Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

Phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng :Luận án TS. Kinh tế học: 603101

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 179 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

QUÁCH THỊ HÀ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở HẢI PHÒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

QUÁCH THỊ HÀ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở HẢI PHÒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 62.31.01.02

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS TRẦN ĐỨC HIỆP
2. TS. LÊ THỊ HỒNG ĐIỆP

HÀ NỘI - 2017



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do chính tôi
nghiên cứu và thực hiện, không có phần sao chép bất hợp
pháp nào từ các công trình nghiên cứu của các tác giả khác.
Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận án này là
hoàn toàn trung thực và chính xác. Tất cả những sự giúp đỡ
cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn và các thông tin
trích dẫn trong luận án đã được ghi rõ nguồn gốc.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Quách Thị Hà


ii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở HẢI PHÒNG

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế biển

6

6
6

1.1.2. Đánh giá chung về những kết quả đã đạt được của các công
trình và những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu về phát
triển kinh tế biển ở Hải Phòng
1.2. Phương pháp nghiên cứu phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng

15
18

1.2.1. Nguồn tài liệu, dữ liệu nghiên cứu

18

1.2.2. Các phương pháp nghiên cứu

19

Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN

2.1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế biển

22
22

2.1.1. Kinh tế biển

22


2.1.2. Phát triển kinh tế biển

28

2.2. Kinh nghiệm thực tế về phát triển kinh tế biển và bài học cho Hải Phòng

49

2.2.1. Kinh nghiệm thực tế về phát triển kinh tế biển

49

2.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Hải Phòng

57

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở HẢI PHÒNG

59

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hải Phòng

59

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của Hải Phòng

59

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Hải Phòng


60

3.2. Thực trạng kinh tế biển ở Hải Phòng

62

3.2.1. Thực trạng kinh tế hàng hải

62


iii
3.2.2. Thực trạng đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản

67

3.2.3. Thực trạng du lịch biển

70

3.3. Thực trạng phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng

72

3.3.1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế
biển ở Hải Phòng

73


3.3.2. Xây dựng kết cấu hạ tầng cho phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng

83

3.3.3. Sử dụng và huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế biển

95

3.3.4. Kiểm tra, giám sát quá trình phát triển kinh tế biển

106

3.4. Đánh giá chung về phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng giai đoạn
từ năm 2007 đến năm 2015

108

3.4.1. Những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế biển ở Hải
Phòng giai đoạn 2007 đến 2015
3.4.2. Những hạn chế trong phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng

108
111

3.5. Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển kinh tế biển ở
Hải Phòng

114

3.5.1. Điều kiện tự nhiên


114

3.5.2. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội

115

3.5.3. Trình độ phát triển khoa học - công nghệ

115

3.5.4. Kết cấu hạ tầng kinh tế biển

116

3.5.5. Môi trường pháp lý

116

3.5.6. Năng lực quản lý điều hành và phẩm chất cán bộ

117

3.5.7. Môi trường quốc tế

117

Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN
KINH TẾ BIỂN Ở HẢI PHÕNG TRONG THỜI GIAN TỚI
(2017-2025)


119

4.1. Bối cảnh mới và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế biển ở
Hải Phòng
4.1.1. Bối cảnh quốc tế

119
119


iv
4.1.2. Bối cảnh trong nước

120

4.1.3. Những cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế biển ở
Hải Phòng
4.2. Quan điểm phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng

121
123

4.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng
trong thời gian tới (2017 - 2025)

124

4.3.1. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển, phát triển kinh
tế biển và tích cực bảo vệ môi trường biển


124

4.3.2. Làm tốt công tác quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực kinh tế biển
và huy động mọi nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển

126

4.3.3. Phát triển khoa học - công nghệ

129

4.3.4. Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế biển

130

4.3.5. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và cơ chế, chính sách
đối với phát triển kinh tế biển

132

4.3.6. Phát triển nguồn nhân lực, năng cao năng lực quản lý điều
hành và phẩm chất cán bộ

133

4.3.7. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế biển với quốc phòng
- an ninh
4.3.8. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, khu vực và các địa phương khác
KẾT LUẬN


134
136
138

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

141

TÀI LIỆU THAM KHẢO

142

PHỤ LỤC


v
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Trang

Bảng 3.1: Các đơn vị hành chính Hải Phòng (năm 2015)

61

Bảng 3.2: Khối lượng hành khách vận chuyển và luân chuyển ở Hải
Phòng giai đoạn 2007 - 2015

63


Bảng 3.3: Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển ở Hải
Phòng giai đoạn 2007 - 2015

65

Bảng 3.4: Doanh thu và sản lượng qua khu vực cảng ở Hải Phòng giai
đoạn 2007 - 2015

67

Bảng 3.5: Hiện trạng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản giai
đoạn 2007 - 2015

68

Bảng 3.6: Cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu thành phố Hải Phòng
năm 2012, 2014

70

Bảng 3.7: Số lượt khách du lịch tới thành phố giai đoạn 2008 - 2015

71

Bảng 3.8: Tổng doanh thu du lịch của thành phố giai đoạn 2008 - 2015

72

Bảng 3.9: Kết quả điều tra về các chỉ tiêu đo lường việc xây dựng các
đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển giai đoạn

2007 - 2015
Bảng 3.10: Diễn biến công suất tàu thuyền Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2015

