Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Buổi thảo luận thứ hai Bộ luật Dân sự 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.89 KB, 15 trang )

VẤN ĐỀ 1: IM LẶNG TRONG QUÁ TRÌNH GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
Câu 1: Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về vai trò của im lặng trong giao kết
hợp đồng?


Khoản 2 Điều 401 BLDS 2005 quy định: “Hợp đồng dân sự cũng được xem là giao
kết khi hết hạn trả lời mà bên nhận đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng
là sự trả lời chấp nhận giao kết".



Khoản 2 Điều 393 BLDS 2015 quy định: “Sự im lặng của bên được đề nghị không
được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận
hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên”.

BLDS 2005 đã ghi nhận vai trò của im lặng nhưng không nêu trong phần chấp nhận giao
kết hợp đồng mà trong phần xác định thời điểm hợp đồng được giao kết.BLDS 2015 đã
khắc phục được nhược điểm nói trên. BLDS 2015 theo hướng thông im lặng không là
chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng nhưng có ngoại lệ, khi thỏa thuận hay thói quen của
các bên, im lặng vẫn là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.1

Câu 2: Đoạn nào của Quyết định cho thấy anh Đạt đã chuyển nhượng tài sản cho ông
Nâu?
Đó là đoạn 1 phần xét thấy: “Căn cứ các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, thì ngày
30/03/2004 anh Nguyễn Phát Đạt lập hợp đồng chuyển nhượng cho ông Nguyễn Văn
Nâu (là chú của anh Đạt) 670m2 đất theo giấy chứng nhận quyền sử
dụng số 02164/QSDĐ/B2 ngày 16-4-1995 do Ủy ban nhân dân huyện Lai Vung, tỉnh
Đồng Tháp cấp đứng tên anh Đạt với giá 250.000.000 đồng (…) Anh Đạt đã giao đất để
ông Nâu sử dụng tại thời điểm đó. Tuy nhiên, không thể hiện việc ông Nâu trả tiền thay
anh Đạt tại Ngân hàng như hai bên thỏa thuận”.


Câu 3: Đoạn nào của Quyết định cho thấy tài sản anh Đạt chuyển nhượng là tài sản
chung của anh Đạt và chị Linh (vợ anh Đạt)?

1 Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học Những điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia
Việt Nam 2016 (xuất bản lần thứ 2, có bổ sung), trang 370.

1


Đó là đoạn 6, phần xét thấy: “Tuy nhiên, khối tài sản anh Đạt thế chấp cho ngân
hàng là tài sản chung của anh Đạt và chị Linh (vợ của anh Đạt), nhưng các hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên mới chỉ có chữ ký của anh Đạt nên cũng cần
phải xem xét chị Linh có biết việc chuyển nhượng hay không?”.
Câu 4: Việc chuyển nhượng trên có cần sự đồng ý của chị Linh không? Vì sao? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.
Tòa án đã xác định quyền sử dụng đất chuyển nhượng trên là tài sản chung của vợ chồng
anh Đạt và chị Linh nên việc chuyển nhượng bất động sản là tài sản chung cần phải có sự
đồng ý của chị Linh. Cơ sở pháp lý cho nhận định này là khoản 2, khoản 3 Điều 219
BLDS 2005 (Điều 213 BLDS 2015) và Điều 33,35 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Cụ thể, Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:
“1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong
những trường hợp sau đây:
a) Bất động sản;
b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.”

Câu 5: Theo BLDS và thực tiễn xét xử Việt Nam khi nào im lặng được coi là chấp
nhận (đồng ý) hợp đồng?
Theo quy định của BLDS VN:



Khoản 2 Điều 404 BLDS 2005 quy định: “Hợp đồng dân sự cũng được xem như
giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu
có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết ”.

Như vậy theo BLDS 2005 thì im lặng được coi là chấp nhận hợp đồng nếu giữa hai bên
có sự thỏa thuận với nhau về việc im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.


Khoản 2 Điều 393 BLDS 2015 quy định: “Sự im lặng của bên được đề nghị không
được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận
hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên”.

2


Như vậy theo BLDS 2015 thì im lặng không được coi là chấp nhận hợp đồng trừ trường
hợp giữa hai bên có sự thỏa thuận với nhau về việc im lặng hoặc theo thói quen đã được
xác lập giữa hai bên về việc im lặng khi giao kết hợp đồng
Theo thực tiễn xét xử tại Việt Nam, sự im lặng không đủ để suy luận sự đồng ý hay
không đồng ý chấp nhận hợp đồng. Tòa án các cấp không thể kết luận ngay hợp đồng
không có giá trị pháp lý khi chưa xác định rõ ý chí của người giữ im lặng. Tuy nhiên, sự
im lặng có thể là một biểu hiện của sự chấp nhận nếu tồn tại yếu tố khác. Sau đây là các
yếu tố cho phép suy luận đã có sự chấp nhận hợp đồng:

1)

Việc bên giữ im lặng trong quá trình giao kết hợp đồng nhưng sau đó yêu cầu
bên kia thực hiện hợp đồng.

