Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Triết lý và tinh thần kinh doanh trong xây dựng thương hiệu: Nghiên cứu trường hợp Công ty Trung Nguyên : Luận văn ThS. Kinh doanh và Quản lý: 60 34 05

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------*****---------

VŨ THỊ VÂN HUYỀN

TRIẾT LÝ VÀ TINH THẦN KINH DOANH TRONG
XÂY DỰNG THƢƠNG HIỆU: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG
HỢP CÔNG TY TRUNG NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - Năm 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------*****---------

VŨ THỊ VÂN HUYỀN

TRIẾT LÝ VÀ TINH THẦN KINH DOANH TRONG
XÂY DỰNG THƢƠNG HIỆU: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG
HỢP CÔNG TY TRUNG NGUYÊN

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60 34 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH


CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG

Hà Nội - Năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ: "Triết lý và tinh thần kinh doanh trong xây
dựng thương hiệu: Nghiên cứu trường hợp Công ty Trung Nguyên", đầu tiên tôi xin
gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến người hướng dẫn khoa học TS.
Nguyễn Tiến Dũng và anh Nguyễn Xuân Hà đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thầy, cô giáo đã trang bị
cho tôi những kiến thức và cả những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học
tập tại trường; đồng thời tôi cũng chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp từ bạn
bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành để tài này.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do thời gian có hạn, trình độ và năng lực còn
hạn chế nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô và độc giả.
Xin chân thành cảm ơn !
Ninh Bình, ngày … tháng 5 năm 2015
Tác giả

Vũ Thị Vân Huyền


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------------


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:

- Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
- Phòng Đào tạo
- Khoa Quản trị Kinh doanh.

Tôi là: Vũ Thị Vân Huyền
Sinh ngày: 17/7/1982
Học viên cao học lớp K17 - QTKD1 - HN, Khoa Quản trị kinh doanh,
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, niên khóa: 2008 – 2010.
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ: "Triết lý và tinh thần kinh doanh
trong xây dựng thương hiệu: Nghiên cứu trường hợp Công ty Trung Nguyên", là
sản phẩm khoa học của cá nhân tôi trong suốt quá trình thu thập, nghiên cứu và
phân tích trên cơ sở tham khảo một số tài liệu liên quan về triết lý và tinh thần kinh
doanh nói chung, của Trung Nguyên nói riêng (có trích dẫn danh mục tài liệu tham
khảo trong luận văn).
Hoàn thành đề tài, cá nhân tôi không sao chép lại bất cứ tài liệu hay công trình
khoa học nào, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Ninh Bình, ngày … tháng 5 năm 2015
Tác giả
Vũ Thị Vân Huyền


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ................................................................. i
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ TRẾT LÝ VÀ TINH THẦN KINH DOANH..... 5

1.1- Khái quát về triết lý và tinh thần kinh doanh ................................................. 5
1.1.1- Khái niệm triết lý và tinh thần kinh doanh ........................................................ 5
1.1.2- Nội dung và hình thức của triết lý doanh nghiệp ............................................... 7
1.1.3- Vai trò của TLDN trong quản lý và phát triển DN........................................... 12
1.2- Cách thức xây dựng triết lý kinh doanh của doanh nghiệp .......................... 16
1.2.1- Những điều kiện cơ bản cho sự ra đời của triết lý doanh nghiệp ..................... 16
1.2.2- Triết lý kinh doanh được hình thành từ kinh nghiệm của người sáng lập và
lãnh đạo doanh nghiệp ......................................................................................................... 18
1.2.3- Triết lý kinh doanh được tạo lập theo kế hoạch của ban lãnh đạo ................... 19
1.3- Triết lý kinh doanh trong xây dựng và phát triển thƣơng hiệu .................... 20
1.3.1- Triết lý kinh doanh - Chiều sâu của thương hiệu ............................................. 20
1.3.2- Triết lý doanh nghiệp hỗ trợ cho sự phát triển thương hiệu ............................. 22
1.3.3- Một số khía cạnh văn hóa cần lưu ý trong xây dựng thương hiệu ................... 23
CHƢƠNG 2: TRIẾT LÝ VÀ TINH THẦN KINH DOANH CỦA TRUNG
NGUYÊN ............................................................................................................................................ 27
2.1- Giới thiệu chung về Trung Nguyên .................................................................. 27
2.1.1- Sơ lược về Trung Nguyên ................................................................................ 27
2.1.2- Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................................... 28
2.1.3- Sơ lược về nguồn nhân lực ............................................................................... 32


2.2- Triết lý và tinh thần kinh doanh của Trung Nguyên ..................................... 34
2.2.1- Nội dung cơ bản và hình thức thể hiện TLKD của Trung Nguyên ................. 34
2.2.2- Triết lý và tinh thần KD trong xây dựng và phát triển thương hiệu TN .......... 38
2.3.- Trung Nguyên vì sự phát triển cộng đồng và các hoạt động từ thiện ......... 49
2.3.1- Những hoạt động vì sự phát triển cộng đồng ................................................... 49
2.3.2- Các hoạt động từ thiện ...................................................................................... 51
CHƢƠNG 3: NHỮNG KINH NGHIỆM VÀ TINH THẦN QUÝ GIÁCHO
KHÁT VỌNG THƢƠNG HIỆU VIỆT .......................................................................... 52
3.1- Đánh giá việc đƣa TLKD vào hoạt động thực tiễn của Trung Nguyên ....... 52

