Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý: 60 34 01 02

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHẠM SƠN TÙNG

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ ĐÔNG DƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

HÀ NỘI – NĂM 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHẠM SƠN TÙNG

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ ĐÔNG DƢƠNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG THANH TÙNG



HÀ NỘI – NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan Luận văn “Năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần
Công nghệ Đông Dương” là công trình nghiên cứu độc lập được thực hiện dưới sự
hướng dẫn của TS Hoàng Thanh Tùng. Đề tài được tác giả nghiên cứu và hoàn
thành từ năm 2014 đến năm 2015.
Các tài liệu tham khảo, các số liệu thống kê phục vụ mục đích nghiên cứu
công trình này được sử dụng đúng quy định, không vi phạm quy chế bảo mật của
Nhà nước.
Tác giả xin cam đoan những vấn đề nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu
sai, tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Tác giả luận văn

Phạm Sơn Tùng


LỜI CẢM ƠN

Được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo của Đại học Kinh
tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, đặc biệt là của thầy hướng dẫn khoa học, người
truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm, hướng dẫn về nội dung và phương pháp nghiên
cứu khoa học, tôi đã hoàn thành Luận văn “Năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ
phần Công nghệ Đông Dương.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy, các cô tại Đại học Kinh
tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Tiến sĩ Hoàng Thanh
Tùng, người Thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều
thời gian trao đổi và định hướng cho học viên trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Đông Dương và
các đồng nghiệp nơi tôi làm việc cùng các doanh nghiệp viễn thông đã hỗ trợ, tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu, thu thập số liệu và hoàn
thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng ân tình tới Gia đình là nguồn động viên và
truyền nhiệt huyết để tôi hoàn thành luận văn.
Do điều kiện chủ quan và khách quan, bản Luận văn chắc chắn còn có thiếu
sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để tiếp tục hoàn thiện, nâng
cao chất lượng vấn đề được lựa chọn nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. i
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ iv
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 2
4. Những đóng góp của luâ ̣n văn ...................................................................... 3
5. Bố cu ̣c của luận văn ...................................................................................... 3
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP VIỄN THÔNG ................................................................................ 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
........................................................................................................................... 4

1.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh ......................................................... 6
1.2.1. Lý luận cơ bản về cạnh tranh .................................................................. 6
1.2.2. Tổng quan về năng lực cạnh tranh ........................................................ 10
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp....... 11
1.3. Đặc điểm của dịch vụ viễn thông ............................................................. 16
1.3.1. Tính vô hình của sản phẩm dịch vụ Viễn thông ................................... 16
1.3.2. Quá trình sản xuất kinh doanh viễn thông mang tính dây chuyền........ 17
1.3.3. Quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ sản phẩm ................ 18
1.3.4. Tải trọng không đồng đều theo thời gian và không gian ...................... 19
1.4. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông 21
1.4.1. Năng lực tài chính ................................................................................. 21
1.4.2. Chất lượng nguồn nhân lực ................................................................... 23
1.4.3. Trình độ khoa học công nghệ................................................................ 23


1.4.4. Năng lực quản lý và đổi mới ................................................................. 25
1.4.5. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm ....................................................... 25
1.4.6. Khả năng hoạch định chiến lược marketing và nghiên cứu thị trường. 28
1.4.7. Khả năng cung cấp dịch vụ ................................................................... 30
1.4.8. Sức mạnh thương hiệu của công ty ....................................................... 31
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............. 32
2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 32
2.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 33
2.2.1. Số liệu sơ cấp ........................................................................................ 33
2.2.2. Số liệu thứ cấp ....................................................................................... 34
2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu ....................................................................... 34
2.4. Phương pháp và công cụ được áp dụng để phân tích sự ảnh hưởng của
các môi trường tới năng lực cạnh tranh của ICTECH .................................... 34
2.4.1. Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE - External Factor Evaluation)....... 34
2.4.2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh ................................................................. 35

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ ĐÔNG DƢƠNG ......................................... 37
3.1. Giới thiệu về công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương......................... 37
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................ 37
3.1.2. Ngành nghề kinh doanh .............................................. 38_Toc441795344
3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và nguồn nhân lực .............................. 40
3.1.4. Kết quả kinh doanh ..................................................... 44_Toc441795348
3.2. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Công nghệ
Đông Dương .................................................................................................... 45
3.2.1. Năng lực tài chính ................................................................................. 45
3.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực ................................................................... 51
3.2.3. Trình độ khoa học công nghệ................................................................ 52
3.2.4. Năng lực quản lý và đổi mới ................................................................. 55


