Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Xây dựng chiến lược công nghệ cho Tổng Công ty Thiết bị điện Đông Anh : Luận văn: ThS. Quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp (Chuyên ngành thí điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 133 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

ĐẶNG THẾ TRỌNG

XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC CÔNG NGHỆ
CHO TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÔNG ANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

ĐẶNG THẾ TRỌNG

XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC CÔNG NGHỆ
CHO TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÔNG ANH
Chuyên ngành: Quản trị công nghệ và Phát triển doanh nghiệp
Mã số: Chuyên ngành thí điểm
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN



XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2017


CAM KẾT
Tôi là Đặng Thế Trọng tác giả thực hiện luận văn tốt nghiệp cao học chuyên
ngành Quản trị công nghệ & Phát triển doanh nghiệp khóa 3B- Trƣờng Đại học
Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Đề tài “ Xây dựng chiến lƣợc công nghệ cho
Tổng Công ty Thiết bị điện Đông Anh” là do tôi thực hiện. Các kết quả nghiên cứu
đƣợc trình bày trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi chƣa đƣợc công bố tại
các nghiên cứu khác.
Tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về các kết quả nghiên cứu này.


LỜI CẢM ƠN
Để đƣợc thực hiện bản luận văn tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc và trân trọng tới đến các thầy cô Khoa Quản trị kinh doanh, phòng đào tạo
sau đại học, trƣờng Đại học kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là TS
Nguyễn Thế Anh - Khoa Quản trị Kinh doanh Trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng đã
trực tiếp hƣớng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ em với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong
suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài "Xây dựng chiến lƣợc
công nghệ cho Tổng Công ty Thiết bị điện Đông Anh".
Em xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt
những kiến thức khoa học chuyên ngành cho bản thân tác giả trong nhƣng năm
tháng qua.
Em xin gửi tới Tổng Công ty Thiết bị điện Đông Anh, các lãnh đạo và cán bộ
làm việc trong Tổng Công ty lời cảm tạ sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi

giúp thu thập số liệu cũng nhƣ những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan tới đề
tài tốt nghiệp.
Em cám ơn những đóng góp quý báu và nhiệt tình của các bạn học viên lớp,
nhóm thực tập lớp Cao học Quản trị công nghệ và Phát triển doanh nghiệp K3B đã
đóng góp ý kiến và giúp đỡ triển khai, điều tra thu thập số liệu.
Em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp, phê bình của quý Thầy Cô, các nhà
khoa học, đọc giả và các bạn đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.................................................................. i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................... iv
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC CÔNG NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP ..............4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu:......................................................................4
1.2. Chiến lƣợc: .......................................................................................................7
1.2.1. Khái niệm Chiến lược.............................................................................7
1.2.2. Vai trò của chiến lược ..........................................................................10
1.3. Công nghệ .......................................................................................................10
1.3.1. Khái niệm Công nghệ ...........................................................................10
1.3.2. Đặc điểm của Công nghệ .....................................................................12
1.4. Chiến lƣợc công nghệ .....................................................................................18
1.4.1. Khái niệm về chiến lược công nghệ .....................................................18
1.4.2. Các loại chiến lược công nghệ : Có 6 loại chiến lược công nghệ .......19
1.4.3. Vai trò của Chiến lược công nghệ đối với Doanh nghiệp ...................23
1.5. Xây dựng chiến lƣợc Công nghệ ....................................................................28

1.5.1. Các bước xây dựng...............................................................................28
1.5.2. Lựa chọn chiến lược công nghệ cho doanh nghiệp ............................35
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................36
2.1. Mô hình nghiên cứu........................................................................................36
2.1.1. Lập bảng hỏi.........................................................................................37
2.1.2. Điều chỉnh bảng hỏi .............................................................................37
2.1.3. Gửi bảng hỏi.........................................................................................37
2.1.4. Tổng hợp số liệu bảng hỏi ....................................................................37


2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................37
2.2.1. Phương pháp luận nghiên cứu .............................................................37
2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu..............................................................38
2.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................39
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH
CHIẾN LƢỢC CÔNG NGHỆ CHO TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÔNG
ANH ..........................................................................................................................42
3.1. Giới thiệu về Tổng Công ty Thiết bị điện Đông Anh ....................................42
3.1.1. Lịch sử hình thành ...............................................................................42
3.1.2. Đặc điểm nguồn nhân lực ...................................................................44
3.1.3. Sản phẩm .............................................................................................52
3.1.4 Thị trường máy biến áp .........................................................................53
3.1.5. Đối thủ cạnh tranh của EEMC: ..........................................................58
3.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của EEMC: ........................................59
3.2. Các nhân tố, yếu tố hình thành chiến lƣợc công nghệ của EEMC .................60
3.2.1. Tầm nhìn sứ mệnh của Tổng Công ty..................................................60
3.2.2. Phân tích các nhân tố, yếu tố hình thành chiến lược công nghệ của
EEMC .............................................................................................................60
Chƣơng 4: ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƢỢC
CÔNG NGHỆ CHO TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÔNG ANH.................72

