sau bình thường hoặc lớn hơn bình thường, nhưng đường kính
ngang hẹp làm cho các đường kính chéo cũng hẹp, thai không thể lọt được thì phải
mổ lấy thai. Loại khung chậu này thường gặp ở những người có loại khung chậu kiểu
anthropoid.
- Loại khung chậu dẹt (platypelloid) các đường kính ngang lớn nhưng đường kính trước
sau ngắn, mỏm nhô tiến ra phía trước nhiều làm vướng đầu thai nhi nên thai không lọt
được. Xử trí là phải mổ lấy thai.
1.3.2. Eo giữa
Mặt phẳng sản khoa của eo giữa trải dài từ mép dưới của xương vệ, qua hai gai
hông và cắt ngang gần khớp xương cùng 4 - 5. Một đường ngang lý thuyết nối hai gai
hông chia eo giữa thành hai phần: phần trước và phần sau:
- Phần trước được tạo bởi bờ dưới của xương vệ và hai bên bởi nhánh gai hông.
- Phần sau được tạo bởi phía sau, hai bên là dây chằng cùng - gai hông tạo thành giới
hạn dưới thấp hơn của hình chữ V (đáy là xương cùng và hai đầu là hai gai hông).
Các đường kính của eo giữa bao gồm:
- Đường kính ngang: phía trong gai hông hay
còn gọi là liên gai hông dài 10,5cm.
- Đường kinh trước sau: từ bờ dưới xương vệ
đến khớp cùng 4 - 5 dài 11,5cm.

Hình 4: Đường kính eo giữa


-

Đường kính dọc giữa phía sau: từ điểm giữa
của đường liên gai hông nối đến điểm giữa
xương cùng dài 5cm.

Đường kính dọc giữa mang tính lý thuyết
nhưng nếu ngôi đi đúng đường kính này sẽ
dễ dàng qua được khung chậu.
Tuy được định nghĩa như vậy nhưng chẩn đoán chính xác thì khó xác định được
các đường kính này. Nếu tổng của đường kính liên gai hông và đường kính dọc giữa ≤
13,5 cm là hẹp eo giữa (bình thường đường kính này là 10,5 cm + 5 cm = 15,5 cm). Trên
lâm sàng đo đường kính lưỡng gai hông bằng 1 thước compa đặc biệt. Nếu dưới 10 cm là
giới hạn và dưới 9 cm là hẹp eo giữa. Việc xác định tương đối đường kính liên gai hông
có thể thực hiện một cách dễ dàng qua thăm âm đạo.
- Nếu một thai phụ có khung chậu bình thường thì nói chung là không sờ thấy gai hông.
- Nếu cảm giác sờ thấy gai hông lồi lên là eo giữa bị giới hạn.
- Nếu hai gai hông lồi rõ là hẹp eo giữa.
Hẹp eo giữa thường gặp ở những người có khung chậu hình phễu hay hình chữ V:
eo trên rộng, ngôi thai dễ lọt nhưng phần dưới là hẹp eo giữa và eo dưới nên ngôi thai
không xuống được và bị mắc kẹt trong tiểu khung.
Giá trị của việc xác định tình trạng của eo giữa.
- Eo giữa là mốc để xác định độ lọt của ngôi thai: Theo De Lee nếu đường kính lưỡng
đỉnh nằm ở vị trí ngang liên gai hông là ngôi đã lọt trung bình và được gọi là ở mức
O.
- Nếu chỉ sờ thấy hai gai hông hơi nổi lên thì ngôi thai có thể xuống và qua được eo
giữa mặc dù có khó khăn đòi hỏi cơn co tử cung và người mẹ phải rặn tốt, hoặc là
phải hỗ trợ bằng forceps hoặc giác hút.
- Nếu sờ rõ hai gai hông vì chúng lồi hẳn vào lòng tiểu khung thì chắc chắn là hẹp eo
giữa, hai gai hông này sẽ cản trở ngôi thai làm cho thai không xuống được, cuộc
chuyển dạ bị ngừng trệ, nếu can thiệp bằng forceps hoặc giác hút chắc chắn sẽ gây
sang chấn cho thai, vì vậy khi sờ thấy hai gai hông rõ mà trọng lượng thai bình
thường thì dẫu thai có đi qua được eo trên cũng chân không qua được eo giữa nên mổ
lấy thai sắn để tránh những tai biến có thể xảy ra.
1.3.3 Eo dưới
Eo dưới được cấu tạo bởi hai tam giác không cùng một mặt phẳng nhưng lại có