3.2.5. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm ....................................................... 57
3.2.6. Khả năng hoạch định chiến lược marketing và nghiên cứu thị trường. 60
3.2.7. Khả năng cung cấp dịch vụ ................................................................... 61
3.2.8. Sức mạnh thương hiệu của công ty ....................................................... 62
3.3. Tác động của một số yếu tố đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần
Công nghệ Đông Dương ................................................................................. 65
3.3.1. Phân tích tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô ............................ 65
3.3.2 Phân tích tác động của các yếu tố môi trường vi mô ............................. 71
3.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Công nghệ Đông
Dương .............................................................................................................. 78
3.4.1. Những điểm mạnh ................................................................................. 78
3.4.2. Những điểm yếu .................................................................................... 79
3.4.3. Nguyên nhân các điểm yếu ................................................................... 80
CHƢƠNG 4. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ ĐÔNG

DƢƠNG .......................................................................................................... 82
4.1. Phương hướng phát triển của Công ty Cổ phần Công Nghệ Đông Dương
tầm nhìn đến 2020 ........................................................................................... 82
4.1.1. Phương hướng phát triển hoạt động kinh Doanh .................................. 82
4.1.2. Mục tiêu phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.................................. 82
4.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Công nghệ
Đông Dương tầm nhìn đến 2020 ..................................................................... 83
4.2.1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính .............................. 83
4.2.2. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ............... 85
4.2.3. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao trình độ khoa học công nghệ............ 86
4.2.4. Nhóm giải pháp nhằm tăng cường năng lực quản lý ............................ 88
4.2.5. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm .... 88


4.2.6. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao khả năng marketing và nghiên cứu thị
trường .............................................................................................................. 89
4.2.7. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ ....................... 90
4.2.8. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao sức mạnh thương hiệu ....................... 91
4.3. Các khuyến nghị....................................................................................... 91
4.3.1. Khuyến nghị với Bộ thông tin và Truyền thông ................................... 91
4.3.2. Khuyến nghị với cơ quan quản lý nhà nước ......................................... 92
KẾT LUẬN .................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 94
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT


Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

AEC

ASEAN Economic Community – Cộng đồng kinh tế ASEAN

2

AFTA

ASEAN Free Trade Area – Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

3

APECH

4

ASEAN

5

ASEM

The Asia-Europe Meeting – Diễn đàn hợp tác Á - Âu


6

AVCT

Công ty Cổ phần Công nghệ Truyền thông Á Việt

7

BCVT

Bưu chính viễn thông

8

CNTT

Công nghệ thông tin

9

CPI

Consumer price index – Chỉ số giá tiêu dung

10

EFE

External Factor Evaluation


11

FDI

Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài

12

GDP

Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội

13

ICTECH

Công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương

14

IFE

Internal Factor Evaluation

15

ITECOM

Công ty Cổ phần Viễn thông Đầu tư và Thương mại Quốc tế


16

KHCN

Khoa học công nghệ

17

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

18

NSNN

Ngân sách nhà nước

19

R&D

Research & Development – Nghiên cứu và phát triển

Asia-Pacific Economic Cooperation – Diễn đàn hợp tác kinh
tế Châu Á – Thái Bình Dương
Association of Southeast Asian Nations – Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á

i



TT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

20

SXKD

Sản xuất kinh doanh

21

TPP

Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – Hiệp
định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương

22

WTO

World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới

ii



DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Ngành nghề kinh doanh Công ty CP Công Nghệ Đông Dương....38
Bảng 3.2: Thống kê chỉ tiêu đánh giá tài chính của ICTECH .......................46
Bảng 3.3: Kết quả kinh doanh của Công ty Đông Dương .............................47
Bảng 3.4: Hiệu quả sản xuất kinh doanh .......................................................50
Bảng 3.5: Kết quả khảo sát nguồn nhân lực ..................................................52
Bảng 3.6: Kết quả khảo sát trình độ khoa học công nghệ..............................53
Bảng 3.7: Bảng thống kê văn bản quy trình ICTECH ...................................55
Bảng 3.8: Kết quả khảo sát năng lực quản lý.................................................57
Bảng 3.9: Kết quả khảo sát năng lực cạnh tranh của sản phẩm .....................59
Bảng 3.10: Kết quả khảo sát hoạch định marketing, nghiên cứu thị trường .60
Bảng 3.11: Kết quả khảo sát khả năng cung cấp dịch vụ ..............................62
Bảng 3.12: Kết quả khảo sát sức mạnh thương hiệu......................................64
Bảng 3.13: Cơ cấu đầu tư so với GDP giai đoạn 2007-2014 ( %) .................65
Bảng 3.14: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) .............................70
Bảng 3.15: Bảng ma trận hình ảnh cạnh tranh ...............................................76

iii


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 : Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh....................................................14
Hình 2.1: Mô hình phương pháp nghiên cứu .................................................32
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Công Nghệ Đông Dương ....40
Hình 3.2: Thống kê doanh thu ICTECH từ 2002 – 2014...............................45
Hình 3.3: Tổng kết cơ cấu nhân sự của ICTECH ..........................................51
Hình 3.4: Mô hình kinh doanh của ICTECH .................................................56
Hình 3.5: Bộ nhận diện thương hiệu ICTECH ..............................................63