4.1. Đề xuất chiến lƣợc công nghệ cho Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh....72
4.1.1. Ma trận SWOT .....................................................................................72
4.1.2 Ma trận lựa chọn chiến lược cho EEMC: .............................................76
4.2. Đề xuất và lựa chọn chiến lƣợc công nghệ cho Tổng Công ty Thiết bị điện
Đông Anh-EEMC ..................................................................................................77
4.2.1. Lựa chọn các chiến lược công nghệ thông qua ma trận QSPM ..........78
4.2.2. Thực hiện chiến lược lược công nghệ qua các giai đoạn ....................84
4.3. Các giải pháp thực hiện chiến lƣợc công nghệ cho Tổng Công ty thiết bị điện
Đông Anh - EEMC trong thời gian tới ..................................................................84


4.3.1. Giải pháp thực hiện chiến lược công nghệ kế thừa từ năm 2017 đến năm
2025 ................................................................................................................84
4.3.2. Giải pháp thực hiện chiến lược công nghệ mô phỏng từ năm 2025
đến năm 2030 .................................................................................................88
4.4. Một số kiến nghị .............................................................................................89
4.4.1. Kiến nghị đối với Tổng công ty EEMC ................................................89
4.4.2. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý cấp trên và Nhà nước ...................91
KẾT LUẬN ...............................................................................................................92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................93
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu viết tắt

Nguyên nghĩa


1

CGCN

Chuyển giao công nghệ

2

CN

Công nghệ

3

EEMC

Tổng Công ty Thiết bị điện Đông Anh

4

EVN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

5

EVNNPT

Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia


6

KHCN

Khoa học công nghệ

7

MBA

Máy biến áp

8

PTC1

Công ty Truyền tải điện 1

9

R&D

Nghiên cứu và phát triển

10

SX

Sản xuất


11

TBA

Trạm biến áp

12

TN

Tiếp nhận

13

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

Bảng

Nội dung


Trang

1

Bảng 3.1

Doanh thu các sản phẩm theo từng năm

52

2

Bảng 3.2

Số lƣợng máy biến áp 500kV

54

3

Bảng 3.3

Số lƣợng máy biến áp 220kV

56

4

Bảng 3.4


Tổng hợp sản phẩm sản xuất năm 2012-2016

59

5

Bảng 3.5

Ma trận các yếu tố công nghệ bên ngoài của EEMC

64

6

Bảng 3.6

Ma trận các yếu tố công nghệ bên trong của EEMC

68

7

Bảng 3.7

Ma trận hình ảnh cạnh tranh về công nghệ của
EEMC

70

8


Bảng 4.1

Ma trận SWOT của EEMC

75

9

Bảng 4.2

Chiến lƣợc công nghệ dựa trên việc phân tích SWOT

76

10

Bảng 4.3

Ma trận QSPM cho các nhóm chiến lƣợc của EEMC

79

11

Bảng 4.4

12

Bảng 4.5


Chiến lƣợc công nghệ đƣợc lựa chọn theo kết quả
phân tích QSPM
Doanh thu và lợi nhuận của EEMC từ 2012-2016