VD: Theo Quyết định số 18/2003/HĐTP-DS ngày 30/05/2003 của HĐTP TANDTC,
ông Lung là chủ sở hữu diện tích 120m2 nhà trên diện tích 1199m2 đất. Vào ngày
24/09/1999, ông Lung thỏa thuận bán căn nhà trên cho vợ chồng ông Thọ. Năm 2000,
hai bên xảy ra tranh chấp. Khi sự việc chưa được giải quyết thì ông Lung chết. Trong
hợp đồng không có chữ ký của bà Hiền vợ ông Lung. Theo Viện kiểm sát, đây là việc
bán nhà thuộc sở hữu của vợ chồng mà chưa có sự đồng ý của bà Hiền. Nhưng theo
HĐTP: “Mặc dù bà Hiền là vợ ông Lung không ký hợp đồng mua bán nhà với
ông Thọ nhưng bà Hiền không những không có ý kiến phản đối và còn yêu cầu
ông Thọ thực hiện hợp đồng đã ký với ông Lung, nên không có căn cứ cho
rằng ông Lung đã bán nhà mà không được sự đồng ý của bà Hiền như lập luận
trong kháng nghị của Viện Kiểm sát”. Như vậy, trong quá trình giao kết hợp đồng,
bà Hiền không ký vào hợp đồng và cũng không phản đối gì. Điều đó có nghĩa là trong
quá trình giao kết hợp đồng, bà Hiền đã im lặng. Mặc dù vậy, theo HĐTP, bà Hiền đã
đồng ý chấp nhận hợp đồng và điều đó được suy luận từ việc bà Hiền yêu cầu thực
hiện hợp đồng.

2)

Bên giữ im lặng trong quá trình giao kết hợp đồng tiếp nhận việc thực hiện hợp
đồng của bên kia và cũng tiến hành thực hiện hợp đồng từ phía mình.

VD: Theo Quyết định số 38/GĐT-DS ngày 29/03/2004 của Tòa dân sự TANDTC, vào
ngày 03/01/2003, anh Nguyên ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc sở
hữu của hai vợ chồng anh cho vợ chồng anh chị Kỷ, Lộc. Theo TANDTC, “Việc lập hợp
đồng chuyển nhượng diện tích đất trên tuy không có mặt của chị Bá (vợ anh Nguyên)
nhưng căn cứ vào biên bản giám định và lời khai của chị Bá thì trong quá trình thực hiện
hợp đồng, chị Bá đã tham gia nhận tiền hai lần. Mặt khác, tháng 06/2001, khi vợ chồng

3



chị Bá, anh Nguyên chuyển về TP HCM đã bàn giao toàn bộ nhà, đất và tài sản khác cho
vợ chồng chị Kỷ, anh Lộc. Như vậy có cơ sở khẳng định chị Bá biết và cũng đồng ý
chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên cho vợ chồng chị Kỷ, anh Lộc”.
3)

Bên giữ im lặng trong quá trình giao kết biết rõ việc thực hiện hợp đồng nhưng
không có phản đối gì.

VD: Theo Quyết định số 27/2003/HĐTP-DS ngày 26/08/2003 của HĐTP
TANDTC: “Năm 1991 và 1993, ông Quang đã bán ao, đất vườn. Ông Khánh, bà
Vân, ông Tuyến và cụ Lạc (đồng thừa kế) có biết và được nhận tiền bán đất từ
ông Quang mà không có ý kiến gì. Nay các ông, bà này yêu cầu được chia thừa kế
lại, Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận yêu cầu của họ là chưa đủ căn cứ” . Ở đây,
theo TANDTC, người giữ im lặng trong quá trình giao kết hợp đồng biết hợp đồng và
không có ý kiến gì thì có nhiều khả năng họ đồng ý chấp nhận hợp đồng.

4)

Dựa vào lời khai của bên giữ im lặng trong quá trình giao kết hợp đồng khi lời
khai này cho thấy rằng người giữ im lặng đã đồng ý hợp đồng.