chung một đáy là đường nối liên ụ ngồi. Đỉnh của tam giác phía sau là đỉnh xương cùng
mà hai cạnh bên là hai dây chằng cùng - gai hông và ụ ngồi. Tam giác phía trước được
hình thành bởi hình dưới vòm vệ. Các đường kính của eo dưới:
- Đường kính trước sau: Từ mép dưới của khớp vệ đỉnh của xương cùng dài 9,5cm đến
11,5cm.
- Đường kính ngang: là khoảng cách giữa và trong của 2 ụ ngồi dài 11cm.
- Mặt của tam giác phía trước là hai ngành ngồi háng và đỉnh của nó là mặt sau dưới
của khớp vệ.


-

Mặt của tam giác phía sau là mặt của xương cùng và đỉnh là mỏm đốt sống cùng nối
tiếp với xương cụt. Khi ngôi thai xuống sẽ đè vào xương cụt, nhờ khớp cùng cụt là
một khớp bán động, xương cụt bị đẩy ra phía sau, lúc này đường kính trước sau là
mép dưới của khớp vệ - cụt sẽ dài hơn đường kính khớp vệ - cùng giúp cho thai sổ dễ
dàng hơn.
Hẹp eo dưới là khi đường kính lưỡng ụ ngồi ≤ 8cm. Hẹp eo dưới đơn thuần ít gặp
bởi vì thường phối hợp với hẹp eo giữa nên đã gây đẻ khó do hẹp eo giữa. Nếu như hẹp
eo dưới ít thì ngôi thai xuống và sẽ khó khăn cho thì sổ bởi vì ngôi bị đẩy ra phía trước sẽ
vướng vào hai ngành ngồi háng. Thai muốn sổ được thì phần mềm phía tam giác sau phải
được mở rộng cho nên phải cắt nới tầng sinh môn hoặc rách rộng. Vì vậy nguy cơ rách
rộng tầng sinh môn rất hay xảy ra và có thể dẫn đến tổn thương cơ thắt hậu môn. Xử trí
nếu hẹp eo dưới:
- Nếu đường kính lưỡng ụ ngồi < 8 cm mổ lấy thai.
- Nếu ẹp ít có thể chủ động cắt nới rộng tầng sinh môn rộng rãi. Nếu cắt một bên không
đủ rộng mà vẫn có nguy cơ rách cơ thắt hậu môn thì phải cắt thêm phía bên đối diện.
Xử trí như vậy chỉ là một giải pháp bắt buộc khi mà sự đã rồi. Cắt TSM hai bên chỉ
nên thực hiện ở nơi không thể phẫu thuật được. Nếu có điều kiện thì mổ lấy thai sẽ
nhẹ nhàng hơn là cắt nới rộng rãi tầng sinh môn 2 bên.

1.4. Ứng dụng các khớp
Bốn khớp của khung chậu đều là những khớp bán động. Khi có thai, do có hiện
tượng giữ nước cho nên các khớp này cũng dễ giãn nở hơn so với khi không có thai.
- Khi ngôi xuống thấp sẽ đè vào xương cùng – cụt, do có khớp bán động cùng cụt, cho
nên xương cụt bị đẩy lùi ra phía sau, đường kính cùng – hạ vệ thay cho đường kính
cụt – hạ vệ sẽ lớn hơn và thai dễ sổ hơn.
- Hai khớp cùng chậu dễ giãn và chịu tác động nhiều của các cân cơ xương đùi, vì vậy
có thể áp dụng vào sản khoa, tạo điều kiện cho thai nhi dễ lọt và sổ hơn đó là động tác
mỏm tiến hoặc là mỏm lùi trong các giai đoạn của cuộc đẻ
+ Mỏm lùi: hai chân sản phụ duỗi thẳng hoặc thõng xuống, các cơ đùi chùng, mỏm
nhô lùi ra sau, lằm tăng đường kính trước sau thai nhi dễ lọt.
+ Mỏm tiến: thai phụ nằm ngửa, chống chân. Các cân cơ đùi kéo căng làm cho mỏm
nhô tiến ra phía trước, hậu quả đường kính eo trên hẹp lại, đường kính trước sau eo
dưới rộng, thai nhi dễ sổ.

