Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Đánh giá tác động của Luật thuế bảo vệ môi trường đến hoạt động kinh doanh của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý: 60 34 05

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 78 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

ĐÀO THỊ HUYỀN TRANG

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT THUẾ BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

ĐÀO THỊ HUYỀN TRANG

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT THUẾ BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUỐC VIỆT

Hà Nội – 2015


MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT ............................ i
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ............................................................ iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG ............................................................................................. 3
CHƢƠNG 2: LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TẠI
VIỆT NAM ........................................................................................... 8
2.1. Khái quát chung về Luật thuế bảo vệ môi trƣờng. ..................................................8
2.2. Nguyên tắc để xây dựng biểu khung thuế bảo vệ môi trƣờng ...............................9
2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng của một số mặt hàng gây ô nhiễm môi trường
chủ yếu thuộc để đưa vào diện chịu thuế bảo vệ môi trường. ........................ 9
2.2.2. Đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường .................................. 15
2.3. Biểu khung thuế quy định trong Luật thuế bảo vệ môi trƣờng ......................... 16
2.4. Công cụ tác động để thực hiện Luật thuế bảo vệ môi trƣờng............................. 18

CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT THUẾ
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ................... 22
3.1. Đánh giá chung ............................................................................................................. 22



3.2. Kinh nghiệm triển khai thực hiện thuế bảo vệ môi trƣờng ở các nƣớc trên
thế giới .................................................................................................................................... 23
3.3. Kết quả dự kiến sẽ đạt đƣợc của Luật thuế bảo vệ môi trƣờng có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 1/1/2012. ............................................................................................ 35
3.3.1. Về chính sách thuế trong chiến lược cải cách hệ thống thuế giai
đoạn 2011-2020 và kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011- 2015
thì đối với thuế bảo vệ môi trường: .............................................................. 35
3.3.2. Khuyến khích sản xuất, tiêu dùng hàng hóa thân thiện với môi
trường. ........................................................................................................... 37
3.3.3. Thúc đẩy cải cách đổi mới công nghệ ................................................ 38
3.3.4. Tác động về mặt kinh tế...................................................................... 38
3.2.5. Tác động về mặt xã hội ....................................................................... 46
3.2.6. Tác động về mặt môi trường............................................................... 47
3.4. Kết quả đã đạt đƣợc của Luật thuế bảo vệ môi trƣờng sau khi thi hành cho
đến nay. .................................................................................................................................. 48
3.4.1. Tác động đối với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô ....................................... 48
3.4.2. Tác động đối với các ngành ................................................................ 50
3.4.3. Tác động đối với phát thải khí CO2 ................................................... 55
3.4.4. Tác động đối với phân tích thu nhập và đói nghèo ............................ 57
3.5. Khó khăn khi thực hiện Luật thuế bảo vệ môi trƣờng ........................................ 59


3.5.1. Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.................. 60
3.5.2. Tác động của 8 nhóm hàng thuộc đối tượng chịu thuế của Luật thuế
bảo vệ môi trường đến doanh nghiệp và người tiêu dùng ............................ 62

KẾT LUẬN ........................................................................................ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 69



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
BVMT

Bảo vệ môi trường

BVTV

Bảo vệ thực vật

CGE

Computable General Equilibrium (mô hình tổng
thể có thể tính toán được )

DANIDA

Dự án Hỗ trợ Phát triển Quốc tế của Đan Mạch

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GTGT

Giá trị gia tăng

GTZ

Dự án Hợp phần nền tài chính công của Đức


HCFC

Hydro-clo-flo-cacbon

KTMT

Kịch bản không thực hiên Luật thuế bảo vệ môi
trường

MtC

Triệu tấn cacbon

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

SAM

Social Accounting Matrix (ma trận kế toán xã
hội)

TMT

Kịch bản thực hiên Luật thuế bảo vệ môi trường

i


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 2.1

Đặc điểm và tác động của các công cụ kinh tế

19

2

Bảng 3.1

Tỷ trọng sản lượng của các ngành trong tổng
sản lượng nội địa năm 2007 của mô hình

40

3

Bảng 3.2

Thuế suất thuế môi trường trong các phương

án

42

4

Bảng 3.3

Tác động lên toàn nền kinh tế vĩ mô (không
bao gồm yêu tố lạm phát)

42

5

Bảng 3.4

Số thu dự kiến năm 2012

43

6

Bảng 3.5

Tác động lên phúc lợi hộ gia đình (%)

45

7


Bảng 3.6

Tác động đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô (tính
theo giá cố định) ( tỷ lệ % thay đổi của TMT
so với KTMT)

49

8

Bảng 3.7

Tác động đối với các ngành: thay đổi so với
KTMT theo giá so sánh (%)

54

9

Bảng 3.8

Tính toán thay đổi phát thải khí CO2 trong
giai đoạn 2012-2013

56

10

Bảng 3.9


Tác động đối với đói nghèo trong thời kỳ
2012 – 2013 (%)

58

ii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Nội dung

STT

Hình

1

Hình 3.1

Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm 20112013(% so với năm trước)