VD: Theo Bản án số 228/DSPT ngày 02/02/2005 của TAND TP HCM, ông Xáng ký giấy
chuyển quyền sử dụng đất cho vợ chồng ông Đức, bà Hạnh nhưng không có chữ ký của
bà Muống – vợ ông Xáng. Theo TAND TP HCM: “Mặc dù bà Muống không ký tên trên
hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất cho ông Đức, bà Hạnh nhưng tại tờ trình của ông
Xáng, bà Muống lập ngày 15/01/2002 và tại các biên bản lời khai của Tòa án lập vào các
ngày 20/11/2002, ngày 25/09/2003 đều thể hiện việc bà Muống cùng ông Xáng đồng ý
chuyển quyền sử dụng đất cho ông Đức, bà Hạnh, sau đó lại đổi ý. Do đó, việc Tòa án
xác định bà Muống phải liên đới cùng ông Xáng chịu trách nhiệm về các giao dịch

chuyển quyền sử dụng đất đối với ông Đức, bà Hạnh là phù hợp với quy định…”.
Như vậy, dựa vào những lời khai sau khi hợp đồng được giao kết mà Tòa án xác định bên
không ký vào hợp đồng đã chấp nhận hợp đồng.
Tham khảo tham luận của Tòa DS TANDTC tại hội nghị tổng kết ngành tòa án năm
2008: “Trên thực tế có nhiều trường hợp người quản lý tài sản chung (một trong các
đồng chủ sở hữu) chuyển nhượng tài sản thuộc sở hữu chung nhưng không có đủ các
đồng chủ sở hữu tham gia ký kết văn bản chuyển nhượng hoặc sự đồng ý bằng văn bản
của các chủ sở hữu chung khác. Tuy nhiên, có căn cứ xác định là những chủ sở hữu
chung này đồng ý việc chuyển nhượng đó, sau này do giá trị tài sản tăng lên hoặc vì một

4


lý do nào đó, nên những chủ sở hữu chung này và cả người trực tiếp giao kết hợp đồng
chuyển nhượng tài sản đã lợi dụng việc khi chuyển nhượng tài sản không được sự đồng ý
bằng văn bản của các chủ sở hữu chung khác để yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu.
Trong trường hợp này, Tòa dân sự cho rằng cần phải xác định đã có sự thống nhất ý chí
của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng nên hợp đồng không vô hiệu do vi phạm
điều kiện về ý chí của các đồng chủ sở hữu.”2

5) Nếu đề nghị giao kết hợp đồng được đưa ra hoàn toàn vi lợi ích của bên được đề

nghị thì sự im lặng cũng được suy luận là chấp nhận
VD: Theo Bản án số 1171/2006/DS-PT ngày 16-11-2006 của TAND TP.HCM, tại phần
xét thấy, HĐXX đã nêu: “khi ông Tuấn đưa bản cam kết ngày 10/12/2005 cho bà Bách thì
phía bà Bách, ông Truyền chấp nhận và không có phản hồi vì quyền và nghĩa vụ dân sự
của vợ chồng bà Bách, ông Truyền đối với ông Tuấn trong việc xây dựng căn nhà 142A,
tổ 195, đường Tân Sơn của bà Bách, ông Truyền đã chấm dứt”; “hợp đồng tặng cho giữa
ông Tuấn với vợ chồng bà Bách, ông Truyền đã hoàn tất”. Tòa phúc thẩm đã theo hướng
công nhận sự tồn tại của hợp đồng (tặng cho) giữa ông Tuấn và bà Bách, ông Truyền. Tuy

nhiên, các lập luận của Tòa rất khó hiểu. Ở đây, Tòa án đã theo hướng im lặng chính là sự
trả lời chấp nhận, nhưng không có văn bản nào hiện nay ghi nhận im lặng trong giao kết
hợp đồng khi các bên không có thỏa thuận về vấn đề này và các bên cũng chưa có thói
quen về nội dung này.

Câu 6: Chị Linh có biết, có phản đối việc chuyển nhượng trên không?
Trong bản án vẫn chưa xác định được chị Linh có biết về chuyển nhượng hay
không. Bởi trong các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên mới
chỉ có chữ kí của anh Đạt.

Câu 7: Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao trong vụ việc được bình luận, nếu chị
Linh biết và không phản đối việc chuyển nhượng thì có được coi là chị Linh đồng ý
không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
2 Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Chính trị Quốc Gia 2013, bản án số 1517

5


Trong phần Xét thấy, theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, nếu chị Linh biết
và không phản đối việc thế chấp thì phải coi chị Linh cũng đồng ý việc chuyển
nhượng, điều này được thể hiện ở đoạn: “…Tuy nhiên, khối tài sản anh Đạt thế
chấp cho Ngân hàng là tài sản chung của anh Đạt và chị Linh (vợ của anh
Đạt), nhưng các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên mới
chỉ có chữ ký của anh Đạt nên cũng cần phải xem xét chị Linh có biết việc
chuyển nhượng hay không? Nếu chị Linh biết mà không phản đối thì phải
coi chị Linh cũng đồng ý việc chuyển nhượng. Nếu chị Linh không biết và
không đồng ý chuyển nhượng thì cần phải căn cứ vào quy định của pháp
luật để giải quyết…
Câu 8: Hướng giải quyết trên của Tòa dân sự đã có tiền lệ chưa? Cho biết tiền lệ mà
anh/chị biết.

