Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Vai trò của chính quyền địa phương trong xây dựng nông thôn mới ở Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý: 60 34 04 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------------o0o-----------

TRƢƠNG THỊ THANH HUYỀN

VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN
NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------------o0o-----------

TRƢƠNG THỊ THANH HUYỀN

VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN
NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀO THỊ BÍCH THỦY
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

HÀ NỘI – 2015


LỜI CẢM ƠN

Trƣớc hết với tất cả sự biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin cảm ơn TS Đào Thị
Bích Thủy, giáo viên đã hƣớng dẫn và giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi tới các Thầy giáo, Cô giáo trƣờng Đại học Kinh tế- Đại học
Quốc gia Hà Nội và các Thầy giáo, Cô giáo khoa Kinh tế chính trị đã tham gia
quá trình giảng dạy trong khóa học vừa qua lời cảm ơn chân thành nhất.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tác giả của các tài liệu đã sử dụng trong quá
trình giảng dạy của nhà trƣờng, sách báo, tài liệu, các trang Web, Internet mà
tôi đã sử dụng trong quá trình học vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn học viên lớp Thạc sỹ Quản lý kinh tế
khoá 2012- lớp QH-2012 E.CH (QLKT), đã đồng hành cùng tôi suốt trong
quá trình học lớp Thạc sỹ vừa qua.


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ i
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chƣơng 1.5 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ

THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN TRONG XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI .................................................................................................................5
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ......................................................5
1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI ....................................................................................................9
1.2.1 Lý luận về nông thôn..........................................................................................9
1.2.2 Xây dựng nông thôn mới .................................................................................10
1.2.3 Vai trò của chính quyền trong xây dựng nông thôn mới .................................17
1.3 KINH NGHIỆM THỰC TIỄN............................................................................28
1.3.1 Kinh nghiệm vài trò của chính quyền trong xây dựng nông thôn mới trên thế
giới.............................................................................................................................28
1.3.2 Kinh nghiệm vai trò của chính quyền xây dựng nông thôn mới trong nƣớc ...35
1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra ...............................................................................41
Chƣơng 2.PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................43
2.1 CÁCH TIẾP CẬN ...............................................................................................43
2.1.1 Tiếp cận hệ thống .............................................................................................43
2.1.2 Tiếp cận dựa vào cộng đồng ............................................................................43
2.1.3 Tiếp cận trực quan ............................................................................................43
2.2 PHƢƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ............................................................43
2.2.1 Tài liệu thứ cấp .................................................................................................43
2.2.2 Tài liệu sơ cấp ..................................................................................................44
2.3 PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ...................................................................44
2.3.1 Phân tổ thống kê ...............................................................................................44
2.3.2 Bảng thống kê ..................................................................................................45


2.3.3 Phƣơng pháp phân chia và tổng hợp ................................................................45
2.4. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH .........................................................................46
2.4.1 Phƣơng pháp duy vật biện chứng .....................................................................46
2.4.2 Phƣơng pháp so sánh........................................................................................47

2.4.3 Phƣơng pháp nghiên cứu nông thôn có sự tham gia ........................................47
2.5 KỸ THUẬT VÀ CÔNG CỤ PHÂN TÍCH ........................................................48
Chƣơng 3.THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN TRONG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN ......49
3.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN
NGHI LỘC ................................................................................................................49
3.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ....................................................................49
3.1.2 Dân cƣ ..............................................................................................................50
3.1.3 Kinh tế - xã hội .................................................................................................51
3.2 MỤC TIÊU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN NGHI LỘC...........55
3.2.1 Mục tiêu tổng quát ...........................................................................................55
3.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................55
3.3 VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN NGHI LỘC TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI ..................................................................................................56
3.3.1 Xây dựng kế hoạch thực hiện ...........................................................................57
3.3.2 Tổ chức thực hiện .............................................................................................57
3.3.3 Kiểm tra, thanh tra, giám sát ............................................................................68
3.5 ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN NGHI LỘC TRONG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ............................................................................69
3.5.1 Ƣu điểm ............................................................................................................69
3.5.2 Tồn tại ..............................................................................................................72
3.5.3 Nguyên nhân ....................................................................................................76
Chƣơng 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA
PHƢƠNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MớI Ở HUYỆN NGHI LỘC,
TỈNH NGHỆ AN ......................................................................................................78


4.1 QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MớI CỦA
HUYỆN NGHI LỘC .................................................................................................78
4.1.1 Quan điểm ........................................................................................................78

4.1.2 Mục tiêu ...........................................................................................................78
4.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI .............................................................79
4.2.1 Nâng cao công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục để nâng cao nhận thức
của cán bộ và ngƣời dân ...........................................................................................79
4.2.2 Tạo lập đồng bộ cơ chế, chính sách .................................................................80
4.2.3. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ ................................................81
4.2.4. Tăng cƣờng và linh hoạt huy động nguồn lực, phân bổ nguồn lực phù hợp ..82
4.2.5 Tăng cƣờng công tác chỉ đạo, hƣớng dẫn.................................... ...
83
4.2.6. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát ...........................................83
4.2.7 Giải quyết dứt điểm khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân liên
quan đến quá trình xây dựng nông thôn mới ............................................................84
4.3 KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT .....................................................................................84
KẾT LUẬN ...............................................................................................................87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................89


