Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay : Luận văn ThS. Kinh tế: 60 31 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 116 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 1

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU GẠO .............................................................................................. 6

1.1.

Một số vấn đề lý luận chung về hoạt động xuất khẩu gạo ...................... 6
1.1.1. Đặc điểm của thị trường gạo thế giới ................................................... 6
1.1.2. Những nhân tố tác động đến xuất khẩu gạo .......................................... 9
1.1.3. Vai trò của xuất khẩu gạo .................................................................... 14
1.2.
Tổng quan về thị trường gạo thế giới .................................................... 16
1.2.1. Tình hình cung ứng và tiêu thụ gạo trên thế giới ................................ 16
1.2.2. Tình hình nhập khẩu gạo của các nước trên thế giới .......................... 21
1.2.3. Tình hình xuất khẩu gạo trên thế giới ................................................ 23
1.2.4. Giá gạo xuất khẩu thế giới .................................................................. 27
1.3.
Kinh nghiệm của một số quốc gia trong xuất khẩu gạo ........................ 29
1.3.1. Kinh nghiệm của Thái Lan .................................................................. 29
1.3.2. Kinh nghiệm của Ấn Độ ...................................................................... 32
1.3.3. Kinh nghiệm của Mỹ ........................................................................... 33
1.3.4. Bài học rút ra cho Việt Nam ................................................................ 33
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM ........................... 35
2.1.
Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam ...................... 35
2.1.1. Tiềm năng và lợi thế của Việt Nam trong sản xuất và xuất
khẩu gạo ................................................................................................. 35
2.1.2. Tình hình sản xuất và chế biến gạo ở Việt Nam ................................. 38
2.1.3. Chính sách của Nhà nước đối với xuất khẩu gạo ................................ 46


2.2.
Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam ................................................. 50
2.2.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu ..................................................... 50
2.2.2. Cơ cấu và chất lượng gạo xuất khẩu ................................................... 56
2.2.3. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam ...............................................57
2.2.4. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ......................................................... 64
2.2.5. Hình thức xuất khẩu và phương thức thanh toán ................................ 69
2.3.
Đánh giá hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam ................................. 71
2.3.1. Những thành tựu đạt được và tác động kinh tế - xã hội ...................... 71
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ..................................................................... 74
2.3.3. Một số vấn đề đặt ra đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam ................. 78


Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN TỚI ....................................................................... 84

3.1.

3.2.

Bối cảnh mới và ảnh hưởng của nó đến xuất khẩu gạo của Việt Nam .......... 84
3.1.1. Bối cảnh quốc tế .................................................................................. 84
3.1.2. Bối cảnh Việt Nam .............................................................................. 90

Quan điểm định hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của
Việt Nam ................................................................................................ 92
3.3.
Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu

gạo của Việt Nam trong thời gian tới .................................................... 95
3.3.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo ................................. 95
3.3.2. Hoàn thiện cơ chế và chính sách ......................................................... 96
3.3.3. Đổi mới cơ cấu sản xuất lúa gạo theo hướng tạo sản phẩm chất
lượng cao ............................................................................................... 98
3.3.4. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến và bảo quản .......................... 101
3.3.5. Xúc tiến mạnh xây dựng thương hiệu cho gạo xuất khẩu ................. 102
3.3.6. Mở rộng thị trường cả về chiều rộng lẫn chiều sâu........................... 104
3.3.7. Huy động vốn và hỗ trợ vốn cho xuất khẩu gạo ............................... 105
3.3.8. Hoàn thiện và tăng cường liên kết 4 nhà ........................................... 106
3.3.9. Bảo vệ môi trường sinh thái ngành sản xuất lúa ............................... 107
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 110


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 1.1: Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo của thế giới.................................. 17
Bảng 1.2: Các thị trường nhập khẩu gạo chủ yếu của thế giới ........................... 22
Bảng 1.3: Biến động xuất nhập khẩu gạo trên thế giới ....................................... 24
Bảng 1.4: Các nước xuất khẩu gạo chủ yếu của thế giới .................................... 25
Bảng 1.5: Giá gạo xuất khẩu bình quân trên thị trường thế giới ........................ 27
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất lúa gạo giai đoạn 1989 - 2010 ............................. 42
Bảng 2.2: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạoViệt Nam qua các năm
1989-2011 ......................................................................................... 51
Bảng 2.3: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam theo tháng năm
2011 ................................................................................................... 55
Biều đồ 2.1: Tỷ lệ xuất khẩu các loại gạo của Việt Nam năm 2011................... 57
Bảng 2.4: Tỷ trọng xuất khẩu gạo Việt Nam sang các khu vực năm 2011 ........ 60
Bảng 2.5: Kết cấu của 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam ..... 61

Bảng 2.6: Giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam ....................................... 64
Bảng 2.7: Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam, 01/2008 - 12/2011 (5% tấm và
25% tấm) ........................................................................................... 67


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN

:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ASEM

:

Diễn đàn hợp tác Á - Âu

APEC

:

Diễn đàn hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương

ĐBSCL

:

Đồng bằng Sông Cửu Long


ĐBSH

:

Đồng bằng Sông Hồng

EU

:

Liên minh châu Âu

GDP

:

Tổng sản phẩm quốc nội

IMF

:

Quỹ tiền tệ quốc tế

NIC

:

Các nước công nghiệp mới


FAO

:

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc

USDA

:

Bộ Nông nghiệp Mỹ

VINAFOOD :

Tổng công ty Lương thực Việt Nam

VFA

:

Hiệp hội Lương thực Việt Nam

WTO

:

Tổ chức Thương mại Thế giới



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ năm 1989, sản xuất lúa gạo của Việt Nam không những đủ đáp
ứng nhu cầu trong nước, mà còn bắt đầu xuất khẩu ra nước ngoài. Với tốc độ
tăng trưởng sản xuất lúa gạo khá ổn định, khả năng xuất khẩu gạo của Việt
Nam tăng dần hàng năm.Tính đến năm 2010 lượng gạo của Việt Nam cung
ứng cho nhu cầu lương thực của các nước trên thế giới lên tới gần 78 triệu tấn.
Xuất khẩu gạo liên tục tăng cao cả về lượng gạo và kim ngạch, đưa mặt hàng
gạo trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam,
không những đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước,
thúc đẩy tăng trưởng chung của nền kinh tế, mà còn dần khẳng định được vị
thế của Việt Nam trên thị trường gạo quốc tế. Với mức tăng trưởng mạnh mẽ
cả về sản lượng và kim ngach xuất khẩu trong thời gian qua, Việt Nam đã trở
thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới (sau Thái Lan).
Song, hiện nay trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
ngày càng sâu và rộng, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang phải đối đầu với
những thách thức lớn: thị trường không ổn định, xu hướng cạnh tranh của các
nước mới xuất khẩu gạo ngày càng ngay gắt… Hơn nữa, gạo xuất khẩu của
Việt Nam không có mấy lợi thế trong cạnh tranh do chất lượng còn thấp,
giá gạo xuất khẩu của Việt Nam nhìn chung thấp hơn của Thái Lan. Xuất
khẩu gạo của Việt Nam tăng về lượng nhưng giá trị lại không tăng hoặc tăng
với tốc độ thấp hơn tăng sản lượng. Bên cạnh đó lợi ích của người nông dân
sản xuất lúa gạo cho xuất khẩu không được đảm bảo, giá trị gia tăng từ sản
phẩm cuối cùng không có sự phân bổ công bằng giữa các chủ thể tham gia
sản xuất kinh doanh lúa gạo, trong đó người nông dân thường bị thua thiệt.
Điều đó khiến cho hiệu quả của xuất khẩu gạo của Việt Nam còn thấp, thiếu
tính bền vững. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Xuất khẩu gạo của Việt Nam
1



trong giai đoạn hiện nay” được chọn để thực hiện luận văn thạc sĩ. Thông qua
nghiên cứu này, tác giả luận văn hy vọng đưa ra được những giải pháp khả thi
nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến xuất khẩu
gạo của Việt Nam, điển hình là một số công trình sau:
- Phạm Văn Bính (2007), “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20
năm đổi mới”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. cuốn sách đã đề cập dến
những thành tựu của Việt Nam về xuất khẩu gạo như là một trong những
thành quả quan trọng của phát trển nông nghiệp, nông thôn trong 20 năm đổi
mới, đồng thời chỉ ra những thuận lợi, khó khăn của phát triển nông nghiệp,
nông thôn, trong đó có vấn đề sản xuất và xuất khẩu gạo.
- Lê Quang Phi (2007), “Đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn thời kỳ đổi mới”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, cuốn
sách đã phân tích nội dung cơ bản của công nghiệp hóa hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn và những biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh quá trình này
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế,trong đó có vấn đề hội nhập các thị
trường nông nghiệp nói chung, thị trường gạo quốc tế nói riêng.
- Bài viết của Lý Hoàng Mai và Phan Thị Hạnh Thu: “Quá trình tự do
hóa nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1986 - 2005” đăng trên tạp chí Nghiên
cứu kinh tế số 345, tháng 2 năm 2007. Trong bài viết này các tác giả đã đi sâu
phân tích quá trình tự do hóa nông nghiệp nước ta theo 2 giai đoạn của tiến
trình hội nhập quốc tế: giai đoạn 1986 - 1996 và giai đoạn 1997 - 2005 quá
trình tự do hóa nông nghiệp của Việt Nam diễn ra mạnh mẽ hơn. Theo đó,
trong giai đoạn 1997 - 2005 việc cải cách chính sách trong giai đoạn này đã
khuyến khích việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản, trong đó có gạo.
- Bài viết: “Để Việt Nam giữ vững vị trí nước xuất khẩu gạo lớn trên
thế giới” của Nguyễn Trần Trọng đăng trên tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 3
2



(370) tháng 3 năm 2009. Trong bài viết này, tác giả đã nghiên cứu tổng quan
tình hình xuất, nhập khẩu gạo của Việt Nam trong lịch sử, đưa ra một số nhận
xét về xuất, nhập khẩu gạo trong những năm gần đây và đề xuất một số giải
pháp chủ yếu để Việt Nam giữ vững vị trí xuất khẩu gạo lớn trên thế giới.
- Bài viết của Nguyễn Ngọc Thanh, Nguyễn Quang Trung: “Thực trạng
năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp
Việt Nam hiện nay”, đăng trên tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 349, tháng 6
năm 2007. Bài viết Nghiên cứu thực trạng năng lực hội nhập quốc tế của các
doanh nghiệp nông nghiệp (trong đó có các doanh nghiệp trong ngành hàng
lúa gạo) theo các nhóm yếu tố sản xuất kinh doanh thị trường.
- Bài viết: “Chính sách và giải pháp đối với sản xuất lúa gạo của hộ
nông dân” của Phan Sĩ Mẫn đăng trên tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 7 (386)
tháng 7, năm 2010. Bài viết đưa ra một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh sản xuất
lúa gạo của hộ nông dân Việt Nam. Đó là những kiến nghị tiếp tục đổi mới cơ
chế chính sách và giải pháp về đất đai, chính sách tín dụng và đầu tư cho sản
xuất lúa gạo, giải pháp thị trường (nội địa và quốc tế), phát triển các ngành
công nghiệp hỗ trợ, các loại hình kinh tế hợp tác và liên kết.
- Tài liệu chuyên đề của Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội
thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (tháng 7 năm 2011): “Triển vọng thị trường lúa
gạo Việt Nam năm 2011, những đóng góp trong việc đảm bảo an ninh lương
thực quốc tế”. Chuyên đề này tập chung phân tích triển vọng nguồn cung lúa
gạo của Việt Nam năm 2011, triển vọng cầu lúa gạo Việt Nam năm 2012,
đóng góp của Việt Nam năm 2011 trong việc đảm bảo an ninh lương thực
toàn cầu.
- Bài viết: “Hoạt động sản xuất lúa gạo hàng hóa hướng vào lợi ích của
nông dân” của Nguyễn Văn Luật và Nguyễn Đức Lộc, đăng trên tạp chí Khoa
học Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn Việt Nam số 1, tháng 6 năm 2012.
Trong bài viết này, các tác giả đề cập đến một số vấn đề trong chuỗi giá trị lúa

3


gạo Việt Nam, các tác nhân tham gia sản xuất kinh doanh lúa gạo, lưu thông
phân phối trong hoạt động xuất khẩu gạo.
Do mục đích nghiên cứu hoặc do khuôn khổ của các công trình nghiên
cứu, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, chuyên biệt
và hệ thống từ góc độ kinh tế chính trị về xuất khẩu gạo của Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời
gian qua đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu
gạo của Việt Nam trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu gạo.
- Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời
gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu
gạo của Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
* Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 1989 đến
nay, trong đó tập trung vào giai đoạn từ năm 2001 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
* Cơ sở phương pháp luận: Phép biện chứng duy vật, các quan điểm,
chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về xuất khẩu gạo, đồng thời kế
thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài.