CƠ CHẾ ĐẺ NGÔI CHỎM
KIỂU THẾ CHẨM CHẬU TRÁI TRƯỚC
I. ĐẠI CƯƠNG
1. Khái niệm


- Là ngôi trong đó thai nhi nằm xuôi, trục của thai nhi sông song với trục tử cung, với
đặc điểm đầu ở dưới, đầu cúi tốt
- Ngôi chỏm chiếm 95% tổng số các cuộc đẻ
- Mốc của ngôi là xương chẩm.
- Ngôi chỏm thường lọt theo 2 đường kính
( chéo trái và chéo phải), trong đó lọt theo
đường kính chéo trái là 90%
- Ngôi chỏm có 6 kiểu thế lọt (chẩm chậu trái
trước, chẩm chậu trái ngang, chẩm chậu trái sau,

chẩm chậu phải trước, chẩm chậu phải ngang,
chẩm chậu phải sau) và 2 kiểu thế sổ (chẩm vệ
và chẩm cùng).
-Sự bình chỉnh của ngôi chỏm: ngôi chỏm bình
chỉnh tốt phụ thuộc vào các điều kiện về mẹ,
thai nhi và phần phụ của thai
Hình 1: Các kiểu thế lọt
II. THĂM KHÁM TRONG CHẨN ĐOÁN NGÔI CHỎM
1. Chẩn đoán ngôi, thế, kiểu thế
- Thường có tiền sử đẻ ngôi chỏm
- Thai nhi đạp phía trên rốn
- Tử cung hình trứng
- Khám thủ thuật 1 và 3 của Léopold: cực dưới
là một khối tròn, rắn, đều, di động (khi ngôi
cao lỏng), đó là đầu. Cực trên nắn được một
khối mềm, không đều, lớn hơn khối cực dưới,
đó là mông thai nhi.
- Khám thủ thuật 2 của Léopold xác định được
một diện phẳng tương ứng lưng của thai nhi.
Lưng bên nào thì thế của thai nhi bên đó.
- Nếu nắn thấy 3/4 diện lưng tức là kiểu thế
trước, ngược lại nắn diện lưng không rõ và nắn
chi rõ hơn là kiểu thế sau.
Hình 2: Khám thủ thuật Léopold
- Lúc chuyển dạ cổ tử cung đã mở, khám âm đạo sờ được xương chẩm (thóp sau) ở phía
trước của khung chậu tức là kiểu thế trước và ngược lại nghĩa là kiểu thế sau.
- Ngôi chỏm cúi tốt: khám âm đạo lúc cổ tử cung đã xóa, mở sẽ sờ được thóp sau ở chính
giữa mặt phẳng eo trên khung chậu hay ngay giữa cổ tử cung
- Ngôi chỏm cúi không tốt: sờ thấy thóp sau ở một bên cổ tử cung. Có thể sờ được cả
thóp trước lẫn thóp sau trong trường hợp ngôi chỏm cúi không tốt.

- Tùy mức độ cúi có thể phân ra thành: ngôi chỏm (A), ngôi thóp trước (B), ngôi trán (C),
ngôi mặt (D)