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Cơ cấu dân số và lao động Nghi Lộc tính đến 31/12/2013 ............ 50
Bảng 3.2. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế trên địa bàn
Nghi Lộc (Tính theo giá so sánh năm 2010) ...................................................52
Bảng 3.3 Kết quả công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới ………57
Bảng 3.4 Nhận thức của ngƣời dân về chƣơng trình nông thôn mới ở huyện
Nghi Lộc .........................................................................................................59
Bảng 3.5 Thu chi ngân sách năm 2011-2013………………………………..64
Bảng 3.6 Mức độ sẵn lòng và lý do từ chối đóng góp cho Chƣơng trình nông
thôn mới trên địa bàn ......................................................................................66
Bảng 3.7 Hoạt động của Doanh nghiệp 2011-2013 ........................................ 68
Bảng 3.8 Tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chí trên toàn huyện ................ 70

Biểu 3.9 Phân loại đội ngũ cán bộ cấp huyện và xã năm 2013 ........................... 73

i


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nƣớc ta là một nƣớc có nền nông nghiệp lâu đời, do đặc điểm địa hình,
lịch sử quá trình đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc nên phần lớn dân cƣ nƣớc
ta sống quần tụ theo từng dòng họ, hình thành nên các làng, xã, phân bố chủ
yếu ven lƣu vực các dòng sông. Cùng với văn minh lúa nƣớc, làng (bản, thôn,
xóm…) đã trở thành nét văn hóa riêng của ngƣời Việt Nam từ muôn đời nay.
Đến nay, tuy quá trình đô thị hóa đã diễn ra khá mạnh mẽ nhƣng vẫn còn
khoảng 70% dân số sinh sống và hơn 54% lao động làm việc ở nông thôn và
Việt Nam luôn coi trọng những vấn đề liên quan đến nông dân, nông nghiệp
và nông thôn.
Đảng và Nhà nƣớc ta đã có nhiều chủ trƣơng, giải pháp để hạn chế
những tác động tiêu cực của cơ chế kinh tế thị trƣờng và hội nhập thông qua
việc triển khai thực hiện các chƣơng trình lớn ở nông thôn nhƣ đầu tƣ cho các
xã đặc biệt khó khăn (Chƣơng trình 135), đầu tƣ cho các huyện nghèo theo
Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP. Ở cơ sở, các địa phƣơng cũng đã có nhiều
chƣơng trình, kế hoạch, đề án để xây dựng và phát triển nông thôn. Tuy nhiên
nông thôn nƣớc ta có phạm vi phân bố rộng lớn, phức tạp, cơ sở nền tảng cho
phát triển kinh tế yếu kém nên tình trạng kinh tế, văn hoá xã hội kém phát
triển ở nông thôn vẫn là phổ biến.
Để rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị, Hội
nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X ra Nghị quyết 26 về
“Nông nghiệp, nông dân và nông thôn”. Trên tinh thần đó, Thủ tƣớng Chính
phủ ban hành “Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới” (Quyết định số
491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009) và “Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng

nông thôn mới” (Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 06/4/2010).

1


Trên tinh thần Nghị quyết 26 và các quyết định có liên quan, các địa
phƣơng căn cứ vào đặc điểm, nguồn lực của địa phƣơng mình mà tiến hành
các hoạt động xây dựng nông thôn mới theo các tiêu chí đã đặt ra.
Hiện nay cũng nhƣ cả nƣớc, tỉnh Nghệ An đang phấn đấu khẩn trƣơng
hoàn thành quá trình xây dựng nông thôn mới để làm thay đổi cơ bản diện
mạo nông thôn, cải thiện chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời nông dân. Chính vì
thế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới, đƣa ra những giải
pháp có tính khả thi cao, phù hợp với yêu cầu, sát với thực tiễn, là những yêu
cầu cấp bách.
Nghi Lộc là huyện đồng bằng lớn thứ 3 của tỉnh Nghệ An, là một trong
những địa phƣơng có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế

- xã

hội của tỉnh Nghệ An . So với nhiều huyện thị khác trong tỉnh , huyện Nghi
Lộc có dân số khá đông với số dân hơn 194.858 ngƣời, nhƣng dân cƣ chủ yếu
tập trung ở khu vực nông thôn (chiếm 96,5%). Huyện đƣợc xem là một địa
phƣơng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội và thƣờng đƣợc lựa
chọn là nơi để triển khai các mô hình thí điểm. Nhƣng hiện nay việc triển khai
thực hiện xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện còn nhiều lúng túng và
bất cập. Nghiên cứu đƣa ra các giải pháp để nâng cao vai trò của chính quyền
địa phƣơng trong xây dựng nông thôn mới sẽ thúc đẩy từng bƣớc thành công
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nghi Lộc. Đó sẽ đƣợc coi là sự
khởi đầu cho hàng loạt những thành công tiếp theo tại các địa phƣơng
khác trong công cuộc xây dựng nông thôn mới nói riêng và các chƣơng trình

phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Chính vì vậy , Luâ ̣n văn tâ ̣p trung vào viê ̣c nghiên cƣ́u , đánh giá một
cách tổng thể hiện trạng thực hiện xây dựng nông thôn mới ở Nghi Lộc hiện
nay, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế của chính quyền địa
phƣơng trong xây dựng nông thôn mới để từ đó giúp cấp uỷ, chính quyền địa