4


* Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Để thực hiện mục tiêu và
nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp: Trừu tượng hóa
khoa học, kết hợp logic với lịch sử, phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh,
thống kê..
6. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa và góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất
khẩu gạo.
- Phân tích đánh giá rõ thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay.
- Đưa ra quan điểm định hướng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động xuất khẩu gạo.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Chương 3: Quan điểm định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng
cao hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới.

5


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO


1.1. Một số vấn đề lý luận chung về hoạt động xuất khẩu gạo
1.1.1. Đặc điểm của thị trường gạo thế giới
Thị trường là một phạm trù kinh tế gắn liền với sự ra đời, phát triển của
sản xuất và trao đổi hàng hoá, cũng như các thị trường khác thị trường gạo
là một tập hợp các thỏa thuận giữa người mua và người bán về sản phẩm gạo.
Tuy nhiên gạo là sản phẩm thiết yếu và là sản phẩm của ngành nông nghiệp,
thị trường gạo có những đặc điểm sau:
Thứ nhất: Thị trường gạo có tính thời vụ. Sản xuất nông nghiệp mang
tính thời vụ, tính thời vụ được qui định bởi đặc điểm khí hậu sinh thái kết hợp
với đặc điểm kỹ thuật canh tác cây trồng. Lúa gạo cũng vậy, nó có tính thời
vụ trong sản xuất nên nó cũng hình thành tính thời vụ trong trao đổi. Xuất
khẩu gạo gắn liền với quá trình sản xuất, chế biến, dự trữ và bảo quản lúa gạo
của từng nước. Cứ sau thời điểm thu hoạch thì thị trường lúa gạo thế giới lại
sôi động hơn. Tuy nhiên, sự sôi động đó diễn ra như thế nào và diễn ra trong
bao lâu lại tuỳ thuộc vào khả năng dự trữ và bảo quản, điều phối gạo của từng
nước. Chẳng hạn ở Mỹ do khả năng dự trữ, bảo quản, điều phối gạo của họ rất
tốt nên có thể phân bổ dàn trải xuất khẩu ở khắp các tháng trong năm. Còn
một số nước do khả năng dự trữ, bảo quản, điều phối kém nên chỉ có thể xuất
khẩu gạo vào những lúc ngay sau khi thu hoạch, có thể nói đây là một điểm
yếu lớn của các nước này bởi lẽ giá cả lúc trái vụ bao giờ cũng đắt hơn lúc
chính vụ.
Thứ hai: Buôn bán giữa các Chính phủ là phương thức chủ yếu
Gạo là loại hàng hoá có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của
con người nên có thể nói nhu cầu về gạo có tính chất ổn định hơn các loại
6


hàng hóa công nghiệp. Mặt khác, vì yếu tố chính trị, Chính phủ nào cũng phải
có chính sách giữ sự ổn định trong cung cấp lương thực nói chung và gạo nói
riêng hay nói cách khác đó là sự đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Theo

định nghĩa đưa ra tại Hội nghị lương thực thế giới năm 1974 an ninh lương
thực quốc gia được hiểu là: Sự sẵn có của nguồn cung lương thực quốc gia ở
mọi lúc nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong điều kiện biến đổi về sản
xuất và giá cả lúa gạo. Tiêu chí đánh giá về an ninh lương thực tiếp cận theo
chỉ tiêu tỷ lệ người thiếu đói, thiếu lương thực. Do đó, buôn bán lương thực
trên thị trường thế giới chủ yếu được ký kết giữa các Chính phủ với nhau
thông qua các hiệp định hoặc hợp đồng có tính chất lâu dài và định lượng cụ
thể hàng năm vào đầu các niên vụ. Do vậy, đại bộ phận lương thực lưu thông
trên thế giới bị các hiệp định hoặc hợp đồng chính thức dài hạn chi phối.
Thứ ba: Chủ thể xuất khẩu và nhập khẩu gạo không ổn định.
Hàng năm, số lượng gạo cung cấp ra thị trường cùng với các
chủ thể xuất khẩu và nhập khẩu là không ổn định. Sự không ổn định này là do
sự tác động của thời tiết khí hậu. Trong cùng một năm, diễn biến thời tiết khí
hậu có thể tác động tích cực đến sản xuất lúa gạo của nước này nhưng cũng
có thể tác động tiêu cực đến sản xuất lúa gạo của nước khác. Đối với các chủ
thể xuất khẩu nếu như có được sự tác động tích cực của thời tiết khí hậu đến
sản xuất luá gạo thì lượng cung ra thị trường thế giới sẽ lớn và ngược lại, nếu
chịu sự tác động tiêu cực đến sản xuất lúa gạo thì không những chỉ là cung ra
thị trường thế giới ít mà cũng có thể phải nhập khẩu. Còn đối với những nước
nhập khẩu nếu như được sự hỗ trợ của thời tiết khí hậu thì năm đó họ sẽ nhập
một lượng ít đi. Chẳng hạn như Inđônêsia năm 1998 phải nhập 6,081 triệu tấn
gạo nhưng đến năm 2000 thời tiết thuận lợi cho sản xuất lúa nên lượng nhập
của họ chỉ khoảng 2 triệu tấn.
Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến vấn đề
an ninh lương thực. Biến đổi khí hậu toàn cầu đang dần trở thành nguyên