48

Hình 3.2

Tỷ trọng của nhiên liệu hóa thạch sử dụng
trong 10 ngành Sử dụng nhiều nhiên liệu hóa
thạch năm 2011 (% than và xăng dầu được sử
dụng trong sản xuất)


52

Hình 3.3

Tỷ trọng của than sử dụng trong 10 ngành sử
dụng nhiều than năm 2011 (% than được sử
dụng trong sản xuất)

53

4

Hình 3.4

Tỷ trọng của xăng dầu sử dụng trong 10
ngành sử dụng nhiều xăng dầu năm 2011 (%
xăng dầu được sử dụng trong sản xuất)

54

5

Hình 3.5

Chỉ số GINI giai đoạn 2011 - 2013

60

2


3

iii

Trang


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển kinh tế và đô thị hóa,
mức độ ô nhiệm môi trường tại Việt Nam cũng ngày càng tăng. Trong quá
trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và duy trì tăng trưởng bền vững, việc
giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết
không chỉ đối với nước ta mà đã trở thành vấn đề toàn cầu. Nhận thức thấy
bảo vệ môi trường là việc hết sức cần thiết, Việt Nam đã thực hiện thông qua
nhiều biện pháp khác nhau, bao gồm các biện pháp hành chính và biện pháp
kinh tế, nhằm thay đổi nhận thức và hành vi của các chủ thể có khả năng tác
động tiêu cực đến môi trường. Các biện pháp hành chính bao gồm kiểm tra,
giám sát, ban hành các tiêu chuẩn môi trường…. Bên cạnh các biện pháp nêu
trên, Việt Nam đã ban hành Luật thuế bảo vệ môi trường. Đây là lần đầu tiên
Luật thuế bảo vệ môi trường được ban hành tại nước ta, một câu hỏi lớn đặt ra
là thế nào để Luật thuế bảo vệ môi trường phát huy hiệu quả, tức là dung hòa
được những lợi ích mâu thuẫn nhau: bảo vệ môi trường nhưng làm sao không
tổn hại đến người dân, không tác động xấu đến tính cạnh tranh của doanh
nghiệp và cả nền kinh tế. Luật thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực thực hiện
kể từ ngày 1/1/2012, mặc dù mới được ban hành nhưng Luật thuế mới này đã
có những tác động cơ bản đến hành vi người dùng, cũng như nhà sản xuất,
việc đánh giá những tác động từ Luật thuế bảo vệ môi trường là cần thiết.
Trên cơ sở phân tích thực tế, đánh giá, em đã lựa chọn phân tích bước đầu tác

động của Luật thuế bảo vệ môi trường đến hoạt động kinh tế xã hội với tên đề
tài luận văn là: “Đánh giá tác động của Luật thuế bảo vệ môi trường đến hoạt
động kinh doanh của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.

1


Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Tìm hiểu Luật thuế bảo vệ môi trường
- Đánh giá được các tác động của Luật thuế bảo vệ môi trường đến hoạt
động kinh doanh của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Luật thuế bảo vệ môi trường của các nước trên thế giới.
- Luật thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 ngày 15/11/2010.
Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài:
- Điều tra, khảo sát và thu thập các dữ liệu, số liệu tại các cơ quan Trung
ương, địa phương.
- Tổng hợp và phân tích dựa trên số liệu thu thập được.
- Kế thừa các nghiên cứu đã có.
Nội dung luận văn: gồm 3 chương
Chương I. Tổng quan về luật thuế môi trường
Chương II: Luật thuế bảo vệ môi trường hiện nay tại Việt Nam
Chương III: Tác động của Luật thuế bảo vệ môi trường đến hoạt động
kinh doanh của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

2


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG

Để có thể tồn tại và phát triển, con người phải xây dựng cho mình hệ
thống kinh tế, một hệ thống kinh tế cung cấp cho chúng ta mọi thứ của cải và
dịch vụ cần thiết cho cuộc sống. Song hệ thống này không thể hoạt động nếu
không có sự hỗ trợ của các hệ thống sinh thái gồm cây cỏ thú vật và các mối
quan hệ tương hỗ của chúng tức là hệ thống kinh tế được đặt trên nền tảng
môi trường. Vậy môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất
nhân tố quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới
đời sống sản xuất sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (theo điều
1 Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam). Khi có nhân tố môi trường tham gia
thì hệ thống kinh tế được xem như là một hệ thống mở. Điều này có nghĩa
rằng để hoạt động (tức là để cung cấp hàng hoá và dịch vụ) nền kinh tế phải
khai thác tài nguyên từ môi trường, chế biến những tài nguyên này (biến
chúng thành những sản phẩm hàng hoá hoàn tất để tiêu thụ) và thải trở lại môi
trường xung quanh một khối lượng lớn những tài nguyên bị hao mòn hoặc đã
qua quá trình biến đổi hoá học (thành những chất thải). Do đó càng nhiều tài
nguyên bị hút vào nền kinh tế thì càng có nhiều chất thải bị đẩy trở lại môi
trường xung quanh. Điều này tạo ra những áp lực lên khả năng có hạn của
môi trường thiên nhiên trong việc xử lý những chất thải mà không gây hại đến
con người, thú vật và cây cỏ bởi vì môi trường tự thiên chỉ có thể tự tổ chức
và tự điều chỉnh trong một giới hạn cho phép. Khi mà quá nhiều chất thải
không đúng chỗ, không đúng lúc (hoặc kéo dài quá lâu) sẽ gây ra những thay
đổi về sinh học cũng như những thay đổi khác trong môi trường (gọi là nhiễm
độc). Chính những sự thay đổi này sau đó có thể làm hại đến súc vật, cây cỏ,
hệ sinh thái và sức khoẻ con người. Đây chính là sự ô nhiễm môi trường.