2


phƣơng tìm ra những giải pháp hữu hiệu góp phần xây dựng thành công nông
thôn mới trên địa bàn huyện Nghi Lộc. Xuất phát từ những suy nghĩ đó, tác
giả đã lựa chọn Đề tài nghiên cứu: “Vai trò của chính quyền địa phương
trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An”.
* Câu hỏi nghiên cứu chính của đề tài là: Chính quyền địa phƣơng
có vai trò nhƣ thế nào trong triển khai xây dựng nông thôn mới ở huyện Nghi
Lộc, tỉnh Nghệ An và giải pháp nâng cao vai trò của chính quyền địa phƣơng
trong xây dựng nông thôn mới?
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu: Đánh giá thực trạng vai trò của chính quyền địa phƣơng
trong xây dựng nông thôn mới và qua đó đề xuất các giải pháp phát huy vai
trò của chính quyền địa phƣơng trong xây dựng thành công nông thôn mới ở
huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của chính quyền địa
phƣơng trong công tác triển khai xây dựng nông thôn mới.
- Đánh giá thực trạng vai trò của chính quyền địa phƣơng trong xây
dựng nông thôn mới ở huyện Nghi Lộc, Nghệ An.
- Đề xuất các giải pháp phát huy vai trò của chính quyền địa phƣơng
trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Nghi Lộc, Nghệ An.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là vai trò của chính quyền huyện Nghi Lộc trong
xây dựng nông thôn mới.
3.2 Phạm vi nghiên cứu

3


3.2.1 Phạm vi không gian: Huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
3.2.2. Phạm vi về thời gian: Từ năm 2010-6/2014
3.2.3 Phạm vi nội dung: Chính quyền địa phƣơng trong xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, tiếp cận theo chƣơng
trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới.
4. Cấu trúc Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 4
chƣơng:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn
về vai trò của chính quyền trong xây dựng nông thôn mới
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng của chính quyền địa phương trong xây dựng
nông thôn mới ở huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An
Chương 4: Giải pháp đẩy mạnh vai trò của chính quyền địa phương
trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Nghi Lộc

4


Chƣơng 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ

THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Vấn đề xây dựng nông thôn mới đƣợc một số nhà nghiên cứu khoa học
xã hội và các nhà hoạt động chính trị quan tâm dƣới nhiều góc độ khác nhau.
Nhiều công trình đã góp phần giải đáp những đòi hỏi bức thiết của thực tế đối
với nông nghiệp, nông thôn nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng.
Có hàng loạt công trình nghiên cứu, giới thiệu kinh nghiệm phát triển
nông nghiệp, nông thôn của nƣớc ngoài: Tác phẩn Benedict J.tria kerrkvliet,
Jamesscott Nguyễn Ngọc, Đỗ Đức Định, năm 2000. Một số vấn đề về nông
nghiệp, nông dân nông thôn ở các nước và Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản
Hà Nội. Trong công trình này, các tác giả đã nghiên cứu về vai trò, đặc điểm
của nông dân, thiết chế nông thôn ở một số nƣớc trên thế giới và những kết
quả bƣớc đầu trong nghiên cứu làng truyền thống ở Việt Nam. Những điểm
đáng chú ý của công trình này có giá trị tham khảo cho việc giải quyết những
vấn đề của chính sách phát triển nông thôn nƣớc ta hiện nay nhƣ, tƣơng lai
của các trang trại nhỏ; nông dân với khoa học; hệ tƣ tƣởng của nông dân ở thế
giới thứ ba; các hình thức sở hữu đất đai; những mô hình tiến hoá nông thôn ở
các nƣớc nông nghiệp trồng lúa . Đặc biệt lƣu ý là những kết quả nghiên cứu
của công trình về làng truyền thống ở Việt Nam; quan hệ làng xóm - Nhà
nƣớc ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế.
Tác phẩm: Nguyễn Thế Nhã và Hoàng Văn Hoan, 1995. Vai trò của
Nhà nước trong phát triển nông nghiệp của Thái Lan. Hà Nội: Nhà xuất bản
Nông nghiệp. Trong công trình này các tác giả đã đi sâu phân tích quá trình

