Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn Tỉnh Hà Giang : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý: 60 34 04 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------o0o--------------

PHẠM VĂN QUANG

PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------o0o--------------

PHẠM VĂN QUANG

PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH NHƢ


XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

TS. Nguyễn Thị Bích Nhƣ

PGS.TS. Phạm Văn Dũng

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chƣa bao giờ sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin
cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm
ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.


LỜI CẢM ƠN

Trƣớc hết với tất cả sự biết ơn sâu sắc nhất, tơi xin cảm ơn TS. Nguyễn
Thị Bích Nhƣ, cơ đã hƣớng dẫn và giúp tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin gửi tới các thầy giáo, cô giáo trƣờng Đại học Kinh tế- Đại học
Quốc gia Hà Nội và các thầy giáo, cô giáo khoa Kin tế chính trị đã tham gia q
trình giảng dạy trong khóa học vừa qua lời cảm ơn chân thành nhất.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tác giả của các tài liệu đã sử dụng trong quá
trình giảng dạy của nhà trƣờng, sách báo, tài liệu, các trang Web, Internet mà
tôi đã sử dụng trong q trình học vừa qua.

Tơi xin chân thành cảm ơn các bạn học viên lớp Thạc sỹ Quản lý kinh tế
Khoá 2012, Lớp QH-2012 E.CH (QLKT), đã đồng hành cùng tơi suốt trong
q trình học lớp Thạc sỹ vừa qua.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................. i
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN
VÙA VÀ NHỎ ............................................................................................................6
1.1. Tổng quan về thủy điện vừa và nhỏ .....................................................................6
1.1.1. Khái niệm về thủy điện .....................................................................................6
1.1.2. Vai trị, lợi ích của thủy điện vừa và nhỏ ..........................................................6
1.2. Nội dung quản lý và phát triển thủy điện vừa và nhỏ ........................................11
1.2.1. Công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch ...............................................11
1.2.2. Công tác kêu gọi, thu hút đầu tƣ .....................................................................13
1.2.3. Công tác quản lý đầu tƣ xây dựng dự án thủy điện ........................................14
1.2.4. Công tác vận hành, khai thác cơng trình thủy điện ........................................14
1.2.5. Cơng tác kiểm tra, giám sát thủy điện ............................................................15
1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thủy điện vừa và nhỏ ..........................15
1.3.1. Các yếu tố về vị trí địa lý ................................................................................15
1.3.2. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên.....................................................................16
1.3.3. Các yếu tố về kỹ thuật ....................................................................................17
1.3.4. Các yếu tố về nguồn lực tài chính ..................................................................17
1.3.5. Các yếu tố về khoa học - công nghệ ...............................................................18
1.3.6. Các yếu tố về môi trƣờng thể chế ...................................................................18
1.4. Kinh nghiệm phát triển thủy điện vừa và nhỏ của một số tỉnh và khu vực trong
nƣớc ...........................................................................................................................18
1.4.1. Kinh nghiệm của một số tỉnh và khu vực trong nƣớc ....................................18
1.4.2. Một số bài học rút ra cho việc phát triển thủy điện vừa và nhỏ .....................25

Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................27
2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu, tài liệu ...............................................................27
2.1.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp ..............................................................27
2.1.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ............................................................27
2.1.3. Phƣơng pháp thu thập tài liệu .........................................................................28
2.2. Phƣơng pháp xử lý và phân tích .........................................................................28


2.2.1. Phƣơng pháp thống kê mô tả ..........................................................................28
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp ...............................................................28
2.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu ....................................................................29
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG ...................................................................................30
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang ảnh hƣởng đến phát triển
thủy điện vừa và nhỏ .................................................................................................30
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Hà Giang ............................................................30
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang .................................................34
3.2. Thực trạng phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hà Giang ...........38
3.2.1. Khái quát về tiềm năng, lợi thế và khó khăn, thách thức trong việc phát triển
thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hà Giang .....................................................38
3.2.2. Tình hình quản lý và phát triển thủy điện vừa và nhỏ ....................................39
3.2.3. Đánh giá sự phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong
những năm vừa qua ...................................................................................................44
3.2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc:..............................................................................44
3.2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân: .....................................................51
Chƣơng 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH HÀ GIANG ...........................................................................................56
4.1. Phƣơng hƣớng phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hà Giang .....56
4.2. Giải pháp phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hà Giang .............58
4.2.1. Các giải pháp về quy hoạch ............................................................................59

4.2.2. Các giải pháp về kêu gọi, thu hút đầu tƣ ........................................................59
4.2.3. Các giải pháp về quản lý đầu tƣ xây dựng ......................................................61
4.2.4. Các giải pháp về quản lý vận hành, khai thác.................................................61
4.2.5. Các giải pháp về kiểm tra, giám sát thủy điện ................................................62
4.2.6. Một số giải pháp khác .....................................................................................62
4.3. Kiến nghị ............................................................................................................64
4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan .....................................64
4.3.2. Kiến nghị với địa phƣơng ...............................................................................65
KẾT LUẬN ...............................................................................................................66


Phụ lục 171. Danh mục các thủy điện vừa và nhỏ đƣợc quy hoạch trên địa bàn tỉnh
Hà Giang ...................................................................................................................71
Phụ lục 278. Danh mục các dự án thủy điện vừa và nhỏ đã và đang thu hút đầu tƣ
trên địa bàn tỉnh Hà Giang ........................................................................................78