Hình 3.6: Tốc độ trăng trưởng GDP của Việt Nam từ 2005-2014 ................65

iv


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành viễn thông, truyền hình ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhận thức
rõ tầm quan trọng của của ngành công nghệ thông tin, viễn thông, truyền hình đối
với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Chính phủ đã có những chính sách
và chương trình nhằm phát triển ngành này thành một ngành kinh tế mũi nhọn của
cả nước.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang trên đà hội nhập kinh tế quốc tế
và trở thành một thị trường rất năng động có tốc độ phát triển nhanh. Đối với lĩnh
vực viễn thông, sự bùng nổ về công nghệ thông tin trong những năm vừa qua là cơ
hội lớn cho các doanh nghiệp viễn thông nhưng đồng thời cũng là một thách thức
không nhỏ. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phải cạnh tranh quyết
liệt không chỉ với các đối thủ trong nước mà còn với các đối thủ nước ngoài đang
dần xâm nhập thị trường Việt Nam.
Một trong các doanh nghiệp Việt nam hoạt động trong lĩnh vực viễn thông
là Công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương. Đây là một trong những công ty
chuyên cung cấp thiết bị, dịch vụ, giải pháp viễn thông tại Việt Nam. Không nằm
ngoài thực tế trên, Công ty cũng đã và đang phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng
lớn từ những doanh nghiệp trong nước cũng như những doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài. Trước tình hình đó, nhiệm vụ đặt ra cho công ty là phải tìm cách nâng
cao năng lực cạnh tranh nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực cũng như cơ hội thị
trường để tồn tại, phát triển, khẳng định vị thế của mình ở thị trường trong nước dần
tìm cơ hội vươn ra thị trường quốc tế. Nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ giúp công ty
thực hiện được mục tiêu: Trở thành một công ty chuyên nghiệp - uy tín trong việc

cung cấp sản phẩm thông qua giải pháp tiên tiến và dịch vụ, đưa công ty phát triển
bền vững bởi nhiệt huyết, tận tâm, chuyên nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển
ổn định của công ty & phồn vinh của đất nước. Việc nghiên cứu về năng lực cạnh
tranh sẽ giúp công ty nhìn nhận lại khả năng cạnh tranh hiện nay và có những giải

1


pháp thích hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới. Chính vì vậy,
việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần công nghệ Đông Dương
tầm nhìn đến năm 2020 là cần thiết và có nhiều ý nghĩa.
Xuất phát từ vấn đề có tính cấp thiết nêu trên, sau quá trình học tập, nghiên
cứu tại lớp cao học K21-QTKD - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà
Nội, tác giả lựa chọn đề tài “Năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Công nghệ
Đông Dương” cho luận văn thạc sỹ ngành quản trị kinh doanh của mình. Với đề tài
luận văn này, tác giả đặt mong muốn trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau : Năng
lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Công nghệ Đông Dương giai đoạn 2010 – 2015
vừa qua như thế nào ? Công ty cần làm gì và làm như thế nào để nâng cao năng lực
cạnh trạnh để tồn tại, phát triển và cạnh tranh thắng lợi trên thị trường kinh doanh
viễn thông tầm nhìn đến năm 2020 ?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, tổng hợp những lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Công nghệ
Đông Dương giai đoạn 2010-2015.
- Đề xuất giải pháp và khuyến nghị nhằm thực hiện các giải pháp đã đề

xuất, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Công nghệ Đông
Dương đến 2020.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những yếu tố cơ
bản cấu thành nên năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Công nghệ Đông
Dương.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:

2


- Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu năng lực canh tranh của
Công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương giai đoạn 2010-2015;
- Phạm vi về không gian : Luận văn tập trung nghiên cứu năng lực cạnh
tranh của Công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương.
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu năng lực cạnh
tranh của Công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương ở khía cạnh nội lực ( các yếu tố
cấu thành nên năng lực cạnh tranh) và các tác động bên ngoài tới năng lực cạnh
tranh.
4. Những đóng góp của luâ ̣n văn
- Góp phần hệ thống hóa, phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ
bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh,
thương hiệu và vị thế của Công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương.
- Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của Công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương tầm nhìn đến 2020.
5. Bố cu ̣c của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm 4 chương như sau :
Chương 1 : Cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu về năng lực

cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Công nghệ
Đông Dương.
Chương 4: Phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương.