3


Đứng trước các thảm họa hoặc nguy cơ do môi trường bị hủy hoại gây
ra, việc bảo vệ môi trường đang trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia

cũng như cộng đồng quốc tế. Con người đã và đang nhận thức được rằng phát
triển kinh tế và bảo vệ môi trường luôn luôn gắn bó với nhau, không thể hy
sinh môi trường vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Từ những năm 80 của thế kỉ XX, thảm họa môi trường đã được nhận
thức khá rõ và đầy đủ. Bảo vệ môi trường đã được tiếp cận nghiêm túc và
thực tiễn hơn. Vấn đề thay đổi cách tiếp cận để giải quyết ô nhiễm môi trường
theo hướng phát triển bền vững để đưa ra như một yêu cầu khách quan. Việc
xử lý chất thải một cách thụ động đã được chuyển sang chủ động và phòng
ngừa. Các công cụ kinh tế, hành chính, giáo dục, truyền thông đã được phối
hợp sử dụng đồng bộ để bảo vệ môi trường. Đặc biệt là các công cụ kinh tế đã
mang lại những hiệu quả đáng kể trong việc giải quyết và phòng ngừa ô
nhiễm môi trường.
Thời gian qua, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm bộc lộ rõ tính thiếu
bền vững của hệ thống kinh tế thế giới cũng như mô hình tăng trưởng của
nhiều nước là “tăng trưởng trước, làm sạch sau”. Điều này đặt ra yêu cầu
ngày càng cấp bách về phát triển kinh tế bền vững bởi: (i) Với mục tiêu tăng
trưởng nhanh và phụ thuộc vào tài nguyên, năng lượng hoá thạch đã làm tiêu
hao nhiều tài nguyên, năng lượng không tái tạo và gây tổn hại môi trường
sinh thái; (ii) Khủng hoảng kinh tế toàn cầu cùng với thách thức an ninh năng
lượng và tình trạng biến đổi khí hậu có nguy cơ trở thành khủng hoảng xã hội
và môi trường; (iii) Khủng hoảng đã thúc đẩy nhiều nước tăng cường đổi mới
công nghệ, tái cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần các ngành, công nghệ tiêu
hao nhiều năng lượng, tài nguyên để nâng cao năng lực cạnh tranh và giành vị
thế có lợi trong kinh tế thế giới sau khủng hoảng. Vì vậy, xu hướng phát triển

4


kinh tế bền vững, ít gây ô nhiễm ngày càng được quan tâm và trở thành một
trong những ưu tiên của nhiều nước.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam có thể phải chịu tổn
thất do ô nhiễm môi trường lên tới 5.5% GDP hàng năm. Như vậy, nền kinh
tế mất khoảng 3,9 tỷ USD trong 71 tỷ USD của GDP trong năm 2007, và
khoảng 4,2 tỷ USD trong ước tính 76 tỷ USD của GDP năm 2008. Cũng theo
đánh giá của Ngân hàng Thế giới mỗi năm ở Việt Nam thiệt hại 780 triệu
USD trong các lĩnh vực sức khỏe cộng đồng vì ô nhiễm môi trường. Tổn thất
kinh tế do ô nhiễm môi trường thường đánh giá trên các mặt: con người, mùa
màng và đánh bắt thủy sản sau mỗi vụ thảm hóa hoặc một sự cố ô nhiễm môi
trường 1
Trong những năm qua, nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngày
càng gia tăng cả về số lượng và liều lượng hoạt chất (kg/ha). Ngày càng nhiều
các trường hợp ngộ độc thực phẩm, đồng ruộng bị ô nhiễm. Đặc biệt, ô nhiễm
môi trường nông nghiệp còn đang ngày một gia tăng với một lượng lớn vỏ
bao thuốc bảo vệ thực vật (trung bình là 19.637 tấn/năm), chủ yếu là các vỏ
bao giấy tráng kẽm, túi nilon, các loại chai lọ nhựa và thủy tinh, hầu như
không được thu gom mà bị thải bỏ vương vãi trên đồng ruộng, kênh, mương.
Đây là nguồn ô nhiễm khá nghiêm trọng cho môi trường đất và nước2.
Các công cụ kinh tế - tài chính lấy nguyên tắc cơ bản của thị trường, tài
chính công và kinh tế học làm cơ sở để đạt được sự hài hòa giữa phát triển
kinh tế và bảo vệ môi trường. Các công cụ kinh tế - tài chính bảo vệ môi
1