5


hoạch định và chỉ đạo thực hiện chính sách nông nghiệp của Thái Lan từng
thời kỳ. Trong đó một số nội dung đƣợc các tác giả đề cập có giá trị tham

khảo rất tốt cho Việt Nam nhƣ chính sách phát triển các hợp tác xã nông
nghiệp, chính sách xuất khẩu nông sản, chính sách tín dụng và đặc biệt là
những chính sách liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế của ngành nông
nghiệp.Những công trình liên quan đến chính sách nông nghiệp, nông thôn và
nông dân ở nƣớc ta có khối lƣợng rất đồ sộ, cách thức tiếp cận cũng rất đa
dạng.
Công trình: Phạm Xuân Nam, 1997. Phát triển nông thôn. Hà Nội: Nhà
xuất bản Khoa học xã hội là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về phát
triển nông thôn. Trong công trình này, tác giả đã phân tích khá sâu sắc một số
nội dung về phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nƣớc ta nhƣ dân số, lao
động, việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; vấn đề sử dụng và quản lý nguồn
lực tài nguyên thiên nhiên; vấn đề phân tầng xã hội và xoá đói giảm nghèo
Trong lúc phân tích những thành tựu, yếu kém và thách thức đặt ra trong phát
triển nông nghiệp, nông thôn nƣớc ta, các tác giả đã chỉ ra yêu cầu hoàn thiện
hệ thống chính sách và cách thức chỉ đạo của Nhà nƣớc trong quá trình vận
động của nông thôn.
Về mô hình nông nghiệp, nông thôn trong lịch sử dân tộc là vấn đề rất
đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm. Đây cũng là vấn đề không thể thiếu vắng
khi xác định mô hình nông thôn mới hiện nay.
Công trình nghiên cứu Nguyễn Văn Bích và Chu Tiến Quang, 1996.
Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển nông nghiệp, nông
thôn Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã luận giải nhiều
nội dung liên quan đến chủ đề nghiên cứu nhƣ khái niệm về chính sách, các
nội dung của chính sách kinh tế và quá trình thay đổi chính sách nông nghiệp
Việt Nam trong 10 năm đổi mới và những tác động của chúng.

6


Điểm chung nhất của các nghiên cứu này là sau khi phân tích thực tiễn

giải quyết vấn đề quản lý Nhà nƣớc nói chung và việc xây dựng chỉ đạo chính
sách phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nƣớc ngoài, các tác giả đều cố gắng
gợi mở, nêu lên những kinh nghiệm để có thể vận dụng cho giải quyết những
vấn đề thực tiễn của Việt Nam.
Những công trình trên đã cung cấp những luận cứ, luận chứng, những
dữ liệu rất quan trọng cho việc hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp,
nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân trong thời kỳ mới ở nƣớc ta. Tuy
nhiên, các công trình ấy không đi sâu nghiên cứu vai trò của chính quyền
trong xây dựng nông nghiệp, nông thôn.
Ngoài ra, một số công trình đã đề cập khá sâu các quan điểm, giải pháp
về xây dựng nông thôn mới tại một số địa phƣơng nhƣ: Phan Đình Hà, 2011.
Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh
Chương, tỉnh Nghệ An. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trƣờng Đại học nông
nghiệp Hà Nội. Luận văn đã tổng quan đƣợc những vấn đề lý luận về nông
thôn mới; hệ thống hóa đƣợc những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh và của Đảng, Nhà nƣớc ta về xây dựng nông thôn mới;
đúc kết đƣợc khái niệm và những tiêu chí đánh giá, những yếu tố ảnh hƣởng
đến việc thực hiện xây dựng nông thôn mới ở huyện Thanh Chƣơng và đề
xuất đƣợc một số giải pháp khá cụ thể để nâng cao giải pháp đẩy mạnh xây
dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, đề tài luận văn của tác giả Phan Đình Hà mới
chỉ nêu đƣợc những vấn đề chung và đƣa ra các giải pháp chung chung trong
xây dựng nông thôn mới, chƣa đề cập sâu phân tích và nhấn mạnh vai trò của
hệ thống chính trị, trong đó tập trung nhấn mạnh vai trò của Nhà nƣớc trong
triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Cùng quan tâm nghiên cứu về đề tài về xây dựng nông thôn mới, Trần
Lê, 2011. Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở huyện Vũ Quang,

7



Hà Tĩnh. Luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học lâm nghiệp Việt Nam đã làm sáng
tỏ thêm nhiều vấn đề lý luận về xây dựng nông thôn mới; phân tích các điểm
mạnh, điểm yếu, nhân tố ảnh hƣởng để đƣa ra các giải pháp để thúc đẩy việc
xây dựng nông thôn mới tại huyện Vũ Quang. Tuy nhiên đề tài cũng chỉ đƣa
ra các giải pháp chung chung, không đi sâu vào nghiên cứu vao trò của Chính
quyền địa phƣơng trong xây dựng nông thôn mới.
Đi sâu nghiên cứu và đƣa ra những quan điểm, giải pháp để xây dựng,
phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, nhất là trong điều kiện kinh tế thị
trƣờng cũng đã có nhiều công trình nhƣ tác giả Phạm Khắc Dũng, 2012. Giải
pháp xây dựng và phát triển nông thôn mới của huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc
Kạn. Luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh; Vũ
Thị Hoàng Anh, 2011. Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn huyện Nông Cống. Luận văn tiến sỹ, Đại học Thái Nguyên. Các công
trình nói chung đã tổng quan đƣợc những vấn đề lý luận về nông thôn mới; hệ
thống hóa đƣợc những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh và của Đảng, Nhà nƣớc ta về xây dựng nông thôn mới; đúc kết
đƣợc khái niệm và những tiêu chí đánh giá, những yếu tố ảnh hƣởng đến việc
thực hiện xây dựng nông thôn mới ở các địa phƣơng; phân tích đánh giá sâu
đặc điểm tình hình của các xã miền núi, điều kiện kinh tế khó khăn. Đặc biệt
là công trình đã đi sâu nghiên cứu khá kỹ vai trò của nông dân trong xây dựng
nông thôn mới và đề xuất đƣợc một số giải pháp khá cụ thể để nâng cao giải
pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới. Công trình đề cập khá sâu đến vai
trò của nông dân nhƣng cũng chƣa đề cập đến vai trò của chính quyền địa
phƣơng trong thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Chung quy lại, nghiên cứu về xây dựng nông thôn mới đã có nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm, đề cập và có nhiều công trình, đề tài công bố có giá trị
cả về lý luận và ứng dụng trong thực tiễn. Tuy nhiên, trong các tác phẩm, đề

