Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Quản trị dự án công trình giao thông tại Ban quản lý dự án giao thông Bắc Giang 2 : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý: 60 34 01 02

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1007.71 KB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------------------------

TẠ ĐÌNH KẾT

ĐỀ TÀI
QUẢN TRỊ DỰ ÁN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN GIAO THÔNG BẮC GIANG 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - Năm 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-------------------------

TẠ ĐÌNH KẾT

ĐỀ TÀI
QUẢN TRỊ DỰ ÁN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN GIAO THÔNG BẮC GIANG 2
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐỖ XUÂN TRƢỜNG
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
CHẤM LUẬN VĂN

TS. Đỗ Xuân Trƣờng

PGS.TS. Trầ n Anh Tài

Hà Nội - Năm 2015


MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM ƠN
CAM KẾT
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

i

DANH MỤC CÁC BẢNG

ii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

ii


MỞ ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của đề tài

1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

1

2.1. Mục đích nghiên cứu

1

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

2

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

2

3.2. Phạm vi nghiên cứu


2

4. Những đóng góp của luận văn nghiên cứu

3

5. Thiết kế cấu trúc luận văn

3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
QUẢN TRỊ DỰ ÁN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

4

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

4

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quản trị dự án đầu tƣ xây dựng công trình 4
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản trị dự án công trình giao thông
1.2. Cơ sở lý luận về quản tri ̣dƣ̣ án công trình giao thông
1.2.1. Lý thuyết cơ bản về quản trị dự án, quản trị dự án đầu tƣ

4
6
6

1.2.1.1. Khái niệm về dự án, đầu tƣ, dự án đầu tƣ


6

1.2.1.2. Quản trị dự án, quản trị dự án đầu tƣ

7

1.2.2. Lý thuyết cơ bản về quản trị dự án công trình giao thông

11

1.2.2.1. Khái niệm về quản trị dự án công trình giao thông

11

1.2.2.2. Đặc điểm của dự án xây dựng

12

1.2.2.3. Phân loại dự án xây dựng

14

1.2.2.4. Nguyên tắc quản lý dự án xây dựng

14

1.2.2.5. Một số phƣơng pháp quản lý dự án đầu tƣ xây dựng

15



1.2.3. Nội dung quản trị dự án công trình giao thông

16

1.2.3.1. Quản trị tiến độ dự án

16

1.2.3.2. Quản trị chất lƣợng dự án

18

1.2.3.3. Quản trị chi phí dự án

19

1.2.3.4. Quản trị an toàn lao động và môi trƣờng xây dựng dự án

21

1.2.4. Quá trình quản trị dự án công trình giao thông

23

1.2.4.1. Quản trị dự án giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ

24


1.2.4.2. Quản trị dự án giai đoạn thực hiện đầu tƣ

25

1.2.4.3. Quản trị dự án giai đoạn kết thúc đầu tƣ

34

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

38

2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

38

2.1.1. Lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu định tính

38

2.1.1.1. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích tài liệu thứ cấp

38

2.1.1.2. Phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp

39

2.1.1.3. Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia


39

2.1.1.2. Phƣơng pháp thảo luận nhóm

39

2.1.2. Thu thập thông tin dữ liệu

39

2.1.2.1. Về nguồn dữ liệu thứ cấp

40

2.1.2.2. Về nguồn dự liệu sơ cấp

40

2.1.3. Lịch trình nghiên cứu

44

2.1.4. Tính xác thực và độ tin cậy của dữ liệu

44

2.1.5. Phân tích dữ liệu

46


2.2. Thiết kế nghiên cứu

47

2.2.1. Quy trình nghiên cứu

47

2.2.2. Thiết kế mẫu câu hỏi nghiên cứu

47

CHƢƠNG 3: HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ DỰ ÁN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN GIAO THÔNG BẮC GIANG 2

48

3.1. Giới thiệu tổng quan về Ban quản lý dự án giao thông Bắc Giang 2

48

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

48

3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ

48

3.1.3. Cơ cấu tổ chức


48

3.1.4. Một số dự án tiêu biểu của Ban quản lý dự án giao thông Bắc Giang 2

48


3.1.5. Đặc điểm các dự án công trình giao thông do Ban quản lý dự án giao thông Bắc
Giang 2 thực hiện