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Danh mục các thủy điện vừa và nhỏ đƣợc quy hoạch trên địa bàn
tỉnh Lai Châu ................................................................................................... 19
Bảng 1.2. Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ các tỉnh đã đƣợc phê duyệt ........ 22
Biểu 1.3. Cơ cấu nguồn điện theo tổng công suất đƣợc quy hoạch ................ 23
Bảng 3.1. Các đặc trƣng hình thái lƣu vực sông địa phận tỉnh Hà Giang ...... 34
Biểu 3.2. Biểu đồ tăng trƣởng về quy mô đầu tƣ ............................................ 42
Biểu 3.3. Biểu đồ tăng trƣởng về sản lƣợng điện ........................................... 43
Biểu 3.4. Biểu đồ tăng trƣởng về doanh thu bán điện .................................... 43
Biểu 3.5. Biểu đồ tăng trƣởng về vốn đầu tƣ .................................................. 49
Biểu 3.6. Biểu đồ tăng trƣởng về thu nộp vào ngân sách nhà nƣớc ............... 49

i



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việc đầu tƣ phát triển các dự án thủy điện lớn, nhỏ khác nhau đã và
đang góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lƣợng, phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc. Riêng trong
năm 2012, các nhà máy thủy điện đã đóng góp tới 48,26% cơng suất và
43,9% điện lƣợng (khoảng 53 tỷ kWh) cho hệ thống điện. Đây là nguồn năng
lƣợng sạch, có khả năng tái tạo, giá thành rẻ hơn các nguồn điện khác. Việc
đầu tƣ phát triển các dự án thủy điện cũng đã đóng góp tích cực trong việc tạo
nguồn nƣớc cho sản xuất và sinh hoạt, các hồ thủy điện chiếm 86% tổng dung
tích của các hồ chứa trong cả nƣớc.
Ƣu thế của thủy điện nói chung và thủy điện vừa và nhỏ nói riêng so
với các loại hình nhà máy điện khác là có khả năng tái tạo và giá thành rẻ
hơn. Do vậy, thủy điện vừa và nhỏ ngày càng trở nên phổ biến và mang lại đa
lợi ích về kinh tế - xã hội - mơi trƣờng. Do đặc điểm địa hình các tỉnh miền
núi và trung du nƣớc ta có nhiều sông suối nên rất phù hợp cho phát triển thủy
điện vừa và nhỏ, đó khơng chỉ tạo cơ hội kinh doanh cho nhà đầu tƣ, thu nhập
cho ngƣời dân địa phƣơng mà cịn góp phần đáp ứng nguồn năng lƣợng đang
thiếu hụt cho cả nƣớc. Thủy điện vừa và nhỏ có sức cạnh tranh so với các
nguồn năng lƣợng khác do có giá thành hợp lý, chi phí nhân cơng thấp bởi các
nhà máy này đƣợc tự động hóa cao và có ít ngƣời làm việc tại chỗ khi vận
hành thơng thƣờng. Ngồi ra, các hồ chứa của các nhà máy thủy điện có thể
trở thành điểm thu hút khách du lịch. Đặc biệt, các nhà máy thủy điện không
phải chịu cảnh tăng giá cũng nhƣ phải nhập nhiên liệu nhƣ các nhà máy nhiệt
điện.
Hà Giang là một tỉnh thuộc khu vực trung du miền núi phía Bắc nƣớc
ta, đƣợc thiên nhiên ƣu đãi với hệ thống sông suối dày đặc và quần thể núi
non hùng vĩ, có độ dốc lớn, địa hình hiểm trở, khá phức tạp, có độ cao trung

bình từ 800m đến 1.600m so với mực nƣớc biển, cá biệt có những ngọn núi
1


cao trên 2.000m nằm ở phía Tây của tỉnh; đây là tiềm năng, lợi thế rất lớn của
địa phƣơng để phát triển thủy điện vừa và nhỏ, nhất là trong bối cảnh tồn
tỉnh khơng có nhà máy thủy điện lớn nào đƣợc quy hoạch.
Nắm bắt những lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên … UBND tỉnh
Hà Giang đã chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch
phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh theo các giai đoạn. Sau khi
quy hoạch đƣợc phê duyệt, các địa phƣơng và các ban ngành của tỉnh đã tập
trung hỗ trợ các doanh nghiệp, thu hút đầu tƣ để phát triển hệ thống thủy điện
vừa và nhỏ. Trong những năm qua nhiều dự án thủy điện vừa và nhỏ đã đƣợc
tỉnh cấp phép đầu tƣ xây dựng, các dự án sau khi triển khai đầu tƣ xây dựng
hoàn thành đã đi vào vận hành và khai thác sử dụng, ngoài việc tạo ra sản
lƣợng điện góp phần chủ động nguồn năng lƣợng phục vụ phát triển kinh tế xã hội, mỗi năm cịn đóng góp hàng trăm tỷ đồng cho ngân sách nhà nƣớc,
đồng thời tạo công ăn việc làm cho hàng trăm ngƣời lao động tại địa phƣơng.
Việc đầu tƣ xây dựng các hồ chứa thủy điện cũng sẽ góp phần quan trọng
trong việc trữ và điều hòa nƣớc cho các nhu cầu khác, đặc biệt là vào mùa khô
khi nguồn nƣớc cạn kiệt.
Để có thể phát huy tối đa tiền năng và thế mạnh của tỉnh, phát triển
thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh theo hƣớng bền vững, đóng góp nhiều
hơn nữa vào q trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang, có tác
động tích cực đối với mơi trƣờng và xã hội trong những năm tiếp theo thì việc
quản lý quy hoạch, thu hút đầu tƣ, quản lý đầu tƣ các dự án thủy điện; đặc
biệt để công tác vận hành, khai thác các nhà máy thủy điện đƣợc an toàn, bền
vững, cân đối với các lợi ích … địi hỏi trong cơng tác quản lý phải đổi mới,
phải có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế ở
địa phƣơng. Để nghiên cứu đầy đủ hơn cả về mặt lý luận và tổng kết thực
tiễn, tôi lựa chọn đề tài “Phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh

Hà Giang” làm đề tài nghiên cứu luận văn nhằm góp phần thiết thực triển
khai chiến lƣợc phát triển công nghiệp năng lƣợng, tạo động lực thúc đẩy sự
2


phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, nhất là trong q trình cơng nghiệp
hố và hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Liên quan đến vấn đề thủy điện, đã có nhiều chuyên đề, đề tài nghiên
cứu dƣới các góc độ, các chuyên ngành khác nhau. Tuy nhiên, các chuyên đề,
đề tài nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu cụ thể về tính chất kỹ thuật của
thiết bị thủy điện, công tác quản lý chất lƣợng, quản lý đầu tƣ xây dựng của
một dự án thủy điện và không phải là hoạt động quản lý kinh tế thủy điện vừa
và nhỏ. Trong lĩnh vực phát triển và quản lý thủy điện vừa và nhỏ cũng đã có
một số báo cáo chuyên ngành nhƣ Báo cáo của Tổng Cục năng lƣợng – Bộ
Công Thƣơng, “Đánh giá tình hình khai thác sử dụng tài nguyên trong thủy
điện ở Việt Nam” (Báo cáo tổng hợp dự án nghiên cứu của Bộ TNMT, 2005);
Các báo cáo định kỳ của Bộ Cơng Thƣơng và Tập đồn Điện lực về tình hình
quản lý các nhà máy thủy điện ...
Tuy nhiên, các chuyên đề, báo cáo riêng lẻ này chƣa hệ thống hố đƣợc
tồn bộ các cơng tác quản lý quy hoạch, hoạt động thu hút của các địa
phƣơng, khu vực có thế mạnh về phát triển thủy điện vừa và nhỏ nói chung và
trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói riêng trong một khoảng thời gian dài vừa qua.
Vì vậy, có thể khẳng định đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống
và tƣơng đối đầy đủ về thực trạng, các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng
công tác quản lý và phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hà
Giang.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Tại sao cần tăng cƣờng công tác quản lý quy hoạch và nâng cao hiệu
quả thu hút đầu tƣ để phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hà

Giang ?
- Tỉnh Hà Giang làm thế nào để có thế phát triển thủy điện vừa và nhỏ
theo hƣớng bền vững?

3


4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu bao trùm của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực
trạng công tác quản lý quy hoạch, chính sách thu hút đầu tƣ các thủy điện vừa
và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong những năm vừa qua, đề tài sẽ đƣa ra
các giải pháp và một số kiến nghị nhằm tăng cƣờng công tác quản lý quy
hoạch và nâng cao hiệu quả thu hút đầu tƣ, góp phần phát triển theo hƣớng
bền vững các thủy điện vừa và nhỏ trong những năm tiếp theo; nhất là trong
bối cảnh nguồn nƣớc đang dần cạn kiệt, môi trƣờng bị ô nhiễm, ảnh hƣởng
của biến đổi khí hậu tồn cầu và một số sự cố về thủy điện đã xảy ra trong
thời gian vừa qua.
4.2. Nhiệm vụ cụ thể
Để thực hiện mục tiêu chung, đề tài có các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thủy điện
vừa và nhỏ; vai trò và lợi ích của việc phát triển các nhà máy thủy điện này
đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Phân tích, đánh giá thực trạng việc phát triển các thủy điện vừa và nhỏ
trên địa bàn tỉnh, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cũng nhƣ những tồn
tại và nguyên nhân.
- Đề ra các giải pháp và kiến nghị về cơ chế, chính sách, các cơng cụ
quản lý kinh tế phù hợp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý quy hoạch và nâng
cao hiệu quả thu hút đầu tƣ các thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hà
Giang. Cùng với một số giải pháp về quản lý đầu tƣ xây dựng, về khoa học công nghệ, về môi trƣờng, về vận hành khai thác ... sẽ góp phần phát triển

thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hà Giang theo hƣớng bền vững.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu

4


Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là quá trình phát triển thủy điện vừa
và nhỏ, trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác quản lý quy hoạch và hoạt
động thu hút đầu tƣ vào lĩnh vực thủy điện trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Từ năm 2008 đến nay.
- Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
- Về nội dung nghiên cứu:
+ Những nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển thủy điện vừa và nhỏ.
+ Thực trạng phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hà
Giang trong những năm vừa qua.
+ Những giải pháp về quản lý quy hoạch và thu hút đầu tƣ nhằm phát
triển thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Hà Giang trong những năm tiếp theo.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Phụ lục và Danh mục tài liệu
tham khảo; Kết cấu luận văn gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thủy điện vừa và
nhỏ.
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3. Thực trạng phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh
Hà Giang.
Chƣơng 4. Giải pháp phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh
Hà Giang.