Hướng giải quyết của Tòa dân sự đã có tiền lệ.Theo Quyết định số
27/2003/HĐTP-DS ngày 26/08/2003 của HĐTP TANDTC: “Năm 1991 và 1993,
ông Quang đã bán ao, đất vườn. Ông Khánh, bà Vân, ông Tuyến và cụ Lạc
(đồng thừa kế) có biết và được nhận tiền bán đất từ ông Quang mà không
có ý kiến gì. Nay các ông, bà này yêu cầu được chia thừa kế lại, Tòa án
cấp phúc thẩm chấp nhận yêu cầu của họ là chưa đủ căn cứ”. Ở đây, theo
TANDTC, người giữ im lặng trong quá trình giao kết hợp đồng biết hợp đồng và
không có ý kiến gì thì có nhiều khả năng họ đồng ý chấp nhận hợp đồng.

Câu 9: Suy nghĩ của anh/chị về vai trò của im lặng trong giao kết hợp đồng ở Việt Nam.
Quan điểm 1:


Vai trò của im lặng trong giao kết hợp đồng ở Việt Nam không đủ để suy luận đồng
ý hay không đồng ý chấp nhận hợp đồng.



Theo quy định tại khoản 2 Điều 393 BLDS 2015, chỉ thừa nhận một trường hợp im
lặng nghĩa là đồng ý giao kết hợp đồng khi đáp ứng được điều kiện là có sự thỏa
thuận giữa người đề nghị và người được đề nghị “im lặng là sự trả lời chấp
nhận giao kết” hợp đồng hoặc một thói quen đã hình thành từ rất lâu giữa 2 bên.
Đây là quy định duy nhất của Bộ luật Dân sự về giá trị của im lặng trong quá trình
giao kết hợp đồng. Trong thực tế không phải lúc nào các bên cũng thoả thuận im
lặng có giá trị như chấp nhận hợp đồng mà phần lớn giao dịch đều không có thoả
6


thuận như vậy và các cơ quan tư pháp cũng không định nghĩa rõ thế nào là “thói
quen” được xác hình thành giữa 2 bên. Nên trong thực tiễn pháp lý Việt Nam, sự im

lặng không đủ để khẳng định việc chấp nhận hợp đồng.
Quan điểm 2:


Im lặng trên mặt lý thuyết tuy là không thể hiện bất cứ điều gì (trừ khi có thỏa
thuận), nhưng trên mặt thực tiễn, sự im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp
đồng trong một thời hạn do các bên thỏa thuận. Theo quan điểm cá nhân, em cho
rằng im lặng không thể hiện sự chấp thuận hay từ chối thỏa thuận dưới bất cứ
trường hợp nào. Việc chấp thuận hay từ chối giao kết hợp đồng sẽ thể hiện đầy đủ
ý chí của bên nhận được lời đề nghị khi và chỉ khi bên nhận được thể hiện ý chí của
mình thông qua một hành vi biểu hiện cụ thể. Hơn nữa việc suy đoán im lặng là trả
lời giao kết hợp đồng sẽ gây sự rủi ro pháp lí cho bê đề nghị cũng như bên được đề
nghị. Với những trường hợp không trả lời được do trở ngại khách quan hay do năng
lực của chủ thể khiến việc trả lời không thực hiện được thì việc bên còn lại suy đoán
im lặng của bên kia là sự chấp thuận và thực hiện hợp đồng sẽ gặp nhiều rủi ro pháp
lí. Hơn thế nữa, bên đề nghị được quy định trong đề nghị xem xét việc bên kia im
lặng khi hết thời hạn xác đồng ý là vi phạm đến quyền tự do hợp đồng. Các chủ thể
có quyền tự do giao kết hợp đồng và có quyền tự do không giao kết. Hơn nữa, bên
nhận lời đề nghị không có nghĩa vụ phải đáp trả lại lời đề nghị giao kết hợp đồng
của bên đề nghị. Việc quy định sự im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng
trong một thời hạn do các bên thỏa thuận vô hình trung khiến quyền tự do hợp đồng
không được thực hiện một cách trọn vẹn.

7


Vấn đề 2: Đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được

Câu 1: Những thay đổi và suy nghĩ của anh về những thay đổi giữa BLDS 2015 và
BDLDS 2005 về vấn đề đang được nghiên cứu.

Điểm khác biệt giữa Điều 411 BLDS 2005 và Điều 408 BLDS 2015: Thay cụm từ “ngay
từ khi kí kết” bằng “ngay từ khi giao kết” và bỏ cụm từ “vì lý do khách quan”.