49

3.2. Thực trạng quản trị dự án công trình giao thông tại Ban quản lý dự án giao thông
Bắc Giang 2

49

3.2.1. Quản trị tiến độ dự án

49

3.2.2. Quản trị chất lƣợng dự án

51

3.2.3. Quản trị chi phí dự án

54


3.2.4. Quản trị an toàn lao động và môi trƣờng xây dựng dự án

56

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ DỰ ÁN CÔNG
TRÌNH GIAO THÔNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN GIAO THÔNG BẮC GIANG
2

58

4.1. Hệ thống các quan điểm hoàn thiện công tác quản trị dự án công trình giao thông
tại Ban quản lý dự án giao thông Bắc Giang 2

58

4.2. Nhóm giải pháp chung hoàn thiện và nâng cao năng lực Chủ đầu tƣ của Ban quản
lý dự án

59

4.2.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức, bổ xung phƣơng tiện và trang thiết bị làm việc
59
4.2.2. Bổ xung công cụ quản lý dự án

60

4.2.3. Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài

61


4.3. Nhóm các giải pháp hoàn thiện quản trị tiến độ, chất lƣợng, chi phí, an toàn lao
động và môi trƣờng xây dựng dự án

61

4.3.1. Giải pháp hoàn thiện quản trị tiến độ dự án

61

4.3.2. Giải pháp hoàn thiện quản trị chất lƣợng dự án

62

4.3.3. Giải pháp hoàn thiện quản trị chi phí dự án

63

4.3.4. Giải pháp hoàn thiện quản trị an toàn lao động và môi trƣờng xây dựng dự
án

63

KẾT LUẬN

65

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



LỜI CẢM ƠN
Lời đầ u tiên , tôi xin chân thành cảm ơn đế n toàn thể quý Thầ y , Cô Trƣờng đại
học kinh tế , Đa ̣i ho ̣c quố c gia Hà Nô ̣i đã trang bi ̣cho tôi nhƣ̃ng kiế n thƣ́c quý báu
trong thời gian tôi theo ho ̣c ta ̣i trƣờng.
Tôi xin trân tro ̣ng cảm ơn tiế n s ĩ Đỗ Xuân Trƣờng , ngƣời đã cho tôi nhiề u kiế n
thƣ́c thiế t thƣ̣c và hƣớng dẫn khoa ho ̣c của luâ ̣n văn . Thầ y đã luôn tâ ̣n tin
̀ h hƣớng dẫn ,
đinh
̣ hƣớng và góp ý giúp cho tôi hoàn thành luâ ̣n văn này .
Tiế p theo, tôi xin trân tro ̣ng cảm ơn lãnh đạo sở , lãnh đạo các phòng quản lý đầu
tƣ xây dựng, phòng quản lý giao thông thuộc Sở giao thông vận tải Bắc Giang; giám
đốc, phó giám đốc và các phòng trong Ban quản lý dự án giao thông Bắc Giang 2 đã
cung cấ p tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu , hoàn thiện
luâ ̣n văn.
Cuố i cùng, tôi xin chân thành cảm ơn ba ̣n bè , đồ ng nghiê ̣p, ngƣời thân đã luôn
đô ̣ng viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cƣ́u.
Xin gƣ̉i lời cảm ơn chân thành đế n tấ t cả mo ̣i ngƣời!


CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đây là công trin
̀ h nghiên cƣ́u của riêng tôi . Các số liệu, kế t quả
nêu trong luâ ̣n văn là trung thƣ̣c và chƣa tƣ̀ng đƣơ ̣c ai công bố trong bấ t kỳ công trin
̀ h
nào khác.
Các kết quả , số liê ̣u do tác giả trƣ̣c tiế p thu thâ ̣p , thố ng kê và xƣ̉ lý . Các nguồn
dƣ̃ liê ̣u khác đƣơ ̣c tác giả sƣ̉ du ̣ng trong luâ ̣n văn đề u ghi nguồ n trích dẫn và xuấ t xƣ́ .
Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2015
Ngƣời thƣc̣ hiêṇ luâ ̣n văn