3


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
VIỄN THÔNG

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Nâng cao năng lực cạnh tranh là một trong những vấn đề đang được sự quan
tâm đặc biệt của các doanh nghiệp vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Liên quan đến đề tài nghiên cứu đã có nhiều tài liệu, công trình
nghiên cứu đã được công bố như:
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Map Pacific
Việt Nam đến 2015 – Luận văn thạc sỹ của Lê Lƣơng Huệ, Đồng Nai, 2011. Đề
tài đã làm rõ được thực trạng của Công ty Map Pacific Việt Nam trong lĩnh vực
kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trong bối cảnh cạnh tranh của các doanh nghiệp
trong nước, các tập đoàn nông dược đa quốc gia. Từ đó đề ra giải pháp để nâng cao
năng lực cạnh tranh của công ty đến năm 2015.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới tại tổng
công ty bảo hiểm Bảo Việt – Luận văn thạc sỹ của Phạm Phú Nghị, Hà Nội,
2010. Đề tài đã làm rõ được thực trạng của dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới tại tổng
công ty bảo hiểm Bảo Việt trước sự cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm
chuyên ngành có sẵn thị trường, các công ty nước ngoài có tiềm lực tài chính giai

đoạn từ 2005 đến năm 2009. Từ đó đề ra giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh
của công ty đến năm 2015
- Năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính viễn thông trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế – Luận văn thạc sỹ của Bùi Thị Sao , Hồ Chí Minh,
2007. Đề tài nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong kinh doanh các dịch vụ viễn
thông quốc tế của Việt Nam nói chung và của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
Nam (VNPT) từ năm 2000 đến nay và triển vọng đến năm 2010. Đề tài đã nêu bật
được quá trình hình thành phát triển, thực trạng, đặc điểm như : Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) bao gồm 16 Ban chức năng và 98 đơn vị thành

4


viên. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, từ vị thế độc quyền trên thị trường
viễn thông sang cơ chế cạnh tranh, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam với
nhiều công ty có vốn nhà nước đã có sự chuyện mình để phù hợp với nền kinh tế.
Qua đó Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam vẫn giữ vai trò chủ đạo trong thị
trường viễn thông của Việt Nam. Từ những phân tích đó đề tài đã nêu ra một số giải
pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty viễn thông quốc tế - Tập đoàn
Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
- Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Michael E.Porter – TS Dƣơng Ngọc
Dũng – Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Michael Porter là một tên tuổi
lớn trong lĩnh vực chiến lược cạnh tranh. Là giáo sư chính thức của Đại học Kinh
doanh Harvard Business School), ông đã có những đóng góp tích cực trong lĩnh vực
kinh doanh của nước Mỹ nói riêng, và của thế giới nói chung. Với tư cách là chuyên
viên tư vấn chiến lược cho nhiều thống đốc bang, thị trưởng, các giám đốc điều
hành CEOs) cho nhiều quốc gia trên khắp thế giới, ông đưa ra những ý tưởng có sức
nặng về lý luận và thuyết phục về thực tiễn. Michael Porter khẳng định: Điều quan
trọng nhất với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào là xây dựng được một lợi thế cạnh
tranh bền vững (sustainable competitive advantage - SCA). Và để biện minh cho lập

luận của mình, ông đã dẫn ra những khái niệm, những luận chứng thuyết phục, sâu
sắc. Tài liệu đã trình bày những ý tưởng tuyệt vời của nhà chiến lược hàng đầuMichael Porter về chiến lược cạnh tranh qua các phần : Kỹ thuật phân tích tổng
quát, Môi trường kinh doanh tổng quát, Quyết định chiến lược.
- Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh
tế quốc tế - TS Vũ Trọng Lâm – Nxb Chính trị quốc gia. Tài liệu phân tích những
vấn đề lý luận và thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam hiện
nay, đề ra một số quan điểm và phương hướng, các giải pháp chủ yếu nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Những giải pháp mà tài liệu đưa ra có 4
nội dung lớn, đó là: Nâng cao năng lực hoạt động của các doanh nghiệp; Sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp; Cải thiện môi trường và điều kiện kinh
doanh đối với doanh nghiệp; Phát triển các định chế hỗ trợ doanh nghiệp.