Hình 3: Các kiểu ngôi đầu và đường kính lọt


IV. CƠ CHẾ CỦA CUỘC CHUYỂN DẠ ĐẺ
Cơ chế của cuộc chuyển dạ đẻ là một chuỗi các động tác thụ động cảu đứa trẻ, đặc biệt là
của phần ngôi trình diện trong khi thai đi xuống qua đường sinh, gồm 4 hiện tượng xảy
ra: Lọt, xuống, quay, sổ.
1. Hiện tượng lọt
Ngôi gọi là lọt khi đường kính lọt của ngôi thai đi qua được mặt phẳng của eo trên
( đi qua một trong hai đường kính chéo của eo trên )
Trước khi ngôi lọt, thường có một số động tác để giúp cho ngôi có thể thu nhỏ tối
đa các đường kính của nó. Đó là hiện tượng bình chỉnh và hiện tượng thay đổi tư thế
Ngôi có thể lọt theo kiểu đối xứng hay không đối xứng
Chẩn đoán độ lọt của ngôi bằng cách
Nắn đầu: Đặt 5 ngón tay trên khớp vệ, tùy số ngón tay chạm được đến đầu thai tính ra
mức độ lọt cuả ngôi: cao (5 ngón), chúc (4 ngón), chặt (3 ngón), lọt cao (2 ngón), lọt vừa
(1 ngón) và lọt thấp (không có ngón tay nào chạm vào đầu thai nữa)
Nắn vai: có thể đánh giá đầu đã lọt qua eo
trên hay chưa. Nếu đo khoảng cách từ mỏm
vai của thai nhi đến bờ trên khớp mu của sản
phụ > 7 cm tức là đầu chưa lọt, và ngược lại
< 7cm thì đầu đã lọt qua mặt phẳng eo trên
- Dựa vào phân độ lọt của Delle: khi
khám trong

Hình 4: Độ lọt của Delle


2. Hiện tượng xuống
- Là giai đoạn di chuyển của ngôi thai từ mặt phẳng eo trên đến mặt phẳng eo dưới. Khi
xuống thấp đầu thai chạm vào đáy chậu làm đáy chậu giãn ra. Trên lâm sàng giai đoạn lọt


và xuống xảy ra đồng thời khó có thể phân biệt rõ ràng. Quá trình này xảy ra song song
với quá trình xoá mở CTC
Khi ngôi xuống đến gần tầng sinh môn sẽ gặp phải sức cản của tầng sinh môn. Sức cản
này tác động lên ngôi thai sẽ gây hiện tượng quay.
- Tư thế của thai nhi cũng thay đổi khi thai nhi xuống. Nhất là các kiểu thế ngang và kiểu
thế sau. Thân thai nhi và cột sống thẳng dần ra, khi ngôi thai xuỗng hết ngực và cổ, thai
nhi sẽ ưỡn cột sống cong ra trước
3. Hiện tượng quay
- Xoay nhằm mục đích hướng đường kính lọt của ngôi trùng với đường kính trước sau
của eo dưới ( trong khi đầu quay trục dưới và trục trên của ống đẻ tạo với nhau 1 góc
90˚).
- Phần chẩm là phần to nhất của đầu phải quay ra chỗ có áp lực thấp nhất đó là thành
trước của tiểu khung (khớp vệ) để thoát ra khỏi phần cong của thành sau tiểu
khung( xương cùng cụt) và sức cản đáy chậu).
Hiện tượng quay hoàn tất, ngôi thai đã sẵn sàng để sổ qua eo dưới.
4. Hiện tượng sổ
Xẩy ra dưới tác dụng của cơn co tử cung và sức rặn của người mẹ. Từng phần của
ngôi được đẩy ra qua khỏi eo dưới.
Ngôi khi sổ ra khỏi eo dưới thường lấy xương vệ làm điểm tựa để lần lượt sổ từng
phần của ngôi mà không sổ toàn bộ ngôi cùng một lúc. Như vậy sẽ ngăn chặn được tổn
thương tầng sinh môn.
V. CƠ CHẾ ĐẺ NGÔI CHỎM, KIỂU THẾ CCTT
Kiểu thế CCTT là kiểu thế thường gặp nhất trong các cuộc đẻ tự nhiên. Đẻ ngôi chỏm
phải qua 3 giai đoạn: đẻ đầu, đẻ vai và đẻ mông.
Đẻ ngôi chỏm kiểu thế CCTT cũng qua 3 giai đoạn: đẻ đầu, đẻ vai và đẻ mông và cũng