Tạ Đình Kết


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BQLDA

Ban quản lý dự án

CĐT

Chủ đầu tƣ

CTGT

Công trình giao thông

CTXD

Công trình xây dựng

ĐTXDCT

Đầu tƣ xây dựng công trình

ĐVTC

Đơn vị thi công

GPMB


Giải phóng mặt bằng

GTVT

Giao thông vận tải

QLDA

Quản lý dự án

TMĐT

Tổng mức đầu tƣ

TVGS

Tƣ vấn giám sát

TVTK

Tƣ vấn thiết kế

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCT

Xây dựng công trình


i


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Bảng

Nội dung

1

Bảng 2.1

Tổ ng hơ ̣p kế t quả phỏng vấ n trƣ̣c tiế p

Phụ lục 4

2

Bảng 2.2

Tổ ng hơ ̣p kế t quả lấ y ý kiế n chuyên gia

Phụ lục 5

3


Bảng 2.3

Tổ ng hơ ̣p kế t quả thảo luâ ̣n 1

Phụ lục 6

4

Bảng 2.4

Tổ ng hơ ̣p kế t quả thảo luâ ̣n 2

Phụ lục 7

5

Bảng 3.1

Các dự án đầu tƣ giai đoạn 2009 đến 2013

Phụ lục 8

6

Bảng 3.2

Nguồn vốn đầu tƣ giai đoạn 2009 đến 2013

Phụ lục 9


7

Bảng 3.3

Tiến độ các dự án đầu tƣ giai đoạn 2009 đến 2013

Phụ lục 10

8

Bảng 3.4

Chất lƣợng các dự án đầu tƣ giai đoạn 2009 đến 2013

Phụ lục 11

9

Bảng 3.5

Chi phí các dự án đầu tƣ giai đoạn 2009 đến 2013

Phụ lục 12

10

Bảng 3.6

An toàn lao động và môi trƣờng xây dựng các dự án


Phụ lục 13

Trang

đầu tƣ giai đoạn 2009 đến 2013

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

STT

Hình

Nội dung

1

Hình 1.1

Các mục tiêu của dự án

7

2

Hình 1.2

Quá trình quản trị dự án

8


3

Hình 1.3

Các lĩnh vực quản trị dự án

9

4

Hình 1.4

Các giai đoạn của một dự án xây dựng

13

5

Hình 1.5

Quy trình quản lý tiến độ (thời gian)

17

6

Hình 1.6

Quy trình quản lý chất lƣợng


18

7

Hình 1.7

Quy trình quản lý chi phí

19

8

Hình 1.8

Phƣơng pháp xác định tổng mức đầu tƣ

21

9

Hình 1.9

Quá trình quản lý dự án

23

10

Hình 2.1


Quy trình nghiên cứu

47

ii

Trang


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, muốn phát triển kinh tế - xã hội cần thiết
phải xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, trong đó có các công trình
giao thông cầu và đƣờng. Mỗi công trình giao thông hoàn thành đƣa vào khai thác sử
dụng sẽ góp phát triển kinh tế - xã hội không chỉ một vùng mà còn thúc đẩy kinh tế
quốc gia phát triển bền vững trên cơ sở kết nối giao thông vùng và khu vực. Bắc
Giang là tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 55km, cơ
sở hạ tầng kỹ thuật ngày càng hoàn thiện, để đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội địa phƣơng nhiều dự án đầu tƣ xây dựng công trình giao thông (CTGT) đang và sẽ
đƣợc triển khai thực hiện. Do vậy, việc quản trị dự án đầu tƣ xây dựng CTGT một
cách có hiệu quả, từ việc sử dụng nguồn vốn, triển khai thực hiện các dự án đảm bảo
chất lƣợng, tiến độ, đến phát huy đƣợc hiệu quả kinh tế - xã hội...là một nhiệm vụ hết
sức quan trọng và cấp thiết đặt ra đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc và những
ngƣời làm công tác quản trị dự án. Vốn đầu tƣ ngân sách nhà nƣớc cho CTGT cầu
đƣờng rất lớn, chƣa đáp ứng đủ vốn theo yêu cầu phát triển cho nên tiếp kiệm chi phí
đầu tƣ là rất quan trọng. Bên cạnh kết quả đạt đƣợc công tác quản trị dự án CTGT tại
Ban quản lý dự án (BQLDA) giao thông Bắc Giang 2 trong những năm qua còn nhiều
tồn tại, hạn chế nhƣ tiến độ dự án thƣờng xuyên chậm, tổng mức đầu tƣ thƣờng phát
sinh tăng. Những hạn chế đó làm cho hiệu quả đầu tƣ các dự án CTGT đem lại chƣa
cao nhƣng hiện nay chƣa có đề tài nào nghiên cứu để tìm giải pháp cho vấn đề này. Để