83
88

Bảng 3.11: Hiện trạng sử dụng công suất của một số nhà máy chế biến
thủy sản

91

Bảng 3.12: Số cơ sở hoạt động lưu trú, ăn uống và lữ hành ở Hải
Phòng giai đoạn 2007 - 2015

92

Bảng 3.13: Số liệu điều tra đánh giá cơ sở hạ tầng thành phố Hải
Phòng giai đoạn 2007 - 2015
Bảng 3.14: Số liệu cơ bản phản ánh kết cấu hạ tầng xã hội Hải Phòng

94
95


vi
giai đoạn 2007 - 2015
Bảng 3.15: Vốn đầu tư cho ngành vận tải và kho bãi của thành phố
giai đoạn 2008 - 2015

95


Bảng 3.16: Số lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, kho bãi giai
đoạn 2007 - 2014

96

Bảng 3.17: Vốn đầu tư trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo
ngành kinh tế giai đoạn 2005 - 2014
Bảng 3.18: Lao động thủy sản thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2014

99
100

Bảng 3.19: Nguồn vốn cho dịch vụ lưu trú và ăn uống của Hải Phòng
giai đoạn 2008 - 2015

102

Bảng 3.20: Vốn đầu tư thực hiện của lĩnh vực khách sạn nhà hàng trên
địa bàn Hải Phòng theo giá thực tế qua các năm giai đoạn
2007 - 2015

102

Bảng 3.21: Số lao động làm trong các nhà hàng, khách sạn giai đoạn
2007 - 2014

104

Bảng 3.22: Kết quả điều tra về việc sử dụng các nguồn lực phát triển

kinh tế biển giai đoạn 2007 - 2015

105

Hình 2.1. Khung lý thuyết cho việc nghiên cứu phát triển kinh tế biển

34

Hình 2.2. Chiến lược phát triển kinh tế biển

35

Hình 3.1. Bản đồ thành phố Hải Phòng

60


vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH-HĐH

:

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

DNNN

:


Doanh nghiệp nhà nước

GTVT

:

Giao thông vận tải

KTQD

:

Kinh tế quốc dân

KTTS

:

Khai thác thủy sản

KTVTB

:

Kinh tế vận tải biển

NHTM

:


Ngân hàng thương mại

NHTW

:

Ngân hàng trung ương

NTTS

:

Nuôi trồng thủy sản

SXKD

:

Sản xuất kinh doanh

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

VTB

:


Vận tải biển

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa

WTO

:

Tổ chức thương mại thế giới


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề
Biển và đại dương là những kho tài nguyên vô tận, nơi chứa đựng tiềm
năng to lớn cho phát triển kinh tế, du lịch, tham quan, nghỉ ngơi, giải trí... sẽ
là địa bàn mới cho con người mở rộng phạm vi sinh sống của mình. Thế kỷ
XXI được xem là "Thế kỷ của đại dương".
Biển đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thế giới và khu
vực. Các hoạt động trên biển đem lại lợi ích to lớn cho các quốc gia có biển
cả về kinh tế, an ninh, quốc phòng. Các nguồn tài nguyên biển là nguồn lực,
tiền đề cho các nước phát triển các ngành công nghiệp. Lợi thế to lớn của vận
tải biển: giá rẻ, chuyên chở khối lượng lớn, tạo điều kiện cho việc mở rộng
thương mại quốc tế. Những lợi ích này cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều
vùng biển trên thế giới "dậy sóng", hoạt động quân sự trên biển ngày càng gia
tăng mạnh mẽ. Các nước có biển tăng cường các hoạt động ngoại giao song

phương và đa phương liên quan đến biển. Chính những điều này tác động
không nhỏ đến việc phát triển kinh tế biển trên thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng.
Biển và đại dương là thành phần không thể thiếu trong lợi ích của các
quốc gia. Các nước có biển, nhất là các nước lớn, đều vươn ra biển, xây dựng
chiến lược biển, tăng cường tiềm lực mọi mặt để khai thác và khống chế biển,
khẳng định quyền chủ quyền của mình đối với biển, dẫn đến tranh chấp trên
biển diễn ra hết sức phức tạp và căng thẳng.
Việt Nam nằm phía Tây Biển Đông, có bờ biển dài khoảng 3620 km,
nằm trên đường hàng hải đông đúc thứ hai trên thế giới - con đường chiến
lược về giao lưu, thương mại quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình
Dương. Nơi đây tập trung nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, chiếm tới một
phần ba toàn bộ đa dạng sinh học biển thế giới. Tiềm năng tài nguyên biển
của nước ta tuy không được coi là vào loại giàu có của thế giới, nhưng cũng