ii

83
87


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

STT

Hình

Nội dung

Trang

1

Hình 1.1

Chu kỳ của một công nghệ

17

2


Hình 1.2

Các giai đoạn phát triển của một công nghệ

18

3

Hình 1.3

4

Hình 1.4

Mô tả chuỗi giá trị của Porter

24

5

Hình 2.1

Mô hình nghiên cứu

36

6

Hình 3.1


Cơ cấu tổ chức của EEMC

44

Mô tả chuỗi chiến lƣợc chức năng của doanh
nghiệp

iii

19


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

STT

Biểu đồ

Nội dung

Trang

1

Biểu 3.1

Biểu đồ số lƣợng lao động của EEMC

51


2

Biểu 3.2

Biểu đồ tỷ lệ doanh thu sản phẩm 2016 của EEMC

53

3

Biểu 3.3

Biểu đồ số lƣợng máy biến áp 500kV

54

4

Biểu 3.4

Biểu đồ tỷ lệ số lƣợng máy biến áp 500kV

55

5

Biểu 3.5

Biểu đồ số lƣợng máy biến áp 220kV


56

6

Biểu 3.6

Biểu đồ tỷ lệ máy biến áp 220kV

57

7

Biểu 3.7

Biểu đồ sản phẩm, doanh thu và lợi nhuận

59

iv


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Theo Mitchell (1985), doanh nghiệp biết kết nối chiến lƣợc công nghệ với
chiến lƣợc kinh doanh sẽ trở nên có sức cạnh tranh hơn trong nền kinh tế toàn cầu.
Trong chiến lƣợc kinh doanh, xác định những công nghệ cần thiết để tạo ra cơ hội
kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trƣờng thì công nghệ thông qua vai trò góp phần tạo
nên sự phát triển của loài ngƣời, lại là nhân tố có ảnh hƣởng lớn tới việc tạo ra các
doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp chỉ chú trọng tới việc phát triển các năng lực kinh doanh nhƣ :
tài chính, kế toán, marketing, bán hàng … có thể đối diện với sự lỗi thời về công nghệ
hay đánh mất đi lợi thế và tiềm năng phát triển. Tƣơng tự nhƣ vậy, các doanh nghiệp tập
trung cao độ vào việc phát triển năng lực công nghệ, mà thiếu chiến lƣợc kinh doanh có
hiệu quả để khai thác kịp thời thì cũng có thể không thu đƣợc lợi nhuận.
Trong xu hƣớng toàn cầu hóa, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và
ngoài nƣớc là một vấn đề đƣợc các doanh nghiệp rất quan tâm và chú trọng. Trong thời
kỳ công nghệ và nền kinh tế toàn cầu hóa, các doanh nghiệp trên toàn cầu sẽ phải tự
thích nghi với điều kiện mới để có thể tồn tại và phát triển. Ngày càng nhiều doanh
nghiệp nhận ra rằng việc xây dựng và quản trị chiến lƣợc phát triển công nghệ đóng vai
trò rất quan trọng đối với sự phát triển sản phẩm mới và sự bền vững của doanh nghiệp.
Sự phát triển công nghệ đem lại các sản phẩm mới cho nhân loại và phát triển
sự phát triển kinh tế xã hội. Trên thế giới mỗi ngày đều có hàng trăm nghìn ý tƣởng
mới, để thực thi ý tƣởng mới, ý tƣởng sáng tạo đó cần đƣợc cụ thể hóa và đƣa ra các
sản phẩm. Để có hiệu quả cho việc quản trị phát triển công nghệ, để đứng vững
đƣợc trên thị trƣờng trong nƣớc và thế giới thì các công ty hoạt động về sản phẩm
và dịch vụ công nghệ cần phải xây dựng và quản trị chiến lƣợc phát triển cho riêng
mình. Trong xu thế toàn cầu hóa, gia nhập hoàn toàn WTO thì các doanh nghiệp
công nghệ của Việt Nam trong đó có Tổng Công ty Thiết bị điện Đông Anh
(EEMC) cần phải thực hiện cấp thiết đề tài này.
1


Hiện tại Tổng Công ty Thiết bị điện Đông Anh là một đơn vị chuyên cung cấp
các máy biến áp, thiết bị cao áp cho hệ thống điện ở cấp điện áp trung, cao áp
(22kV, 35kV, 110kV, 220kV) và cấp điện áp siêu cao áp (500kV),... Hệ thống
Truyền tải điện đƣợc ví nhƣ huyết mạch của đất nƣớc, cụ thể hơn có thể ví đƣờng
dây điện nhƣ mạch máu, máy biến áp nhƣ trái tim của con ngƣời. Việc truyền tải
điện đi khắp đất nƣớc cũng nhƣ đƣa máu đi khắp các bộ phận của cơ thể và theo
đúng tinh thần doanh nghiệp của Tập đoàn điện lực Việt Nam “Thắp sáng niềm

tin”, vì vậy rất cần thiết phải xây dựng một chiến lƣợc phát triển công nghệ cho
Tổng Công ty.
Chuyên ngành đào tạo của học viên là Quản trị công nghệ & Phát triển doanh
nghiệp vì vậy đề tài : “Xây dựng chiến lƣợc công nghệ cho Tổng Công ty Thiết bị
điện Đông Anh” là một đề tài phù hợp.
Câu hỏi nghiên cứu của học viên đối với vấn đề nghiên cứu:
- Câu hỏi thứ nhất: Thực trạng về chiến lƣợc công nghệ của Tổng Công ty
Thiết bị điện Đông Anh hiện nay nhƣ thế nào?
- Câu hỏi thứ 2: Xây dựng chiến lƣợc công nghệ của Tổng Công ty Thiết bị
điện Đông Anh trong 10 năm tới ra sao?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
a. Mục đích nghiên cứu : Xây dựng chiến lƣợc công nghệ cho Tổng Công ty
Thiết bị điện Đông Anh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng công ty trên
thƣơng trƣờng làm nền tảng cho sự phát triển bền vững của Tổng Công ty.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý thuyết về xây dựng chiến lƣợc công nghệ.
- Phân tích thực trạng các nhân tố, yếu tố hình thành chiến lƣợc công nghệ tại
Tổng Công ty Thiết bị điện Đông Anh.
- Đề xuất các giải pháp để xây dựng chiến lƣợc công nghệ cho Tổng Công ty
Thiết bị điện Đông Anh.

2


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
a. Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn tập trung vào đối tƣợng nghiên cứu là
chiến lƣợc công nghệ của doanh nghiệp.
b Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn nghiên cứu vào hoạt động công
nghệ của Tổng Công ty Thiết bị điện Đông Anh:
- Về không gian: Tổng Công ty Thiết bị điện Đông Anh và các bộ phận trực

thuộc.
- Về thời gian: Xây dựng và phát triển trong hoạt động của Tổng Công ty
Thiết bị điện Đông Anh trong 10 năm tới, số liệu sử dụng 5 năm gần đây và các sơ
đồ Quy hoạch điện đến năm 2030 của Quốc gia để làm cơ sở xem xét.
4. Những đóng góp của luận văn nghiên cứu :
- Luận văn khái quát đƣợc thực trạng hoạt động công nghệ của Tổng Công ty
Thiết bị điện Đông Anh
- Thiết lập đƣợc giải pháp chiến lƣợc, kế hoạch thực hiện Chiến lƣợc công
nghệ của Tổng Công ty Thiết bị điện Đông Anh trong 10 năm tới.
5. Kết cấu của luận văn:
Mở đầu
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về xây dựng chiến
lƣợc công nghệ của doanh nghiệp
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Phân tích thực trạng và các yếu tố hình thành chiến lƣợc công nghệ
cho Tổng công ty thiết bị điện Đông Anh
Chƣơng 4: Đề xuất và lựa chọn giải pháp thực hiện chiến lƣợc công nghệ cho
Tổng công ty thiết bị điện Đông Anh
Kết luận