nâng cao năng lực quản trị dự án đầu tƣ công trình giao thông cần phải nghiên cứu
tổng kết thực tiễn để có giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tƣ các dự án CTGT. Xuất
phát từ nhận thức trên và tầm quan trọng của vấn đề tác giả chọn đề tài “Quản trị dự
án công trình giao thông tại Ban quản lý dự án giao thông Bắc Giang 2”.
Câu hỏi nghiên cứu của luận văn là làm thế nào để hoàn thiện công tác quản trị
dự án CTGT tại BQLDA giao thông Bắc Giang 2.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn có mục đích đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác quản trị dự
án CTGT tại BQLDA giao thông Bắc Giang 2, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả
đầu tƣ xây dựng CTGT.
1


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến quản trị
dự án, quản trị dự án đầu tƣ, quản trị dự án CTGT hiện nay. Đồng thời luận văn sẽ tiến
hành nghiên cứu các lý thuyết về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng
công trình (XDCT); đấu thầu và lựa chọn các nhà thầu thiết kế, thi công , bảo hiểm
công trình….; khảo sát và thiết kế, thi công XDCT; lập báo cáo quyết toán, kiểm toán
quyết toán dự án đầu tƣ hoàn thành…để làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu và
phân tích thực tế nhằm hoàn thiện đề tài.
- Nghiên cứu, đánh giá, thu thập thông tin đầy đủ, chính xác, tin cậy và phân tích
thực trạng quản trị dự án CTGT tại BQLDA giao thông Bắc Giang 2 để tìm ra tồn tại,
hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế này.
- Đƣa ra kiến nghị và đề xuất các giải pháp khả thi để hoàn thiện công tác quản
trị dự án CTGT tại BQLDA giao thông Bắc Giang 2 nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ
xây dựng CTGT.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn này là công tác quản trị dự án CTGT tại
BQLDA giao thông Bắc Giang 2 giai đoạn 2009 -:- 2013.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ giới hạn về thời gian nên tác giả chỉ tập
trung nghiên cứu các nội dung sau:
Về mặt thời gian nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các thông tin, thu thập tài liệu của BQLDA trong thời gian
từ năm 2009 đến 2013.
Về mặt không gian nghiên cứu
Nghiên cứu các công trình cầu, đƣờng bộ tại tỉnh Bắc Giang do BQLDA giao
thông Bắc Giang 2 làm đại diện Chủ đầu tƣ (CĐT).
Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu luận văn này là 4 nội dung quản trị dự án đầu tƣ xây dựng công trình
(ĐTXDCT) gồm quản trị tiến độ, chất lƣợng, chi phí, an toàn lao động và môi trƣờng

2


xây dựng dự án; thông qua các hoạt động tổ chức, điều hành, quản lý 3 giai đoạn đầu
tƣ gồm chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ, kết thúc đầu tƣ.
4. Những đóng góp của luận văn nghiên cứu
Những đóng góp của luận văn nghiên cứu là:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản trị dự án CTGT hiện nay.
- Chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong quản trị
dự án CTGT.
- Đƣa ra các giải pháp hoàn thiện quản trị dự án CTGT.
5. Thiết kế cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục; cấu trúc luận văn gồm
4 chƣơng:

Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản trị dự án
CTGT
Chƣơng 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu
Chƣơng 3: Hoạt động quản trị dự án CTGT tại BQLDA giao thông Bắc Giang 2
Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị dự án CTGT tại BQLDA giao
thông Bắc Giang 2

3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ DỰ ÁN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Quản trị dự án là một vấn đề mà các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan nhà
nƣớc đều quan tâm, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Các nghiên
cứu đã đề cập đến các nội dung: cơ sở lý thuyết về quản trị dự án, quản trị dự án đầu
tƣ, quản trị dự án ĐTXDCT, nâng cao hiệu quả quản trị dự án ĐTXDCT...; khảo sát
phân tích và đánh giá thực trạng quản trị dự án CTGT ở một số BQLDA, gợi ý các
giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị dự án CTGT.
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quản trị dự án đầu tƣ xây dựng công
trình
Luận văn thạc sĩ một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án có sử
dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Ngô Thị Thúy Hằng,
2013) đã tổng hợp các lý thuyết cơ bản về quản trị dự án ĐTXDCT, đồng thời đƣa ra
một số giải pháp để hoàn thiện công tác QLDA ĐTXDCT có sử dụng vốn ngân sách
nhà nƣớc.
Luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực QLDA đầu tư xây dựng công trình tại
BQLDA khí Đông Nam Bộ (Nguyễn Trung Hiếu, 2013) đã tổng hợp các lý thuyết cơ
bản về quản trị dự án ĐTXDCT, đồng thời đƣa ra một số giải pháp để nâng cao năng
lực QLDA đầu tƣ xây dựng, đó là những giải pháp về: kiện toàn bộ máy tổ chức; bổ