2
rất đáng kể và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của đất
nước. Tiềm năng, thực tế đó đã và đang tạo nền tảng, cơ hội cho Việt Nam
từng bước trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển. Nắm được
những xu hướng phát triển của thế giới, hiểu sâu sắc những lợi ích to lớn do
biển mang lại cho sự phát triển kinh tế của đất nước, Đảng ta đã chủ trương
vươn ra biển, làm giàu từ biển. Chiến lược biển Việt Nam đã được xây dựng
nhằm sử dụng có hiệu quả những nguồn lợi do biển đem lại cũng như việc
củng cố an ninh quốc phòng, nâng cao sức mạnh kinh tế - tiền đề quan trọng
đối với việc giữ vững chủ quyền biển đảo tổ quốc trong điều kiện Biển
Đông phức tạp và có nhiều tranh chấp như hiện nay.
Hải Phòng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, năng động với hơn
4.000 km2 diện tích mặt biển nội hải, là một trong những địa phương được
nhà nước đặc biệt quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế biển. Lợi thế

so sánh đã tạo cho Hải Phòng phát triển kinh tế biển, chủ yếu là ngành hàng
hải, du lịch biển, thủy sản và các dịch vụ kinh tế biển. Việc phát triển kinh tế
biển trong nền kinh tế thị trường ở Hải Phòng dưới sự tác động của các quy
luật: giá trị, cạnh tranh, cung cầu… với sự tham gia của các chủ thể đa dạng
như nhà nước, các doanh nghiệp, người dân… đã đạt được những thành tựu
đáng ghi nhận. Hiện nay, Hải Phòng có hơn 30 doanh nghiệp cảng biển với
tổng chiều dài cầu cảng trên 7.200 m. Ngành vận tải biển Hải Phòng phát
triển với tốc độ nhanh, cao hơn tốc độ tăng trung bình của vận tải biển cả
nước và vùng Vịnh Bắc Bộ. Nuôi trồng thủy sản đã có bước phát triển mạnh
mẽ, được lồng ghép khá hiệu quả với phát triển du lịch… Tuy nhiên, bên cạnh
những thành tựu nêu trên, kinh tế thị trường với những khuyết tật cố hữu của
nó: việc các doanh nghiệp tư nhân không đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng;
hệ thống cảng ở Hải Phòng manh mún, phân tán; kết nối đường sắt, đường bộ
và đường thủy với hệ thống cảng còn thiếu đồng bộ, đội tàu biển mới chủ yếu
đảm nhận các tuyến nội địa và quanh khu vực Đông Nam Á; trình độ quản lý


3
yếu, thiếu kinh nghiệm tham gia thị trường vận tải quốc tế. Doanh thu du lịch
biển tuy tăng nhanh nhưng hạ tầng du lịch còn thiếu; du lịch biển chưa gắn
kết được với các khu bảo tồn biển độc đáo của Hải Phòng. Năng suất khai
thác, môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản vẫn tiếp tục giảm… Những
hạn chế này đặt ra cho chủ thể nhà nước, cụ thể là chính quyền Hải Phòng bài
toán lớn trong việc phát triển kinh tế biển.
Kinh tế biển có vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát triển kinh tế
- xã hội của Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung. Phát triển kinh tế biển
sẽ góp phần tăng GDP, giải quyết việc làm, sử dụng có hiệu quả nguồn tài
nguyên của thành phố… Việc phát triển kinh tế biển không chỉ mang lại lợi
ích kinh tế mà có ý nghĩa to lớn về an ninh - quốc phòng, đặc biệt trong tình
hình phức tạp như hiện nay ở Biển Đông. Do đó, việc giải đáp câu hỏi: Những

điều kiện cần thiết cho phát triển kinh tế biển của Hải Phòng? Chính quyền
Hải Phòng cần làm gì và làm như thế nào để phát triển kinh tế biển? Cũng
như phân tích đánh giá thực trạng của kinh tế biển ở Hải Phòng, trên cơ sở đó
tìm ra những giải pháp nhằm phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng là cấp thiết,
có tính thời sự cao, có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. Chính vì
vậy, "Phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng" được nghiên cứu sinh lựa chọn
làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở tổng kết khung lý thuyết về phát triển kinh tế biển, phân
tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng, luận án đưa ra
các giải pháp nhằm phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng, góp phần phát triển
kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng ở Hải Phòng nói riêng và thực
hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế biển của đất nước nói chung.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng kết khung lý thuyết về phát triển kinh tế biển.


4
- Đúc kết những bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế biển ở một
số địa phương.
- Phân tích và đánh giá thực trạng, tìm ra những hạn chế và nguyên
nhân của những hạn chế trong phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng.
- Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển kinh tế biển ở
Hải Phòng trong tương lai.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng.
Phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng có sự tham gia của rất nhiều chủ
thể: nhà nước, doanh nghiệp, các nhà khoa học, các tầng lớp nhân dân. Mỗi

chủ thể khác nhau có những vai trò và tác động khác nhau đối với sự phát
triển kinh tế biển. Dưới góc độ kinh tế chính trị, luận án tập trung nghiên cứu
phát triển kinh tế biển dưới góc nhìn của nhà nước, cụ thể là chính quyền
thành phố Hải Phòng trong việc phát triển kinh tế biển. Nhấn mạnh góc độ
tiếp cận này, đề tài nhằm tìm ra con đường và cách thức góp phần phát triển
kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng của thành phố thông qua phát
triển kinh tế biển.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu phát triển kinh
tế biển ở Hải Phòng.
- Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế
biển ở Hải Phòng trong giai đoạn 2007 đến 2015.
- Phạm vi về nội dung: Phát triển kinh tế biển có nhiều góc độ tiếp cận
khác nhau nhưng dưới góc độ kinh tế chính trị, luận án tập trung nêu bật vai trò
của chính quyền nhà nước trong phát triển kinh tế biển, điều đó có nghĩa là luận
án tập trung vào nghiên cứu những nội dung cơ bản sau: xây dựng chiến lược, kế
hoạch, quy hoạch, phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng; xây dựng kết cấu hạ tầng


5
cho phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng; sử dụng và huy động các nguồn lực cho
phát triển kinh tế biển; kiểm tra, giám sát quá trình phát triển kinh tế biển.
4. Đóng góp mới của luận án
- Luận án hệ thống hóa được và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về
phát triển kinh tế biển.
- Tổng kết được những bài học kinh nghiệm của các địa phương trong
việc phát triển kinh tế biển.
- Phân tích, đánh giá quá trình phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng; phát
hiện những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, đồng thời chỉ ra những vấn
đề đang đặt ra đối với quá trình phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng.

- Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế biển ở Hải
Phòng trong tương lai.
5. Kết cấu của luận án
Để thực hiện mục tiêu và các nhiệm vụ của đề tài, ngoài phần mở đầu,
kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển kinh tế biển
Chương 3: Thực trạng phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng giai đoạn
2007 đến 2015
Chương 4: Quan điểm và giải pháp nhằm phát triển kinh tế biển ở Hải
Phòng trong thời gian tới (2017 - 2025)
Kết luận.
Danh mục tài liệu tham khảo.
Phụ lục.


6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở HẢI PHÒNG
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế biển
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế biển cấp
quốc gia
a. Các công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế biển của Việt Nam
Cuốn sách Kinh tế biển Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập
[96]. Nội dung chính của các bài viết mà cuốn sách đề cập là: vận tải biển, du
lịch, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành hàng hải... ở Việt Nam. Những bài

viết cũng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến việc phát triển kinh tế
biển ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Cuốn sách 100 Câu hỏi - đáp về biển, đảo Việt Nam dành cho tuổi trẻ
Việt Nam [8]. Cuốn sách trình bày những vấn đề về biển, đảo; về không gian
biển, đảo của đất nước; chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia
đối với các vùng biển, đảo; về tài nguyên và môi trường biển, về chủ trương,
chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đối với những vấn đề biển, đảo nói
chung, Biển Đông nói riêng trong ba 3 phần: Hỏi - Đáp về vị trí, vai trò và tiềm
năng của biển, đảo Việt Nam; Hỏi - Đáp về các vấn đề liên quan đến các quyền
và bảo vệ các quyền của Việt Nam ở Biển Đông và Hỏi - Đáp về xây dựng và
phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển, đảo Việt Nam.
Tác giả Lại Lâm Anh với cuốn sách Phát triển kinh tế biển của Trung
Quốc, Malaysia, Singapore và gợi ý chính sách cho Việt Nam [4]. Cuốn sách
cho thấy quá trình phát triển kinh tế biển của Trung Quốc, Malaysia,
Singapore với cả những thành tựu và hạn chế. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra
một số gợi ý nhằm phát triển kinh tế biển Việt Nam.


7
Cuốn sách Việt Nam - Truyền thống kinh tế - văn hóa biển [38]. Cuốn
sách tập hợp các bài viết về không gian văn hoá, xã hội biển Việt Nam, tiềm
năng kinh tế, hoạt động thương mại của người Việt qua các thời kì lịch sử, tầm
nhìn và tư duy hướng biển của một số triều đại và nhân vật lịch sử Việt Nam.
Luận án Quản lý kinh tế biển: Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt
Nam của Lại Lâm Anh [3]. Tác giả trình bày những kinh nghiệm quản lý kinh tế
biển ở một số quốc gia như Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản… và đưa ra
những bài học để quản lý kinh tế biển Việt Nam hiệu quả hơn nữa.
Ngoài ra còn rất nhiều bài viết liên quan đến kinh tế biển như: bài viết
"Chiến lược biển đến năm 2020 cú hích cho phát triển kinh tế biển" của
Quang Nguyễn, [82, tr.14-15]; Vũ Thị Nhài với bài viết "Về phát triển kinh tế

biển hiện nay" [80, tr.8-10]; Bùi Thị Thanh Hương với "Phát triển kinh tế
biển: Kinh nghiệm quốc tế và một số vấn đề đối với Việt Nam" [69, tr.35-39];
Nguyễn Văn Tình với bài "Đảng bộ quân chủng Hải quân thực hiện nhiệm vụ
phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng, an ninh" [120, tr.42-46]; Lê
Nguyễn với bài "Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam" [81, tr.4-5];
Bùi Tất Thắng với bài viết "Sự phát triển kinh tế biển và chiến lược biển của
một số nước trên thế giới" [103, tr.43-46], "Về chiến lược phát triển kinh tế
biển của Việt Nam" [104, tr.6-9]; "Chiến lược kinh tế biển một số kinh
nghiệm thế giới" [104, tr.18 - 21]…
Các tác giả chỉ ra mục tiêu tổng quát là đến năm 2020, phấn đấu đưa
nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững
chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo; góp phần quan
trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cho đất nước giàu
mạnh. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53 - 55% GDP,
55 - 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội,
cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển.
Phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, sớm đưa nước ta