3.1.1- Những kết quả đạt được ................................................................................... 52
3.1.2- Những hạn chế và những vấn đề cần lưu ý trong quá trình phát triển thương
hiệu Trung Nguyên ............................................................................................................. 56
3.2- Những kinh nghiệm và tinh thần quý giá cho khát vọng thƣơng hiệu Việt . 61
3.2.1- Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam .................................... 61
3.2.2- Khơi dậy tinh thần quý giá cho khát vọng thương hiệu Việt ........................... 67
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 82


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT

Kí hiệu viết tắt

Diễn giải

1

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

2

DN

Doanh nghiệp

3


KD

Kinh doanh

4

PR

Quan hệ công chúng

5

TLDN

Triết lý doanh nghiệp

6

TLKD

Triết lý kinh doanh

7

VHDN

Văn hóa doanh nghiệp

8


VN

Việt Nam


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực tế cho thấy, sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp (DN) được
định hướng chủ yếu từ triết lý và tinh thần kinh doanh đúng đắn. Nócũng được xem
là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của các thương
hiệu nổi tiếnghàng đầu thế giới như: Apple, Coca-Cola, IBM, Microsoft, GE,
McDonald's, Samsung, Intel…

[26]

Tuy nhiên, các DN VN chưa thực sự nhận thức

hết được tầm quan trọng của triết lý và tinh thần kinh doanh, đóng góp vào sự
thành công của mỗi DN nói chung và trong xây dựng thương hiệu nói riêng.
Vì thế, sẽ không ít người bất ngờ khi nhận ra rằng VN có đầy đủ các điều
kiện để trở thành trung tâm cà phê của thế giới, như một điều kiện căn bản và
chiến lược để xác lập quyền lực mềm của VN,trong thế giới toàn cầu hóa chứa
đựng nhiều khủng hoảng, là thời điểm quyết định để hướng nhân loại cùng đi
theo chiến lược phát triển bền vững. Những nhận định mang tính chiến lược về
lợi thế cạnh tranh của ngành cà phê và của quốc gia VN, cùng với những kế
hoạch cần thiết để xác lập và phát triển lợi thế cạnh tranh sẽ thật sự là một tuyên
ngôn của cà phê VN và khẳng định được thương hiệu cà phê Việt với thế giới
nếu tất cả những điều trên được những người Việt trong thời đại mới quyết tâm

biến tiềm năng thành hiện thực.
Nhận thức rõ tất cả những điều đó, Trung Nguyên đã khai thác được vai trò
của triết lý và tinh thần kinh doanh để nhanh chóng phát triển, rút ngắn khoảng
cách giữa thương hiệu cà phê Việt với các thương hiệu cà phê nổi tiếng trên thế
giới, vững vàng tham gia vào quá trình hội nhập. Ngày 16/6/1996 Đặng Lê Nguyên

1


Vũ thành lập Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuột - Thủ phủ cà phê VN, với số vốn
đầu tiên là chiếc xe đạp cọc cạch, nhưng với niềm tin và ý chí mãnh liệt của tuổi trẻ
cùng với khát vọng xây dựng một thương hiệu cà phê nổi tiếng, đưa hương vị cà
phê VN lan tỏa khắp thế giới.Sau gần 20 năm ra mắt, cà phê Trung Nguyên đã trở
thành một trong những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu tại VN và khẳng định được
thương hiệu đẳng cấp quốc tế đang có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới

[25]

,

hướng tới chinh phục cả thế giới để trở thành thương hiệu VN đầu tiên có mặt trên
toàn cầu.
Từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột,
Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với các công ty thành
viên như: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung
Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại và
dịch vụ G7, công ty truyền thông bán lẻ Nam Việt, công ty liên doanh Vietnam
Global Gateway (VGG)… với các ngành nghề chính bao gồm:trồng, sản xuất,
chế biến, kinh doanh cà phê; nhượng quyền thương hiệu; dịch vụ phân phối, bán
lẻ hiện đại và du lịch.

Nhờ có triết lý và tinh thần kinh doanh, đã làm nên sự thành công của cà phê
Trung Nguyên, được nhiều DN khác xem là điển hình và lấy phương cách làm việc
của Trung Nguyên làm tiêu chuẩn cho hoạt động của mình. Vì vậy, tôi chọn đề tài:
"Triết lý và tinh thần kinh doanh trong xây dựng thương hiệu: Nghiên cứu trường
hợp Công ty Trung Nguyên" để làm luận văntốt nghiệp thạc sĩ của mình.