Báo cáo môi trường quốc gia 2010 – Bộ Tài nguyên và Môi trường

2

Sách đã dẫn

5



trường ô nhiễm bao gồm thuế và phí bảo vệ môi trường; hệ thống đặt cọc
hoàn trả, trợ cấp, Cô ta gây ô nhiễm; ký quỹ môi trường và trợ cấp môi
trường. Trong khuôn khổ luận văn cùng với tài liệu thu thập được tại Phòng
Chính sách phí – lệ phí Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính em xin đi sâu vào
khai thác công cụ thuế bảo vệ môi trường .
Khái niệm về thuế môi trường thường được tiếp cận dưới hai giác độ.
Theo nghĩa rộng, thuế môi trường là toàn bộ các khoản thuế mà chủ thể nộp
thuế phải đóng góp liên quan đến việc tác động đến môi trường thông qua
hành vi của mình. Dưới giác độ này, Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián
thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi
trường3.
Theo nghĩa hẹp, thuế môi trường được hiểu là một loại thuế riêng biệt,
được Quốc hội ban hành dưới hình thức Luật hoặc Pháp lệnh, điều chỉnh quan
hệ thuế giữa nhà nước và các chủ thể có hành vi tác động tiêu cực đến môi
trường. Như vậy, thuế môi trường là loại thuế mà các chủ thể có khả năng tác
động tiêu cực đến môi trường phải nộp nhằm phòng, chống ô nhiễm môi
trường và đảm bảo phát triển bền vững.
Thuế bảo vệ môi trường được xây dựng trên nguyên tắc “người gây ô
nhiễm môi trường phải trả tiền”. Người gây ô nhiễm có thể là người sản xuất
hay người tiêu dùng. Nghĩa là trong quá trình sản xuất hoặc tiêu thụ sản
phẩm, người nào phát thải ra các chất gây ảnh hưởng hoặc làm nguy hại đến
người khác và môi trường phải chi trả cho những thiệt hại mà họ đã gây ra.
3

Luật thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12

6



Thuế bảo vệ môi trường sẽ góp phần làm cho giá bán hàng hóa, dịch vụ
phản ảnh đầy đủ chi phí bao gồm chi phí kinh tế, chi phí xã hội hạn chế được
tình trạng khai thác và sử dụng không hợp lý nguồn tài nguyên, góp phần làm
giảm ô nhiễm môi trường do phát triển ngày càng cao của xã hội nhiều hạ
tầng cơ sở, phát triển giao thông, đô thị, giảm dịch bệnh, ô nhiễm khí thải. Từ
đó, tín hiệu giá cả trở nên đúng đắn hơn (đối với cả người sản xuất và người
tiêu dùng). Khi nhận được tín hiệu đúng đắn thì cả nhà sản xuất và người tiêu
dùng đều nhận thức được ảnh hưởng của các hành vi của họ tới các giá trị môi
trường. Từ đó, tạo động lực thường xuyên thúc đẩy họ chuyển sang sản xuất
và tiêu thụ các sản phẩm ít tác động xấu đến môi trường hơn.
Mục đích chủ yếu của việc sử dụng công cụ thuế bảo vệ môi trường là
góp phần kiểm soát và bảo vệ môi trường, giảm mức phát thải và ô nhiễm
hiện tại đến mức “tối ưu” mà xã hội có thể chấp nhận được, tương xứng với
bối cảnh kinh tế - xã hội, trình độ kỹ thuật sản xuất, kiểm soát và quản lý môi
trường. Theo nghĩa hẹp thì thuế môi trường là biện pháp đánh thuế vào các tổ
chức, cá nhân dựa theo mức độ khai thác, gây ô nhiễm và làm suy thoái môi
trường. Hoặc giảm thuế cho các tổ chức, cá nhân đóng góp tích cực vào mức
độ phát triển, bảo vệ và sử dụng tài nguyên. Và như thế, biện pháp thuế bảo
vệ môi trường cũng đóng góp vào nguồn thu ngân sách. Bên cạnh đó việc
thuế bảo vệ môi trường sẽ nâng cao nhận thức của các tầng lớp trong xã hội
về ý thức bảo vệ môi trường, từ đó góp phần thay đổi hành vi sản xuất và tiêu
dùng sản phẩm gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng.