8



tài, mỗi tác giả thƣờng chỉ đề cập đến một khía cạnh nào đó trong việc xây
dựng xây dựng nông thôn mới và thƣờng đề cập ở dạng chung nhất hoặc
trong một địa phƣơng cụ thể; chƣa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về vai trò
của chính quyền địa phƣơng trong xây dựng nông thôn mới. Đây là một
khiếm khuyết mà bản thân nhận thấy cần phải có sự nghiên cứu cụ thể hơn để
góp phần khắc phục đƣợc những khó khăn tồn tại trong quản lý nhà nƣớc đối
với chính quyền địa phƣơng trong xây dựng nông thôn mới.
Trong đề tài, một số nội dung có liên quan đến nghiên cứu đã đƣợc
công bố sẽ đƣợc tham khảo có tính kế thừa và chọn lọc, nhất là những vấn đề
về lý luận đối với xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở đó, đề tài sẽ đề cập sâu
hơn đến một số vấn đề về vai trò của chính quyền địa phƣơng; phân tích thực
trạng triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nghi
Lộc, tỉnh Nghệ An, từ đó đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao đƣợc vai trò
của chính quyền địa phƣơng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN TRONG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.2.1 Lý luận về nông thôn
1.2.1.1 Khái niệm
Khác với vấn đề đô thị, nông thôn là một hiện tƣợng xuất hiện đồng
thời với sự ra đời của đất nƣớc. Các chặng đƣờng lịch sử đã chứng kiến
những biến đổi cũng nhƣ các cuộc cách mạng lịch sử liên quan, xuất phát từ
nông thôn. Tại Việt Nam, nông thôn dƣờng nhƣ mang những nét rất đặc thù
so với các nƣớc khác trên thế giới, thể hiện ở văn hóa làng xã và các đặc điểm
xã hội tiềm ẩn trong mỗi chặng đƣờng phát triển. Nếu nhƣ khái niệm đô thị
đƣợc đề cập khá nhiều trong các văn bản pháp luật của các quốc gia trên thế
giới cũng nhƣ ở Việt Nam thì khái niệm nông thôn dƣờng nhƣ đƣợc quan tâm

9



một cách khiêm tốn hơn. Các nghiên cứu từ trƣớc đến nay đã cho thấy một
điều rằng, các nhìn nhận về nông thôn luôn đi theo hƣớng xác định những nội
dung của nông thôn chứ ít khi đƣa ra một định nghĩa chung cho khái niệm
nông thôn.
Đến nay, khái niệm nông thôn đƣợc thống nhất với quy định tại Theo
Thông tƣ số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội
thị các thành phố, thị xã, thị trấn đƣợc quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy
ban nhân dân xã.
1.2.1.2 Đặc trưng cơ bản của nông thôn
Hệ thống xã hội nông thôn đƣợc xác định theo ba đặc trƣng cơ bản sau:
- Về các nhóm giai cấp, tầng lớp xã hội: Ở nông thôn, đặc trƣng chủ
yếu ở đây là nông dân, ngoài ra ở từng xã hội còn có các giai cấp, tầng lớp
nhƣ địa chủ, phú nông, nhóm thợ thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ, v.v..
- Về lĩnh vực sản xuất: Đặc trƣng rõ nét nhất của nông thôn là sản xuất
nông nghiệp; ngoài ra, còn có thể kể đến cấu trúc phi nông nghiệp bao gồm:
dịch vụ, buôn bán, tiểu thủ công nghiệp có vai trò rất lớn đối với lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp.
- Về lối sống, văn hóa của từng loại cộng đồng: Nông thôn thƣờng rất
đặc trƣng với lối sống văn hóa của cộng đồng làng xã. Đặc trƣng này bao gồm
rất nhiều khía cạnh nhƣ từ hệ thống dịch vụ, sự giao tiếp, đời sống tinh thần,
phong tục, tập quán, hệ giá trị, chuẩn mực cho hành vi,... đến khía cạnh dân
số, lối sống gia đình, sinh hoạt kinh tế,... (Bùi Quang Dũng, 2007)
Đó là những đặc trƣng cơ bản nhất về mặt xã hội học để nhận diện
nông thôn. Chính đặc trƣng thứ ba đã tạo ra bản sắc riêng, diện mạo riêng cho
hệ thống xã hội nông thôn.
1.2.2 Xây dựng nông thôn mới