2


2. Tình hình nghiên cứu
Thực tế đã có những tài liệu, sách, báo, giáo trình, tạp chí... đề cập đến văn
hóa kinh doanh nói chung, triết lý và tinh thần kinh doanh nói riêng (Các tài liệu đã
được thống kê trong danh mục tài liệu tham khảo - Tr.82). Tuy nhiên, khi làm đề
tài này, tác giả đã tập trung vào việc nghiên cứu triết lý và tinh thần kinh doanh
ứng dụng trong việc xây dựng thương hiệu tại một doanh nghiệp cụ thể, đó là Công
ty Trung Nguyên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Đánh giá và làm rõ để khẳng định vai trò của triết lý và tinh thần
kinh doanh trong xây dựng thương hiệu Trung Nguyên. Qua đó, khơi dậy khát
vọng thương hiệu Việt.
Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lí luận về triết lý và tinh thần kinh doanh
trong xây dựng thương hiệu.
- Chứng minh vai trò của triết lý và tinh thần kinh doanh trong xây dựng và
phát triển thương hiệu tại Công ty Trung Nguyên.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm và khơi dậy khát vọng thương hiệu Việt.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Triết lý và tinh thần kinh doanh trong xây dựng
thương hiệu.
Phạm vi nghiên cứu: Công ty Trung Nguyên, từ năm 1996 đến nay.


3


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện luận văn, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp: thu thập tài liệu từ
sách báo, tạp chí và trong thực tế; thống kê; xử lí thông tin thu thập: tổng hợp, sàng
lọc, so sánh, đánh giá và phân tích tài liệu, số liệu… vận dụng các vấn đề lý luận có
liên quan để ứng dụng vào một DN cụ thể trong thực tiễn.
6. Những đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình khoa học thể hiện sự tâm huyết nghiên cứu thực sự của
tác giả. Đề tài đã hệ thống hóa và hoàn thiện những vấn đề lí luận cơ bản về triết lý
và tinh thần kinh doanh; làm rõ được vai trò của triết lý và tinh thần kinh doanh
trong xây dựng thương hiệu tại Công ty Trung Nguyên.Đồng thời đề tài có tính ứng
dụng thực tiễn cho mỗi doanh nghiệp và độc giả có nhu cầu tìm hiểu về triết lý và
tinh thần kinh doanh nói chung, ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng thương hiệu tại
Công ty Trung Nguyên nói riêng, qua đó khơi dậy một khát vọng thương hiệu Việt
cho mỗi doanh nhân và doanh nghiệp VN.
7. Bố cục luận văn
Kết cấu luận văn, ngoài phần mở đầu và kết luận, bao gồm 3 chương:
Chương 1: Khái luận về triết lý và tinh thần kinh doanh
Chương 2: Triết lý và tinh thần kinh doanh của Trung Nguyên
Chương 3: Những kinh nghiệm và tinh thần quý giá cho khát vọng thương
hiệu Việt.

4


CHƢƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ TRẾT LÝ VÀ TINH THẦN KINH DOANH
1.1- Khái quát về triết lý và tinh thần kinh doanh

1.1.1- Khái niệm triết lý và tinh thần kinh doanh
1.1.1.1- Khái niệm triết lý
Triết lý là những tư tưởng có tính triết học (tức là sự phản ánh đã đạt tới trình
độ sâu sắc và có khái quát cao) được con người rút ra từ cuộc sống của mình và
chỉ dẫn, định hướng cho hoạt động của con người.[6]
Trong quá trình sống và hoạt động, con người luôn có xu hướng tổng kết
những quan sát, kinh nghiệm của mình tạo nên những tư tưởng sâu sắc có tính triết
học về bản chất của khách thể.
Ví dụ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, “đời cha ăn mặn, đời con khát
nước”, “ác giả ác báo”, “không thầy đố mày làm nên”…; triết lý của Phật giáo về
cuộc sống nhân sinh; triết lý của Nho giáo về chính trị, đạo đức.
1.1.1.2- Khái niệm triết lý kinh doanh
Theo quy định tại Khoản 2 – Điều 4 – Luật doanh nghiệp 2005: “Kinh doanh
là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu
tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm
mục đích sinh lợi.”[10]
Triết lý kinh doanh (TLKD) là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn
kinh doanh (KD) thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm, khái quát hóa của
các chủ thể KD và chỉ dẫn cho hoạt động KD.[6]
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng con đường chung của sự hình thành các TLKD là sự
tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để đi đến các tư tưởng triết học về KD bằng TLKD;
tác giả của các TLKD thường là những người hoạt động KD - doanh nhân từng trải.
Các TLKD đều có tính nghề nghiệp cao; do vậy, không thể coi các quy luật và

5


nguyên tắc triết học là TLKD. Các triết lý về các lĩnh vực khác của thế giới như
chính trị, tình cảm gia đình, tình yêu… đều không phải là TLKD.
KD là một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp đầy khó khăn, phức tạp và thường