5


Chƣơng 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ
1.1. Tổng quan về thủy điện vừa và nhỏ
1.1.1. Khái niệm về thủy điện
- Thuỷ điện là nguồn điện có đƣợc từ năng lƣợng nƣớc. Đa số năng
lƣợng thuỷ điện có đƣợc từ thế năng của nƣớc đƣợc tích tại các đập nƣớc làm
quay một tuốc bin nƣớc và máy phát điện. Kiểu ít đƣợc biết đến hơn là sử
dụng năng lƣợng động lực của nƣớc hay các nguồn nƣớc khơng bị tích bằng
các đập nƣớc nhƣ năng lƣợng thuỷ triều. Thuỷ điện là nguồn năng lƣợng có
thể hồi phục.
Nguồn: [Bách khoa tồn thư Việt Nam]
Thủy điện vừa và nhỏ là các thủy điện đƣợc xây dựng trên lƣu vực các
sông suối nhằm tận dụng sức nƣớc ở đây. Phân loại thuỷ điện vừa và nhỏ là
một khái niệm tƣơng đối, tùy theo điều kiện từng nƣớc. Ở nƣớc ta, phân loại
thuỷ điện đƣợc quy định theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCXDVN số
285 - 2002), theo đó nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ có cấp cơng trình là cấp
IV, cấp III và một phần cấp II.
+ Từ 200 kW - 5.000 kW là cơng trình cấp IV.
+ Từ 5.000 kW - 50.000 kW là cơng trình cấp III.
+ Từ 50.000 kW - 100.000 kW là một phần cơng trình cấp II.
Theo tổ chức thuỷ điện nhỏ của Liên hiệp quốc (Small Hydropower
UNIDO), thuỷ điện nhỏ có cơng suất từ 200 kW - 10.000 kW, thuỷ điện vừa
có cơng suất từ 10.000 kW - 100.000 kW, dƣới 200 kW là mini hydropower.
- Phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ là một lợi thế về kinh tế của tỉnh
nhằm tăng doanh thu hàng năm, mặt khác năng lƣợng điện phát triển tạo điều
kiện cho các ngành kinh tế khác trong tỉnh phát triển hơn.

1.1.2. Vai trị, lợi ích của thủy điện vừa và nhỏ
1.1.2.1. Thúc đẩy các khả năng kinh tế:
6


Thơng thƣờng các cơng trình thuỷ điện có vốn đầu tƣ lớn, thời gian xây
dựng kéo dài, song hiệu quả cao và tuổi thọ đến 100 năm hoặc lâu hơn nữa.
Về lâu dài mà nói thì khơng có cơng nghệ năng lƣợng nào rẻ bằng thuỷ điện.
Các chi phí vận hành và bảo dƣỡng hàng năm là rất thấp so với vốn đầu tƣ và
thấp hơn nhiều so với các nhà máy điện khác.
Các dự án nhỏ và phân tán sẽ đóng vai trị quan trọng trong chƣơng
trình điện khí hố nơng thơn, miền núi trên khắp thế giới.
Khai phóng tiềm năng thủy điện sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho địa
phƣơng và cả nƣớc. Thông qua việc phát triển thủy điện, kết cấu hạ tầng khu
vực cũng sẽ đƣợc đầu tƣ xây dựng đồng bộ và hiện đại với tốc độ rất nhanh.
1.1.2.2. Bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái:
Thuỷ điện sử dụng năng lƣợng của dòng nƣớc để phát điện mà không
làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng không làm biến đổi các
đặc tính của nƣớc sau khi chảy qua tuabin.
Sau khi các hồ chứa thủy điện vừa và nhỏ đƣa vào tích nƣớc và vận
hành, độ ẩm trong đất sẽ đƣợc cải thiện, vi khí hậu trong vùng cũng sẽ mát mẻ
hơn, đặc biệt là vùng xung quanh những cơng trình tạo mặt thoáng lớn.
Việc xây dựng các hồ chứa thủy điện vừa và nhỏ sẽ làm tăng độ ẩm của
đất, không khí, giúp cho thảm thực vật trên cạn trong vùng phát triển hơn. Sau
khi quy hoạch nếu diện tích đất rừng đƣợc mở rộng và đƣợc khoanh ni, bảo
vệ thì các lồi động vật trên cạn sẽ ít bị đe dọa và có thể phát triển tốt hơn.
1.1.2.3. Linh hoạt:
Trong cung cấp điện năng, thủy điện là nguồn cung ứng linh hoạt, bởi
khả năng điều chỉnh công suất. Nhờ công suất phủ đỉnh của thủy điện, có thể
tối ƣu hóa biểu đồ phụ tải chạy nền bởi các nguồn kém linh hoạt hơn (nhƣ các

nhà máy nhiệt điện hoặc điện hạt nhân).
Nhà máy thủy điện tích năng làm việc nhƣ acquy, trữ khổng lồ bằng
cách tích và xả năng lƣợng theo nhu cầu hệ thống điện.

7


Một ƣu điểm của thủy điện là có thể khởi động và phát đến cơng suất
tối đa chỉ trong vịng vài phút, trong khi nhiệt điện (trừ tuốc bin khí - gas
turbine) phải mất vài giờ hay nhiều hơn trong trƣờng hợp điện nguyên tử. Do
đó, thủy điện thƣờng dùng để đáp ứng phần đỉnh là phần có yêu cầu cao về
tính linh hoạt mang tải.
1.1.2.4. Vận hành hiệu quả:
Nguyên tắc vận hành một nhà máy thủy điện với mục tiêu tối đa hóa
lƣợng điện phát ra, đƣợc thể hiện trong ba tiêu chuẩn: thứ nhất là giữ mực
nƣớc hồ càng cao càng tốt để tối đa hóa thế năng của nƣớc; thứ hai là duy trì
lƣợng nƣớc chạy máy càng nhiều càng tốt, hay nói cách khác là giảm thiểu
lƣợng nƣớc xả thừa; cuối cùng là chạy tuốc bin ở điểm có năng suất cao nhất.
Trong một thị trƣờng mua bán điện tự do với giá điện theo thị trƣờng,
có thể thay đổi từng giờ thì bài tốn vận hành hiệu quả nhà máy thủy điện trở
thành tối đa hóa lợi nhuận từ bán điện chứ khơng phải tối đa hóa lƣợng điện
phát ra. Cộng thêm yếu tố bất định từ dự báo giá điện, bài toán tối ƣu vận
hành nhà máy hay hệ thống thủy điện càng trở nên phức tạp hơn. Dự báo dài
hạn lƣợng nƣớc vào hồ, do đó trở nên cần thiết để có thể sử dụng tài nguyên
nƣớc một cách hiệu quả nhất cũng nhƣ giảm thiểu những tác động xấu khi
hạn hán hay lũ lụt.
1.1.2.5. Tương đối sạch:
So với nhiệt điện, thủy điện cung cấp một nguồn năng lƣợng sạch, hầu
nhƣ không phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
1.1.2.6. Góp phần vào phát triển bền vững:

Về khía cạnh bền vững, thuỷ năng có tiềm năng rất lớn về bảo tồn hệ
sinh thái, cải thiện khả năng kinh tế và tăng cƣờng sự cơng bằng xã hội.
1.1.2.7. Giảm phát thải khí nhà kính:
Bằng cách sử dụng nguồn nƣớc thay vì các loại nhiên liệu hoá thạch
(đặc biệt là than), thuỷ điện giảm bớt ô nhiễm môi trƣờng, giảm bớt các trận
mƣa axít, giảm axit hoá đất và các hệ thống thủy sinh. Thuỷ điện thải ra rất ít
8


khí hiệu ứng nhà kính so với các phƣơng án phát điện quy mô lớn khác, do
vậy làm giảm sự nóng lên của trái đất.
Lƣợng khí nhà kính mà thuỷ điện thải ra nhỏ hơn 10 lần so với các nhà
máy tuabin khí chu trình hỗn hợp và nhỏ hơn 25 lần so với các nhà máy nhiệt
điện than. Nếu tiềm năng thuỷ năng thực tế còn lại mà đƣợc sử dụng thay cho
các nhà máy nhiệt điện đốt nhiên liệu hố thạch thì hằng năm cịn có thể tránh
đƣợc 7 tỷ tấn khí thải. Điều này tƣơng đƣơng với việc mỗi năm tránh đƣợc
một phần ba các chất khí do con ngƣời thải ra hiện nay hoặc ba lần các khí
thải của xe hơi trên hành tinh.
1.1.2.8. Sử dụng nước đa mục tiêu:
Thuỷ điện không tiêu thụ lƣợng nƣớc đã dùng để phát điện mà xả lại
nguồn nƣớc quan trọng này để sử dụng vào những việc khác.
Hơn nữa, các dự án thuỷ điện còn sử dụng nƣớc đa mục tiêu. Trên thực
tế, hầu hết các đập và hồ chứa đều có nhiều chức năng nhƣ: cung cấp nƣớc
cho sản xuất lƣơng thực, có thể cải thiện các điều kiện nuôi trông thủy sản và
vận tải thủy.
Tuy nhiên, lợi ích cục bộ của một nhà máy thủy điện đôi lúc mâu thuẫn
với chức năng căn bản của một hồ chứa. Ví dụ, trong mùa khơ hạn, nhà máy
có thể quyết định ngƣng phát điện trong một thời gian nào đó (nghĩa là khơng
xả nƣớc về hạ lƣu) vì nhiều lý do khác nhau. Tƣơng tự trong mùa lũ, nhà máy
có thể giữ mực nƣớc hồ cao (để tăng cơng suất phát điện) do đó làm giảm khả

năng điều tiết lũ của hồ chứa.
1.1.2.9. Vai trò năng lượng của thủy điện:
Hiện nay, thủy điện là nguồn năng lƣợng chính đáp ứng nhu cầu điện
quốc gia. Đến nay, các cơng trình thuỷ điện đã khai thác đƣợc khoảng hơn
4.000 MW, chiếm hơn 40% tổng cơng suất lắp máy của tồn hệ thống điện
quốc gia. Lƣợng nƣớc sử dụng để phát điện từ dung tích hữu ích của các hồ
chứa thuỷ điện khoảng hơn 14 tỷ m3.

9


Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có
xét tới năm 2030, Việt Nam tiếp tục ƣu tiên phát triển các nguồn thủy điện,
đƣa tổng công suất các nguồn thủy điện từ 14.000 MW hiện nay lên 21.300
MW vào năm 2020. Trong giai đoạn sau đó, tỷ trọng, khi tiềm năng thủy điện
đã cơ bản đƣợc sử dụng, thì tỷ trọng thủy điện sẽ giảm xuống.
1.1.2.10. Góp phần phát triển cơ sở hạ tầng:
Ngồi ra, thu nhập nhờ bán điện còn cho phép tài trợ cho các nhu cầu
hạ tầng cơ sở cơ bản khác, cũng nhƣ để xố đói giảm nghèo cho những ngƣời
dân bị ảnh hƣởng bởi việc xây dựng thuỷ điện và cộng đồng dân cƣ nói
chung.
1.1.2.11. Cải thiện cơng bằng xã hội:
Thuỷ điện có tiềm năng rất lớn trong việc cải thiện công bằng xã hội,
trong suốt thời gian dự án đƣợc triển khai và quản lý theo cách thức đẩy mạnh
sự công bằng giữa các thế hệ hiện tại và tƣơng lai, giữa các cộng đồng bản địa
và trong khu vực, giữa các nhóm bị thiệt hại và tồn xã hội nói chung.
Do chi phí đầu tƣ ban đầu cao cho các nhà máy thủy điện đã đƣợc các
thế hệ hiện tại trang trải, nên các thế hệ tƣơng lai sẽ nhận đƣợc nguồn điện
trong thời gian dài với chi phí bảo trì rất thấp.
Doanh thu của các nhà máy thủy điện thƣờng “gánh thêm” phần chí phí