7


CHƢƠNG 2: LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TẠI VIỆT
NAM
2.1. Khái quát chung về Luật thuế bảo vệ môi trƣờng.
So với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, các quốc gia đã

tiến hành cải cách thuế môi trường toàn diện là Phần Lan (1990 và 1997),
Thụy Điển (1991 và 2001-2010), Đan Mạch (1993,1995 và 1998), Hà Lan
(1996 và 2001), Anh (1996, 2001 và 2002), Na Uy (1999), Đức (1999-2003),
Nga (2001), Việt Nam đưa Luật Thuế Bảo vệ môi trường vào cân đối thu khá
muộn (có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2012), Nhưng so với tiến trình hội nhập
điều đó không chậm khi thuế bảo vệ môi trường là sắc thuế mang tính toàn
cầu.
Tại kỳ họp thứ 8 ngày 15/11/2010, Quốc hội khóa XII đã thông qua
Luật Thuế Bảo vệ môi trường. Luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2012. Cần phải
nói thêm rằng, Luật Thuế Bảo vệ môi trường được xây dựng trên cơ sở hội
nhập kinh tế quốc tế, hiện đại hóa thuế. Do vậy nó phải tương đối phù hợp với
các sắc thuế trên toàn thế giới trong tiến trình hội nhập. Thực hiện luật thuế
mới để thực thi các chính sách, tránh đánh thuế hai lần, tạo ra nguồn ngân
sách tái đầu tư vào môi trường sống, bảo vệ sinh thái đóng góp vào sự phát
triển bền vững toàn cầu.
Như vậy Luật Thuế Bảo vệ môi trường sẽ thay thế hoàn toàn các chính
sách cũ để áp dụng một cách thống nhất, đồng bộ và đảm bảo thực thi chung
trong phạm vi toàn quốc, phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo Luật Thuế Bảo
vệ môi trường có 8 đối tượng chịu thuế gồm: Xăng dầu mỡ nhờn, các loại
than đá, dung dịch hydro - chloro - fluoro - carbon (HCFC), túi ni lông, thuốc

8


diệt cỏ, thuốc trừ mối, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng kho hạn chế
sử dụng. Chi tiết được Nghị quyết 1269/2011/UBTVQH12 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội quy định. Cũng chỉ có 3 cách tính theo đơn vị chịu thuế
là lít, tấn, kg. Cách tính thuế là số thuế phải nộp bằng số lượng đơn vị hàng
hóa chịu thuế nhân với mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa.
Luật thuế bảo vệ môi trường gồm 4 Chương, 13 Điều, cụ thể:

- Chương I: Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 5).Chương này
xác định phạm vi điều chỉnh, đối tượng chịu thuế, đối tượng không thuộc diện
chịu thuế, người nộp thuế môi trường.
- Chương II: Căn cứ tính thuế (từ Điều 6 đến Điều 8). Chương này quy
định các căn cứ tính thuế, xác định số thuế, Biểu khung thuế môi trường.
- Chương III: Kê khai, tính, nộp thuế môi trường (Điều 9 và Điều 11).
Chương này thời điểm tính thuế, kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế.
- Chương IV: Điều khoản thi hành (Điều 12 và Điều 13)
2.2. Nguyên tắc để xây dựng biểu khung thuế bảo vệ môi trƣờng
2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng của một số mặt hàng gây ô nhiễm môi trường
chủ yếu thuộc để đưa vào diện chịu thuế bảo vệ môi trường.
Trên thực tế, có nhiều hàng hóa mà khi sử dụng gây ô nhiễm với các
mức độ tác động khác nhau đến môi trường, do đó sẽ có rất nhiều loại hàng
hóa có thể phải đưa vào diện chịu thuế bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trong
bối cảnh điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại chưa nên đưa tất cả các hàng hóa
gây ô nhiễm vào diện chịu thuế bảo vệ môi trường mà chỉ nên chọn lực một

9


số hàng hóa gây ô nhiễm đáp ứng các nguyên tắc nêu trên vào diện chịu thuế
bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:
a) Xăng dầu (Xăng các loại, nhiên liệu bay, diesel, dầu hoả, dầu mazut,
dầu nhờn, mỡ nhờn)
Đây là các sản phẩm có chứa chì, lưu huỳnh, benzen, cadmi, Bari,
hydrocacbon thơm, hydrocacbon nặng và một số chất phụ gia, ngay cả khi
chưa được sử dụng.các chất chứa trong các loại xăng dầu đã phát thải ra môi
trường và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khoẻ con người (Benzen
là chất rất có hại, dẫn đến gây ung thư phổi, đặc biệt là ở trẻ em).
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan thì kim ngạch nhập khẩu các mặt

hàng xăng dầu của nước ta trung bình khoảng 14 triệu tấn/năm. Từ năm 2010,
nhà máy Dung Quất chạy 100% công suất (6,5 triệu tấn dầu thô/năm tương
đương với 4.1 triệu tấn xăng dầu các loại gồm các sản phẩm xăng, nhiên liệu
bay, dầu diezel, dầu mazút F.O, dầu hoả đã đáp ứng hoàn toàn nhu cầu trong
nước). Vì vậy, theo số dự toán ngân sách năm 2010 kim ngạch nhập khẩu các
mặt hàng xăng dầu giảm xuống chỉ còn khoảng 10 triệu tấn/năm.
Với nhu cầu sử dụng xăng dầu của nước ta tăng bình quân 10% năm,
lượng xăng dầu nhập khẩu năm 2010 là 10 triệu tấn/năm, lượng xăng dầu sản
xuất trong nước từ năm 2010 đến năm 2012 là 5.2 triệu tấn/năm và từ 2012 có
thêm nhà máy lọc dầu Nghi sơn (công suất 5 triệu tấn/năm).
Việc đưa các sản phẩm xăng dầu vào đối tượng chịu thuế nhằm mục
tiêu khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; khuyến khích sử
dụng năng lượng tái tạo.
b) Than