xuyên biến đổi… TLKD rất phong phú và có nhiều loại khác nhau. Có thể phân loại
theo nhiều tiêu chí, nếu dựa vào quy mô của các chủ thể KD - quy mô tổ chức người
ta có thể chia TLKD làm ba loại cơ bản: (1) Triết lý áp dụng cho các cá nhân KD;
(2) Triết lý cho các tổ chức KD, chủ yếu là triết lý về quản lý của các DN; (3) Triết
lý vừa có thể áp dụng cho các cá nhân lại vừa có thể áp dụng cho các tổ chức KD.
Theo cách phân loại trên, TLKD của các cá nhân (loại 1) chính là các triết lý
được rút ra từ những kinh nghiệm, bài học thành công và thất bại trong quá trình
KD, có ích trước hết cho các cá thể KD. Còn các triết lý (loại 2) và (loại 3) có thể
trở thành triết lý chung của tổ chức KD, gọi là TLKD của DN, nói gọn hơn là
TLDN hay triết lý công ty.
Một nhà KD có thể vận dụng một TLKD khi người đó hoạt động ở quy mô cá
nhân - cá thể KD để đem vào tổ chức DN của mình khi người đó đã trưởng thành,
đã hoạt động với tư cách là nhà quản lý DN. Như vậy, sự phân loại các TLKD chỉ
có tính tương đối. Tuy nhiên, TLKD chỉ có giá trị phổ quát khi nó áp dụng được
trong các DN. Thực tế cho thấy, quản lý một DN bao giờ cũng phức tạp, khó khăn
hơn hoạt động của một cá thể tự KD. Không ít người thành công khi KD với tư
cách cá thể nhưng lại bị thất bại với tư cách nhà quản lý KD, lãnh đạo và chịu trách
nhiệm trước một tập thể.
Phần quan trọng nhất của các TLKD là bộ phận triết lý chung của các tổ chức
KD - TLDN. Nói cách khác, TLDN là TLKD chung của tất cả các thành viên của
một DN cụ thể. Khi một cá thể KD trở thành người lãnh đạo DN, họ sẽ cố gắng vận
dụng các tư tưởng của triết học về KD và tổ chức quản lý của họ phát triển nó

6


thành triết lý chung của DN, đó gọi là TLDN (hay TLKD của DN). TLDN là sự cụ
thể hóa TLKD vào trong hoạt động sống của một tổ chức KD.
Tóm lại, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp (TLDN) là lý tưởng, là phương
châm hành động, là hệ giá trị và mục tiêu chung của DN, chỉ dẫn cho hoạt động

KD, nhằm làm cho DN đạt hiệu quả cao trong KD. Với tư cách là nguồn lực vô
hình, TLKD là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thành công của các DN
lớn trên thế giới. Thực tế đã khẳng định quản lý DN được định hướng bởi một
TLKD tích cực là một phương pháp, công cụ để phát triển DN bền vững.
1.1.1.3- Khái niệm tinh thần kinh doanh
Tinh thần kinh doanh là tinh thần dám đối diện với khó khăn, thách thức; luôn
quyết tâm và có niềm tin để thực hiện ước mơ, khát vọng kinh doanh của mình.
Một người có tinh thần kin doanh khi mới khởi nghiệp được ví như là việc
“nhảy khỏi máy bay mà không có dù, nhưng họ vẫn hy vọng rằng có thể tạo ra dù
trước khi rơi xuống mặt đất”.
1.1.2- Nội dung và hình thức của triết lý doanh nghiệp
1.1.2.1- Những nội dung cơ bản của một văn bản TLDN
Các văn bản TLDN được kết cấu thành nhiều phần khác nhau, tựu chung lại,
gồm ba phần nội dung chính như sau:
Thứ nhất: Sứ mệnh và các mục tiêu cơ bản của DN
Một văn bản TLDN thường bắt đầu bằng việc nêu ra sứ mệnh của DN, hay còn
gọi là tôn chỉ, mục đích của nó. Đây là phần nội dung có tính khái quát cao, giàu tính
triết học. Sứ mệnh KD là một bản tuyên bố “lý do tồn tại” của DN, còn gọi là quan
điểm, tôn chỉ, tín điều, nguyên tắc, mục đích KD của DN. Sứ mệnh là phát biểu của
DN mô tả DN là ai, DN làm những gì, làm vì ai và làm như thế nào.
Thực chất của nội dung đó, trả lời cho các câu hỏi:

7


DN của chúng ta là gì?
DN muốn trở thành một tổ chức như thế nào?
Công việc KD của chúng ta là gì?
Tại sao DN tồn tại?
DN của chúng ta tồn tại vì cái gì?

DN có nghĩa vụ gì? DN sẽ đi về đâu?
DN hoạt động theo mục đích nào?
Các mục tiêu định hướng của DN là gì?
Câu trả lời cho các vấn đề này xuất phát từ quan điểm của người sáng lập,
nhà lãnh đạo công ty về vai trò, mục đích KD và lý tưởng mà công ty cần vươn
tới.
Thứ hai: Phương thức hành động
Đây là phần nội dung mà một văn bản TLDN cần trả lời câu hỏi: DN sẽ thực
hiện sứ mệnh và đạt tới các mục tiêu của nó như thế nào, bằng những nguồn lực và
phương tiện gì?
Phương thức hành động của mỗi DN có tính đặc thù cao, phụ thuộc vào thị
trường, môi trường KD và các tư tưởng triết học về hoạt động KD, công tác quản
trị DN… của các nhà lãnh đạo. Tuy có sự khác nhau, song cái chung trong phần
nội dung này là hệ thống các giá trị và biện pháp quản lý của DN.
- Hệ thống các giá trị của DN:
Giá trị của một DN là những niềm tin căn bản thường không được nói ra của
những người làm việc trong DN. Những giá trị này bao bồm: Những nguyên tắc