8
trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc
phòng - an ninh và hợp tác quốc tế. Các tác giả khẳng định: những chủ
trương, nội dung của mục tiêu chiến lược đầu tư, khai thác, phát triển kinh tế
biển, đảo ở nước ta đã được xác định, triển khai từ rất sớm và mang tính
xuyên suốt. Sự kết hợp tổ chức triển khai thực hiện được xác định ở tất cả các
cấp, các lĩnh vực, như: trong quy hoạch tổng thể của quốc gia, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội, kế hoạch tăng cường lực lượng quốc phòng - an ninh,
bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Đặc biệt, bên cạnh xây dựng và ban hành các chủ
trương chính sách mang tầm vĩ mô, Đảng và Nhà nước ta còn luôn luôn chú
trọng xây dựng các chính sách để phát triển kinh tế - xã hội đối với các địa

phương ven biển, các đảo, quần đảo. Trên cơ sở các nghị quyết của Đảng,
quyết định của Chính phủ, các ngành, các cấp đã xây dựng chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, chương trình hành động cho từng lĩnh vực, ở từng địa bàn và
bước đầu triển khai đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận. Công tác khảo
sát, thăm dò, nghiên cứu khoa học biển ngày càng được quan tâm, làm cơ sở
cho việc phát triển các ngành, các vùng kinh tế biển, cũng như việc hoạch
định các chính sách quản lý tài nguyên môi trường biển của đất nước. Cơ cấu
ngành nghề biển từng bước được điều chỉnh ngày càng hợp lý hơn. Những
ngành khai thác và sử dụng lợi thế của biển như: vận tải biển, dịch vụ hàng
hải, du lịch, nuôi trồng thủy sản và đánh bắt hải sản xa bờ đang được đẩy
mạnh. Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho cư dân biển, đảo; hoạt động khai thác, bảo vệ môi trường, đầu tư
để tái tạo và làm giàu tiềm năng biển cũng được các ngành, các cấp quan tâm
và đã tạo nên những chuyển biến mới.
Các công trình nghiên cứu đã khẳng định: Việt Nam là quốc gia có hơn
ba nghìn hòn đảo lớn nhỏ và bờ biển dài hơn 3.260 km bao bọc lãnh thổ ở cả
3 hướng Đông, Nam và Tây Nam, với chỉ số biển (khoảng 0,01) cao gấp 6 lần
giá trị trung bình của thế giới. Cả nước hiện có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc


9
Trung ương có biển với tổng diện tích 208.560 km2. Biển, đảo còn đóng vai
trò quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước khi hầu hết các ngành
kinh tế mũi nhọn đều gắn kết với biển. Trước hết là dầu khí, với trữ lượng
khoảng từ 3 đến 4 tỉ tấn dầu quy đổi, cùng các loại khoáng sản có giá trị khác
như than, sắt, ti tan, cát thuỷ tinh. Nguồn lợi hải sản với chủng loại rất phong
phú, đa dạng, có tổng trữ lượng khoảng từ 3 đến 4 triệu tấn. Dọc bờ biển có
hơn 100 địa điểm có thể xây dựng cảng, trong đó có nhiều nơi có thể xây
dựng cảng trung chuyển quốc tế. Ngoài ra, biển nước ta còn có 125 bãi biển
lớn, nhỏ, nước trong và sạch, nắng ấm quanh năm, không khí trong lành với

cảnh quan đẹp... là điều kiện lý tưởng để xây dựng các khu nghỉ mát, nghỉ
dưỡng, du lịch cao cấp.
Tuy vậy, các tác giả cho rằng, phát triển của kinh tế biển, đảo ở nước ta
vẫn chưa xứng tầm với các điều kiện và lợi thế sẵn có. Các ngành kinh tế có
liên quan trực tiếp tới khai thác biển như chế biến dầu khí, chế biến thủy hải
sản, đóng và sửa chữa tàu biển, thông tin liên lạc... bước đầu phát triển, nhưng
hiện tại quy mô mới chiếm khoảng 2% kinh tế biển và 0,4% tổng GDP cả
nước. Nói cách khác, Việt Nam vẫn chưa thực sự phát huy được nhiều các thế
mạnh, tiềm năng của biển, đảo và vẫn chưa phải là quốc gia mạnh về biển.
Bên cạnh đó, các tác giả chỉ ra rằng: khu vực Biển Đông đang tiếp tục
trở thành một trong những điểm nóng nên việc hợp tác và hội nhập quốc tế để
phát triển kinh tế ở khu vực này gặp không ít khó khăn. Việc giải quyết các
tranh chấp liên quan đến biển và hải đảo, những vi phạm trong quá trình sử
dụng, khai thác tài nguyên biển ở bình diện quốc tế còn nhiều bất cập.
Các tác giả cho rằng, để phát triển kinh tế biển bền vững, Việt Nam cần
tập trung vào các nhóm giải pháp sau: chú trọng quy hoạch và tiếp tục hoàn
thiện hệ thống cơ chế chính sách, luật pháp về lĩnh vực biển, đảo; có cơ chế
phù hợp để hỗ trợ phát triển kinh tế biển, đảo. Nhân rộng các mô hình, kinh
nghiệm hay trong tổ chức sản xuất trên biển, đảo. Hình thành và phát triển