BLDS 2005 sử dụng cụm từ “kể từ khi ký kết” nên phạm vi điều chỉnh hẹp vì ký kết
chỉ phù hợp với hợp đồng được xác lập bằng văn bản. Quy định này được áp dụng
cho hợp đồng lập bằng văn bản hay hình thức khác nên cụm từ trên đã được thay
đổi bằng “kể từ khi giao kết” trong BLDS 2005



BLDS 2015 đã khắc phục được sự cứng nhắc của BLDS 2005 khi chỉ quan tâm đến
nguyên nhân khách quan gây ra việc trong hợp đồng có đối tượng không thể thực
hiện được mà bỏ qua nguyên nhân chủ quan.Từ đó, tạo điều kiện cho hợp đồng có
thể diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng, thuận lợi hơn.Trong thực tiễn đã xuất hiện nhiều
vụ việc xuất hiện đối tượng trong hợp đồng không thể thực hiện ngay từ đầu xuất
phát từ nguyên nhân chủ quan.

Ví dụ: Theo Bản án số 04/2007/KDTM-ST của TAND thành phố Pleiku, tỉnh Gia
Lai “các bên thừa nhận rằng, thực tế thị trường có rất nhiều loại máy đào mang nhãn
hiệu Hitachi. Thế nhưng, tại văn bản của hợp đồng nêu trên, các bên không thể hiện một
cách rõ rảng về đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao. Cụ thể, tại văn bản của hợp
đồng, các bên không thể hiện về việc bên bán phải giao cho bên mua chiếc máy đào nhãn
hiệu Hitachi được sản xuất năm nào; không thể hiện về quy cách, chất lượng (…) Thấy
rằng, các bên không chứng minh được là đã có thỏa thuận rõ ràng, chi tiết với nhau về
đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, giữa các bên lại không có thói quen được
thiết lập. Chính vì vậy, HĐXX xác định, đây là một hợp đồng có đối tượng không thể thực
hiện được (…)”.3
 BLDS 2015 vẫn chưa khắc phục những điểm còn hạn chế của BLDS 2005 là:



Việc cho phép áp dụng Khoản 1 vào trường hợp được nêu vào Khoản 3 là một sự
sửa đổi có thể gây tranh cãi. Việc Toà tuyên bố một hợp đồng bị vô hiệu vì có một
đối tượng không thể thực hiện được mặc dù trong hợp đồng vẫn còn những đối

3 Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận Bản án, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam
2017 (xuất bản lần thứ sáu, có sửa chữa, bổ sung), trang 776.

8


tượng có thực thực hiện được, vẫn có hiệu lực thì có thể gây thiệt hại đến lợi ích của
1 trong 2 bên. Nên xem xét hợp đồng vô hiệu từng phần theo Điều 130 BLDS 2015.
Việc hợp đồng vô hiệu toàn phần chỉ nên được đưa ra xem xét khi đối tượng không
thể thực hiện trong hợp đồng là yếu tố cơ bản và quan trọng của hợp đồng, cân bằng
quyền và lợi ích của cả 2 bên.


Trong những hợp đồng mà Toà xét thấy có (những) đối tượng không thể thực hiện
được thường có đặt cọc. Vấn đề đặt ra là cần xử lý số tiền cọc này như thế nào.



Hiện nay chưa qui định nào về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
Theo ý kiến của PGS.TS Đỗ Văn Đại – Trưởng khoa Luật Dân sự ĐH Luật
TP.HCM: “Do lý do hợp đồng trong trường hợp này rất đặc biệt là “ đối tượng
không thể thực hiện” nên sẽ thuyết phục hơn khi chúng ta theo hướng thời hiệu yêu
cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu là không bị giới hạn” 4. Tuy nhiên, ở chiều
ngược lại, một số chuyên gia lại có ý kiến cho rằng: “ngoài những trường hợp đã
quy định trên thì còn những loại hợp đồng vô hiệu khác không có quy định thời hiệu

cụ thể, cần áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện chung của Bộ luật tố tụng dân
sự” 5

Câu 2: Một bên có thể yêu cầu tuyên bố hợp đồng trên vô hiệu trên cơ sở Điều 408 BLDS
2015 không?
 Dưới góc độ văn bản:


Trong hợp đồng này, việc hai bên không nêu rõ số hiệu máy cũng như tình trạng của
máy dẫn đến việc không thể thống nhất về máy phải giao là do lỗi “chủ quan” của cả
hai bên. Trong khi trên thị trường có rất nhiều loại máy đào hiệu Hitachi, bên bán phải
cung cấp rõ năm sản xuất, quy cách, chất lượng, công suất, số khung, số máy cho bên
mua.



Đây là việc mà bên bán “phải biết” theo quy đinh tại Điều 34 Luật thương mại 2005:
“(1) Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng,
chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng; (2)
Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ
liên quan theo quy định của Luật này”.