8


của DN; Lòng trung thành và cam kết; Hướng dẫn những hành vi ứng xử mong
đợi, một ý nghĩa to lớn của sứ mệnh giúp tạo ra một môi trường làm việc trong đó
có những mục đích chung.
Mỗi công ty thành đạt đều có các giá trị văn hóa của nó. Các giá trị này được
sắp xếp theo một thang bậc nhất định, tùy thuộc vào tầm quan trọng của nó, tạo nên
một hệ thống các giá trị của công ty.
Trong một nền văn hóa thì hệ thống các giá trị là thành phần cốt lõi của nó và
là cái rất ít biến đổi. Các DN KD có văn hóa đều có đặc điểm chung là đề cao
nguồn lực con người, coi trọng các đức tính trung thực, KD chính đáng, chất

lượng… như là những mục tiêu cao cả cần vươn tới. Đó chính là những giá trị
chung của lối KD có văn hóa, phù hợp với đạo lý xã hội. Và đó cũng chính là
những chuẩn mực chung, định hướng cho các hoạt động của tất cả các thành viên
trong một DN.
- Các biện pháp và phong cách quản lý:
Các biện pháp và phong cách quản lý trả lời cho câu hỏi: DN hoàn thành sứ
mệnh KD bằng con đường nào? Với những nguồn lực gì?
Tổ chức, quản lý DN là nhiệm vụ trung tâm và có vai trò quyết định đối với
việc thực hiện sứ mệnh và các mục tiêu lâu dài của DN. Phong cách và các biện
pháp quản lý của mỗi công ty thành đạt đều có điểm đặc thù, sự khác biệt lớn so
với các công ty khác. Nguyên nhân của sự khác biệt này xuất phát từ nhiều yếu tố
khác nhau quy định như: thị trường, môi trường KD, văn hóa dân tộc và đặc biệt là
tư tưởng triết học về quản lý của người lãnh đạo. Triết lý về quản lý DN là cơ sở để
lựa chọn, đề xuất các biện pháp quản lý, qua đó củng cố một phong cách quản lý
KD đặc thù của công ty.

9


Thứ ba: Các phong cách tạo ra một phong cách ứng xử, giao tiếp và hoạt
động KD đặc thù của DN
DN tồn tại nhờ một môi trường KD nhất định; trong đó, nó có những mối
quan hệ với xã hội bên ngoài, với chính quyền, khách hàng, đối thủ cạnh tranh,
cộng đồng dân cư… Vấn đề có tính sống còn của nó là cần duy trì phát triển các
mối quan hệ xã hội để phục vụ cho công việc KD; một mục tiêu quan trọng của DN
là giải quyết các mối quan hệ này nhằm tạo ra môi trường thuận lợi và hơn thế nữa,
tạo ra một nguồn lực phát triển của nó. Các văn bản TLDN đều ít hoặc nhiều đưa ra
các nguyên tắc chung hướng dẫn việc giải quyết những mối quan hệ giữa DN với
xã hội nói chung, cách xử sự chuẩn mực của nhân viên trong mối quan hệ cụ thể
nói riêng.

Việc xác định những nguyên tắc chung - trình bày ở “phương thức KD” là cần
thiết nhưng chưa đủ. Bởi vì, các nguyên tắc đạo đức này chủ yếu có tác dụng để
đánh giá thế nào là phương tiện và hành vi phù hợp với hệ thống giá trị của DN,
nhưng chưa đề cập tới bổn phận, nghĩa vụ của mỗi thành viên DN đối với thị
trường, cộng đồng khu vực và xã hội bên ngoài. Đó chính là nội dung cơ bản của
một văn bản TLDN cần giải quyết. Nó thường được xếp vào đoạn (phần) thứ hai
hoặc thứ ba của TLDN. Cũng có một số DN, TLKD của nó còn nhấn mạnh tới cách
ứng xử, phong cách hành động độc đáo, đặc thù của nó như là một bí quyết trong
KD.
1.1.2.2- Hình thức thể hiện của triết lý doanh nghiệp
TLDN được thể hiện bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau: Văn bản
TLDN được in ra trong các cuốn sách nhỏ phát cho nhân viên (Ví dụ: Công ty
Trung Cương); có thể là một văn bản nêu rõ thành từng mục, ví dụ như 7 quan