sung công cụ QLDA tiên tiến; giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tiến độ dự án; giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lƣợng dự án và giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý chi phí dự án.
Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao hiệu quả QLDA đầu tư xây dựng cơ bản của
Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Nguyễn Việt Tiến, 2011) đã tổng hợp các lý thuyết cơ bản
về quản trị dự án ĐTXDCT, đồng thời đƣa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả
quản lý dự án (QLDA) ĐTXDCT. Trong đó nhiều chỉ tiêu hiệu quả vẫn chƣa đƣợc
lƣợng hóa mà chỉ dừng ở việc đánh giá mang tính định tính. Những chỉ tiêu này nếu
đƣợc định lƣợng thì sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả dự án.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản trị dự án công trình giao thông

4


Bài báo phân tích nguyên nhân và hậu quả của các rủi ro trong dự án xây dựng
CTGT ở Việt Nam hiện nay (Trịnh Thùy Anh, 2009) đã đánh giá nguyên nhân và hậu
quả của các rủi ro trong dự án xây dựng CTGT qua quá trình 3 giai đoạn đầu tƣ là
chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ, kết thúc đầu tƣ ở Việt Nam hiện nay.
Bài báo những bất cập trong QLDA đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông
vận tải (GTVT) ở Việt Nam hiện nay (Nguyễn Thanh Bình, 2012) đã phân tích thực
trạng QLDA đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông hiện nay; chỉ ra những tồn tại
hạn chế của quá trình 3 giai đoạn đầu tƣ là chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ, kết thúc
đầu tƣ và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế. Từ đó đƣa ra giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác QLDA đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng GTVT ở Việt Nam hiện nay là
giải pháp nhằ m tăng cƣờng thể chế quản lý đầ u tƣ , ứng dụng kỹ thuật và một số công
cụ quản lý dự án hữu hiệu.
Bài báo một số kiến nghị để nâng cao năng lực QLDA xây dựng CTGT (Lâm
Văn Hoàng, 2009) đã phân tích thực trạng công tác QLDA CTGT qua 3 giai đoạn đầu
tƣ là chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ, kết thúc đầu tƣ. Đồng thời đƣa ra một số kiến
nghị để nâng cao năng lực QLDA xây dựng CTGT nhƣ tăng ủy quyền của Chủ đầu tƣ

cho BQLDA theo phân ha ̣ng.
Bài báo một số vấn đề về QLDA giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình
(Bùi Ngọc Toàn, 2007) đã phân tích tầm quan trọng của QLDA giai đoạn chuẩn bị
ĐTXDCT nói chung và CTGT nói riêng, cụ thể là tầm quan trọng về vấn đề đánh giá
sai sự cần thiết của dự án và vấn đề quản lý chi phí dự án.
Luận văn thạc sĩ QLDA đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam
(Nguyễn Việt Dũng, 2012) đã tổng hợp các lý thuyết cơ bản về quản trị dự án
ĐTXDCT, quản trị dự án CTGT. Đồng thời đƣa ra một số giải pháp để hoàn thiện một
số vấn đề trong quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam. Đây là
quản lý vĩ mô đối với dự án.
Luận văn thạc sĩ một số kiến nghị giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án
xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội (Ngô Ngọc Long,
2012) đã tổng hợp các lý thuyết cơ bản về quản trị dự án ĐTXDCT, quản trị dự án
CTGT. Đồng thời đƣa ra một số kiến nghị giải pháp để đẩy nhanh tiến độ các dự án
xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đối với cơ quan chính phủ, bộ, thành phố và bản
thân doanh nghiệp.
5