4 Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận Bản án, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam
2017 (xuất bản lần thứ sáu, có sửa chữa, bổ sung), trang 778.
5 Chu Xuân Minh, Tài liệu tập huấn về thi hành Bộ luật dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2008, tr.155

9



Như vậy, nhìn từ góc độ văn bản thì có thể yêu cầu tuyên bố hợp đồng trên vô hiệu trên
cơ sở Điều 408 BLDS.
Dưới góc độ thực tiễn xét xử: Hiện nay, “hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện
được” là một khái niệm rất khó hiểu. Bởi vì thông thường chúng ta nói “hợp đồng không
thể thực hiện được” hay “thực hiện hợp đồng” chứ không nói đến “thực hiện đối tượng
của hợp đồng”. Và thực tiễn cũng cho thấy, vì không có bất kỳ văn bản nào làm rõ khái
niệm trên, Tòa án đã áp dụng khá thoáng khái niệm “hợp đồng có đối tượng không thể
thực hiện được”6. Tuy nhiên, trong một số vụ việc, Tòa dân sự đã theo hướng nếu các bên
không đạt được thỏa thuận về đối tượng của hợp đồng thì hợp đồng vô hiệu.7
Vấn đề 3: Xác lập hợp đồng giả tạo và nhằm tẩu tán tài sản
 Đối với vụ việc thứ nhất

Câu 1: Thế nào là giả tạo trong xác lập giao dịch?
Điều 124 BLDS 2015 quy định:” 1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả
tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn
giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu
theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan;2. Trường hợp xác lập giao
dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô
hiệu.


Như vậy, có thể hiểu một cách ngắn gọn, giả tạo trong xác lập giao dịch là việc thực
hiện giao dịch mà trong đó việc thể hiện ý chí ra bên ngoài khác với ý chí nội tâm
và kết quả thực hiện của các bên tham gia giao dịch.



Có hai loại giao dịch dân sự giả tạo:

6 Ví dụ, theo Bản án số 672/2007/DSPT ngày 25-6-2007 của TAND TP.HCM, Tòa án đã giải quyết theo hướng

“(…) Như vậy ông Hai, bà Nga không còn quyền tái định cư để chuyển nhượng cho bà Trinh. Qua đó, xét thấy, vào
thời điểm hai bên ký kết hợp đồng sang nhượng quyền tái định cư, có đối tượng không thể thực hiện được. Vì vậy,
hợp đồng đã bị vô hiệu”
7 Theo Bản án Tòa dân sự đã theo hướng “Nếu bên nhận chuyển nhượng yêu cầu bên chuyển nhượng phải giao thửa
đất chuyển nhượng đúng như thỏa thuận trong hợp đồng và theo trích lục bản đồ thửa đất ghi trong giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất; hoặc các bên không thỏa thuận được việc giao nhận thửa đất đúng như hiện trạng trên thực địa
và có tranh chấp, thì phải xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu do có đối tượng không thể
thực hiện được theo quy định tại Điều 411 BLDS”

10


o

Thứ nhất, giao dịch được xác lập để che giấu một giao dịch dân sự khác. Ví
dụ: A bán cho B một căn nhà, các bên thỏa thuận giá trị của ngôi nhà là
1.750.000.000 đồng. Nhưng hai bên đã lập một hợp đồng trong đó chỉ ghi giá
trị của ngôi nhà là 750.000.000 đồng để gian lận việc nộp phí trước bạ sang
tên. Như vậy, hợp đồng ghi giá trị ngôi nhà là 750.000.000 đồng bị coi là hợp
đồng giả tạo.

o

Thứ hai, giao dịch được xác lập nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Ví
dụ: C nợ A tiền với cam kết chuyển nhượng nhà đất để trả nợ cho A , nhưng để
tẩu tán tài sản C thỏa thuận với D ký hợp đồng giả bán ngôi nhà của C cho D
để tránh bị kê biên tài sản.

Trong cả hai trường hợp trên đều có đặc điểm chung là có sự thông đồng, nhất trí của cả
hai bên tham gia giao dịch dân sự nhằm tạo ra sự nhận thức sai lầm bên ngoài sự việc.

Như vậy, trong giao dịch dân sự giả tạo, pháp luật một mặt quy định loại hành vi này là
vô hiệu đối với các bên, nhưng một mặt vẫn bảo vệ quyền lợi của người thứ ba khi người
đó không biết việc thể hiện ý chí đích thực của giao dịch giả tạo đó.

Câu 2: Đoạn nào của Quyết định cho thấy các bên có giả tạo trong giao kết hợp đồng?
Các bên xác lập giao dịch có giả tạo với mục đích gì?