10
một số ngành mũi nhọn phù hợp với lợi thế của vùng đảo như: du lịch, dịch
vụ biển, khai thác và nuôi trồng hải sản. Chuyển hướng mạnh mẽ cơ cấu sản
xuất từ nghề cá gần bờ, ven đảo sang nghề cá xa bờ, gắn với bảo vệ và tái tạo
nguồn lợi. Tăng cường năng lực khai thác xa bờ và nuôi trồng hải sản, dịch vụ
hàng hải, dịch vụ nghề cá. Các cơ sở hạ tầng nghề cá như cảng, bến cá, dịch
vụ hậu cần nghề cá, khu neo đậu tránh bão cho tàu, thuyền và hạ tầng nuôi
trồng hải sản cũng cần được đầu tư xây dựng đồng bộ, có quy mô lớn. Phát
triển du lịch cũng là một trong những hướng trọng điểm, mang tính đột phá

trong phát triển kinh tế biển, đảo cần được đầu tư. Một số khu du lịch sinh
thái biển, đảo lớn, chất lượng cao tầm cỡ khu vực và thế giới được hình thành
sẽ tạo bước đột phá cho du lịch biển, đảo nói riêng, du lịch cả nước nói chung.
Cần tăng cường hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp ngoài nước để thu hút
nguồn vốn đầu tư, hình thành những dự án phát triển kinh tế liên hoàn, tăng
cường trao đổi, xuất khẩu.
Các tác giả khẳng định, cần kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã
hội với bảo đảm quốc phòng - an ninh, hợp tác quốc tế. Cần tiếp tục mở rộng,
tăng cường hợp tác hữu nghị với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới
cũng như với các tổ chức quốc tế về các vấn đề có liên quan đến biển, đảo
trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, lợi ích quốc gia, pháp luật quốc tế. Triển khai
chặt chẽ việc phân vùng, bố trí dân cư ven biển với tổ chức các lực lượng bảo
vệ chủ quyền biển, đảo. Các địa phương có biển, đảo cần xây dựng và triển
khai các chương trình, giải pháp, kế hoạch phù hợp, nhằm tăng cường phát
triển kinh tế theo điều kiện thực tế, thậm chí liên kết giữa các địa phương và
giữa các địa phương với các ngành để đầu tư, khai thác các lợi ích từ biển,
đảo một cách quy mô, hiệu quả; gắn phát triển kinh tế với bảo đảm quốc
phòng, an ninh.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về quản lý và phát triển kinh tế
biển, đảo nhằm khai thác, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên và bảo vệ


11
môi trường. Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế trong các hoạt động nghiên
cứu khoa học, đào tạo và chuyển giao công nghệ, thu hút các nguồn vốn ODA,
nguồn vốn đầu tư trực tiếp của các nước.
Cần tổ chức tốt công tác tuyên truyền về biển, đảo, nâng cao ý thức
trong bảo vệ chủ quyền quốc gia, trong công tác quản lý khai thác, bảo vệ
nguồn lợi thủy sản. Tuyên truyền các quy định của quốc tế về bảo vệ nguồn
lợi thủy sản không chỉ với cư dân biển, đảo mà còn với toàn xã hội.

b. Các công trình nghiên cứu phát triển kinh tế biển của nước ngoài
Cuốn sách Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử 1660 1783 [1]. Đây là cuốn sách được nhiều quốc gia dịch, phát hành, coi là cẩm
nang trong phát triển kinh tế biển. Tác giả đã viết về lịch sử từ năm 1660 đến
năm 1783 của các quốc gia ven bờ Bắc Đại Tây Dương dưới góc nhìn riêng
của mình. Ở đó, trật tự giữa các quốc gia được định đoạt trên mặt biển và
bước ngoặt lịch sử được xác lập thông qua những cuộc hải chiến. Sự phát
triển của các ngành kinh tế biển, đặc biệt là vận tải biển, đến một lúc nào đó,
cần sự hỗ trợ của hải quân trước các nguy cơ trên biển, mà chủ yếu là sự tấn
công của các lực lượng bên ngoài. Ngược lại, kinh tế biển cũng là chỗ dựa
vững chắc về nguồn lực, đặc biệt là tài chính, để duy trì lực lượng hải quân.
Tính gắn bó hữu cơ này giữa kinh tế và hải quân phải là nền tảng cho bất kỳ
một chiến lược biển hiệu quả nào.
Công trình nghiên cứu "Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của một số
nước châu Á và bài học cho Malaysia - The Asian experience in developing the
marintime sector: Some case studies and lessons for Malaysia" của nhóm tác
giả Nazery Khalid, Armi Suzana Zamil và Farida Farid [139]. Công trình đã đề
cao vai trò của việc khai thác tài nguyên biển, chỉ ra tác hại của việc khai thác
tài nguyên biển là rất dễ gây ô nhiễm môi trường. Cuốn sách khuyến nghị nhà
nước phải có chính sách về quản lý, khai thác nguồn tài nguyên biển hợp lý để
vừa khai thác có hiệu quả vừa không gây ô nhiễm môi trường.