10


niệm KD của IBM; một số DN chỉ có TLKD dưới dạng một vài câu khẩu hiệu chứ
không thành văn bản; thậm chí có công ty còn rút gọn TLKD của mình trong một
chữ, ví dụ chữ “nhẫn”, chữ “đức”, chữ “trung” ở các công ty của Đài Loan, chữ
“think” của IBM; có khi là một bài hát hoặc bộ luật đạo lý của công ty (Ví dụ:
Công ty Matsushita); có khi là một công thức (Ví dụ: Q + S + C của MacDonald);
có khi thể hiện qua những chiến lược chính của DN (Ví dụ: Công ty Samsung); có
khi được trình bày qua các quy tắc của công ty (Ví dụ: “Mười quy tắc vàng” của
công ty Disney) v.v…
Một văn bản TLDN đầy đủ thường bao gồm cả ba nội dung chính như đã
trình bày ở trên, ngoài ra nó còn thêm phần nội dung giải đáp các thắc mắc của
nhân viên liên quan tới việc thực hiện các hành vi phù hợp với giá trị và chuẩn
mực (đạo đức) của DN. Văn bản TLDN như trên được in thành một cuốn sách
riêng; trong khi đó một số DN chỉ nêu một số nội dung triết lý của nó như phần sứ

mệnh, mục tiêu các giá trị và in liền các nội dung này trong cuốn Sổ tay nhân
viên.
Tính chất triết học của văn bản TLDN không chỉ khác nhau giữa các công ty,
mà còn khác nhau giữa các phần nội dung của một bản triết lý. Thông thường phần
nội dung sứ mệnh - mục đích và các giá trị là các phần có độ đậm đặc về triết lý
nhiều nhất, song cũng có những văn bản có tính triết học nhiều ở phần phương thức
thực hiện.
Độ dài của văn bản triết lý cũng rất khác nhau giữa các chủ thể công ty và điều
này còn phụ thuộc vào nền văn hóa dân tộc của họ. Các công ty Mỹ thường có
TLDN được trình bày rất bài bản, dài khoảng 10 - 20 trang. Các công ty của Nhật
Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, VN thường chỉ có văn bản triết lý gói gọn trong một

11


trang giấy. Nhìn chung, một văn bản TLDN dài không quá 30 trang, kể cả phần
giải đáp hành vi của nhân viên.
Văn phong của các bản TLDN thường giản dị mà hùng hồn, ngắn gọn mà sâu
lắng, dễ hiểu và dễ nhớ. Để tạo ấn tượng, có công ty nêu TLKD nhấn mạnh vào
tính độc đáo, khác thường của mình. Triết lý công ty như vậy giống như các thông
điệp quảng cáo.
1.1.3- Vai trò của TLDN trong quản lý và phát triển DN
1.1.3.1- TLDN là cốt lõi của VHDN, tạo ra phương thức phát triển bền vững
Văn hóa doanh nghiệp (VHDN) là cơ sở đảm bảo cho một DN KD có văn hóa
và bằng phương thức này, nó có thể phát triển bền vững.
VHDN gồm nhiều yếu tố cấu thành, mỗi yếu tố cấu thành VHDN có một vị
trí, vai trò khác nhau trong một hệ thống chung, trong đó hạt nhân của nó là các
triết lý và hệ giá trị. Hình 1.1cho thấy ma trận về vị trí gốc rễ của TLDN trong một
hệ thống VHDN.
Do TLDN vạch ra sứ mệnh - mục tiêu, phương thức thực hiện mục tiêu, một

hệ thống các giá trị có tính pháp lý và đạo lý, chủ yếu là giá trị đạo đức của DN,
nên nó tạo nên một phong thái văn hóa đặc thù của DN. Hay TLDN là cốt lõi của
phong cách - phong thái của DN đó.
TLDN là cái ổn định, rất khó thay đổi, nó phản ánh cái tinh thần - ý thức của
DN ở trình độ bản chất, có tính khái quát, cô đọng và hệ thống hơn so với các yếu
tố ý thức đời thường và tâm lý xã hội.

12


Hình 1.1: Vị trí các yếu tố của VHDN
Một khi đã phát huy được tác dụng thì TLDN trở thành ý thức lý luận và hệ tư
tưởng chung của DN, bất kể sự thay đổi về lãnh đạo. Do đó, TLDN là cơ sở bảo
tồn phong thái và bản sắc văn hóa của DN. TLDN ít hiện hữu với xã hội bên ngoài;
nó là tài sản tinh thần của DN, là cái thần thấm sâu vào toàn thể DN, từ đó hình
thành một sức mạnh thống nhất, tạo ra một hợp lực hướng tâm chung. TLDN là
công cụ tốt nhất của DN để thống nhất hành động của người lao động trong một sự
hiểu biết chung về mục đích và giá trị.
TLDN còn góp phần tạo lập nên VHDN, là yếu tố có vai trò quyết định trong
việc thúc đẩy và bảo tồn nền văn hóa này; qua đó góp phần tạo nên một nguồn nội
lực mạnh mẽ từ DN. Do vậy, TLDN có vị trí quan trọng nhất trong số các yếu tố
hợp thành VHDN.