5


Tuy đã có khá nhiều nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
nhưng chưa có nghiên cứu nào đề cập đến năng lực cạnh tranh của một doanh
nghiệp đặc thù kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông như Công ty Cổ phần Công
nghệ Đông Dương. Vì vậy, đề tài nghiên cứu không trùng lặp với bất kỳ công trình
nghiên cứu nào hiện nay.
1.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh
1.2.1. Lý luận cơ bản về cạnh tranh
1.2.1.1 Khái niệm
Có rất nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về cạnh tranh. Ở mỗi thời kỳ
mỗi giai đoạn phát triển của xã hội người ta lại có những nhìn nhận và đánh giá
khác nhau về sự cạnh tranh.
Theo K. Marx “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các
nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ
hàng hóa đẻ thu lợi nhuận siêu ngạch” (K. Marx, 1978. Mac – Ăng Ghen toàn tập.
NXB Sự thật).

Theo từ điển rút gọn về kinh doanh định nghĩa “Cạnh tranh là sự ganh đua,
kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm giành cùng một loại tài
nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về mình” (Adam J.H. Từ điển rút
gọn về kinh doanh. NXB Longman York Press).
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam thì: “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là
hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân,
các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối mối quan hệ cung cầu,
nhằm tranh giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất” (Từ điển
bách khoa, 1995. Hà Nội : NXB Từ điển Bách khoa).
Hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D Nordhaus định nghĩa : “
Cạnh tranh ( Competion) là sự tranh giành thị trường để tiêu thụ sản phẩm giữa
các nhà doanh nghiệp”. Hai tác giả này cho cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh
hoàn hảo (Perfect Competion).
Theo Michael Porter thì: “Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của
cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung

6


bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa
lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể
giảm đi” (Michael E.Porter (2001), “Chiến lược cạnh tranh”, NXB Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội ).
Từ định nghĩa và cách hiểu không giống nhau như trên chúng ta có thể rút ra
một điểm chung: Cạnh tranh là cố gắng giành lấy phần hơn phần thắng về mình
trong môi trường cạnh tranh.
Từ những định nghĩa khác nhau về cạnh tranh, trong đề tài này xin đưa ra
khái niệm cạnh tranh như sau:
Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất
hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc

tiêu dùng nhằm thu được lợi ích nhiều nhất cho mình.
Cạnh tranh có bị ràng buộc trong một môi trường cụ thể mà các bên phải
tuân thủ : đặc điểm sản phẩm, thị trường, các điều kiện pháp lý …vv.
Trong quá trình cạnh tranh, các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh có thể sử
dụng nhiều các công cụ khác nhau như : đặc tính và chất lượng sản phẩm, giá bán
của sản phẩm, tổ chức các kênh phân phối, dịch vụ bán hàng, thông qua các hình
thức thanh toán …vv.
―Cùng ngành nghề chứ không cùng lợi nhuận‖ cạnh tranh là sự tất yếu của
thị trường‖ (Tục ngữ). Cạnh tranh là sự so sánh, đối chứng sức mạnh cơ bản giữa
các doanh nghiệp, chủ yếu có được từ quá trình đối kháng của sức mạnh này. Có thể
khẳng định rằng cạnh tranh có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh
nghiệp, là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp phải luôn luôn tìm ra con đường mới
cho mình. Có như vậy mới đảm bảo được chỗ đứng của họ trên thị trường cạnh
tranh khốc liệt.
1.2.1.2. Các cấp độ cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh có thể được phân biệt thành bốn cấp độ: Năng lực cạnh
tranh cấp quốc gia, cấp ngành, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm
hàng hoá. Chúng có mối tương quan mật thiết với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Năng

7


lực cạnh tranh của doanh nghiệp bị hạn chế khi năng lực cạnh tranh cấp quốc gia và
của sản phẩm doanh nghiệp đó đều thấp.
 Năng lực cạnh tranh quốc gia :
Năng lực cạnh tranh quốc gia là yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
của tất cả các sản phẩm trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Có rất nhiều cách hiểu
về năng lực cạnh tranh cấp quốc gia
Theo Asia Development Outlook 2003 là khả năng cạnh tranh của một nước
để sản xuất các hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được thử thách của thị trường quốc tế.