Luận văn thạc sĩ hoàn thiện công tác QLDA đầu tư tại Tổng công ty xây dựng
CTGT 5 (Phạm Hữu Vinh, 2011) đã tổng hợp các lý thuyết cơ bản về quản trị dự án
ĐTXDCT, quản trị dự án CTGT. Đồng thời đƣa ra một số giải pháp để hoàn thiện
công tác quản trị dự án ĐTXDCT nói chung và CTGT nói riêng.
1.2. Cơ sở lý luận về quản tri dƣ
̣ ̣ án công trin
̀ h giao thông
1.2.1. Lý thuyết cơ bản về quản trị dự án, quản trị dự án đầu tƣ
1.2.1.1. Khái niệm về dự án, đầu tƣ, dự án đầu tƣ
Khái niệm về dự án
"Dự án là việc sử dụng các nguồn lực hữu hạn để thực hiện nhiều công việc khác

nhau, nhƣng có liên quan với nhau và cùng hƣớng tới các mục tiêu và lợi ích cụ thể”
(Trịnh Thùy Anh, 2010, trang 10).
Theo tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá ISO trong tiêu chuẩn ISO 9000 : 2000 và
theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN ISO 9000 : 2000) thì dự án đƣợc định nghĩa: „„Dự
án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và đƣợc
kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, đƣợc tiến hành để đạt đƣợc một mục tiêu
phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và
nguồn lực‟‟.
Trịnh Quốc Thắng (2009, trang 5) cho rằng “Dự án là sự chi phí tiền và thời gian
để thực hiện một kế hoạch nhằm mục đích cho ra một sản phẩm duy nhất”.
Nói một cách khác, dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cụ
thể cần phải đƣợc thực hiện với phƣơng pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế
hoạch tiến độ xác định.
Khái niệm về đầu tư
Theo điều 3 của Luật đầu tƣ 2005 định nghĩa: „„Đầu tƣ là việc nhà đầu tƣ bỏ vốn
bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản, tiến hành các hoạt
động đầu tƣ theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật liên quan‟‟.
Theo Đinh Thế Hiển (2004, trang 14) thì “Đầu tƣ là đem một khoản tiền đã tích
lũy đƣợc, sử dụng vào một việc nhất định để sau đó thu lại một khoản tiền của có giá
trị lớn hơn”.
Khái niệm về dự án đầu tư Theo điều 3 của Luật đầu tƣ 2005: „„Dự án đầu tƣ là
tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tƣ trên địa
bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định‟‟.
6


Theo Phạm Xuân Giang (2010, trang 5-6) thì “Dự án đầu tƣ là tổng thể các hoạt
động dự kiến với các nguồn lực và chi phí cần thiết, đƣợc bố trí theo một kế hoạch
chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo
những đối tƣợng nhất định, nhằm thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất

định‟‟. Theo khái niện này, một dự án đầu tƣ bắt buộc phải có: mục tiêu rõ ràng, kỳ
hạn cụ thể, có đủ vốn.
1.2.1.2. Quản trị dự án, quản trị dự án đầu tƣ
Quản trị dự án
Khái niệm về quản trị dự án: Trịnh Thùy Anh (2010, trang 17) cho rằng “Quản
trị dự án là việc ứng dụng các kiến thức, kỹ năng công cụ và kỹ thuật vào các hoạt
động dự án để đáp ứng các yêu cầu của dự án”. Quản trị dự án nhằm giúp dự án đạt
các mục tiêu đặt ra và giúp đảm bảo đạt đƣợc hiệu quả mong đợi.
Quản trị dự án bao gồm quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và
giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời
hạn, trong phạm vi ngân sách đƣợc duyệt và đạt đƣợc các yêu cầu đã định về kỹ thuật
và chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, bằng những phƣơng pháp và điều kiện tốt nhất cho
phép.
Hay nói một cách khác ngắn gọn: Quản trị dự án là quá trình lập kế hoạch – triển
khai thực hiện – kiểm soát các hoạt động của dự án nhằm mục tiêu đề ra. Mục tiêu
thuộc về dự án gồm 3 yếu tố cơ bản : thời gian, chi phí và chất lƣợng (hay kết quả
thực hiện công việc).