10


Sản xuất than đòi hỏi một lượng lớn nước, đồng nghĩa với việc ảnh
hưởng tới nguồn nước mà con người và thiên nhiên sử dụng. Nước tiếp xúc
với than trong quá trình khai thác, làm sạch, lưu trữ hoặc sản xuất năng lượng
thu thập các kim loại nặng như chì và asen. Nước bị nhiễm bẩn này khi đổ ra
ngoài có thể gây nhiễm độc nguồn nước ngầm hoặc nguồn nước bề mặt gần
đó.
Quá trình đốt cháy than cho sản xuất tạo ra khí gây hiệu ứng nhà kính
và các chất ô nhiễm độc hại khác, bao gồm carbon dioxide, các hợp chất thủy
ngân, lưu huỳnh dioxit và nitơ oxit. Trên các nguyên liệu sản xuất điện, than
sản xuất gây ô nhiễm nhiều hơn bất kỳ nguồn nhiên liệu khác. Ngoài ra, tất cả
các bước sản xuất năng lượng than – khoáng sản, giao thông vận tải đều sản
xuất khí thải nhà kính. Than có chứa khí mêtan, khí gây nên hiệu ứng nhà

kính, dễ cháy.
Theo báo cáo của tổ chức Y tế Thế giới ước tính trong năm 2008, vấn
đề ô nhiễm môi trường do khói bụi từ than đá ảnh hưởng trực tiếp, làm giảm
tuổi thọ của 1.000.000 người trên Thế giới. Không chỉ vậy việc khai thác than
đá gây tác động đến dòng nước. Những dòng nước chảy từ cái khu khai thác
than là cực kỳ nguy hại đến sức khỏe và không thể sử dụng.
Phạm vi sử dụng than cũng rộng khắp và với khối lượng gần 30 triệu
tấn/năm. Việc đưa than vào đối tượng chịu thuế nhằm mục tiêu khuyến
khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả sử dụng năng lượng tiết kiệm,
hiệu quả; giảm sự phụ thuộc vào năng lượng có nguồn gốc hóa thạch, khuyến
khích sử dụng năng lượng tái tạo. Trung Quốc thu từ 8 đến 37 Nhân dân
tệ/tấn tùy theo hàm lượng lưu huỳnh trong than; Philipines thu ở mức 10
Peso/1 tấn.

11


c) Môi trường làm lạnh chứa hydro-clo-flo-cacbon (Dung dịch HCFC)
Chất HCHF được sử dụng trong một số lĩnh vực công nghiệp như: làm
lạnh, điều hòa không khí,… Sự phát thải chất HCFC vào khí quyển, làm ô
nhiễm bầu không khí, là nguyên nhân chính làm suy giảm tầng ozon và gây
hiệu ứng nhà kính. Nước ta đã tham gia ký kết Nghị định như Montreal về
hạn chế sử dụng các chất làm suy giảm tầng ozon. Theo đó, các nước đang
phát triển (trong đó có nước ta) sẽ loại trừ hoàn toàn việc sử dụng HCFC vào
năm 2013. Việc đưa chất HCFC vào đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường sẽ
góp phần vào việc thực hiện cam kết Nghị định thư Montreal ở Việt Nam,
khuyến khích doanh nghiệp giảm dần sử dụng HCFC bằng việc chuyển đổi
công nghệ sản xuất.
d) Túi nhựa xốp (túi ni lông)
Túi nilon gây tác hại ngay từ khâu sản xuất bởi vì việc sản xuất túi

nilon phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt, và các chất phụ
gia chủ yếu được sử dụng là chất hoá dẻo, kim loại nặng, phẩm màu… là
những chất cực kỳ nguy hiểm tới sức khoẻ và môi trường sống của con người,
do đó trong quá trình sản xuất nó sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà
kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo các nhà khoa học, túi nilon
được làm từ những chất khó phân huỷ, khi thải ra môi trường phải mất hàng
trăm năm đến hàng nghìn năm mới bị phân huỷ hoàn toàn. Sự tồn tại của nó
trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước bởi túi nilon
lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxi đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất bạc màu,
không tơi xốp, kém chất dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng
trưởng. Nghiêm trọng hơn các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng từ đất và
nước bị ô nhiễm bởi túi nilon sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khoẻ