12
Tác giả Costas Th.Grammenos với cuốn The handbook of marine
economics and business [137]. Cuốn sổ tay này được công bố lần đầu tiên vào
năm 2002. Khi đó, tốc độ tăng trưởng của các hoạt động thương mại trên biển
cũng như các hoạt động đầu tư vào lĩnh vực tàu biển của Trung Quốc tăng rất
nhanh. Các ngân hàng tài chính trở thành nguồn quỹ mạnh mẽ cho các công
ty vận tải biển. Tuy nhiên vào năm 2007, những điều này đột ngột thay đổi
khi suy thoái kinh tế thế giới, khi cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ bắt đầu

nổi lên. Một loạt những hệ lụy của chúng khiến hệ thống tài chính quốc tế và
thanh khoản bị đóng băng. Cuốn sổ tay đã phân tích dữ liệu, những hoạt động
bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi những sự kiện đầu thế kỷ XXI. Ấn
bản đầu tiên của cuốn sổ tay trở thành một nguồn tài liệu hữu ích cho sinh
viên chuyên ngành và các nhà nghiên cứu.
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về kinh tế biển ở các địa phương
Các công trình nghiên cứu kinh tế biển ở Quảng Ninh: bài viết "Quảng
Ninh phát huy thế mạnh kinh tế biển" của tác giả Thanh Phong trên trang
quangninh24h.info; bài viết "Bước phát triển tích cực của kinh tế biển đảo";
bài viết "Phát triển kinh tế biển: con đường hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả"
của tác giả Trung Thành trên trang baoquangninh.com.vn… Các tác giả đã
khẳng định: điều kiện tự nhiên thuận lợi, ưu đãi cho Quảng Ninh phát triển
kinh tế biển. Quảng Ninh đã xác định rõ tầm nhìn chiến lược cho phát triển
kinh tế biển từ việc xây dựng chiến lược, quy hoạch. Trong đó, quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã được nhận diện lại trong tầm
nhìn cao hơn, đặt rộng hơn trong xu thế phát triển của quốc tế, đẩy mạnh triển
khai nghiên cứu khoa học, tăng cường đầu tư hạ tầng kỹ thuật để chú trọng
phát triển kinh tế biển, nhất là ngành du lịch biển và thuỷ sản.
Cuốn sách Giải pháp, chính sách phát triển kinh tế ven biển của Thanh
Hóa của tác giả Lê Minh Thông [107]. Trong cuốn sách này, tác giả nghiên
cứu chính sách phát triển kinh tế ven biển với tư cách là tổng thể các biện


13
pháp nhằm phát triển kinh tế ven biển. Tác giả tập trung nghiên cứu các
chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách thuế, chính sách
thương mại, chính sách phát triển nguồn nhân lực và khoa học - công nghệ ở
tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2000 - 2015. Qua đó, tác giả đánh giá thực trạng
phát triển kinh tế ven biển, chỉ ra những mặt mạnh, những hạn chế của các
chính sách phát triển kinh tế ven biển ở tỉnh Thanh Hóa. Trên cơ sở đó, tác

giả đề xuất quy hoạch phát triển vùng ven biển Thanh Hóa theo hướng hình
thành đô thị ven biển.
Có thể thấy, các tác giả trên cơ sở nghiên cứu điều kiện tự nhiên, hoàn
cảnh kinh tế - xã hội, thực trạng phát triển kinh tế biển, đã tìm ra được những
ngành ưu tiên phát triển cho địa phương mình nghiên cứu. Mỗi địa phương
khác nhau sẽ ưu tiên cho những ngành kinh tế khác nhau nhằm thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.1.3. Các công trình nghiên cứu về kinh tế biển ở Hải Phòng
Cuốn sách Đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành ở Hải Phòng của Đào Văn Hiệp [60]. Cuốn sách trình bày một số vấn
đề lý luận, thực tiễn về đầu tư nước ngoài; mối quan hệ giữa đầu tư nước
ngoài với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam nói chung,
Hải Phòng nói riêng. Cuốn sách còn đề cập đến việc tăng cường thu hút đầu
tư nước ngoài để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ở Hải Phòng trong những năm tới.
Luận án tiến sĩ Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo phát triển kinh
tế biển từ năm 1996 đến năm 2010 của Nguyễn Thị Anh [2]. Luận án làm rõ
sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hải Phòng trong quá trình phát triển kinh
tế biển từ năm 1996 đến năm 2010. Trên cơ sở phân tích những ưu điểm, hạn
chế và nguyên nhân, tác giả đưa ra nhận xét và đúc rút kinh nghiệm lịch sử
của quá trình này.
Quản lý nhà nước đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng, Luận án


14
tiến sĩ của Nguyễn Quốc Tuấn [123]. Luận án làm rõ cơ sở lý luận và kinh
nghiệm quốc tế về quản lý nhà nước đối với dịch vụ logistics cảng biển. Tác
giả tiến hành phân tích thực trạng, phương hướng, giải pháp quản lý nhà nước
đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng.
Cuốn sách 25 năm thu hút vốn FDI tại Hải Phòng: Thực trạng và giải