10


1.2.2.1 Khái niệm
Theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/T.Ƣ của Trung ƣơng, nông thôn mới
là khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bƣớc hiện đại;
cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với
phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị
theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân
tộc; môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ; an ninh trật tự đƣợc giữ vững; đời sống
vật chất và tinh thần của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao; theo định
hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Với tinh thần đó, nông thôn mới có năm nội dung cơ bản. Thứ nhất
là nông thôn có làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại. Hai là sản xuất
bền vững, theo hƣớng hàng hóa. Ba là đời sống vật chất và tinh thần của
ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao. Bốn là bản sắc văn hóa dân tộc đƣợc giữ
gìn và phát triển. Năm là xã hội nông thôn đƣợc quản lý tốt và dân chủ.
Để xây dựng nông thôn với năm nội dung đó, Thủ tƣớng Chính phủ
cũng đã ký Quyết định số 491/QĐ-TTg ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới bao gồm 19 tiêu chí.
1.2.2.2 Nội dung xây dựng nông thôn mới
a. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Quy hoạch nông thôn mới là chỉ tiêu đầu tiên trong bộ tiêu chí quốc gia về
xây dựng nông thôn mới. Sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu: Các địa phƣơng
căn cứ vào tình hình tài nguyên đất và nhu cầu hạ tầng địa phƣơng mà xây
dựng quy hoạch chi tiết việc sử dụng đất và xây dựng kết cấu hạ tầng thiết
yếu của địa phƣơng, gồm: điện, đƣờng, trƣờng, chợ, nhà văn hoá và trung tâm
y tế...
b. Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội
- Về giao thông:


11


+ Hoàn thiện đƣờng xã, liên xã, đƣờng xã xuống thôn bằng nhựa hóa hoặc
bê tông hóa theo tiêu chuẩn đƣờng ô tô cấp VI đƣợc quy định trong TCVN
4054-2005;
+ Hoàn thiện đƣờng trục thôn, xóm đƣợc cứng hóa theo tiêu chuẩn
22TCVN 210:1992;
+ Xây dựng đƣờng ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mƣa, trong
đó phần lớn đƣợc cứng hóa theo tiêu chuẩn 22TCVN 210:1992 (hoặc tiêu
chuẩn thiết kế áo đƣờng cứng 22 TCN 223-95);
+ Xây dựng đƣờng trục chính nội đồng đƣợc cứng hóa, xe cơ giới đi lại
thuận tiện theo tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN 4454/1987 của Bộ xây dựng.
- Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh
hoạt và sản xuất trên địa bàn đáp ứng Quy trình kỹ thuật điện nông thôn năm
2006 (QĐKT - ĐNT-2006).
- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn
hóa thể thao trên địa bàn:
+ Xây dựng, hoàn thiện trung tâm văn hóa, thể thao xã (gồm nhà văn hóa
đa năng và sân thể thao phổ thông) đảm bảo theo Quy chuẩn trung tâm văn
hóa, thể thao xã của Bộ văn hóa, thể thao và Du lịch (ban hành kèm theo
Quyết định 2448/QĐ-BVHTTDL, ngày 07/7/2009);
+ Xây dựng, hoàn thiện nhà văn hóa và khu thể thao thôn.
- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế trên địa
bàn theo Quyết định 370/2002/QĐ-BYT, ngày 07/2/2002 của Bộ Y tế.
- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dục
trên địa bàn: Hoàn thiện trƣờng mầm non, nhà trẻ, tiểu học, trung học cơ sở có
cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN
3978-1984 và đảm bảo quy định theo Quyết định số 32/2005/QĐ-BGD&ĐT,

ngày 24/10/2005 của Bộ Giáo dục về ban hành Quy chế chuẩn công nhận

12


trƣờng tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
- Về bƣu điện:
+ Xây dựng điểm phục vụ bƣu chính viễn thông (đại lý bƣu điện hoặc ki
ốt, bƣu cục hoặc điểm bƣu điện – văn hóa, thùng thƣ công cộng, điểm truy
nhập dịch vụ bƣu chính, viễn thông...) với diện tích tối thiểu 150m2;
+ Xây dựng điểm cung cấp dịch vụ truy nhập Internet ở thôn (đối với
Internet băng rộng (ADSL) theo tiêu chuẩn TCN 68-227:2006 ban hành tại
Quyết định định số 55/2006/QĐ-BBCVT ngày 25/12/2006 của Bộ Bƣu chính
viễn thông).
- Cải tạo, xây mới xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn:
+ Xây dựng đê hoặc bờ bao chống lũ theo tiêu chuẩn hoàn chỉnh mặt cắt
thiết kế, cứng hóa mặt đê và đƣờng hành lang chân đê, trồng cỏ mái đê, trồng
cây chân đê phía sông, phía biển; cống dƣới đê vững chắc, đồng bộ với mặt
cắt đê; xử lý sạt lở đảm bảo ổn định; đảm bảo môi trƣờng xanh sạch đẹp; có
ban chỉ huy phòng chống lụt bão xã, có đội quản lý đê nhân dân, đội tuần tra,
canh gác đê trong mùa mƣa lũ theo quy định, hoạt động có hiệu quả;
+ Hoàn thiện các công trình tƣới tiêu, cấp nƣớc công nghiệp, cấp nƣớc
sinh hoạt đảm bảo theo tiêu chuẩn thiết kế Việt Nam đối với từng loại, phát
huy trên 75% năng lực thiết kế, 100% công trình có chủ quản lý đích thực;
+ Kiên cố hóa kênh mƣơng (kể cả mƣơng nội đồng);
- Hoàn chỉnh trụ sở xã: Trụ sở xã xây dựng ở nơi trung tâm, thuận tiện đối
nội, đối ngoại, diện tích khuôn viên tối thiểu 1000m2, diện tích sử dụng của
trụ sở đối với khu vực đồng bằng, trung du tối thiểu 500m2, khu vực miền núi
hải đảo tối thiểu 400m2; mật độ xây dựng dƣới 50%, mật độ cây xanh trên
30%.