3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC CÔNG NGHỆ CỦA DOANH
NGHIỆP
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Những công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về xây dựng chiến lƣợc
công nghệ đã đƣợc thực hiện rất nhiều. Trong luận văn của mình, tác giả lựa chọn
những nghiên cứu về xây dựng chiến lƣợc công nghệ của các DN. Một số công

trình nghiên cứu tiêu biểu mà tác giả tham khảo nhƣ tổng quan ở phần dƣới.
Theo M. Porter (1996) đã từng nói “ Chiến lƣợc là nghệ thuật tạo lập các lợi
thế cạnh tranh”. Còn Alain Threatart (2000) cho rằng: “Chiến lƣợc là nghệ thuật
mà doanh nghiệp dùng để cạnh tranh và giành thắng lợi”; “Chiến lƣợc là nhằm phác
họa những quỹ đạo tiến triển đủ vững chắc và lâu dài, xung quanh quỹ đạo đó có
thể sắp đặt những quyết định và những hành động chính xác của doanh nghiệp”, đó
là quan điểm của Alaim Charles Martinet (1998). Ngày 11/04/2012, Thủ tƣớng
chính phủ đã ra quyết định số 418/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lƣợc phát triển
khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020.
Trong Chiến lƣợc phát triển, hội nhập Quốc tế về khoa học và công nghệ là
mục tiêu đồng thời là giải pháp quan trọng để góp phần đƣa khoa học và công nghệ
Việt Nam sớm đạt trình độ quốc tế. Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ
phải đƣợc thực hiện tích cực, chủ động, sáng tạo, đảm bảo độc lập, chủ quyền, an
ninh quốc gia, bình đẳng và cùng có lợi.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2020, khoa học công nghệ góp phần đáng kể vào
tăng trƣởng kinh tế và tái cấu trúc nền kinh tế, giá trị sản phẩm công nghệ cao và
sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đặt 45%GDP. Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị
đạt 10-15%/năm giai đoạn 2011-2015 và trên 20%/năm giai đoạn 2016-2020. Giá
trị giao dịch của thị trƣờng kho học và công nghệ tăng trung bình 15-17%/năm.
Vũ Mạnh Hùng (2015) trong luận văn tốt nghiệp thạc sỹ về “Chiến lược
công nghệ của Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem) giai đoạn
2014-2019” trong chƣơng 1 về cơ sở lý luận đã nghiên cứu khái niệm, phân loại,
4


quy trình xây dựng, một số ma trận và kinh nghiệm để lựa chọn chiến lƣợc kinh
doanh. Chƣơng 2 tác giả đƣa ra phƣơng pháp nghiên cứu. Sau đó, chƣơng 3 tiến
hành phân tích đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc công nghệ (ma trận các yếu tố bên
trong, ma trận các yếu tố bên ngoài, ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận SWOT)
để làm căn cứ cho việc lựa chọn chiến lƣợc. Chƣơng 4 tác giả đƣa ra lựa chọn chiến

lƣợc công nghệ và các kế hoạch triển khai.
Ngô Anh Tuấn (2008) trong luận văn thạc sĩ kinh tế nghiên cứu về “Xây
dựng chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ điện Thủ Đức đến năm 2020”
trong chƣơng 1 về cơ sở lý luận đã nghiên cứu khái niệm, phân loại, quy trình xây
dựng, một số ma trận và kinh nghiệm để lựa chọn chiến lƣợc kinh doanh. Chƣơng 2
tác giả nghiên cứu thực tế chiến lƣợc kinh doanh của đơn vị. Sau đó, chƣơng 3 tiến
hành phân tích mục tiêu, môi trƣờng bên trong và bên ngoài, xây dựng các ma trận
cho lựa chọn chiến lƣợc kinh doanh (ma trận các yếu tố bên trong, ma trận các yếu
tố bên ngoài, ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận SWOT) để làm căn cứ cho việc
lựa chọn chiến lƣợc kinh doanh của Công ty Cơ điện Thủ Đức. Các giải pháp thực
hiện và khuyến nghị là phần cuối của chƣơng 3.
Ngoài ra tác giả còn xem xét các dự án đầu tƣ của nhà nƣớc về phục vụ công
tác thí nghiệm và các Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia có liên quan đến sản
phẩm và thị trƣờng sản phẩm của Tổng Công ty thiết bị điện Đông Anh, một số dự
án và kế hoạch tiêu biểu nhƣ dƣới đây:
Dự án đầu tƣ xây dựng Phòng Thí nghiệm trọng điểm Điện cao áp đầu tiên
tại Việt Nam đặt ngay cạnh trung tâm sản xuất máy biến áp siêu cao áp của Tổng
Công ty Thiết bị điện Đông Anh, theo ông Hoàng Tiến Dũng – Viện trƣởng Viện
Năng lƣợng, với tổng số vốn đầu tƣ 99,7 tỷ đồng, Dự án đầu tƣ xây dựng Phòng Thí
nghiệm trọng điểm Điện cao áp đƣợc hoàn thành sau 6 năm xây dựng và đạt trình
độ tiên tiến trong khu vực và quốc tế để phục vụ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng
dụng, chuyển giao công nghệ, triển khai thực nghiệm, thúc đẩy ngành chế tạo thiết
bị điện trong nƣớc sản xuất đƣợc nhiều chủng loại thiết bị điện cao cấp; đào tạo cán
bộ khoa học có trình độ cao, có năng lực, đủ khả năng tƣ vấn, giải quyết các vấn đề
5