gồm có 4 thì: lọt, xuống, quay, sổ cho từng giai đoạn.
1. Đẻ đầu: Là phần đẻ khó nhất vì đầu có đường kính to nhất, cứng nhất và ít có khả
năng thu nhỏ nhất. Gồm 4 giai đoạn:
1.1. Lọt
- Trước khi chuyển dạ: đầu cao, cúi không tốt (đường kính chẩm trán bằng 11 cm trình
diện trước eo trên).
- Để chuẩn bị lọt, cơn co tử cung làm đầu cúi hơn để đường kính hạ chẩm – thóp trước
(9,5 cm) song song với đường kính chéo trái của mặt phẳng eo trên (khám âm đạo sờ
được rãnh dọc của đầu trùng với đường kính này).
- Lọt thực sự: đường kính hạ chẩm – thóp trước đi vào đường kính chéo trái của eo trên,
còn đường kính lưỡng đỉnh đi qua đường kính chéo phải của eo trên. Có một số dấu
hiệu lâm sàng khi đầu đã lọt như sau:
+ Qua khám bụng: chỉ có thể sờ thấy 2/5 đầu thai nhi
+ Khám âm đạo: thấy phần thấp nhất của chỏm nằm ngang mặt phẳng gai hông của
thai phụ (vị trí 0)


- Kiểu lọt:
+ Lọt đối xứng: 2 bướu đỉnh cùng xuống song song
+ Lọt không đối xứng: một bướu xuống trước, một bướu xuống sau. Kiểu lọt không đối
xứng kiểu sau thường gặp hơn kiểu lọt không đối xứng kiểu trước.

(5)

(6)

1.2. Xuống
Sau khi lọt, ngôi thai xuống theo đường kính chéo phải trong lòng tiểu khung từ eo
trên đi qua eo giữa xuống eo dưới.
1.3. Quay

Khi đầu thai nhi chạm vào lớp cân cơ
của đáy chậu thì đầu thai nhi bắt đầu quay để
đường kính hạ chẩm - thóp trước (9,5 cm) trở
thành song song với đường kính trước sau của
eo dưới
- Ngôi chỏm kiểu thế trước thì đầu sẽ quay
450 ra trước
(7)
- Ngôi chỏm kiểu thế sau thì đầu sẽ quay 45 0
0
ra sau, hoặc có thể quay 135 ra trước
1.4. Sổ
Sau khi quay xong đầu thai nhi vẫn cúi nhưng
thân thai nhi ưỡn ngửa hết mức, cột sống cong
hẳn ra phía trước.
- Chuẩn bị sổ : ( Sổ chẩm) Đầu tiếp tục
cúi dưới lực của cơn co tử cung và sức cản của
đáy chậu 1 phần xương đỉnh thoát ra khỏi eo
dưới. Khi bờ dưới xương chẩm tỳ vào khớp vệ
(8)
đầu không cúi nữa bước sang thì sổ chính thức.
- Thì sổ chính thức : Đầu thai nhi ngửa dần đáy chậu bị phần trán , mặt đè vào làm
phồng to lên dãn dài ra. Hạ chẩm của đầu thai nhi tỳ vào bờ dưới khớp vệ, dưới áp


lực của cơn co tử cung đầu ngửa dần để các đường kính hạ chẩm thóp trước, hạ
chẩm trán, chẩm cằm tuần tự sổ ra ngoài. Khi cằm thoát ra khỏi âm hộ là
hết giai đoạn đẻ đầu. Sau khi sổ xong đầu thai nhi quay 45˚ từ phải sang trái để trở lại
vị trí cũ chẩm ở vị trí trái trước.


(9)

(10)

Hình 5,6,7,8,9,10: Các giai đoạn của thì đẻ đầu
2. Đẻ vai
Cơ chế không khác mấy so với đẻ đầu. Sau khi sổ đầu, đầu quay về vị trí cũ,
đường kính lưỡng mỏm vai thu hẹp từ 12cm còn 9,5cm và lọt theo đường kính chéo (nếu
ngôi lọt theo đường kính chéo trái thì vai lọt theo đường kính chéo phải và ngược lại).
Sau khi lọt, vai sổ theo đường kính trước sau của eo dưới, vai trước sổ đến bờ dưới
cơ Delta thì dừng lại để vai sau sổ.

(11)

(12)

Hình 11, 12: Đẻ vai
3. Đẻ mông
Giống cơ chế đẻ vai, đường kính lọt của mông là đường kính lưỡng ụ ngồi sẽ phải
thu lại còn 9cm. Tuy nhiên, vì mông nhỏ nên sau khi hai vai sổ thì cả thân thai nhi và
mông thai nhi sẽ sổ ra dễ dàng.



×