Đoạn cho thấy các bên có giả tạo trong giao kết hợp đồng của Quyết định là:

“Xét thấy, sau khi lập giấy thoả thuận mua bán đất ngày 27/11/2013 các bên chưa đến
CQNN có thẩm quyền làm thủ tục theo quy định. Theo đơn khởi kiện ban đầu nguyên đơn
yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng nhưng sau đó nguyên đơn thay đổi yêu cầu khởi
kiện, yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng ngày 23/11/2013 giữa nguyên đơn và bà
Trang là vô hiệu vì đây là giao dịch giả tạo che dấu cho việc vay mượn và buộc bà Trang
trả lại cho nguyên đơn và bà Trang là vô hiệu vì đây là giao dịch che dấu việc cho vay
mượn và buộc bà Trang trả lại cho nguyên đơn số tiền đã nhận là 95.000.000 đồng.
Các bên xác lập giao dịch có giả tạo nhằm mục đích che giấu việc vay mượn.

Câu 3: Hướng giải quyết của Tòa giám đốc thẩm đối với hợp đồng giả tạo và hợp đồng
bị che giấu?

11


Hướng giải quyết của Tòa giám đốc thẩm đối với: Giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu còn
giao dịch dân sự bị che dấu vẫn có hiệu lực. “Đối chiếu với quy định trên với trường
hợp giữa nguyên đơn với bà Trang thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sự dụng đất
được xác lập ngày 23/11/2013 giữa nguyên đơn và bà Trang là vô hiệu do giả tạo và
giao dịch vay tài sản số tiền 100.000.000 đồng có hiệu lực”.


Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa giám đốc thẩm về hợp đồng
giả tạo và hợp đồng bị che giấu?
Hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm về hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị
che giấu là hoàn toàn hợp lý theo quy định tại Khoản 1 Điều 124 BLDS 2015. Cụ thể,
theo bản án số 06/2017/DS-ST, hai bên đều thừa nhận là giao dịch chuyển nhượng quyền
sử dụng đất là giao dịch giả tạo để che dấu cho hợp đồng vay tiền giữa bà Thúy và bà
Trang. Do đó, có cơ sở xác nhận rằng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng là hợp
đồng giả tạo và tuyên bố vô hiệu, các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

 Đối với vụ việc thứ 2

Câu 5: Vì sao Tòa án xác định giao dịch giữa vợ chồng bà Anh với vợ chồng ông Vượng
là giả tạo nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với bà Thu?
Tòa án xác định giao dịch giữa vợ chồng bà Anh với vợ chồng ông Vượng là giả tạo
nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với bà Thu vì: “Quá trình giải quyết vụ án thì vợ
chồng bà Anh thừa nhận còn nợ của bà Thu 3,1 tỷ đồng, đồng thời vợ chồng bà Anh cam
kết chuyển nhượng nhà đất (đang có tranh chấp) để trả nợ cho bà Thu, nhưng vợ chồng
bà Anh không thực hiện cam kết với bà Thu mà làm thủ tục chuyển nhượng nhà đất trên
cho anh là vợ chồng ông Vượng. Thỏa thuận chuyển nhượng giữa vợ chồng bà Anh và vợ
chồng ông Vượng không phù hợp với thực tế vì giá thực tế nhà đất là gần 5,6 tỷ đồng,
nhưng hai bên thỏa thuận chuyển nhượng chỉ với giá 680 triệu đồng và thực tế các bên
cũng chưa hoàn tất thủ tục chuyển nhượng”.

Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án (giả tạo để trốn tránh
nghĩa vụ)?

12



Theo nhóm em, Tòa án xác định như vậy là hợp lý. Bởi vì, theo các thông tin trong
bản án thì hợp đồng chuyển nhượng nhà đất giữa vợ chồng ông Vượng thực chất là hợp
đồng giả tạo. Vợ chồng bà Anh đã tiến hành chuyển nhượng nhà đất cho vợ chồng ông
Vượng với giá là 680 triệu đồng, trong khi giá trị thực tế của nhà đất là 5,6 tỉ đồng. Hợp
đồng này của vợ chồng bà Anh đã cho thấy tính không thực tế của việc chuyển nhượng vì
theo lẽ thông thường thì không có ai lại đi thực hiện một hợp đồng bất lợi cho mình như
vậy, đặc biệt là trong trường hợp vợ chồng bà Anh đang nợ tiền bà Thu và đã cam kết
chuyển nhượng nhà đất trên cho bà Thu. Ngoài ra, thủ tục chuyển nhượng nhà đất giữa
vợ chồng bà Anh và vợ chồng ông Vượng chưa được hoàn tất. Như vậy, có đầy đủ căn cứ
để áp dụng khoản 2 điều 124 vào vụ kiện dân sự trên.