cho các ngành sử dụng nƣớc khác nhƣ: nƣớc sinh hoạt, tƣới và chống lũ, do
vậy nó trở thành cơng cụ để chia sẻ nguồn tài nguyên chung một cách công
bằng.
Các dự án thuỷ điện cịn có thể là một cơng cụ để thúc đẩy sự cơng
bằng giữa các nhóm ngƣời bị thiệt hại và tồn xã hội nói chung, khi thực hiện
cả những chƣơng trình di dân và tái định cƣ đƣợc quản lý tốt dẫn đến một sự
chia sẻ lợi nhuận để bảo đảm rằng những ngƣời bị thiệt hại sẽ có cuộc sống
tốt hơn sau khi dự án hồn thành so với trƣớc kia.
1.1.2.12. Vai trò của thuỷ điện trong việc đáp ứng các nghĩa vụ Kyoto:

10


Cơ chế của dự án Cơ chế Phát triển Sạch (CDM) của Nghị định thƣ
Kyoto dựa trên các dự án đƣợc xây dựng tại các nƣớc đang phát triển. Lƣợng
cắt giảm phát thải tiềm năng chủ yếu nhờ vào các cơng trình thủy điện. Lƣợng
lớn CO2 cắt giảm nhờ sản xuất 1MWh năng lƣợng tái tạo đối với mỗi lƣới
điện là rất khác nhau, từ mức thấp là 0,25 tấn CO2/MWh ở Brazin (cơ cấu sản
xuất điện chủ yếu từ thuỷ điện) đến mức cao là 1,1 tấn CO 2/MWh ở Nam Phi
(chủ yếu từ than). Cho đến nay, thuỷ điện là loại nhà máy cắt giảm phát thải
thành công nhất trong CDM. Ở Việt Nam con số này là 0,5408 tấn
CO2/MWh.
1.1.2.13. Kinh tế dự án thuỷ điện:
Đối với bất kỳ việc đầu tƣ nào đó vào năng lƣợng tái tạo ở các nƣớc
đang phát triển có thể có hai dòng thu nhập: dòng thu nhập truyền thống (bán
điện) và giá trị về mơi trƣờng của việc đầu tƣ (ví dụ tín dụng cácbon).
Nguồn: [ />1.2. Nội dung quản lý và phát triển thủy điện vừa và nhỏ
1.2.1. Công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch
1.2.1.1. Công tác lập quy hoạch:
- Đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về xây dựng,

tài nguyên nƣớc, bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ và phát triển rừng và các quy
định khác có liên quan.
- Đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch
tài nguyên nƣớc, quy hoạch ngành thủy lợi, quy hoạch phát triển điện lực và
các chiến lƣợc, quy hoạch khác có liên quan đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
- Quy hoạch thủy điện nhỏ phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch bậc
thang thủy điện và quy hoạch thủy điện tích năng đã đƣợc phê duyệt; quy
hoạch thủy điện tích năng phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch bậc thang
thủy điện đã đƣợc phê duyệt.
11


1.2.1.2. Quản lý lập quy hoạch thủy điện:
- Quy hoạch thủy điện đƣợc lập 01 lần và có thể đƣợc điều chỉnh, bổ
sung để đảm bảo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội từng thời
kỳ.
- Quy hoạch thủy điện phải do cơ quan tƣ vấn có chức năng và đủ năng
lực theo quy định của pháp luật lập.
- Thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch thủy điện:
+ Tổng cục Năng lƣợng tổ chức lập quy hoạch bậc thang thủy điện và
quy hoạch thủy điện tích năng trong phạm vi cả nƣớc.
+ UBND tỉnh tổ chức lập quy hoạch thủy điện nhỏ trên địa bàn. Đối với
dự án thủy điện nhỏ nằm trên địa bàn từ 2 tỉnh trở lên, UBND tỉnh nơi dự kiến
bố trí nhà máy thủy điện thống nhất với UBND các tỉnh có liên quan để tổ
chức lập quy hoạch. Trƣờng hợp UBND các tỉnh liên quan không thống nhất,
UBND tỉnh nơi dự kiến bố trí nhà máy thủy điện có văn bản báo cáo Bộ Công
Thƣơng xem xét giải quyết.
1.2.1.3. Quản lý nội dung, hồ sơ quy hoạch thủy điện:
- Nội dung quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ phải đảm bảo các yêu cầu

sau:
+ Cập nhật quy hoạch, định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội vùng dự
án; hiện trạng và quy hoạch các dự án khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc có
liên quan trên lƣu vực đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Điều tra, khảo sát, đánh giá đầy đủ các điều kiện tự nhiên (địa hình,
địa chất, khí tƣợng, thủy văn, động đất kiến tạo), dân sinh, kinh tế - xã hội,
giao thông vận tải, cơng trình lƣới điện ... trong khu vực nghiên cứu quy
hoạch.
+ Đánh giá sự phù hợp, ảnh hƣởng của các dự án thủy điện đề xuất quy
hoạch đối với các quy hoạch và dự án có liên quan khác trên lƣu vực.