pháp của Đan Đức Hiệp [59]. Cuốn sách giới thiệu thực trạng thu hút FDI vào
Hải Phòng và hiệu quả đạt được trong thu hút FDI thông qua việc tác động
đến nguồn vốn cho phát triển; tạo năng lực sản xuất kinh doanh mới; chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; phát triển hệ thống kết cấu
hạ tầng kĩ thuật và hạ tầng xã hội; mở rộng xuất khẩu, thay thế nhập khẩu;
thúc đẩy đổi mới công nghệ, thiết bị và nâng cao năng lực quản lý. Đồng thời,
cuốn sách chỉ ra những hạn chế, trình bày các giải pháp để nâng cao hiệu quả
thu hút vốn đầu tư FDI tại Hải Phòng.
Ngoài ra còn rất nhiều bài viết đề cập đến sự phát triển kinh tế biển của
Hải Phòng: tác giả Trần Minh Tuấn với bài viết "Để phát triển mạnh mẽ và
bền vững kinh tế biển ở Hải Phòng" trên trang tapchicongsan.org.vn; tác giả
Nguyễn Văn Thành với bài tham luận Phát triển kinh tế biển trong điều kiện
toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế - nhìn từ thực tiễn Hải Phòng gửi đến Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; Nghị quyết số 01/2009/NQHĐND về phát triển kinh tế biển thành phố Hải Phòng đến năm 2015, định
hướng đến năm 2020 của Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng khóa XIII
kỳ họp thứ 15 thông qua ngày 29/4/2009…
Các tác giả khẳng định: Hải Phòng là địa phương có vùng bờ, biển và
đảo rộng lớn. Lợi thế so sánh đã tạo điều kiện cho Hải Phòng phát triển kinh
tế biển. Mặc dù vậy, thị trường một số loại dịch vụ hàng hải chưa lớn. Doanh
thu du lịch biển tuy tăng nhanh nhưng đầu tư du lịch còn thiếu quy hoạch; du
lịch biển chưa gắn kết được với các khu bảo tồn biển độc đáo của Hải Phòng;
lao động ngành du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu. Năng suất khai thác thủy


15
sản giảm, hiệu quả khai thác xa bờ thấp. Việc quản lý và khai thác tài nguyên
biển Hải Phòng còn thiếu hiệu quả, thiếu bền vững. Hạ tầng kinh tế biển,
nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành kinh tế biển còn thiếu và yếu… Để
khắc phục những hạn chế nêu trên, các tác giả đưa ra nhiều giải pháp: giải
quyết tốt các bài toán về quy hoạch, khai thác tài nguyên biển; quản lý và khai

thác tài nguyên vùng bờ; giải quyết việc làm, bảo đảm cuộc sống của dân cư
ven biển; bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học biển; phát triển hạ
tầng kinh tế biển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý, doanh nhân, lao động có tay nghề…
1.1.2. Đánh giá chung về những kết quả đã đạt đƣợc của các công
trình và những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu về phát triển kinh
tế biển ở Hải Phòng
1.1.2.1. Những kết quả đã đạt được của các công trình nghiên cứu
Thứ nhất: nhóm các công trình nghiên cứu về các quan điểm, chủ
trương của Đảng và Nhà nước ta về biển, đảo, chủ quyền quốc gia trên biển,
kinh tế biển.
Các công trình này chỉ ra những chủ trương, nội dung của phát triển
kinh tế biển, đảo ở nước ta đã được xác định, triển khai từ rất sớm và mang
tính xuyên suốt. Sự kết hợp tổ chức triển khai thực hiện được xác định ở tất cả
các cấp, các lĩnh vực. Phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng
điểm, sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu
vực, gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh và hợp tác quốc tế. Kết hợp chặt
chẽ kinh tế với quốc phòng - an ninh; quốc phòng - an ninh với kinh tế trong
từng quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và trên từng
địa bàn.
Đặc biệt, bên cạnh xây dựng, ban hành các chủ trương chính sách
mang tầm vĩ mô, Đảng và Nhà nước ta còn luôn chú trọng xây dựng các chính
sách để phát triển kinh tế - xã hội đối với các địa phương ven biển, các đảo,


16
quần đảo. Trên cơ sở các nghị quyết của Đảng, quyết định của Chính phủ, các
ngành, các cấp đã xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình
hành động cho từng lĩnh vực, ở từng địa bàn và bước đầu triển khai đã mang
lại những kết quả đáng ghi nhận.

Thứ hai: nhóm các công trình phân tích về các nguồn tài nguyên biển,
lợi thế, tiềm năng kinh tế biển, vai trò của kinh tế biển của Việt Nam.
Các tác giả nhấn mạnh: cùng với 3.260 km chiều dài bờ biển, 1 triệu
km2, hơn 3.000 hòn đảo, cả nước ta hiện có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương có biển, số dân cư sống ở các vùng ven biển tăng nhanh... Biển,
đảo còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước khi hầu
hết các ngành kinh tế mũi nhọn đều gắn kết với biển.
Tuy vậy, các tác giả cho rằng, sự phát triển của kinh tế biển, đảo ở
nước ta vẫn chưa xứng tầm với các điều kiện và lợi thế sẵn có. Các ngành
kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai thác biển bước đầu phát triển. Cơ sở hạ
tầng các vùng biển, ven biển và hải đảo còn yếu kém. Hệ thống cảng biển nhỏ
bé, mạng lưới tàu thuyền, trang thiết bị nhìn chung còn lạc hậu và chưa đồng
bộ nên hiệu quả thấp. Bên cạnh đó, hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ biển, đào tạo nhân lực cho kinh tế biển còn ít. Ngành du lịch biển
vẫn thiếu những sản phẩm dịch vụ biển, đảo đặc sắc, có tính cạnh tranh cao so
với khu vực …
Thứ ba: nhóm các công trình nghiên cứu về các nội dung và giải pháp
phát triển kinh tế biển.
Các công trình này khẳng định, nội dung của kinh tế biển bao gồm:
kinh tế hàng hải; đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản; khai thác và chế
biến dầu khí; du lịch biển; nghề làm muối; kinh tế đảo; các lĩnh vực kinh tế
biển khác… Các công trình này đã đi sâu nghiên cứu, trình bày thực trạng các
nội dung cụ thể của kinh tế biển Việt Nam, những thành tựu cũng như hạn chế
của chúng.


×