công nghệ về kỹ thuật điện cao áp; làm đầu mối hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kỹ
thuật điện cao áp.
Hiện Phòng Thí nghiệm trọng điểm Điện cao áp đƣợc trang bị bởi một hệ thống

thiết bị thử nghiệm hiện đại, bao gồm: Hệ thống thử nghiệm điện áp xung 3600kV;Hệ
thống thử nghiệm xung dòng điện 100kA; Hệ thống thử nghiệm điện áp xoay chiều
1200kV và buồng môi trƣờng; Hệ thống đo lƣờng điện môi và phóng điện cục bộ; Hệ
thống thử nghiệm trạm biến áp lƣu động; Hệ thống hoạt động với dải tần số từ 45 đến
300H... Đến nay tất cả các hệ thống đều đã đi vào hoạt động, phục vụ tốt cho công tác
vận hành của Phòng thí nghiệm. Một số công tác đã thực hiện nhƣ sau:
- Thí nghiệm hạng mục cao áp và phòng điện cục bộ trạm GIS 220 kV, công
trình Thủy điện Bản Chát;
- Thử nghiệm xung sét cho máy 500 kV/250 MVA của Công ty CP Chế tạo
Thiết bị điện Đông Anh;
- Thí nghiệm xung sét và điện áp xoay chiều đƣờng dây Thủy điện Tuyên
Quang – Thái Nguyên;
- Đo cƣờng độ điện trƣờng và đánh giá tác động môi trƣờng cho nhiều trạm 220kV...
( />ws=1536; ).
Ngày 18/03/2016, Thủ tƣớng chính phủ đã ra quyết định số 428/QĐ-TTg về
việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 20112020 có xét đến năm 2030.
Quy hoạch điện đảm bảo cung cấp đủ cho sinh hoạt và các hoạt động sản
xuất kinh doanh, xây dựng hệ thống điện và hệ thống truyền tải linh hoạt và đảm
bảo tin cậy, nâng cao khả năng cung cấp tại các Trạm biến áp, thông qua nâng công
suất và số lƣợng thiết bị.
Năm 2020 tổng công suất các nhà máy điện khoảng 60.000MW, trong đó
thủy điện chiếm khoảng 30,1%, nhiệt điện than 42,7%, nhập khẩu điện 2,4%, còn
lại là từ các nguồn cung nhỏ lẻ khác.
6


Năm 2025 tổng công suất các nhà máy điện khoảng 90.500MW, trong đó
thủy điện chiếm khoảng 21,1%, nhiệt điện than 49,3%, nhập khẩu điện 1,5%, còn
lại là từ các nguồn cung nhỏ lẻ khác.
Ngày 16/04/2016, Thủ tƣớng chính phủ đã ra văn bản số 594/TTg – KTN về

việc cơ chế mua sắm máy biến áp 220kV, 500kV do Tổng Công ty Thiết bị điện
Đông Anh sản xuất.
Các đơn vị trong EVN mua máy biến áp 220kV, 500kV do EEMC sản xuất
trong giai đoạn từ 2016-2017, sau đó nếu không có đơn vị khác có đủ năng lực thì
sẽ xem xét cho tiếp tục mua thiết bị của EEMC.
Thực hiện các thủ tục, công nghệ cần thiết để thiết bị có thể đƣợc đấu thầu
Quốc tế và đáp ứng nhu cầu trong nƣớc theo Quy hoạch đã duyệt.
Thông qua các nghiên cứu đã có, mục tiêu cũng nhƣ khát vọng về khả năng
cung cấp thiết bị của Việt Nam nói chung và thiết bị của Tổng Công ty Thiết bị điện
Đông Anh nói riêng, thực hiện chủ trƣơng của nhà nƣớc ƣu tiên sử dụng hàng trong
nƣớc và vƣơn tầm thế giới thì việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm là một giai đoạn
vô cùng quan trọng, do đó việc “Xây dựng chiến lƣợc công nghệ cho Tổng Công ty
Thiết bị điện Đông Anh” là một đề tài không trùng lặp với các chuyên đề trƣớc đây
và phản ánh theo đúng diễn biến của sự phát triển thời đại.
Để lựa chọn chiến lƣợc công nghệ cho Tổng Công ty Thiết bị điện Đông Anh
(EEMC) cần phải phân tích các nhân tố, yếu tố hình thành chiến lƣợc công nghệ, do vật
hƣớng tiếp cận tác giả trong luận văn sẽ áp dụng các ma trận trong xây dựng chiến lƣợc
nghiên cứu trực diện vào vấn đề công nghệ của EEMC, từ đó có đƣợc những đánh giá
chính xác hơn cho việc xây dựng chiến lƣợc công nghệ của Tổng Công ty.
1.2. Chiến lƣợc:
1.2.1. Khái niệm Chiến lược
Chiến lƣợc đƣợc xem nhƣ là một kế hoạch tổng thể, dài hạn của một tổ chức
nhằm đạt tới các mục tiêu lâu dài.
Theo Alfred Chandle (1998), “ Chiến lƣợc là việc xác định những mục tiêu cơ
bản dài hạn của một tổ chức và thực hiện chƣơng trình hành động ấy cùng với việc
phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt đƣợc những mục tiêu.
7