12


+ Nghiên cứu các phƣơng án sơ đồ và quy mô khai thác; đánh giá hiệu
quả kinh tế - năng lƣợng của các dự án đề xuất để kiến nghị phƣơng án quy
hoạch.
+ Đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc theo quy định tại Nghị định số
29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ về đánh giá môi trƣờng chiến
lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng và cam kết bảo vệ môi trƣờng.
+ Khảo sát, đánh giá sơ bộ về ảnh hƣởng của các dự án đề xuất quy
hoạch đối với dân cƣ, đất đai, nhu cầu khai thác và sử dụng nƣớc phía hạ lƣu.
Ngoại trừ các dự án thủy điện đa mục tiêu, các dự án khác đƣợc đề xuất quy
hoạch phải đảm bảo không chiếm dụng quá 10 ha đất các loại hoặc không di
dời quá 01 hộ dân với 01 MW công suất lắp máy.
+ Sơ bộ đánh giá và kiến nghị giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực
của dự án đối với môi trƣờng - xã hội nhƣ: xả dòng chảy tối thiểu cho hạ du;
bồi thƣờng, hỗ trợ, di dân, tái định cƣ; trồng hoàn trả diện tích rừng chuyển
đổi mục đích sử dụng cho dự án.
+ Xếp hạng thứ tự ƣu tiên đầu tƣ các dự án kiến nghị trên cơ sở các chỉ

tiêu kinh tế - kỹ thuật và tác động môi trƣờng - xã hội của từng dự án.
Nguồn: [3, tr.3-4]
1.2.2. Công tác kêu gọi, thu hút đầu tư
Để thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ đến với địa phƣơng và lựa chọn đầu tƣ
vào lĩnh vực phát triển thủy điện vừa và nhỏ tại địa phƣơng, các cơ quan quản
lý nhà nƣớc cần phải có cơ chế, chính sách ƣu đãi đủ mạnh để thu hút các nhà
đầu tƣ đối với lĩnh vực thủy điện vừa và nhỏ; hay nói cách khác, tiêu chí để
đánh giá về mức độ thu hút đầu tƣ đƣợc thể hiện ở sự hấp dẫn của các chính
sách đối với các nhà đầu tƣ đƣợc áp dụng tại địa phƣơng nhƣ: chính sách ƣu
đãi về tài chính - tín dụng, ƣu đãi về thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế
nhập khẩu các thiết bị công nghệ phục vụ cho phát triển thủy điện, thuế sử
dụng đất ...).

13


Bên cạnh những cơ chế, chính sách ƣu đãi về đầu tƣ kể trên, cần phải
tạo môi trƣờng đầu tƣ phát triển thuận lợi cho các nhà đầu tƣ thông qua việc
triển khai thực hiện tốt các lĩnh vực về: Quy hoạch, phát triển kết cấu hạ tầng,
cải cách hành chính, xúc tiến đầu tƣ, ...
1.2.3. Cơng tác quản lý đầu tư xây dựng dự án thủy điện
- Đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tƣ, xây dựng, tài
nguyên nƣớc, bảo vệ môi trƣờng và các quy định có liên quan khác; tuân thủ
quy hoạch thủy điện và phù hợp quy hoạch phát triển điện lực đƣợc cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
- Đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển điện lực
trƣớc khi đầu tƣ.
- Quản lý việc thay đổi về tƣ cách pháp nhân của chủ đầu tƣ, quy mô,
nhiệm vụ, tiến độ của dự án thủy điện trong quá trình đầu tƣ xây dựng.
- Chủ đầu tƣ xây dựng dự án thủy điện phải có đủ năng lực tài chính để

thực hiện dự án và khơng là Chủ đầu tƣ một dự án khác đang chậm triển khai
hoặc chậm tiến độ quá 12 tháng so với quy định.
- Quản lý công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thi cơng xây dựng
cơng trình ... theo quy định của pháp luật.
1.2.4. Công tác vận hành, khai thác công trình thủy điện
- An tồn cho cơng trình với mọi trận lũ có quy mơ nhỏ hơn hoặc bằng
lũ kiểm tra của cơng trình theo quy định.
- Vận hành điều tiết, xả lũ đảm bảo an toàn cho hạ du.
- Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của dự án.
- Tuân thủ quy trình vận hành liên hồ chứa đƣợc cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
- Giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đối với môi trƣờng - xã
hội.
- Nâng cao hiệu quả khai thác thủy năng của cơng trình.

14


1.2.5. Công tác kiểm tra, giám sát thủy điện
- Theo dõi tình hình thực hiện dự án của chủ đầu tƣ.
- Xem xét, giải quyết theo thẩm quyền các kiến nghị của chủ đầu tƣ về
những vấn đề liên quan đến thực hiện dự án.
- Kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật.
Đánh giá hiệu quả quản lý và phát triển trong lĩnh vực thủy điện chính
là đánh giá sự phát triển theo hƣớng bền vững. Đó là sự phát triển thủy điện
vừa và nhỏ đáp ứng đƣợc các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến
khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai. Phát triển bền vững
yêu cầu một sự thống nhất của ba thành phần: phát triển kinh tế, phát triển xã
hội và bảo vệ môi trƣờng nhƣ các cột trụ độc lập và có quan hệ tƣơng hỗ với
nhau. Các dự án có hiệu quả hay khơng là tùy thuộc vào sự hiểu biết đầy đủ

các chính sách của nhà nƣớc cộng với việc quản lý tài chính, kỹ thuật, xã hội
và mơi trƣờng.
1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thủy điện vừa và nhỏ
1.3.1. Các yếu tố về vị trí địa lý
Việt Nam có vị trí địa lý nằm ở Đơng Nam lục địa châu Á và địa hình
khá đặc biệt với hai đầu phình ra (Bắc Bộ và Nam Bộ) ở giữa thu hẹp và kéo
dài (Trung Bộ).
- Địa hình miền Bắc tƣơng đối phức tạp, có cao nguyên với hệ thống
núi cao, hệ thống sơng ngịi lớn nhƣ sơng Hồng, sơng Đà, sông Lô, sông Nho
Quế ... là một lợi thế lớn để phát triển thủy điện. Nguồn thủy năng lớn này đã
và đang đƣợc khai thác nhƣ Nhà máy thủy điện Thác Bà trên sông Chảy (110
MW), Nhà máy thủy điện Hịa Bình trên sơng Đà (1.920 MW), Nhà máy thủy
điện Sơn La trên sông Đà (2.400 MW), Nhà máy thủy điện Tuyên Quang trên
sông Gâm (300 MW) và nhiều nhà máy thủy điện vừa và nhỏ đang đƣợc xây
dựng trên các phụ lƣu của các con sông.