13


1.1.3.2- TLDN là công cụ định hướng và là cơ sở để quản lý chiến lược của
doanh nghiệp
TLKD là một lực lượng hướng dẫn, tạo sức mạnh to lớn cho thành công của
DN. Nó có vai trò: Thiết lập một tiếng nói chung hoặc môi trường của DN; Nội

dung TLKD rõ ràng là điều kiện hết sức cần thiết để thiết lập các mục tiêu và soạn
thảo các chiến lược một cách có hiệu quả; TLKD cung cấp cơ sở hoặc tiêu chuẩn
để phân phối nguồn lực của tổ chức.
Môi trường KD của các DN vốn rất phức tạp và biến đổi không ngừng. Tính
định tính, sự trìu tượng của TLKD cho phép DN có được tính mềm dẻo và sự linh
hoạt, cũng như có thêm năng lực chủ động để thích nghi với môi trường đang thay
đổi và các hoạt động bên trong.
Bước1:1:
Bước
Xác
định
Xác định

sứmệnh
mệnh
sứ

các
mụctiêu
tiêu
và các mục
của tổ chức
của tổ chức
Bước2:2:
Bước
Phân tích các
Phân tích các
đedoạ
doạvà
vàcơ

cơhội
hội
đe
củathị
thịtrường
trường
của

Bước3:3:
Bước
Đánh
giánhững
những
Đánh giá
điểm mạnh
điểm mạnh
vàyếu
yếu

củatổtổchức
chức
của

Bước4:4:Xây
Xâydựng
dựngcác
cáckế
kếhoạch
hoạch
Bước

chiến
lược
để
lựa
chọn
chiến lược để lựa chọn
Bước5:5:Triển
Triểnkhai
khaikế
kếhoạch
hoạch
Bước
chiếnlược
lược
chiến
Bước6:6:Triển
Triểnkhai
khaicác
các
Bước
kế
hoạch
tác
nghiệp
kế hoạch tác nghiệp
Bước7:7:Kiểm
Kiểmtra
travà

Bước

đánh giá kết quả
đánh giá kết quả
Bước8:8:Lặp
Lặplại
lại
Bước
quá
trình
hoạch
định
quá trình hoạch định

Hình 1.2: Sơ đồ tiến trình hoạch định chiến lược

14


Sự trung thành với TLKD còn làm cho DN thích ứng tốt với các nền văn hóa
khác nhau ở các quốc gia khác nhau, từ đó đem lại thành công cho các DN.
Vai trò định hướng của TLDN được mô tả khái quát qua Hình 1.2, đối với
tầng lớp cán bộ quản trị, TLDN là một văn bản pháp lý và là cơ sở văn hóa để họ
có thể đưa ra các quyết định quản lý quan trọng, có tính chiến lược, trong những
tình huống mà sự phân tích kinh tế lỗ - lãi vẫn chưa giải quyết được vấn đề.
1.1.3.3- TLDN là một phương tiện để giáo dục, phát triển nguồn nhân lực
và tạo ra một phong cách làm việc đặc thù của DN
Phát triển nguồn nhân lực của DN liên quan tới công tác tuyển dụng, đào tạo,
tổ chức, sử dụng, đãi ngộ và thúc đẩy… đội ngũ nhân lực của nó.
TLDN cung cấp các giá trị, chuẩn mực hành vi nhằm tạo nên một phong cách
làm việc, sinh hoạt chung của DN, đậm đà bản sắc văn hóa của DN.
Công tác giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có vai trò quyết định

sự thành hay bại của DN. Vấn đề đầu tiên mà các cán bộ, công nhân viên mới phải
học là sự hòa nhập của họ với môi trường văn hóa công ty. Và TLDN là bài học
thứ nhất đối với mọi thành viên của DN. Với việc vạch ra lý tưởng và mục tiêu
KD, TLDN giáo dục cho cán bộ, công nhân viên đầy đủ về lý tưởng, về công việc;
và trong một môi trường văn hóa tốt, nhân viên sẽ tự giác hoạt động, phấn đấu
vươn lên, ở họ có lòng trung thành và phấn đấuhết mình vì DN.
Do TLKD đề ra một hệ giá trị đạo đức chuẩn mực làm căn cứ đánh giá hành vi
của mọi thành viên nên nó có vai trò điều chỉnh hành vi của nhân viên qua việc xác
định bổn phận, nghĩa vụ của mỗi thành viên đối với DN, với thị trường khu vực và
xã hội nói chung.

15


Nhờ có hệ thống giá trị được tôn trọng nên TLDN còn có tác dụng bảo vệ
nhân viên của DN - những người dễ bị thương tổn, thiệt thòi khi người quản lý của
họ lạm dụng chức quyền hoặc có ác ý tư thù.
1.2- Cách thức xây dựng triết lý kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1- Những điều kiện cơ bản cho sự ra đời của triết lý doanh nghiệp
1.2.1.1- Điều kiện về cơ chế pháp luật
TLKD là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa, thậm trí có từ nền kinh tế tự sản
tự tiêu. TLDN là sản phẩm của nền kinh tế thị trường; nó ra đời khi nền kinh tế thị
trường đã trải qua giai đoạn sơ khai; đến giai đoạn phát triển, thể chế kinh tế thị
trường được xây dựng tương đối hoàn thiện, tạo ra môi trường cạnh tranh công
bằng, minh bạch, đòi hỏi mỗi DN để có thể tồn tại và phát triển bền vững cần phải
chọn kiểu kinh doanh có văn hóa, có nghĩa là cần phải xác định sứ mệnh và triết lý
kinh doanh của mình. Đây chính là điều kiện khách quan cho sự ra đời của TLDN
– triết lý công ty – triết lý tập đoàn…
1.2.1.2- Điều kiện về thời gian hoạt động của DN và kinh nghiệm của người
lãnh đạo