Đồng thời, duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của công dân nước đó. Mặt
khác, năng lực cạnh tranh quốc gia phản ánh khả năng của một nước để tạo ra việc
sản xuất sản phẩm, phân phối sản phẩm và dịch vụ trong thương mại quốc tế, trong
khi kiếm được thu nhập tăng lên từ nguồn lực của nó.
Theo diễn đàn kinh tế thế giới 1997 (WEF), thì năng lực cạnh tranh quốc gia
được hiểu là ―sức mạnh thể hiện trong hiệu quả kinh tế vĩ mô, đó là năng lực của
một nền kinh tế đạt được và duy trì mức tăng trưởng bền vững, thu hút đầu tư, bảo
đảm ổn định kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân trên cơ sở xác định các
chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác‖
Theo diễn đàn kinh tế thế giới WEF, năng lực cạnh tranh của quốc gia được
đo bằng tám chỉ tiêu: mức độ mở của nền kinh tế, vai trò của Nhà nước, vai trò của
thị trường tài chính, môi trường công nghệ, kết cấu hạ tầng, chất lượng quản trị kinh
doanh, hiệu quả và tính linh họat của thị trường lao động, môi trường pháp lý.
 Cạnh tranh ngành
Một quốc gia muốn có nền kinh tế phát triển, có năng lực cạnh tranh cao thì
quốc gia đó cần phải có nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao. Có thể hiểu
năng lực cạnh tranh ngành (hay doanh nghiệp) là các doanh nghiệp căn cứ vào năng
lực duy trì lợi nhuận và thị phần trên thị trường trong và ngoài nước cạnh tranh để
tồn tại, giữ vững ổn định trong sản xuất kinh doanh.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở
rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong

8


nước và nước ngoài. Ngoài ra, còn thông qua một số tiêu chí khác như: nguồn lực
về vốn, công nghệ, con người, quản lý; chất lượng và giá cả sản phẩm; hệ thống
phân phối và dịch vụ sau bán hàng của doanh nghiệp; chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp.
Theo mô hình kim cương của Micheal Porter, lợi thế cạnh tranh của một

doanh nghiệp, một ngành không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố bên trong nội bộ
doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài trong môi trường kinh
doanh quốc gia bao gồm: các điều kiện về yếu tố sản xuất, sức cầu về hàng hóa, các
ngành phụ trợ, môi trường cạnh tranh ngành và vai trò của Chính Phủ.
 Cạnh tranh của sản phẩm
Cạnh tranh của ngành hay doanh nghiệp lại được thể hiện thông qua năng lực
cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của nó. Đây cũng là cái thể hiện rõ nhất năng lực
cạnh tranh của các chủ thể nói chung.
Cạnh tranh sản phẩm được nhận biết thông qua lợi thế cạnh tranh của sản
phẩm đó với các sản phẩm khác cùng loại.
Cạnh tranh của sản phẩm có thể được đánh giá thông qua: giá sản phẩm, sự
vượt trội về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, thương hiệu… so
với đối thủ cạnh tranh trên cùng một phân đoạn thị trường vào cùng một thời điểm.
 Mối quan hệ giữa ba cấp cạnh tranh
Có thể nói ba cấp độ của năng lực cạnh tranh mặc dù có sự độc lập tương đối
nhưng giữa chúng vẫn tồn tại mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Năng lực cạnh
tranh của sản phẩm là yếu tố cơ bản, cốt lõi tạo nên năng lực cạnh tranh của ngành
(doanh nghiệp), và tổng hợp lại góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc
gia. Ngược lại năng lực cạnh tranh của quốc gia sẽ tạo điều kiện nâng cao năng lực
cạnh tranh ngành (doanh nghiệp), và chính năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
khi được nâng cao sẽ tạo nên sức hút, sự hấp dẫn với sản phẩm, dịch vụ của người
tiêu dùng từ đó tạo nên năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Như vậy, năng lực cạnh
tranh sản phẩm là quan trọng nhất.

9


1.2.2. Tổng quan về năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh là yếu tố quan trọng để đánh giá sức mạnh cạnh tranh
của mỗi doanh nghiệp trên thương trường bởi đó là yếu tố tổng hợp của những lợi