Hình 1.1. Các mục tiêu của dự án
Nguồn : (Trịnh Thùy Anh, 2010)

7


Mối quan hệ giữa ba mục tiêu cơ bản của quản trị dự án có thể khác nhau giữa
các dự án hoặc giữa các thời kỳ đối với cùng một dự án. Mặt khác muốn đạt đƣợc kết
quả tốt với mục tiêu này thƣờng phải „„hy sinh‟‟ một hoặc hai mục tiêu kia. Các mục
tiêu này có liên quan chặt chẽ với nhau: muốn tiết kiệm triệt để chi phí có thể phải kéo
dài thời gian hơn, hoặc chất lƣợng không đạt mức cao nhất. Do vậy trong quá trình
quản trị dự án các nhà quản trị hy vọng đạt đƣợc sự kết hợp tốt nhất giữa các mục tiêu,

chứ khó có thể đạt đƣợc cả ba mục tiêu một cách hoàn hảo (Trịnh Thùy Anh, 2010).
Các giai đoạn của quá trình quản trị dự án hình thành một chu trình năng động từ
việc khởi sƣớng dự án, lập kế hoạch đến điều phối thực hiện và kiểm soát, sau đó phản
hồi cho việc tái lập kế hoạch dự án, và cuối cùng là kết thúc dự án.

Hình 1.2. Quá trình quản trị dự án
Nguồn : (Trịnh Thùy Anh, 2010)
- Khởi sƣớng dự án : đây là giai đoạn nghiên cứu cơ hội đầu tƣ, đàm phán tìm
kiếm đối tác, lựa chọn dự án và cách thực hiện có hiệu quả nhất, chuẩn bị các điều
kiện cần thiết để bắt đầu dự án.
- Lập kế hoạch : đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định những công việc
cần đƣợc hoàn thành, nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển
một kế hoạch hành động theo một trình tự lôgic mà có thể biểu diễn dƣới dạng sơ đồ
hệ thống.
8


- Điều phối thực hiện dự án : đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền
vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian.
Giai đoạn này chi tiết hóa thời hạn thực hiện cho từng công việc và toàn bộ dự án (khi
nào bắt đầu, khi nào kết thúc).
- Kiểm soát dự án : đây là quá trình theo dõi, kiểm tra tiến trình dự án, phân tích
tình hình hoàn thành, giải quyết những vấn đề liên quan, đề xuất các giải pháp xử lý,
lập các báo cáo về các hoạt động dự án.
- Kết thúc dự án : trong giai đoạn kết thúc của chu kỳ quản trị dự án, cần thực
hiện những công việc còn lại nhƣ hoàn thành sản phẩm, bàn giao công trình và những
tài liệu liên quan, đánh giá dự án, giải phóng nguồn lực.
Nội dung quản trị dự án
Nội dung quản trị dự án bao gồm 9 lĩnh vực chính: lập kế hoạch tổng quan, quản
trị phạm vi, quản trị thời gian, quản trị chi phí, quản trị chất lƣợng, quản trị nhân lực,

quản trị thông tin, quản trị rủi ro, quản trị hợp đồng và hoạt động mua bán (quản trị
cung ứng). Các nội dung này đều đƣợc thực hiện trong suốt các giai đoạn từ chuẩn bị
đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ đến giai đoạn vận hành kết quả của dự án.

Hình 1.3. Các lĩnh vực quản trị dự án
9


Nguồn : (Trịnh Thùy Anh, 2010)
- Lập kế hoạch tổng quan cho dự án là quá trình tổ chức dự án theo một trình tự
lôgic, là việc chi tiết hóa các mục tiêu dự án thành những công việc cụ thể và hoạch
định một chƣơng trình để thực hiện các công việc đó nhằm bảo đảm các lĩnh vực quản
trị khác nhau của dự án đã đƣợc kết hợp một cách chính xác và đầy đủ.
- Quản trị phạm vi dự án là xác định, giám sát quá trình thực hiện dự án để đảm
bảo đạt đƣợc mục đích, mục tiêu đặt ra ban đầu của dự án. Cần xác định công việc nào
thuộc về dự án và phải thực hiện, công việc nào ngoài phạm vi dự án.
- Quản trị thời gian bao gồm việc lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực và giám sát
tiến độ nhằm đảm bảo thời gian hoàn thành dự án. Để quản trị thời gian dự án tốt nhà
quản trị cần phải biết rõ mỗi công việc có thể kéo dài bao lâu, khi nào có thể bắt đầu,
khi nào nên kết thúc và toàn bộ dự án bao giờ sẽ hoàn thành.
- Quản trị chi phí của dự án là quá trình dự toán kinh phí, giám sát thực hiện chỉ
tiêu theo tiến độ đã đề ra đối với các công việc và hoạt động của dự án. Cần tiến hành
tổ chức, phân tích số liệu và lập các báo cáo về chi phí thực hiện dự án.
- Quản trị chất lƣợng dự án là quá trình triển khai giám sát những tiêu chuẩn chất
lƣợng cho việc thực hiện dự án, đảm bảo chất lƣợng sản phẩm dự án phải đáp ứng
mong muốn của CĐT.
- Quản trị nhân lực là quản trị những con ngƣời thực hiện dự án. Nó bao gồm
việc lãnh đạo, hƣớng dẫn, hợp tác, phối hợp những nỗ lực của mọi thành viên tham gia
dự án vào việc hoàn thành mục tiêu dự án. Quản trị nhân lực tốt sẽ giúp góp phần sử
dụng lực lƣợng lao động của dự án một cách có hiệu quả.