Các DN độc lập (khác với các công ty con của các tập đoàn lớn), trong những
tháng năm đầu tiên thường chưa đặt ra vấn đề về TLKD. Vì trong nền kinh tế thị
trường có mức cạnh tranh cao, các DN mới thành lập thường xuyên phải đối mặt
với thách thức có tồn tại được hay không và gặp phải những khó khăn chồng chất,
cho nên số DN sống sót qua giai đoạn 3 – 5 năm đầu tiên sau khi ra đời chỉ còn
dưới một nửa.[6]

16


Một số DN sau khi vượt qua giai đoạn đầu buộc phải tìm cách phát huy nội
lực của mình để phát triển; cùng với việc đẩy mạnh, mở rộng đầu tư, phát triển
công nghệ và nâng cao hiệu suất, nó cũng cần xác định bản sắc văn hóa riêng của
mình, trong đó có vấn đề TLDN. Khi DN tồn tại, phát triển càng lâu, số nhân viên
của nó càng nhiều hơn thì vấn đề về văn hóa kinh doanh và TLDN càng trở nên cấp
bách hơn.
Các nhà sáng lập và lãnh đạo DN có vai trò quyết định đối với việc tạo lập
một TLDN cụ thể. Bản thân những người này cũng cần phải có kinh nghiệm và
thời gian để phát hiện các tư tưởng về quản trị DN, và cần thêm nhiều thời gian nữa
để kiểm nghiệm, đánh giá về giá trị của các tư tưởng này trước khi công bố trước
nhân viên. Đây là yếu tố chủ quan, song không thể thiếu đối với việc tạo lập một
TLDN.
Thực tế cho thấy, các công ty độc lập phải sau khoảng 10 năm thành lập mới
có được một bản triết lý của riêng họ. Những công ty có ý thức xây dựng TLKD
ngay từ đầu, song cũng phải mất vài năm mới có thể có được một văn bản TLDN
thực sự có giá trị.
1.2.1.3- Điều kiện về bản lĩnh và năng lực của người lãnh đạo
TLDN là sản phẩm của một DN, nhưng các ý tưởng cơ bản của nó bao giờ
cũng xuất phát từ người sáng lập và lãnh đạo DN. Nhân cách và sắc thái của nhà
sáng lập DN thường được in đậm trong sắc thái của TLDN.

Các yếu tố thuộc về bản lĩnh và phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo có tác
động trực tiếp tới sự ra đời và nội dung của TLKD do họ đề xuất. Để TLKD của
một DN được ra đời, đòi hỏi người lãnh đạo vừa phải có năng lực, vừa có đủ bản

17


lĩnh; nhiệt tình, say sưa với sứ mệnh, có niềm tự hào về truyền thống thành đạt của
công ty theo một triết lý đặc thù, đồng thời phải kiên trì truyền bá những nguyên
tắc, giá trị đó tới mọi nhân viên.
1.2.1.4- Điều kiện về sự chấp nhận tự giác của đội ngũ cán bộ công nhân viên
Mặc dù sự ra đời và nội của TLDN chịu sự tác động trực tiếp bởi kinh nghiệm,
năng lực và bản lĩnh của người lãnh đạo, nhưng nó chỉ thực sự là TLKD chung của
toàn DN khi nó được toàn thể cán bộ công nhân viên (CBCNV) trong DN đó tự
nguyện, tự giác chấp nhận.
Muốn vậy, các nhà lãnh đạo phải thực hiện nguyên tắc nói đi đôi với làm, phải
gương mẫu và kiên trì thực hiện triết lý trước nhân viên. Mọi TLDN do bộ phận
lãnh đạo ban hành một cách cưỡng bức hoặc quá vội vàng sẽ không có giá trị, nó
chỉ tồn tại về mặt hình thức. Muốn làm được điều này thì nội dung của bản triết lý,
trong phần mục tiêu, các giá trị và phương thức hoạt động của nó, phải đảm bảo
được quyền và lợi ích của người lao động, chứ không chỉ là bảo vệ lợi ích của tầng
lớp các nhà quản lý và đầu tư; nó phải khẳng định được rằng các lợi ích mà nhân
viên thu được sẽ tỷ lệ thuận với sự đóng góp của họ và nhờ vậy, công ty sẽ có một
tương lai lâu dài, tươi sáng.
1.2.2- Triết lý kinh doanh đƣợc hình thành từ kinh nghiệm của ngƣời
sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp
Đây là TLKD do những người sáng lập hay lãnh đạo DN sau một thời gian dài
làm KD và quản lý đã từ kinh nghiệm, từ thực tiễn thành công nhất định của DN
rút ra TLKD cho DN mình. Họ đã kiểm nghiệm rồi đi đến một sự tin tưởng rằng
DN của họ cần có một cương lĩnh, một cách thức KD riêng và việc truyền bá, phát

triển cương lĩnh, cách thức này là yếu tố rất quan trọng để tiếp tục thành công; cần
phải có một triết học quản lý được thể hiện bằng văn bản, gửi đến tất cả các nhân

18


×