7


nhân chính gây sức ép lên nguồn cung và giá gạo. Do lo ngại về nguy cơ thiếu

hụt lương, nguồn cung không đáp ứng đủ cầu, nhiều quốc gia như Inđônêsia,
Trung Quốc, Ả Rập Xê út, Bangladesh, Angierie… đã tăng cường thu gom,
dự trữ lương thực và hạn chế xuất khẩu. Đây là vấn đề đáng quan tâm với các
quốc gia xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam.
Thứ tư: Các nước lớn đóng vai trò chi phối thị trường gạo thế giới:
Gạo là hàng hoá thiết yếu cho nên các nước đều trực tiếp có chính sách
điều hành hoặc độc quyền, tập trung kinh doanh và coi trọng xây dựng
dự trữ Quốc gia. Chính sách của Nhà nước tác động khá mạnh đến sản xuất,
xuất khẩu và nhập khẩu gạo. Các nước lớn tác động trực tiếp, chi phối đến
chiều hướng của thị trường gạo như: Mỹ, EU, Trung Quốc,... họ có thể điều
tiết khối lượng mua vào hay bán ra trên thị trường quốc tế và qua đó ảnh
hưởng đến giá cả và các tác nhân tham gia thị trường.
Thứ năm: Trên thị trường, chủng loại gạo phong phú và có sự khác biệt
về thị hiếu của mỗi nước.
Ngày nay, do có sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã đem
lại những thành tựu to lớn cho ngành nông nghiệp nhất là những thành tựu về
công nghệ sinh học. Nhờ áp dụng các loại giống mới có năng suất, chất lượng
cao mà đã tạo ra các loại gạo với nhiều chủng loại và mẫu mã khác nhau phù
hợp với thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng. Người tiêu dùng ở mỗi nước
khác nhau thì có thị hiếu về gạo khác nhau. Có nước thích loại gạo ngon hạt
dài, có nước lại thích loại gạo chất lượng trung bình nhưng hạt dài... Như vậy
một loại gạo có thể được tiêu dùng ở nước này nhưng chưa chắc đã được chấp
nhận ở nước khác. Do đó, để đáp ứng nhu cầu của thị trường cần phải phân
loại gạo theo chất lượng, tâm lý tiêu dùng để có đối sách thích hợp với mỗi
loại thị trường.

8


Những đặc điểm của thị trường gạo nói trên có ảnh hưởng rất lớn đến

quá trình kinh doanh xuất khẩu gạo do vậy cần phải tìm hiều và phân tích sâu
sắc các đặc điểm đó.
1.1.2. Những nhân tố tác động đến xuất khẩu gạo
1.1.2.1. Sự biến động của thị trường gạo quốc tế
* Cung và cầu gạo trên thị trường thế giới
Hoạt động xuất khẩu gạo trước hết chịu ảnh hưởng của yếu tố cung
và cầu về gạo trên thị trường thế giới.
Cung về gạo phụ thuộc vào khả năng sản xuất, chế biến gạo của các
quốc gia. Việc sản xuất lúa gạo lại tùy thuộc vào các yếu tố chính như: diện
tích đất đai cho canh tác lúa gạo, thời tiết, khí hậu,việc áp dụng các thành tựu
của cách mạng khoa học công nghệ vào sản xuất lúa gạo… Khả năng chế biến
gạo chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố: Năng lực bảo quản gạo, công
nghệ chế biến gạo cho xuất khẩu. Bên cạnh đó cung về gạo trên thị trường thế
giới còn bị ảnh hưởng bởi chính sách dự trữ lương thực được sản xuất ra
trong nước và hạn chế xuất khẩu lương thực nhằm đảm bảo an ninh lương
thực của không ít quốc gia.
* Cầu về gạo trên thị trường thế giới tùy thuộc vào một số yếu tố sau:
- Các yếu tố dẫn đến tăng cầu về gạo
+ Sự gia tăng nhanh chóng về dân số khiến cho nhu cầu về lương thực
tăng cao vượt quá khả năng sản xuất gạo trong nước.
+ Sự biến động theo hướng tăng lên của xu hướng tiêu dùng ngày càng
nhiều các sản phẩm được chế biến từ gạo nói riêng, lương thực nói chung.
Việc dùng Ngô để sản xuất nhiên liệu sinh học (ethanoc) với khối lượng ngày
càng lớn khiến cho cầu về gạo để ăn sẽ tăng lên.
- Các yếu tố dẫn đến giảm cầu về gạo

9


+ Việc tăng dự trữ và hạn chế xuất khẩu gạo ở một số quốc gia đạt đến

mức nào đó trong một giai đoạn nhất định khiến cho cầu về gạo nhập khẩu
không tăng của các nước nhập khẩu chính.
+ Di cư mạnh mẽ từ nông thôn ra thành thị diễn ra ở nhiều nước
dẫn đến giảm tiêu thụ gạo theo đầu người khá nhanh chóng vì cư dân thành
thị tiêu dùng gạo ít hơn cư dân nông thôn (tính bình quân đầu người). Sự quan
ngại của các nước nhập khẩu gạo chính về tính không ổn định của thi trường
gạo thế giới ở các nước nhập khẩu gạo chính thường đi kèm với sự gia tăng
các chiến dịch tự cung, tự cấp gạo cũng làm cho cầu gạo trên thị trường gạo
thế giới không tăng hoặc giảm.
* Sự biến động của giá gạo.
Giá gạo xuất khẩu được coi là giá tổng hợp trong đó bao gồm: chi
phí sản xuất, bao bì, vận chuyển, thu mua, chế biến... Cũng như các mặt hàng
khác giá gạo biến động rất phức tạp bởi nó bị chi phối bởi nhiều yếu tố như
cung, cầu, cạnh tranh... Khi các yếu tố thuận chiều giữ vai trò chủ đạo
thì cung gạo tăng lên. Trong điều kiện cầu về gạo không tăng hoặc tăng chậm
hơn cung thì giá gạo sẽ giảm. Tuy nhiên, chỉ với riêng yếu tố thời tiết, khí hậu
cũng đã cho thấy cung về gạo là khá thất thường, vì thế giá gạo trên thị trường
thế giới có thuộc tính là luôn biến động. Cầu về gạo trên thị trường thế giới
cũng luôn biến động do sự tác động của nhiều yếu tố làm cho giá gạo không
ổn định. Hơn nữa gạo là sản phẩm thiết yếu nên một sự biến động
nhỏ của cung hoặc cầu về gạo đều làm giá thay đổi. Giá cả gạo thường xuyên
thay đổi ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động xuất khẩu gạo.
* Thị hiếu người tiêu dùng.
Tuỳ theo mức sống, tập quán, việc tiêu thụ gạo ở các nước, các khu vực
trong những thời gian nhất định có những yêu cầu khác nhau. Thông thường,
gạo đánh bóng và xát trắng được ưa chuộng hơn. Tuy vậy có những vùng
nông thôn người ta lại ưa loại gạo xát không kỹ chứa nhiều vitamin và ngày
10