Câu 7: Cho biết hệ quả của việc Tòa án xác định hợp đồng trên là giao dịch nhằm trốn
tránh nghĩa vụ.
Hệ quả của việc Toà án xác định hợp đồng trên là giao dịch nhằm trốn tránh nghĩa
vụ là buộc vợ chồng bà Anh trả nợ cả gốc và lãi cho bà Thu, giao dịch giữa vợ chồng bà
Anh với vợ chồng ông Vương là vô hiệu và nhà đất của vợ chồng bà Anh bị phong tỏa để
đảm bảo nghĩa vụ của vợ chồng bà Anh đối với bà Thu.

13


VẤN ĐỀ 4: HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG

Câu 1: Hợp đồng trong 2 vụ việc trên có phải công chứng, chứng thực không? Nêu CSPL
cho câu trả lời.

8

Căn cứ vào K2 Đ119, Đ502 BLDS 2015 và điểm a khoản 3 Đ167 Luật đất đai 2013,
hợp đồng trong hai vụ việc trên phải công chứng, chứng thực.


Câu 2: Trong bản án số 03, Toà án công nhận hợp đồng không được công chứng, chứng
thực có thuyết phục không? Vì sao?

Việc Tòa án công nhận hợp đồng không được công chứng, chứng thực có thuyết
phục. Tuy nhiên, việc Tòa phúc thẩm viện dẫn căn cứ pháp lý dựa trên BLDS 2015 đã vi
phạm nghiêm trọng quy định tại điểm c khoản 1 điều 688 BLDS 2015 quy định về điều
khoản chuyển tiếp9. Thay vào đó, Tòa phúc thẩm hoàn toàn có thể căn cứ theo nghị quyết
số 02/2004/HĐTP ngày 10-8-2004 của Hội đồng Thẩm phán để giải quyết vụ việc, theo
đó “trong trường hợp hợp đồng chuyển nhượng vi phạm điều kiện về hình thức thì “nếu
sau khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng đã trồng cây lâu
năm, làm nhà kiên cố (…) và bên chuyển nhượng không phản đối và cũng không bị cơ
quan nhà nước có thẩm quyên xử lý vi phạm hành chính theo các quy định của Nhà nước
về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, thì Tòa án công nhận hợp đồng” .
Câu 3: Việc Toà án xác định hợp đồng chuyển nhượng vi phạm về hình thức và hết thời
hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong bản số 41 có thuyết phục không? Vì
sao?
Dựa theo quy định tại khoản 1 Đ.136 và các quy định tại chế định thời hiệu được
quy định tại BLDS 2005, việc Tòa án xác định hợp đồng chuyển nhượng vi phạm về hình

8 Điều 401, khoản 1,2 Điều 689 Bộ luật dân sự 2005 và điểm b khoản 1 Điều 127 Luật đất đai 2003
9 Giao dịch dân sự được thực hiện xong trước ngày Bộ luật này có hiệu lực mà có tranh chấp thì áp dụng quy định
của Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật dân sự số
33/2005/QH11 để giải quyết;

14


thức và hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong bản án số 41 là
hoàn toàn hợp lý, có căn cứ pháp luật.

Tuy nhiên, với sự đổi mới tại BLDS 2015, cụ thể tại khoản 2 Đ.1“Tòa án chỉ áp
dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với
điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết
định giải quyết vụ, việc.Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối
áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện
nghĩa vụ.”, việc áp dụng trên của Tòa trên thực tế sẽ không còn phù hợp với quy định
hiện hành.

Câu 4: Theo BLDS, hệ quả pháp lý của việc hết thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp
đồng vô hiệu về hình thức.
Căn cứ theo khoản 2 Đ132 blds , hệ quả pháp lý của việc hết thời hiệu yêu cầu Tòa
án tuyên bố hợp đồng trên vô hiệu về hình thức là hợp đồng có vi phạm quy định về hình
thức vẫn có hiệu lực. Đây là một điểm mới so với BLDS trước đó.

Câu 5: Việc Toà án công nhận hợp đồng chuyển nhượng sau khi xác định có vi phạm qui
định hình thức và hết thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu có thuyết phục
không? Vì sao?
Theo như đã phân tích ở những câu trên, việc Tòa án có thuyết phục. Tuy nhiên, với
sự thay đổi của BLDS 2015, việc áp dụng quy định về thời hiệu không còn cơ sở pháp lý
trên thực tế nữa. Và cũng xin nói thêm, hướng giải quyết “công nhận hợp đồng vi phạm
quy định về hình thức” là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn xét xử hiện nay. Vì suy cho
cùng, hợp đồng sinh ra không để bị tuyên bố vô hiệu mà là để thực hiện nhằm đem lại
cho các bên lợi ích mà các bên mong muốn khi xác lập hợp đồng. Do đó, cần hạn chế tối
đa việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu, nhất là khi hợp đồng chỉ vi phạm quy định về hình
thức.

15




×