Theo Hoàng Văn Hải (2013): Chiến lƣợc là một bản kế hoạch dài hạn, thông

thƣờng từ 5 năm đến 10 năm, trong đó có ghi các mục tiêu thực hiện, kế hoạch và
giải pháp thực hiện và các nguồn lực, chiến lƣợc là “Chuỗi các quyết định nhằm
định hƣớng phát triển và tạo ra thay đổi về chất bên trong doanh nghiệp”. Các quyết
định bao gồm:
- Hoạch định chiến lƣợc là việc lựa chọn các chiến lƣợc.
- Thực thi chiến lƣợc là việc đƣa các chiến lƣợc đó vào hành động.
- Kiểm soát chiến lƣợc là việc đảm bảo sao cho mục tiêu chiến lƣợc phải đạt đƣợc.
Theo Hoàng Đình Phi (2012): Chiến lƣợc là một bản kế hoạch dài hạn, thông
thƣờng từ 5 đến 10 năm, trong đó có ghi các mục tiêu thực hiện, kế hoạch và giải
pháp thực hiện và các nguồn lực.
Hoạch định chiến lƣợc là một giai đoạn của quá trình quản trị chiến lƣợc, là
các hoạt động nhằm định ra mục tiêu và các chiến lƣợc để thực hiện mục tiêu đã
định. Hay nói cách khác, đây là giai đoạn xây dựng và phân tích chiến lƣợc – là quá
trình phân tích hiện trạng, dự báo tƣơng lai, lựa chọn và xây dựng những chiến lƣợc
phù hợp. Để thực hiện cần áp dụng Nguyên tắc 5 W, 1 H:
– Xác định mục tiêu, yêu cầu công việc 1W (why)
– Xác định nội dung công việc 1W (what)
– Xác định 3W: where, when, who
– Xác định cách thức thực hiện 1H (how)
1.2.1.1. Xác định mục tiêu yêu cầu (Why)
– Tại sao bạn phải thực hiện chiến lƣợc?
– Nó có ý nghĩa nhƣ thế nào với doanh nghiệp?
– Hậu quả nếu bạn không thực hiện chúng?
Why (tại sao?): Khi bạn thực hiện một công việc thì điều đầu tiên bạn nên
xem xét đó chính là why với nội dung nhƣ trên.
Xác định đƣợc yêu cầu, mục tiêu giúp bạn luôn hƣớng trọng tâm các công việc
vào mục tiêu và đánh giá hiệu quả cuối cùng.

8



1.2.1.2. Xác định nội dung công việc (What?)
1W = what? Nội dung công việc đó là gi?
Hãy chỉ ra các bƣớc để thực hiện công việc đƣợc giao.
Bạn hãy chắc rằng, bƣớc sau là khách hàng của bƣớc công việc trƣớc.
1.2.1.3. Xác định 3W (Where, When, Who)
Để trả lời cho “Where” chúng ta cần trả lời các câu hỏi sau:
– Công việc đó thực hiện tại đâu?
– Kiểm tra tại bộ phận nào?
– Testing những công đoạn nào?…
Để trả lời cho “When” chúng ta cần trả lời các câu hỏi sau:
– Để xác định đƣợc thời hạn phải làm công việc, bạn cần xác định đƣợc mức
độ khẩn cấp và mức độ quan trọng của từng công việc.
– Có 4 loại công việc khác nhau:
+ Công việc quan trọng và khẩn cấp,
+ Công việc không quan trọng nhƣng khẩn cấp,
+ Công việc quan trọng nhƣng không khẩn cấp,
+ Công việc không quan trọng và không khẩn cấp.
Bạn phải thực hiện công việc quan trọng và khẩn cấp trƣớc.
Để trả lời cho “Who” chúng ta cần trả lời các câu hỏi sau:
– Ai làm việc đó
– Ai kiểm tra
– Ai hổ trợ.
– Ai chịu trách nhiệm…
1.2.1.4. Xác định phương pháp 1H
H là how, nghĩa là nhƣ thế nào? Nó bao gồm các nội dung:
– Tài liệu hƣớng dẫn thực hiện là gì (cách thức thực hiện từng công việc)?
– Tiêu chuẩn là gì?
– Nếu có máy móc thì cách thức vận hành nhƣ thế nào?