thế mà doanh nghiệp có được từ môi trường kinh doanh hay từ chính bản thân nội
bộ doanh nghiệp. Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải
được tạo ra từ chính thực lực của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi
doanh nghiệp, không chỉ được tín bằng các tiêu chí về tài chính, công nghệ, nhân
lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh
với các đối thủ cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng thị trường.
Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp được
đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối thủ cạnh
tranh. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh đòi hỏi doanh
nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối thủ của mình. Nhờ lợi thế này,
doanh nghiệp có thể thỏa mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng
như lôi kéo được khách hàng của đối thủ cạnh tranh.
Theo lý thuyết thương mại truyền thống thì năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp được xem xét qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất. Hiệu quả
của các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh được đánh giá dựa trên mức chi phí
thấp. Chi phí sản xuất thấp không chỉ là điều kiện cơ bản của lợi thế cạnh tranh mà
còn đóng góp tích cực cho nền kinh tế.
Theo quan điểm tổng hợp của Van Duren, Martin và Westgren thì năng lực
canh tranh là khả năng tạo ra và duy trì lợi nhuận và thị phần trên các thị trường
trong và ngoài nước, các chỉ số đánh giá năng suất lao động, công nghệ, tổng năng
suất các yếu tố sản xuất, chi phí cho nghiên cứu và phát triển, chất lượng và tính
khác biệt của sản phẩm, chi phí đầu vào,... (Fred R.David, 2006. Khái luận về quản
trị chiến lược. Người dịch Trương Công Minh, Trần Tuấn Thạc, Trần Thị Tường
Như. Hà Nội : NXB Thống kê)
Lý thuyết tổ chức công nghiệp xem xét năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp dựa trên khả năng sản xuất ra sản phẩm ở một mức giá ngang bằng hay thấp

10



hơn giá phổ biến mà không có trợ cấp ; đảm bảo cho ngành, doanh nghiệp đứng
vững trước các đối thủ khác hay sản phẩm thay thế.
Michael Porter cho rằng năng lực cạnh tranh là khả năng sáng tạo ra những
sản phẩm có quy trình công nghệ độc đáo để tạo ra giá trị tăng cao, phù hợp với nhu
cầu khách hàng, có chi phí thấp, năng suất cao nhằm tăng lợi nhuận. (Michael
E.Porter, 2001. Chiến lược cạnh tranh. Hà Nội: NXB Khoa học và Kỹ thuật).
Như vậy, thuật ngữ ―năng lực cạnh tranh‖ có nhiều quan điểm khác nhau về
nó, dẫn đến cách đo lường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vẫn chưa xác
định một cách thống nhất và phổ biến. Tuy nhiên, từ các quan điểm trên, chúng ta
có thể đúc kết lại như sau : Năng lực cạnh tranh là khả năng khai thác, huy động,
quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực giới hạn như nhân lực, vật lực, tài
lực,… để tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh ;
đồng thời biết lợi dụng các điều kiện khách quan một các hiệu quả để tạo ra lợi thế
cạnh tranh trước các đối thủ, xác lập vị trí của doanh nghiệp trên thị trường ; từ đó
chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập và lợi nhuận cao, đảm bảo cho doanh
nghiệp tồn tại, tăng trưởng và phá triển bền vững.
1.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.3.1. Các yếu tố thuộc môi trƣờng vĩ mô
- Môi trường kinh tế
Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp, vì các yếu tố này
tương đối rộng nên các doanh nghiệp cần chọn lọc để nhận biết được những tác
động cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chung của mình. Các yếu tố kinh tế
này có thể bao gồm tỷ lệ lam phát, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lãi suất…
Lạm phát có thể gây xáo trộn nền kinh tế làm cho sự tăng trưởng chậm lại,
làm tỷ lệ lãi suất tăng cao và sự biến động của đồng tiền là không đo lường được,
làm thay đổi mức giá các mặt hàng gây nên việc thay đổi giá các sản phẩm làm ra.
Khi tỷ lệ này là cao hơn tốc độ tăng trưởng sẽ gây sự kìm hãm phát triển của nền
kinh tế và làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của việc kinh doanh, các hoạt động đầu tư
trở thành công việc hoàn toàn may rủi. Do vậy lạm phát là một nguy cơ lớn đôi với
doanh nghiệp.


11


Yếu tố lãi suất có vai trò quan trọng đối với việc mở rộng sản xuất của
các doanh nghiệp bởi lẽ lãi suất cao doanh nghiệp buộc phải giảm số vốn đi vay và
phải thu hẹp sản xuất. Ngược lai, với mức lãi suất thấp các doanh nghiệp có nhiều
cơ hội mở rộng quy mô sản xuất của mình.
Bên cạnh đó yếu tố tỷ giá lại có tác động trực tiếp đến tính cạnh tranh của
sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất trên thị trường quốc tế. Khi giá trị của đồng tiền
trong nước thấp hơn so với các đồng tiền khác, hàng hóa sản xuất trong nước sẽ rẻ
tương đối so với hàng hóa nước ngoài do đó sẽ tạo ra nhiều cơ hội để tăng sản phẩm
sản phẩm xuất khẩu. Ngược lại khi giá trị đồng tiền trong nước cao so với các đồng
tiền khác sẽ làm hạn chế cơ hội xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, gây tác động đến
doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu.
Ngoài những vấn đề trên yếu tố kinh tế còn có thể kể đến: Tốc độ tăng
trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, chính sách tài chính tiền tệ….
-