15


- Địa hình Miền Trung là phần thấp ven biển có những cao nguyên dọc
theo dãy Trƣờng Sơn. Miền Trung gồm 3 khu vực cơ bản là Bắc Trung
Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
- Địa hình Nam Bộ khá bằng phẳng, khu vực đồi núi chủ yếu tập trung
ở phía Đơng Nam Bộ nhƣ núi Bà Rá (Bình Phƣớc) cao 736m, núi Chứa Chan
(Đồng Nai) cao 839m, núi Bà Đen (Tây Ninh) cao 986m ... cũng có tiền năng
phát triển thủy điện vừa và nhỏ.
1.3.2. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên
Lãnh thổ Việt Nam phần trên đất liền gồm ba miền tự nhiên (có những
đặc điểm địa hình, động thực vật, khí hậu chung trong miền), đó là: Miền Bắc
và Đông Bắc Bắc Bộ; Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ; Miền Nam Trung Bộ

và Nam Bộ. Địa hình của Việt Nam tƣơng đối phức tạp và có sự khác biệt
giữa các vùng do vậy ảnh hƣởng về yếu tố điều kiện tự nhiên của mỗi vùng
cũng khác nhau đối với các dự án thủy điện vừa và nhỏ.
- Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy
theo hƣớng Tây Bắc - Đơng Nam. Dãy Hồng Liên Sơn dài tới 180 km, rộng
30km, với một số đỉnh núi cao trên từ 2.800 m đến 3.000 m. Dãy núi Sông
Mã dài 500 km, có những đỉnh cao trên 1.800 m. Ngồi sơng Đà là sơng lớn,
vùng Tây Bắc chỉ có sơng nhỏ và suối gồm cả thƣợng lƣu sông Mã. Trong địa
máng sơng Đà cịn có một dãy cao ngun đá vơi chạy suốt từ Phong
Thổ đến Thanh Hóa và có thể chia nhỏ thành các cao nguyên Tà Phình, Mộc
Châu, Nà Sản. Cũng có các lịng chảo nhƣ Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mƣờng
Thanh tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng các nhà máy thủy điện nằm
trên các dòng chảy phía thƣợng lƣu của khu vực.
- Địa hình Đơng Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng gồm chủ yếu là núi
trung bình và núi thấp. Khối núi thƣợng nguồn sơng Chảy có nhiều đỉnh cao
trên dƣới 2.000 m là khu vực cao nhất của vùng chảy qua địa phận các tỉnh
Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai. Từ khối núi này ra tới biển là các dãy núi hình

16


cánh cung thấp dần về phía biển. Đây cũng là một yếu tố quan trọng để xây
dựng các nhà máy thủy điện, đặc biệt là các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ.
- Địa hình Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có độ cao thấp dần
từ khu vực miền núi xuống đồi gị trung du, xi xuống các đồng bằng ven
bờ. Vùng đồng bằng chủ yếu do sông và biển bồi đắp, khi hình thành nên
thƣờng bám sát theo các chân núi tạo điều kiện thuận lợi xây dựng các dự án
thủy điện lớn.
- Địa hình Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng,
chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long.

Nhìn chung địa hình của vùng tạo thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, phát
triển công nghiệp và đô thị, xây dựng hệ thống giao thông vận tải ...
Cho đến nay, đồng bằng sơng Cửu Long vẫn cịn là một vùng đất thấp,
độ cao trung bình so với mặt biển chỉ vào khoảng 5m. Một số khu vực nhƣ tứ
giác Long Xun, Đồng Tháp Mƣời và phía tây sơng Hậu đang tồn tại ở mức
thấp hơn mặt biển. Với điều kiện địa lý nhƣ vậy, khu vực này không có tiềm
năng về phát triển thủy điện nhƣ các vùng khác trên cả nƣớc. Một số nhà máy
thủy điện tiêu biểu nhƣ Nhà máy thủy điện Trị An (400 MW), Nhà máy thủy
điện Thác Mơ (150 MW). Ngồi ra, có một số cơng trình thủy điện vừa và
nhỏ trên sơng Đồng Nai và sông La Ngà.
1.3.3. Các yếu tố về kỹ thuật
Yếu tố về kỹ thuật ảnh hƣởng trực tiếp đến các dự án thủy điện vừa và
nhỏ, đặc biệt là trong công tác xây dựng các hạng mục của nhà máy, các cơng
trình đập và hồ chứa. Nếu khơng đảm bảo yếu tố kỹ thuật sẽ ảnh hƣởng trực
tiếp đến hậu quả khôn lƣờng về việc vỡ đập và gây ra các hậu qua về lũ ở phía
hạ lƣu sơng.
1.3.4. Các yếu tố về nguồn lực tài chính
Thuỷ điện vừa và nhỏ có hiệu quả đầu tƣ khơng cao bằng những thuỷ
điện có cơng suất lớn, suất đầu tƣ tƣơng đối cao vào khoảng 26 - 31 tỉ
đồng/MW cho nên việc huy động các nguồn lực tài chính của các thành phần
17


×