nay trên thế giới thì xu hướng thiên về gạo ngon hạt dài. Từ những khác nhau
về thị hiếu khi thâm nhập vào một thị trường nào đó trước hết cần phải tìm
hiểu thị hiếu của họ, xem họ cần loại gạo nào từ đó mới cung ứng, có như vậy
mới nâng cao được hiệu quả xuất khẩu gạo.
1.1.2.2. Chất lượng gạo xuất khẩu
Chất lượng gạo là một trong những yếu tố quyết định tới năng lực cạnh
tranh trên thị trường, đồng thời nó cải thiện được hiệu quả xuất khẩu. Chất
lượng gạo xuất khẩu cần được hiểu một cách rộng hơn với ý nghĩa là một chỉ
tiêu tổng hợp phản ánh mức độ đáp ứng yêu cầu đối với gạo xuất khẩu về qui
cách, phẩm chất, kiểu dáng, sở thích, tập quán tiêu dùng. Chất lượng gạo phụ
thuộc vào nhiều yếu tố trong đó giống, kỹ thuật canh tác và bảo quản, chế
biến là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng gạo.
* Giống:
Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng gạo bởi lẽ giống
tốt thì bản thân nó đã đảm bảo các chỉ tiêu:
- Khả năng chống chọi của cây lúa với điều kiện tự nhiên.
- Cho phép cây lúa sinh trưởng và phát triển mạnh.
- Có khả năng hạn chế các loại sâu bệnh.
- Tạo ra sản phẩm với năng suất, chất lượng cao, mẫu mã đẹp.
Để có thể tạo ra giống lúa có chất lượng tốt nhà nước cần có sự đầu tư
thích đáng vào lĩnh vực nghiên cứu giống cây trồng, lĩnh vực công nghệ ghen,
bên cạnh đó cần tranh thủ trình độ khoa học tiên tiến của các nước trên thế
giới thông qua chuyển giao công nghệ.
* Kỹ thuật canh tác:
Kỹ thuật canh tác là tổng thể các biện pháp bao gồm các khâu: gieo cấy,
chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Đây là các nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến
quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa, việc thực hiện đúng qui trình
kỹ thuật là vô cùng quan trọng đối với việc tạo ra một loại gạo phẩm chất cao.
11



Chẳng hạn trong khâu phòng trừ sâu bệnh nếu không phòng trừ đúng lúc,
đúng chỗ rất có thể sẽ để lại những dư lượng của thuốc hoá học trong sản
phẩm và đây cũng là vấn đề cần lưu ý cho những người sản xuất lúa gạo. Do
kiến thức về khoa học kỹ thuật ít, người nông dân chỉ cần biết loại thuốc đó
có phòng trừ được sâu bệnh hay không mà không hề quan tâm tới ảnh hưởng
của nó đến sản phẩm như thế nào.
* Công nghệ sau thu hoạch:
Đây là khâu cuối cùng ảnh hưởng tới chất lượng lúa gạo bao gồm: phơi
sấy, xay xát, bao gói và kỹ thuật bảo quản. Mỗi một công đoạn được thực
hiện là một lần làm thay đổi chất lượng hạt gạo. Chất lượng gạo tăng lên khi
công đoạn đó được thực hiện đúng qui trình và chất lượng gạo giảm đi khi
công đoạn đó không đúng qui trình kỹ thuật. Xét một cách cụ thể hơn:
- Với khâu phơi sấy: Đây là một công đoạn làm giảm độ ẩm của lúa
gạo khi mới gặt về. Độ ẩm đảm bảo của hạt thóc và 14%, do vậy trong quá
trình phơi sấy thóc có độ ẩm lớn hơn 14% thì khi cho vào kho bảo quản loại
thóc này thường dễ bị nảy mầm, điều này cũng đồng nghĩa với hạt gạo làm ra
sẽ dễ biến màu và bạc bụng không đảm bảo tiêu chuẩn cho gạo xuất khẩu.
Hơn nữa, bản thân quá trình sấy khô lúa gạo nếu không đúng qui trình tức là
cho máy sấy một khối lượng lúa gạo quá lớn hoặc một lượng nhiệt quá cao sẽ
dẫn đến việc tạo ra một lượng lúa gạo có độ ẩm không đều và nhiều hạt vỡ.
- Với kho bảo quản: Sở dĩ cần có kho bảo quản lúa gạo bởi lẽ nó là sản
phẩm của ngành nông nghiệp, do nó có tính thời vụ trong sản xuất nên nó
cũng có tính thời vụ trong trao đổi. Bất kỳ một quốc gia nào có lúa gạo thì đều
có hệ thống kho bảo quản bao gồm kho bảo quản ở các chợ thu mua, kho bảo
quản ở nơi tập trung xay xát, kho bảo quản ở các cảng giao hàng. Việc xây
dựng hệ thống các kho gạo hiện đại là yêu cầu cần thiết đặt ra đối với mọi
quốc gia, đặc biệt là các quốc gia xuất khẩu lúa gạo bởi lẽ có như vậy mới giữ
được phẩm cấp của gạo, tạo nên sự thuận lợi trong hoạt động kinh doanh, điều
12



