Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM AM - HẢI PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.89 KB, 10 trang )

- Trang 1 -
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN NAM AM - HẢI PHÒNG
2.1 Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Nam Am - Hải Phòng
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Am - Hải Phòng.
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Am - Hải
Phòng là một trong những chi nhánh loại 3 của Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam, có trụ sở tại Nam Am, Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Được
thành lập từ năm 1961 dưới tên gọi là quỹ tiết kiệm Nam Am, sau đó năm 1988
đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển cấp 3 Nam Am
trực thuộc Ngân hàng loại 3 Vĩnh Bảo, Hải Phòng, đến năm 2008 Ngân hàng
nâng cấp lên thành chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nam Am trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng.
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Am - Hải
Phòng đang ngày càng phát triển, tăng cường tích lũy vốn để mở rộng đầu tư
cùng các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế, nâng cao đời sống người
dân tại địa bàn hoạt động, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nông
thôn.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Nam Am - Hải Phòng.
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV:Phạm Thị Hiền - TCDN 47B
Giám Đốc
Các Phó Giám Đốc
Trưởng phòng Tín dụng
TP. Kế toánNgân quỹ
TP hành chính nhân sựTổ kiểm tra nội bộ
- Trang 2 -


Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008 chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Nam Am, Hải Phòng
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV:Phạm Thị Hiền - TCDN 47B
Phòng Tín DụngPhòng Kế Toán Ngân Quỹ
Phòng Hành Chính – Nhân Sự
Phòng Quản trị rủi ro
Ban Giám Đốc
- Trang 3 -
Sơ đồ 2.2: Mô hình cơ cấu tổ chức của chi nhánh
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008 chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Nam Am, Hải Phòng
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV:Phạm Thị Hiền - TCDN 47B
- Trang 4 -
Trong Báo cáo thường niên năm 2008 của chi nhánh Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Am - Hải Phòng, chức năng và nhiệm vụ
của mỗi phòng ban như sau:
2.1.2.1. Phòng tín dụng
* Chức năng: Là phòng nghiệp vụ, trực tiếp giao dịch với khách hàng để
khai thác vốn, đồng thời thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý
các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
* Nhiệm vụ: - Khai thác nguồn vốn từ khách hàng theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
- Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về
các sản phẩm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
- Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý các giao dịch: Nhận và xử lý đề
nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác; Thẩm định khách

hàng, dự án, phương án vay vốn; Đưa ra các đề xuất chấp nhận/từ chối đề nghị
cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết
quả thẩm định; Kiểm tra giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín
dụng.
- Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp; Phối hợp với các phòng liên
quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu phí đầy đủ, kịp thời, đúng kì hạn, đúng hợp
đồng đã kí. Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc và tìm biện pháp thu
hồi các khoản vay này; Quản lý tài sản bảo đảm theo quy định của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV:Phạm Thị Hiền - TCDN 47B
- Trang 5 -
- Cập nhật, phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính
của khách hàng, đáp ứng yêu cầu quản lý tín dụng; thực hiện chấm điểm khách
hàng có nhu cầu quan hệ giao dịch và đang có giao dịch tín dụng với chi nhánh.
- Thực hiện phân loại nợ cho từng khách hàng theo quy định hiện hành,
chuyển kết quả phân loại nợ cho phòng quản trị rủi ro để tính toán, trích lập dự
phòng rủi ro…
2.1.2.2. Phòng kế toán ngân quỹ
* Chức năng: Quản lý toàn bộ dữ liệu và ngân quỹ của chi nhánh. Phối
hợp với các phòng ban khác để quản lý an toàn kho quỹ, toàn bộ hoạt động thu
chi, cân đối của chi nhánh.
* Nhiệm vụ:
- Bộ phận kế toán có nhiệm vụ quản lý hệ thống giao dịch trên máy, thực
hiện mở, đóng giao dịch chi nhánh hàng ngày. Nhận các dữ liệu tham số mới
nhất từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng. Thiết lập
thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao dịch; Thực hiện
kiểm soát sau: Kiểm soát tất cả các bút toán mới và các bút toán điều chỉnh; tra
soát tài khoản điều chuyển vốn ( ngoại tệ và VND; Kiểm tra đối chiếu tất cả các
báo cáo kế toán; kiểm soát các giao dịch trong và ngoài theo thẩm quyền, kiểm

soát lưu trữ chứng từ, tổng hợp liệt kê giao dịch trong ngày, đối chiếu lập báo
cáo và phân tích báo cáo cuối ngày của giao dịch viên theo quy định; Thực hiện
công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh điện tử, thanh toán liên ngân
hàng.
- Bộ phận ngân quỹ có nhiệm vụ quản lý an toàn kho quỹ theo đúng quy
định của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn; Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm; Phối hợp với
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV:Phạm Thị Hiền - TCDN 47B

×