9


1.2.2. Vai trò của chiến lược
- Định hƣớng hoạt động dài hạn và là cơ sở vững chắc cho triển khai hoạt động
trong tác nghiệp. Thiếu vắng chiến lƣợc hoặc chiến lƣợc không đƣợc thiết lập rõ
ràng, có luận cứ sẽ làm cho hoạt động mất hƣớng, chỉ thấy trƣớc mắt không thấy
đƣợc trong dài hạn, chỉ thấy cái cục bộ mà không thấy cái toàn thể.
- Tạo cơ sở vững chắc cho các hoạt động nghiên cứu triển khai, đầu tƣ phát
triển, đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực. Trong thực tế phần lớn các sai lầm trả giá
về đầu tƣ và nghiên cứu triển khai,… có nguồn gốc từ chỗ thiếu vắng hoặc có sự sai
lệch trong xác định mục tiêu chiến lƣợc.
- Tạo cơ sở cho các doanh nghiệp chủ động phát triển các hƣớng kinh doanh
phù hợp với môi trƣờng trên cơ sở tận dụng các cơ hội, tránh đƣợc các rủi ro, phát
huy các lợi thế của doanh nghiệp trong kinh doanh.
- Cải thiện căn bản tình hình, vị thế của một công ty, một ngành, một địa
phƣơng. Các lợi ích đƣợc xác lập cả về mặt tài chính và phi tài chính.
1.3. Công nghệ
1.3.1. Khái niệm Công nghệ
Công nghệ là sản phẩm do con ngƣời tạo ra sử dụng làm công cụ để sản xuất
ra của cải vật chất, tuy vậy cho đến bây giờ, định nghĩa về công nghệ lại chƣa hoàn
toàn thống nhất.
Điều đó đƣợc giải thích là do số lƣợng các loại công nghệ có nhiều đến mức
không thể thống kê dƣợc, ngay cả việc sản xuất một sản phẩm lại có thể sử dụng
nhiều công nghệ khác nhau nên những ngƣời sử dụng công nghệ trong những điều
kiện và hoàn cảnh khác nhau sẽ dẫn đến sự hiểu biết của họ về công nghệ không thể
giống nhau. Không thể không kể đến sự phát triển nhƣ vũ bão của cách mạng công
nghệ làm thay đổi nhiều quan niệm cũ trƣớc dây.
- Theo quan điểm của UNIDO: Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công


nghiệp bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống
và phƣơng pháp.
- Theo quan điểm của ESCAP: Công nghệ là hệ thống kiến thức, quy trình và

10


kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và xử lý thông tin. Nó bao gồm kiến thức, kỹ
năng, thiết bị, phƣơng pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và
cung cấp dịch vụ.
- Theo Luật khoa học và công nghệ (2013): Công nghệ là tập hợp các phƣơng

pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phƣơng tiện dùng để biến đổi các
nguồn lực thành các sản phẩm.
Công nghệ đƣợc hiểu là quá trình để tiến hành một công đoạn sản xuất, là
thiết bị để thực hiện một công việc. Vì vậy công nghệ thƣờng đƣợc gắn:
+ Quy trình công nghệ
+ Thiết bị công nghệ
+ Dây chuyền công nghệ
Do vậy ta thấy công nghệ là tất cả những cái gì dùng để biến đổi đầu vào
thành đầu ra. Chính vì vậy số lƣợng công nghệ rất nhiều và đa dạng.
Một sản phẩm làm ra phải sử dụng rất nhiều công nghệ khác nhau và những
ngƣời sử dụng công nghệ khác nhau trong những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau
sẽ có sự hiểu biết khác nhau về công nghệ.
Yêu cầu của chúng ta là quản lý công nghệ. Vậy chúng ta phải hiểu và định nghĩa
đƣợc thế nào là công nghệ? Có nhiều quan điểm khác nhau về công nghệ. Nhƣng một
dịnh nghĩa về công nghệ đƣợc coi là đầy đủ khi nó bao gồm 4 nội dung sau:
+ Công nghệ là một máy biến đổi
+ Công nghệ là một công cụ
+ Công nghệ là kiến thức

+ Công nghệ là sự hiện thân trong các vật thể.
Công nghệ là một máy biến đổi: Nói đến khả năng làm ra sản phẩm của công
nghệ. Nếu khoa học ứng dụng chỉ quan tâm đến việc ứng dụng liên tục vào thực tế
thì công nghệ lại quan tâm đến cả vấn đề về hiệƣ quả kinh tế.
Công nghệ là một công cụ: Không coi công nghệ là một máy móc, một thiết
bị, là cái cao siêu mà sự tác động giữa con ngƣời và máy móc có vai trò rất lớn
trong công nghệ.
11


Công nghệ là kiến thức: Không phải công nghệ là những thứ nhìn thấy, sờ thấy,
không phải ai cũng có thể tạo ra công nghệ và sử dụng nó với hiệu quả nhƣ nhau.
Do đó công nghệ có những bí quyết và cơ sở khoa học nhất định muốn sử
dụng công nghệ đƣợc và có hiệu quả con ngƣời cần phải đƣợc đào tạo và trau dồi
các kỹ năng đồng thời luôn cập nhật các kiến thức.
Công nghệ là hiện thân trong các vật thể: Công nghệ nằm trong các dạng nhƣ
của cải, vật chất, thông tin, trong các sức lao động của con ngƣời. Do đó công nghệ
đƣợc coi nhƣ một hàng hoá, dịch vụ có mua bán dƣợc.
1.3.2. Đặc điểm của Công nghệ
1.3.2.1. Vòng đời công nghệ
Ta nghiên cứu vòng đời của các thành phần công nghệ:
- Vòng đời vật tư - kỹ thuật.

Quá trình hình thành phần cứng công nghệ bắt đầu từ nghiên cứu nhu cầu,
thiết kế chế tạo, sản xuất thử sau đó là sản xuất hàng loạt, cuối cùng là thay thế
công nghệ này bằng cồng nghệ mới khi công nghệ này đi vào trạng thái bão hoà rồi
suy tàn.
- Vòng đời của nhân lực KHCN.

Để có đƣợc tri thức và khả năng về công nghệ, con ngƣời phải trải qua quá

trình nuôi dƣỡng, giáo dục, đào tạo, phát triển và nâng cao kiến thức tay nghề. Một
đời ngƣời thƣờng sử dụng nhiều công nghệ vì vậy khi công nghệ kết thúc thì con
ngƣời vẫn tồn tại một cách khách quan với công nghệ đó.
- Vòng đời của thông tin công nghệ.