Môi trường chính trị pháp luật
Yếu tố chính trị, pháp luật như các chiến lược, các kế hoạch, các chính

sách phát triển kinh tế xã hội… có tác động nhất định đến hoạt động của các doanh
nghiệp. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt thì mỗi quy định đặt ra đều có
ảnh hưởng đến quyết định sản xuất kinh doanh của công ty. Sự thêm bớt những hạn
chế về luật lệ có thể là cơ hội, đe dọa quan trọng về mặt chiến lược đối với một tổ
chức kinh tế. Khi quyết định đúng được đưa ra sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp hoạt động, ngược lại một quyết định không hợp lý sẽ là nguyên nhân gây
nên bất ổn của nền kinh tế, gây khó khăn cho sự phát triển. Ngày nay, khi đưa ra các
chính sách phát triển kinh tế các nhà hoạch định chiến lược cũng phải quan tâm

nhiều hơn đến các vấn đề chính trị pháp luật nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn.
-

Môi trường văn hóa xã hội

Tất cả cá doanh nghiệp đều phải phân tích các yếu tốc xã hội nhằm nhận biết
các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Khi một hay nhiều yếu tố thay đổi chúng có thể
tác động đến doanh nghiệp như sở thích vui chơi giải trí, các chuẩn mực đạo đức xã
hội, vấn đề lao động nữ. Các yếu tố xã hội thường biến đổi hoặc tiến triển chậm nên
đôi khi khó nhận biết. Cùng với sự phát triển kinh tế, sự biến động các yếu tố xã hội

12


ngày càng có tác động mạnh hơn đến hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp như
tỷ lệ tăng dân số, sự lão hóa của dân số, quy mô của gia đình….
-

Môi trường công nghệ

Ngày nay công nghệ là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh làm thay đổi chu
kỳ sống của các sản phẩm tạo ra cơ hội cũng như mối đe dọa cho các doanh nghiệp.
Những chiều hướng hay biến cố trong công nghệ có thể là cơ hội cho các doanh
nghiệp có khả năng huy động vốn đầu tư, nhưng cũng có thể là mối đe dọa cho
những doanh nghiệp dính chặt vào công nghệ cũ. Với tốc độ phát triển mạnh mẽ
công nghệ đã tạo ra những điều kỳ diệu trong sản xuất, tạo nên những sản phẩm
ngoài sức tưởng tượng, làm xuất hiện những phương pháp sản xuất mới ngày một
hữu hiệu và đem lại kết quả cao. Nhưng đồng thời những phương pháp sản xuất mới
cũng là thách thức cho mỗi doanh nghiệp nếu không thích ứng kịp hay không có sự
đồng bộ hóa trong quá trình sản xuất, sẽ là mối đe dọa cho chính các doanh nghiệp.

-

Toàn cầu hóa
Quá trình toàn cầu hóa đem lại nhiều cơ hội cho các nước về mọi mặt

như: kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội… Toàn cầu hóa không những tạo điều kiện
cho các nước huy động được những nguồn đầu tư từ bên ngoài như vốn, công nghệ,
tri thức, kinh nghiệm quản lý để tập trung phát triển kinh tế xã hội mà đồng thời
trong quá trình đó còn sử dụng những nguồn lực trong nước hiệu quả hơn, trong đó
có nguồn lao động. Tuy nhiên, toàn cầu hóa có mặt tích cực đồng thời cũng có mặt
tiêu cực, có những cơ hội cần nắm bắt nhưng cũng có những thách thức cần phải
vượt qua. Đó là tình trạng thất nghiệp ngày một gia tăng, tạo ra những cơn suy thoái
khủng hoảng thậm chí kéo dài trong nhiều năm, ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập
đời sống của người lao động, dãn đến sự bất ổn chính trị xã hội và tác động tới toàn
bộ đời sống xã hội của các nước đang phát triển. Những thay đổi của môi trường
kinh tế quốc tế có thể đem lại những cơ hội thuận lợi cũng như thách thức cho các
doanh nghiệp của nền kinh tế: mở rộng thị trường, nâng cao công nghệ, trình độ
quản lý.. Do đó chúng ta phải biết nắm bắt lấy những cơ hội thuận lợi để đem lại
thành công đồng thời cũng phải biết hạn chế những tiêu cực mà quá trình này đem
lại.

13


×