hoà thị trường, thiết lập ổn định dự trữ quốc gia và cung cấp ra thị trường thế
giới theo đúng tiến độ giao hàng.
- Với khâu chế biến: Kỹ thuật xay xát được đánh giá theo chất lượng
hạt gạo nguyên đạt được. Tuy nhiên, lượng hạt nguyên cao hay thấp còn tuỳ
thuộc giống lúa. Thị hiếu tiêu dùng cũng chi phối tới cách chế biến như thế
nào. Có nhiều nước ưa chuộng gạo xát trắng, không còn phôi và lớp cám
ngoài cùng, có nhiều nước lại ưa chuộng loại gạo hấp chứa nhiều vitamin và
có giá trị dinh dưỡng cao. Việc chế biến sao cho phù hợp với thị hiếu người
tiêu dùng cũng đồng nghĩa với chất lượng hạt gạo được nâng lên để đáp ứng
được yêu cầu của người tiêu dùng.
1.1.2.3. Cơ chế, chính sách đối với xuất khẩu gạo
Cơ chế quản lý, chính sách kinh tế và các quan hệ đối ngoại là các yếu
tố rất nhạy cảm, tác động trực tiếp đến nền kinh tế nói chung và xuất khẩu gạo
nói riêng.
Sự tác động của cơ chế, chính sách đến xuất khẩu gạo theo hai hướng:
kìm hãm xuất khẩu nếu cơ chế, chính sách đó không phù hợp và thúc đẩy xuất
khẩu nếu cơ chế, chính sách đó phù hợp.
Đối với xuất khẩu gạo, các chính sách tác động mạnh mẽ nhất là:
- Chính sách đất đai
- Chính sách đầu tư.
- Chính sách tín dụng.
- Chính sách thị trường.
- Chính sách tỷ giá hối đoái…
Hơn nữa, xuất khẩu gạo là hoạt động buôn bán vượt ra ngoài phạm vi
một quốc gia thông qua mối quan hệ thương mại có tổ chức từ bên trong ra
bên ngoài nhằm thu được lợi ích ngoại vi lớn hơn. Vì vậy các quan hệ kinh
tế đối ngoại có ảnh hưởng mạnh mẽ tới xuất khẩu gạo. Đối với một nước, các
cơ quan kinh tế đối ngoại cởi mở cho phép tìm kiếm được nhiều bạn hàng để

13


xuất khẩu. Các bạn hàng ở những nước có trình độ phát triển kinh tế và điều
kiện khác nhau yêu cầu chủng loại gạo và chất lượng gạo khác nhau.
Sự biến động các ngoại tệ mạnh tạo ra sự thay đổi của tỷ giá hối đoái cũng
là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu gạo. Theo dõi tình hình cung cầu
gạo của nước ngoài để cung cấp thông tin cho doanh nghiệp xuất khẩu cũng
như điều chỉnh chính sách kịp thời. Nhà nước có thể giúp đỡ doanh nghiệp
tìm kiếm thị trường thông qua việc ký kết hợp đồng liên Chính phủ, đặt nền
tảng vững chắc cho xuất khẩu. Nhà nước cần xác định một tỷ giá hối đoái hợp
lý để tạo ra sức cạnh tranh cho gạo xuất khẩu.
Nói tóm lại, trước xu thế vận động và phát triển không ngừng của
xã hội, khoa học công nghệ ngày càng hiện đại cùng với đó là nhu cầu tiêu
dùng của con người ngày càng được nâng cao, ngành sản xuất lúa gạo cũng
phải thay đổi để đáp ứng kịp thời nhu cầu đó. Vì vậy, một chính sách cho
ngành lúa gạo khi đưa ra không chỉ đúng, phù hợp mà còn phải kịp thời nữa.
1.1.3. Vai trò của xuất khẩu gạo
Gạo là sản phẩm tối cần thiết cho con người, vì vậy nhu cầu về gạo
là thường xuyên liên tục và không thể thiếu được. Sản xuất lúa gạo là một nội
dung cơ bản trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước.
Xuất khẩu lúa gạo có vai trò rất quan trọng đối với các nước xuất khẩu nói
chung và Việt Nam nói riêng. Điều đó thể hiện ở các mặt sau:
- Xuất khẩu gạo là giải pháp quan trọng tạo nguồn ngoại tệ mạnh phục
vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là các nước
đang phát triển. Những nước có nền sản xuất lúa nước từ lâu đời đa phần
là những nước có nền nông nghiệp truyền thống và công nghiệp kém phát
triển, muốn đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế phải thực hiện công nghiệp
hoá hiện đại hoá nền kinh tế. Để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền
kinh tế phải có vốn, có thiết bị máy móc và công nghệ sản xuất tiên tiến.

Trong điều kiện kinh tế chưa phát triển muốn có thiết bị máy móc, công
14


nghệ tiên tiến cần phải có ngoại tệ, xuất khẩu nông sản là một trong các giải
pháp tạo nguồn ngoại tệ mạnh ở nhiều nước đặc biệt là xuất khẩu gạo. Ở Việt
Nam vai trò của xuất khẩu gạo lại càng được khẳng định bởi lẽ chỉ trong vòng
12 năm (1989 - 2000) Việt Nam đã xuất khẩu được gần 29,5 triệu tấn gạo với
kim ngạch gần 6670 triệu USD, từ năm 2009 đến nay,bình quân mỗi năm Việt
Nam xuất khẩu hơn 6 triệu tấn gạo, thu về cho đất nước bình quân trên 3 tỷ
USD, xuất khẩu gạo tăng đã góp phần không nhỏ vào việc thu ngoại tệ cho
đất nước nhằm đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Xuất khẩu gạo không những góp phần cải thiện cán cân thương mại
mà còn góp phần không nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Xuất khẩu gạo sẽ kéo
theo sự phát triển sản xuất lúa theo hướng sản xuất hàng hóa chuyên môn hoá,
phát triển của ngành chế tạo máy nông nghiệp, công nghiệp chế biến, bảo
quản, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển để đáp ứng việc đẩy mạnh xuất khẩu.
Như vậy, xuất khẩu gạo đã tạo điều kiện cho các ngành liên quan phát triển
theo, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi cho sự tăng trưởng
và phát triển của đất nước.
- Xuất khẩu gạo góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, tăng
thu nhập, cải thiện cuộc sống của người trồng lúa và những người làm việc
trong những ngành, lĩnh vực liên quan đến sản xuất, chế biến, buôn bán và
xuất khẩu gạo.
- Xuất khẩu gạo giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực
này hoàn thiện hơn, năng động hơn bởi lẽ chỉ có sự luôn đổi mới thì mới làm
cho doanh nghiệp đứng vững được trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường
thế giới.
Tuy nhiên, xuất khẩu gạo cũng tiềm ẩn những tác động tiêu cực:

- Xuất khẩu gạo luôn tiềm ẩn rủi ro. Trong trường hợp được mùa ở
nhiều nước xuất khẩu gạo giá gạo giảm mạnh sẽ gây tổn thất không nhỏ cho
15


các nước này. Trong trường hợp xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu, khả năng
nhập khẩu của nhiều nước bị thu hẹp, thiệt hại của các nước xuất khẩu gạo là
không tránh khỏi.
- Cạnh tranh trong thu mua lúa gạo cho xuất khẩu đẩy giá lúa gạo trong
nước lên cao tác động trực tiếp tới tăng giá các loại hàng hóa và dịch vụ trong
nước, đôi khi dẫn đến lạm phát. Trong nhiều trường hợp, người tiêu dùng
trong nước phải mua gạo với giá cao hơn so với khi chưa xuất khẩu gạo hoặc
xuất khẩu gạo chưa nhiều.
- Đẩy mạnh sản xuất lúa gạo để tăng xuất khẩu gạo trong nhiều trường
hợp gây tác động xấu đến môi trường sinh thái do sử dụng nhiều thuốc trừ sâu,
diệt cỏ, phân hóa học
1.2. Tổng quan về thị trƣờng gạo thế giới
1.2.1. Tình hình cung ứng và tiêu thụ gạo trên thế giới
1.2.1.1. Tình hình cung ứng
Lúa gạo là loại lương thực chính của hơn nửa dân số trên thế giới.
Phần đông dân cư ở Châu Á, Châu Mỹ Latinh, vùng biển Caribe và ở Châu
Phi sử dụng lúa gạo như là nguồn lương thực chính. Lúa gạo có vị trí vô cùng
quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của nhiều nước và là một trong ba
loại lương thực được sản xuất nhiều nhất trên thế giới.

16


Bảng 1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo của thế giới
Đơn vị: Triệu tấn

Năm

Sản xuất

Tiêu dùng

Xuất khẩu

Nhập Khẩu

1989

344,630

334,685

11,484

10,499

1990

350,281

342,674

12,115

10,509


1991

352,586

349,932

14,448

11,951

1992

353,344

354,891

14,876

12,992

1993

354,363

358,858

15,817

16,113


1994

363,411

363,093

21,010

19,348

1995

368,429

366,135

19,807

18,089

1996

380,439

375,996

19,102

16,879


1997

386,564

376,860

26,620

24,196

1998

394,240

387,314

25,594

25,174

1999

408,443

396,700

22,827

20,269


2000

398,492

392,361

24,107

21,696

2001

399,112

411,944

26,872

25,858

2002

377,507

404,792

28,650

26,106


2003

391,307

410,107

27,344

24,656

2004

400,668

404,753

28,449

25,447

2005

417,685

411,456

30,072

26,081


2006

416,013

416,830

29,295

28,439

2007

420,450

421,594

29,781

27,331

2008

448,230

435,870

29,239

26,771


2009

441,152

435,083

30,101

28,082

2010

454,600

452,055

30,660

28,385

Nguồn: Trung tâm Thông tin Phát triển nông nghiệp, nông thôn
17


Trong những năm gần đây, sự suy giảm đáng kể diện tích đất trồng
lúa đang là mối quan tâm hàng đầu đối với nhiều quốc gia. Thêm vào đó,
sự cạnh tranh gay gắt trong việc sử dụng những nhân tố cơ bản như nguồn
nước, diện tích đất… giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp, cũng
như những ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường liên quan đến trồng trọt đặc biệt
là trồng lúa đang đặt ra nhiều thách thức cho tất cả các nước trên thế giới khi

lượng cầu về gạo trên thế giới đang không ngừng gia tăng.
Năm 1995, sản lượng gạo trên thế giới đạt 368,429 triệu tấn với tổng
diện tích đất trồng lúa là 147,924 triệu ha, năng suất bình quân đạt 2,49 tấn/ha.
Trong đó, Trung Quốc là nước dẫn đầu về diện tích trồng lúa với 30,171 triệu
ha nhưng về năng suất lại chỉ đạt 4,082 tấn/ha, thua xa Thái Lan với năng suất
bình quân đạt 9,196 tấn/ha. Trong nhưng năm sau đó từ năm 1996 đến 2000,
sản lượng gạo thế giới không ngừng tăng lên do điều kiện tự nhiên thuận lợi
và nhờ áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong quá trình trồng lúa làm tăng năng
suất nên dù diện tích không tăng nhưng sản lượng vẫn tăng. Giai đoạn này,
Châu Á là khu vưc dẫn đầu về sản xuất gạo. Sản lượng gạo hàng năm
luôn ở trên mức 350 triệu tấn.
Đến năm 2001, sản lượng gạo thế giới tăng 0,17% từ mức 398,492 triệu
tấn lên 399,112 triệu tấn. Trong năm này, sản lượng gạo của hầu hết các nước
nhập khẩu và xuất khẩu gạo chính trên thế giới đều giảm, chỉ có một vài nước
như Burma, Bangladesh, Nhật, Úc có sản lượng tăng lên. Lượng tăng lên này
đã bù đắp được phần giảm sút từ các nước nhập khẩu và xuất khẩu chính nên
tổng sản lượng thế giới vẫn tăng.
Trong hai năm tiếp theo 2002 và 2003, sản lượng gạo thế giới tiếp tục
giảm xuống do diện tích đất trồng lúa giảm. Điều này cho thấy rõ tầm quan
trọng của đất đối với việc sản xuất lúa gạo. Trong số những nước xuất khẩu
gạo lớn, chỉ có Việt Nam và Pakistan là duy trì được diện tích đất trồng lúa
không thay đổi, đồng thời sản lượng và năng suất đều tăng, các nước khác sản

18


lượng và năng suất đều giảm cùng với diện tích trồng lúa. Sản lượng giảm
trong khi nhu cầu tiêu thụ tăng cao làm cho cung cầu gạo vẫn tiếp tục mất
cân đối và lượng dự trữ giảm liên tục. Tình hình cung cầu gạo năm 2004 cũng
chưa thấy được dấu hiệu gì sáng sủa. diện tích đất trồng lúa tăng lên đến mức