Vòng đời của thông tin bắt đầu từ tìm kiếm thông tin, phân tích và lựa chọn
thông tin. Sau đó lƣu trữ và sử dụng và phổ biến thông tin. Một thông tin có thể
dùng cho nhiều công nghệ.
- Vòng đời của tổ chức công nghệ.

Tổ chức công nghệ đƣợc hình thành bắt đầu từ việc nhận thức vấn đề trên cơ
sở đó tiến hành bƣớc chuẩn bị và thiết kế khung tổ chức, bố trí nhàn sự, sau đó điều
hành công việc. Trong quá trình điều hành hoạt động, tổ chức theo dõi, phản hồi để
12


điều chỉnh cho phù hợp với thay đổi cả bên trong và bên ngoài.
Không nắm vững các bƣớc tổ chức, phá vỡ trình tự (đi tắt) sẽ gây khó khăn
cho phát triển của các thành phần công nghệ.
1.3.2.2. Mức độ phức tạp của công nghệ
- Mức độ phức tạp của vật tư - kỹ thuật

Mức độ phức tạp của phần vật tƣ kỹ thuật đƣợc đánh giá tăng dần theo các
mức sau:
+ Các phƣơng tiện thủ công sử dụng cơ bắp con ngƣời hay súc vật là chính
+ Các phƣơng tiện có động lực thay cơ bắp con ngƣời bằng sức của súc vật,
máy nhiệt, máy điện
+ Các thiết bị vạn năng là thiết bị thực hiện nhiều công việc
+ Các thiết bị chuyên dùng là thiết bị chỉ thực hiện một hoặc một phần công
việc, do đó sản phẩm có độ chính xác cao

+ Các thiết bị tự động, có thể thực hiện một dãy hay toàn bộ các thao tác mà
không cần tác động trực tiếp của con ngƣời
+ Các thiết bị máy tính hoá điểu khiển quá trình làm việc bằng máy tính
+ Các thiết bị tích hợp , thao tác toàn bộ nhà máy bằng phƣơng tiện máy tính
hoá, đỉnh cao là nhà máy robot hoá
- Mức độ phức hợp của con người (kỹ năng công nghệ )

Kỹ năng công nghệ của con ngƣời đƣợc đánh giá thông qua trình độ học vấn
(cấp đào tạo), kỹ năng (cơ sở đào tạo), trí lực (khả năng tƣ duy, độ thông minh).
Trình độ cao của con ngƣời đƣợc sắp xếp theo mức độ tăng dần sau:
+ Khả năng vận hành
+ Khả năng lắp đặt
+ Khả năng sửa chữa
+ Khả năng thích nghi
+ Khả năng cải tiến
+ Khả năng đổi mới
+ Khả năng sáng tạo
13


- Mức độ phức tạp của thông tin

Mức độ phức tạp của thông tin đƣợc đánh giá theo các mức sau:
+ Thông tin báo hiệu: Thể hiện bằng hình ảnh, mô hình...(các thông số định
mức của thiết bị)
+ Thông tin mô tả: Cho biết nguyên lý để làm cơ sở cho vận hành (mô tả thiết
bị, quá trình)
+ Thông tin để lắp đặt: Cho biết các dữ liệu về đặc tính của thiết bị, nguyên
liệu, chi tiết cấu tạo.
+ Thông tin để sử dụng: Hƣớng dẫn vận hành, bảo dƣỡng, sửa chữa.

+ Thông tin về thiết kế: Các bản vẽ về thiết kế.
+ Thông tin mở rộng: Có thể dùng để cải tiến, thay thế.
+ Thông tin đánh giá: Là các thông tin mới nhất có liên quan đến các thành
tựu liên quan.
Ba thông tin về thiết kế, mở rộng và đánh giá đƣợc coi là bí quyết của thiết bị
đƣợc bảo vệ chặt chẽ nhằm thu hồi chi phí nghiên cứu và triển khai cũng nhƣ lợi nhuận.
- Mức độ phức tạp của tổ chức

Các chỉ tiêu đặc trƣng cho độ phức tạp của tổ cấu tổ chức là: quy mô thị
trƣờng, đặc điểm quá trình sản xuất, tình trạng nhân lực, tình hình tài chính và mức
lợi nhuận.
+ Cơ cấu đứng đƣợc: Chủ sò hữu tự quản lý, đầu tƣ thấp, lao động ít, phƣơng
tiện thông thƣờng, lợi nhuận không đáng kể.
+ Cơ cấu đứng vững: Làm chủ phƣơng tiện, có khả nãng nhận hợp đồng từ
các tổ chức lớn, cơ cấu sản xuất ổn định, có khả năng giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
+ Cơ cấu mở mang: Có kinh nghiệm chuyên môn, quản lý có nề nếp, có
chuyên gia từng lĩnh vực, lợi nhuận trung binh.
+ Cơ cấu bảo toàn: Có khả năng tìm kiếm sản phẩm mới, thị trƣờng mới, sử
dụng dƣợc các phƣơng tiện cao cấp, lợi nhuận trung bình.
+ Cơ cấu ổn định: Liên tục cải tiến chất lƣợng và chủng loại sản phẩm, liên
tục nâng cấp vật tƣ - kỹ thuật.
14


×