- Nhà ở nông thôn: Chỉnh trang các khu dân cƣ hiện có; xóa nhà tạm, dột
nát, xây dựng, hoàn thành nhà ở nông thôn đạt tiêu chuẩn của Bộ xây dựng,

13


phù hợp với Quy hoạch theo Thông tƣ số 31/2009/TT-BXD, ngày 10/9/2009
của Bộ Xây dựng.
Yêu cầu: đạt các tiêu chí 2,3,4,5,6,7,8,9 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông
thôn mới.
c. Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hƣớng
phát triển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao.
- Tăng cƣờng công tác khuyến nông; đẩy nhanh nghiên cứu, ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông – lâm – nghiệp.
- Cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất
nông - lâm – ngƣ nghiệp.
- Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phƣơng châm “mỗi
làng một sản phẩm”, phát triển làng nghề theo thế mạnh của địa phƣơng.
- Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đƣa công nghiệp vào nông
thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn.
d. Giảm nghèo và an sinh xã hội
- Thực hiện có hiệu quả Chƣơng trình giảm nghèo nhanh và bền vững
theo Nghị quyết 30a của Chính Phủ.
- Tiếp tục triển khai Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo.
e. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở
nông thôn
- Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã.
- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn.

g. Phát triển giáo dục đào tạo
Tiếp tục thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo:
+ Đạt và duy trì chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học, chống mù chữ. Đảm

14


bảo huy động trẻ 6 tuổi học lớp 1 đạt 90% (xã đặc biệt khó khăn đạt 80%) trở
lên. Ít nhất 80% (xã đặc biệt khó khăn đạt 70 %) số trẻ nhóm tuổi 11-14 tốt
nghiệp tiểu học, số còn lại đang học tiểu học;
+ Phổ cập giáo dục trung học. Đảm bảo tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở
hàng năm từ 90% (xã đặc biệt khó khăn đạt 70%) trở lên. Tỷ lệ thanh thiếu
niên 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở từ 80% (xã đặc biệt khó
khăn đạt 70%) trở lên;
+ Nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đƣợc tiếp tục học
trung học phổ thông;
+ Đẩy mạnh đào tạo nghề.
h. Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân
- Tiếp tục thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về y tế (theo Quyết
định 108/2007/QĐ-Tg, ngày 17/7/2007 của Thủ Tƣớng Chính Phủ).
- Nâng cao tỷ lệ ngƣời dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế.
i. Xây dựng đời sống văn hóa, thôn tin và truyền thông
Tiếp tục thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa. Phấn đấu
xã có trên 70% số thôn, bản đạt tiêu chuẩn “Làng văn hóa” theo Quyết định
62/2006/QĐ-BVHTT ngày 23/6/2006 (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du
lịch).
Thực hiện thông tin và truyền thông nông thôn. Xã có Đài truyền thanh xã
hoạt động có hiệu quả.
k. Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về nƣớc sạch và vệ sinh môi

trƣờng nông thôn:
+ Đảm bảo cung cấp đủ nƣớc sinh hoat sạch và hợp vệ sinh cho dân cƣ,
trƣờng học, trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng;
+ Chỉ đạo nhân dân xây dựng hố xí đảm bảo vệ sinh.

15


- Thực hiện các yêu cầu về bảo vệ và cải thiện môi trƣờng trên địa bàn xã:
+ Xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nƣớc trong thôn xóm.
Các thôn đều có tổ vệ sinh, phát quang, khơi thông cống rãnh.
+ Xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải đạt yêu cầu chung theo
TCVN 6696-2000. Bãi chôn lấp chất thải rắn xây dựng mới theo tiêu chuẩn
thiết kế TCXDXN 261-2001;
+ Chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang. Nghĩa trang có khu hung táng, cát táng,
nơi trồng cây xanh, lối đi thuận lợi, có quy chế quản lý nghĩa trang, mộ đặt
theo hàng và xây đúng diện tích, chiều cao theo quy định... đảm bảo theo tiêu
chuẩn TCVN 7956:2008;
+ Cải tạo, xây dựng các hồ sinh thái trong khu dân cƣ;
+ Trồng cây xanh ở các công trình công cộng.
l. Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị xã hội trên địa bàn
- Thành lập, duy trì đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị; đảm bảo
không có trình trạng “trắng” các tổ chức này ở các thôn bản;
- Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ;
- Thu hút cán bộ trẻ về công tác tại xã;
- Xây dựng ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động
của các tổ chức trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn
mới.
- Nâng cao chất lƣợng của các tổ chức trong hệ thống chính trị, phấn đấu
hàng năm, tổ chức Đảng, Chính quyền đạt “trong sạch vững mạnh”, các tổ

chức khác đạt danh hiệu tiên tiến trở lên theo quy định của từng tổ chức.
m. Giữ vững an ninh, trật tự xã hội ở nông thôn
- Ban hành, thực hiện nội quy, quy ƣớc làng xóm về trật tự, an ninh;
phòng chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu;