12


con người. Thực tế nhiều loại túi nilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất khi
chôn lấp chúng dưới đất sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất và nước còn đốt
chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và Fura gây ngộ độc, ảnh hưởng
tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu
hoá và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ,…và đặc biệt trong một số loại túi nilon
có lẫn lưu huỳnh, dầu hoả nguyên chất khi đốt cháy gặp hơi nước sẽ tạo thành
axít Sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit rất có hại cho phổi. Túi nilon kẹt
sâu trong cống rãnh, kênh rạch còn làm tắc nghẽn gây ứ đọng nước thải và
ngập úng. Các điểm ứ đọng nước thải sẽ là nơi sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây
bệnh, bên cạnh đó túi nilon còn làm mất mỹ quan tới cảnh quan
Trong trào lưu chung của Thế Giới các túi nilon chủ yếu sử dụng một lần rồi
bị thải ra môi trường ngày một gia tăng. Việc này không chỉ gây lãng phí về
kinh tế mà còn là hiểm hoạ khôn lường cho nhân loại. Nhận thức được tác hại
của túi nilon đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng, nhiều quốc gia trên

thế giới đã có những giải pháp mạnh để giải quyết vấn đề này như: Ban hành
lệnh cấm sản xuất túi nilon khó phân huỷ, đánh thuế nặng đối với sản xuất túi
nilon đã được áp dụng tại Đài Loan, Trung Quốc, Vương quốc Anh và một số
bang ở Hoa Kỳ, Thuỵ Sỹ, Nam Phi, Đan Mạch…; ngoài ra các nước này cũng
yêu cầu người tiêu dùng phải trả tiền mua túi nilon khi mua hàng để khuyến
khích người dân tái sử dụng túi nilon hoặc sử dụng các loại túi thân thiện với
môi trường. Một số quốc gia ở châu Phi như: Uganda, Kenya, Tanzania…
cũng có nhưng động thái cấm nhập khẩu, sản xuất, tăng thuế đối với túi nhựa
nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, các cơ quan quản lý nhà nước ở
Trung ương và địa phương, các cộng đồng đã và đang rất quan tâm tới vấn đề
chất thải túi nilon với nhiều sáng kiến được đưa ra áp dụng như các chiến dịch

13


truyền thông “nói không với túi nilon”, “ngày không túi nilon” và đặc biệt vào
sáng ngày 16/9/2011 tại TP Hồ Chí Minh, có cuộc Hội thảo “Kiểm soát ô
nhiễm môi trường do việc sử dụng bao bì nilon khó phân huỷ”. TS. Hoàng
Dương Tùng, Phó Tổng cục Tổng cục Môi trường tham dự và chủ trì. Nhằm
định hướng một số giải pháp kiểm soát ô nhiễm chất thải là các loại bao bì túi
nilon khó phân huỷ; sự cần thiết của việc sản xuất và sử dụng các loại túi
nilon thân thiện với môi trường
Việc đưa nilon vào đối tượng chịu thuế nhằm mục tiêu nâng cao ý thức
bảo vệ môi trường của toàn xã hội, từ đó góp phần thay đổi hành vi của người
tiêu dùng trong việc sử dụng túi nilon, khuyến khích sản xuất các sản phẩm
thay thế thân thiện hơn với môi trường.
e) Thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm hạn chế sử dụng
Thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm hạn chế sử dụng vì đây là loại thuốc
có chứa hoá chất rất độc hại, cần thu thuế BVMT để nhằm mục tiêu nâng cao

ý thức của người nông dân trong việc sử dụng thuốc BVTV, không vì mục
tiêu ngân sách. Theo số liệu điều tra thì thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong
nông nghiệp chiếm khoảng 12% tổng chi phí đầu vào và loại hạn chế sử dụng
chỉ chiếm khoảng 15% tổng chi phí dành cho thuốc bảo vệ thực vật. Do đó,
tác động của thuế môi trường trong trường hợp này chỉ trong phạm vi 1,8%
chi phí đầu vào-mức độ ảnh hưởng rất nhỏ hầu như không đáng kể4.
Đây là trường hợp chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp từ các
chất hóa học được dùng để phòng trừ dịch hại trên cây trồng và bảo quản
nông sản. Hiện nay việc sử dụng đúng cách, đúng liều lượng thuốc bảo vệ
4

Báo cáo môi trường quốc gia 2010 – Bộ Tài nguyên và Môi trường.

14


thực vật chưa được quan tâm do giá của nhiều loại còn tương đối rẻ so với giá
nông sản. Những hành vi sử dụng không đúng cách, không đúng liều lượng
hóa chất bảo vệ thực vật có thể ảnh hưởng tới môi trường theo rất nhiều cách,
ví dụ như các hóa chất lơ lửng trong không khí phun thuốc hay tồn tại trong
các loại thực phẩm, trong nước, đất…Việc đưa hóa chất bảo vệ thực vật thuộc
nhóm hạn chế sử dụng vào đối tượng chịu thuế nhằm nâng cao nhận thức của
người sử dụng, khuyến khích họ thay đổi thói quen sử dụng lạm dụng, giảm
thiểu những tác hại xấu của hóa chất bảo vệ thực vật đối với môi trường. Hiện
nay, một số nước như Đan Mạch, Bỉ cũng áp dụng thuế bảo vệ môi trường đối
với các sản phẩm hóa chất bảo vệ thực vật.
f) Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới áp dụng thuế bảo vệ
môi trường đối với các sản phẩm thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường ở
Việt Nam đang áp dụng
2.2.2. Đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường

Các hàng hóa được lựa chọn đưa vào đối tượng chịu thuế là những
hàng hóa được sản xuất, nhập khẩu khi được sử dụng gây tác động xấu đến
môi trường. Do đó, đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi
trường nhưng không được sử dung ở Việt Nam trong các trường hợp dưới đây
thì sẽ được đưa vào đối tượng không chịu thuế:
- Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu biên
giới Việt Nam;
- Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất trong thời hạn theo quy định của pháp
luật

15


- Hàng hóa do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở
kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân mua hàng
hóa thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường để xuất khẩu.
Trong quá trình sản xuất các hàng hóa này, nếu doanh nghiệp xả thải ra
môi trường các chất gây ô nhiễm môi trường thì đều phải nộp phí bảo vệ môi
trường. Do vậy, không thu thuế bảo vệ môi trường đối với trường hợp nêu
trên là phù hợp thông lệ và cam kết quốc tế, không làm giảm sức cạnh tranh
của hàng hóa xuất khẩu.
2.3. Biểu khung thuế quy định trong Luật thuế bảo vệ môi trƣờng
Thuế bảo vệ môi trường là sắc thuế lần đầu được xây dựng. Để tạo điều
kiện thuận lợi cho việc điều hành và thực thi chính sách thuế mới được thuận
lợi, Luật quy định Biểu khung thuế bảo vệ môi trường với mức thuế tuyệt đối
tối thiểu và mức thuế tuyệt đối tối đa.
Các mức thuế tuyệt đối tối thiểu và tối đa được xây dựng theo nguyên
tắc phân biệt theo mức độ gây tác động xấu đến môi trường và có tính đến
việc kế thừa chính sách thu hiện hành (phí xăng dầu, phí bảo vệ môi trường)
để không tác động lớn đến sản xuất, tiêu dùng không xáo trộn việc quản lý thu

thuế, cụ thể:
a) Đối với xăng dầu: Xăng dầu hiện đang thuộc đối tượng chịu phí
xăng dầu. Do phi xăng dầu hiện hành thu vào sản phẩm xăng dầu, không phải
thu vào hoạt động chế biến xăng dầu nên có sự trùng lặp cần loại trừ. Khi
Luật thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực thì không thu phí xăng dầu nữa. Vì
vậy, mức thuế tối thiểu được quy định là bằng với mức phí xăng dầu hiện
hành để không tác động lớn đến sản xuất, tiêu dùng.

16


Mức thuế tối đa trong khung quy định là 4.000 đồng/lít xăng, 2000
đồng/lít dầu (tương đương khoảng 25% giá bán hiện hành). Do xăng dầu là
mặt hàng có tính chất đặc thù, việc quy định mức thuế bảo vệ môi trường
ngoài mục tiêu nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, góp phần hạn chế ô
nhiễm môi trường, còn cần đảm bảo mục tiêu điều tiết tiêu dùng, thay thuế
nhập khẩu phải cắt giảm dần theo cam kết quốc tế và phù hợp với mức thu
của các nước xung quanh nhằm hạn chế tình trạng buôn lậu xăng dầu. Vì vậy,
đối với nhóm hàng này, cần quy định mức khung rộng để việc điều hành được
linh hoạt với sự biến động của giá xăng dầu trên thế giới, phù hợp với chính
sách phát triển kinh tế, xã hội của từng thời kỳ và quá trình hội nhập.
b) Đối với than: Mức thuế tối thiểu bằng mức phí bảo vệ môi trường
đối với khai thác khoáng sản hiện hành là 6.000 đồng/tấn (tương đương
khoảng 1% giá bán). Mức thuế tối đa là 30.000 đồng/tấn (tương đương
khoảng 5% giá bán). Việc sử dụng than quá mức sẽ gây ảnh hưởng môi
trường nghiêm trọng. Mặt khác trong một số năm tới nước ta sẽ phải nhập
khẩu than cho phát triển kinh tế. Do đó việc thu thuế bảo vệ môi trường đối
với than nhằm khuyến khích sử dụng tiết kiệm và giảm ô nhiễm môi trường là
cần thiết với mức thu chiếm khoảng từ 1% đến 5% là phù hợp nhằm dự phòng
trượt giá khi phải sử dụng than nhập khẩu.

c) Đối với túi nhựa xốp: đây là hàng hóa gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng. Hiện nay, tại các siêu thị, chợ, người bán hàng phát miễn phí
túi nhựa xốp cho người mua do giá bán của hàng hóa này rẻ nhiều so với giá
các hàng hóa khác. Để tác động mạnh đến hành vi của người sử dụng, Chính
phủ đề xuất quy định mức thu từ 20.000 – 30.000 đồng/ kg (tương đương
khoảng 100-150% giá bán hiện hành, 1 kg túi nhựa xốp khoảng 200 nghìn
chiếc với giá bán 20.000 đồng/kg). Việc đánh thuế cao nhằm làm tăng giá bán

17


×