150,366 triệu ha ta, năng suất lúa cũng tăng đến mức 2,66 tấn/ha khiến sản
lượng tăng lên đến mức 400,688 triệu tấn (tăng 2,3%) nhưng tiêu thụ vẫn
ở mức cao hơn mức sản xuất được.
Tình hình mất cân đối này, mà cụ thể là cầu lớn hơn cung, cũng không
kéo dài quá lâu, năm 2005 sản lượng tăng đến mức 417,685 triệu tấn (tăng
4,42% so với năm trước). Trong số các nước xuất khẩu lớn, sản lượng gạo
năm 2005 của Ấn Độ (91,79 triệu tấn), Trung Quốc (126,41 triệu tấn),
Pakistan (5,547 triệu tấn), Thái Lan (18,20 triệu tấn) và Việt Nam (22,772
triệu tấn) tăng lên tương ứng 10,41%; 8,38%;10,39%; 4,83% và 0,24%, sản
lượng của Mỹ giảm nhẹ do thiên tai. Sản lượng của hầu hết những nước nhập
khẩu lớn đều tăng nhẹ. Cũng trong năm này, lượng gạo tiêu thụ chỉ tăng 6,665
triệu tấn đạt mức 411,456 triệu tấn. Đây là tín hiệu khả quan cho thị trường
gạo thế giới trong điều kiện dân số tăng nhanh và quỹ đất cho nông nghiệp
ngày càng giảm bớt bởi nhu cầu sử dụng đất ở của người dân và quá trình
công nghiệp hóa, đô thị hóa.
Sản lượng gạo thế giới năm 2006 đạt 416 triệu tấn, giảm 0,4% so với
niên vụ trước nhưng lượng gạo tiêu thụ lại tăng. Tình hình cầu lớn hơn cung
lại xảy ra. Hiện tượng thời tiết El Nino đang bắt đầu ảnh hưởng tới những
nước quanh biển Thái Bình Dương và ảnh hưởng tới những khu vực trồng lúa
vào đầu năm 2007 và do đó, sản lượng gạo thế giới năm 2007 chỉ đạt 420,450
triệu tấn. Năm 2008 sản lượng gạo thế giới tăng 6,65% so với năm 2007,
nhưng xuất khẩu và nhập khẩu lại giảm. Trong những năm gần đây thì sản
lượng và tiêu dùng cũng như xuất nhập khẩu có sự tăng giảm nhưng không

19


đáng kể, điều đó cho thấy tình hình sản xuất và tiêu dùng gạo trên thế giới
là tương đối ổn định.
1.2.1.2. Tình hình tiêu thụ

Tiêu thụ gạo của thế giới tăng mạnh trong hơn hai thập kỷ qua: năm
1989 toàn thế giới tiêu thụ 334,685 triệu tấn, năm 1996 là 375,996 triệu tấn,
và đến năm 2006 tăng lên đến 416,83 triệu tấn. Tuy nhiên, dự trữ gạo ở các
nước sản xuất cũng như nhập khẩu sẽ vẫn cao, hạn chế xu hướng mậu dịch
gạo. Những nước sản xuất nhiều nhất cũng là những nước có lượng tiêu
thụ nhiều nhất. Trung Quốc tiêu thụ 35,25% lượng gạo tiêu thụ toàn cầu,
Ấn Độ tiêu thụ 21,12%, Indonnesia 9,12%. Các nước khác nhau, nhu cầu tiêu
thụ gạo cũng khác nhau. Những nước có mức tiêu thụ bình quân đầu người
khá cao như Việt Nam, Indonnesia, Myanma, Malaysia, Thái Lan,
Bangnadesh từ 150 đến 190 kg/người/năm và gạo chiếm 90,2% mức tiêu
dùng lương thực. Trong khi đó ở các nước phia trên như Mỹ, Tây Âu,mức
tiêu thụ bình quân đầu người thấp. Mức tiêu thụ bình quân đầu người ở các
nước khác nhau là do truyền thống tiêu dùng lương thực. Ngoài ra, một phần
tùy thuộc vào mức thu nhập, khả năng thanh toán và giá cả. Do đó, ở một số
nước, tuy lúa gạo là lương thực chính nhưng chủ yếu do thu nhập thấp, chưa
đủ khả năng thanh toán nhu cầu tiêu dùng gạo nên phải dùng các loại ngũ cốc
thô khác. Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, ở Srilanka, khi thu
nhập tăng 1% thì nhu cầu tiêu dùng gạo tăng 0,4%. Ngược lại, ở các nước có
nền kinh tế phát triển hơn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Singapore,
Thái Lan, mặc dù thu nhập có tăng nhưng nhu cầu tiêu dùng lúa gạo giảm do
cơ cấu bữa ăn ở các nước này khác với các nước đang phát triển trong khu
vực.

20


1.2.2. Tình hình nhập khẩu gạo của các nước trên thế giới
1.2.2.1. Sản lượng nhập khẩu
Năm 1999, lượng gạo nhập khẩu giảm gần 5 triệu tấn so với năm 1998.
Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á đã ảnh hưởng lớn đến khả năng chi trả

của các nước. Điều này khiến cho cầu về gạo giảm và lượng gạo nhập khẩu
theo đó mà giảm xuống.
Từ năm 2000 đến 2002, sản lượng nhập khẩu tăng liên tục do lượng
gạo dự trữ quá thấp, nhiều nước phải nhập khẩu gạo để phục vụ nhu cầu tiêu
dùng trong nước. Sau khi giảm gần 1,5 triệu tấn vào năm 2003, sản lượng gạo
nhập khẩu thế giới lại tăng lên trong 3 năm tiếp theo và đến năm 2006, sản
lượng gạo nhập khẩu đạt mức kỷ lục 28,439 triệu tấn. Tuy không vượt qua
sản lượng xuất khẩu nhưng điều này đã làm cho quan hệ cung cầu gạo trên thế
giới trở nên mất cân đối. Tốc độ tăng về sản lượng nhập khẩu cao hơn xuất
khẩu.
Mậu dịch gạo thế giới năm 2007 đạt mức cao kỷ lục, khoảng 30,2 triệu
tấn (tăng khoảng 3,4% tương đương với khoảng 1 triệu tấn so với năm 2006).
Nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh được coi là động lực chính dẫn đến sự gia tăng
khối lượng mậu dịch gạo thế giới trong năm 2007. Sản lượng gạo nhập khẩu
từ năm 2009 đến nay tương đối ổn định ở mức hơn 26 triệu tấn.
Tình hình gạo nhập khẩu thay đổi thất thường tuy nhiên xu hướng tăng
lên chiếm vị thế chủ đạo. Trong những năm tới, khi nguồn cung gạo ngày
càng có nguy cơ giảm thì sản lượng gạo nhập khẩu càng có nguy cơ tăng lên.

21


×