16


- Hàng năm Đảng ủy có nghị quyết, UBND có kế hoạch về công tác an
ninh, xã đạt đơn vị khá trở lên trong “Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ
quốc”, Công an xã đạt danh hiện “Đơn vị tiên tiến” trở lên;
- Đảm bảo cho lực lƣợng an ninh xã, thôn, xóm hoàn thành nhiệm vụ đảm
bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới;
- Không để xẩy ra các hoạt động chống đối; không để xảy ra mâu thuẫn,
tranh chấp trong nhân dân, các loại tội phạm, tai nạn giao thông giảm.
1.2.3 Vai trò của chính quyền trong xây dựng nông thôn mới
Chính quyền địa phƣơng là một trong những chủ thể quan trọng trong xây
dựng nông thôn mới. Đó chính là việc tạo ra các chính sách phù hợp, tạo ra
các động lực của chính quyền để thực hiện thành công 19 tiêu chí theo quy
định của Chính phủ.
1.2.3.1 Xây dựng kế hoạch thực hiện
Để triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới đƣợc hiệu quả, việc đầu
tiên của mỗi chính quyền địa phƣơng phải thực hiện là xây dựng kế hoạch
thực hiện của từng giai đoạn và từng năm. Trong đó, chính quyền phải đặt ra
mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn; phù hợp với điều kiện
kinh tế - xã hội của từng địa phƣơng.
1.2.3.2 Tổ chức thực hiện
a, Tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cán bộ và người dân
Xây dựng nông thôn mới, về nguyên tắc trƣớc tiên đó là sự nghiệp của
toàn dân, là trách nhiệm và quyền lợi thiết thực của mỗi ngƣời dân nông thôn,

trong đó Nhà nƣớc chỉ hỗ trợ một phần kinh phí. Đây là chƣơng trình phục vụ
chính ngƣời dân nên ngƣời dân phải là chủ thể xây dựng; UBND cấp xã làm
chủ đầu tƣ. Trong quá trình thực hiện, từ cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể và
mọi ngƣời dân cần phải nhận thức đúng đắn yêu cầu đặt ra để chung tay xây
dựng. Do vậy công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về Chƣơng trình mục

17


tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới cho cán bộ và nhân dân đóng vai trò
quan trọng hàng đầu trong thành công của các địa phƣơng thực hiện Chƣơng
trình.
Xác định rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền trong việc thực hiện
thắng lợi chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (chƣơng
trình xây dựng nông thôn mới), chính quyền địa phƣơng cần thực hiện tốt
công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ và các tầng lớp nhân
dân. Thông qua công tác tuyên truyền, giúp cho cán bộ hiểu đúng, nhận thức
đƣợc tầm quan trọng của Chƣơng trình đông thôn mới để tập trung triển khai
thực hiện; giúp cho ngƣời dân nhận thức đầy đủ về nông thôn mới, tạo ra
phong trào thi đua sâu rộng trong toàn xã hội; xóa bỏ tƣ tƣởng ỷ lại, trông chờ
vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc trong xây dựng nông thôn mới.
Trong công tác tuyên truyền, các địa phƣơng cần tập trung tuyên truyền
về tầm quan trọng của Chƣơng trình nông thôn mới, vai trò chính quyền địa
phƣơng, của ngƣời nông dân trong xây dựng nông thôn mới với những nhiệm
vụ mà ngƣời dân cần phải thực hiện nhƣ: Chủ động cải tạo, nâng cấp nhà ở,
xóa nhà tạm, chỉnh trang lại khuôn viên, cổng ngõ, các công trình vệ sinh; xác
định hƣớng đi trong phát triển kinh tế, lựa chọn nghề phù hợp; bàn và thống
nhất đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng của thôn, xã nhƣ đƣờng
thôn, đƣờng nội đồng, kênh mƣơng, nhà văn hóa, trƣờng lớp học, xử lý rác
thải bảo vệ môi trƣờng, điện chiếu sáng công cộng…; tham gia xây dựng quy

ƣớc, hƣơng ƣớc của thôn, bản; tham gia đóng góp ý kiến vào đồ án quy hoạch
và đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã, tham gia lập kế hoạch thực hiện xây
dựng nông thôn mới tại thôn, xã; tham gia và lựa chọn những công việc cần
làm trƣớc, thiết thực với yêu cầu của ngƣời dân trong xã và phù hợp với điều
kiện địa phƣơng; cử đại diện để tham gia quản lý và giám sát các công trình
xây dựng của xã, thôn…

18


×