- Quản trị thông tin là quá trình đảm bảo các dòng thông tin thông suốt một cách
nhanh nhất và chính xác giữa các thành viên dự án và với các cấp quản trị khác nhau.
Thông qua quản trị thông tin có thể trả lời có thể trả lời đƣợc các câu hỏi: ai cần thông
tin về dự án? mức độ chi tiết và nhà quản trị dự án cần báo cáo cho họ bằng cách nào?
- Quản trị rủi ro là việc xác định các yếu tỏ rủi ro của dự án, lƣợng hóa mức độ
rủi ro và có kế hoạch đối phó cũng nhƣ quản trị từng loại rủi ro có khả năng xảy ra đối
với dự án.
- Quản trị hợp đồng và hoạt động mua bán (quản trị cung ứng) của dự án là quá
trình lựa chọn, thƣơng lƣợng, quản trị các hợp đồng và điều hành việc mua bán
nguyên vật liệu, trang thiết bị, dịch vụ…cần thiết cho dự án. Quá trình quản trị này
10


giải quyết vấn đề: bằng cách nào dự án nhận đƣợc hàng hóa và dịch vụ cần thiết của
các tổ chức bên ngoài? tiến độ cung, chất lƣợng cung nhƣ thế nào?
Quản trị dự án đầu tư
„„Mục đích chủ yếu của đầu tƣ là sinh lợi. Khả năng sinh lợi là điều kiện kiên
quyết để đầu tƣ – ngƣời ta không đầu tƣ nếu không thấy triển vọng sinh lợi. Để tránh
những cuộc đầu tƣ không sinh lợi, để đảm bảo sinh lợi tối đa một khi đã bỏ vốn, đầu
tƣ phát triển phải đƣợc tiến hành một cách có hệ thống, có phƣơng pháp, theo một tiến
trình gồm 8 bƣớc (Đinh Thế Hiển, 2004, trang 14-15). Do vậy dự án đầu tƣ cần phải
đƣợc quản trị, 8 bƣớc quản trị dự án đầu tƣ là:
Bƣớc 1: Nghiên cứu, đánh giá cơ hội đầu tƣ (sản phẩm của bƣớc này là: báo cáo
kinh tế - kỹ thuật về cơ hội đầu tƣ).
Bƣớc 2: Nghiên cứu tiền khả thi (sản phẩm: báo cáo tiền khả thi)
Bƣớc 3: Nghiên cứu khả thi (sản phẩm: báo cáo khả thi hay luận chứng kinh tế kỹ thuật theo cách gọi nâu nay ở việt Nam).
Bƣớc 4: Thẩm định và ra quyết định đầu tƣ (hoặc quyết định về việc đầu tƣ,
quyết định sửa đổi mục tiêu, phƣơng án thực hiện …).
Bƣớc 5: Thiết kế.
Bƣớc 6: Tổ chức đấu thầu, đàm phán, ký kết hợp đồng (về chuyển giao công

nghệ, cung cấp thiết bị, xây dựng, lắp đặt, vận tải …).
Bƣớc 7: Xây dựng, lắp đặt, tuyển dụng, đào tạo nhân lực.
Bƣớc 8: Nghiệm thu, bàn giao, thanh quyết toán
Quản trị dự án đầu tƣ là quản trị dự án đặc thù với đầy đủ quá trình và nội dung
của quản trị dự án; đƣợc thực hiện bởi ngƣời quản trị dự án trong doanh nghiệp hay
trong tổ chức và bao gồm các hoạt động tổ chức, điều hành, quản lý 3 quá trình chính:
lập dự án đầu tƣ; thẩm định và xét duyệt dự án đầu tƣ; quản trị thực hiện dự án đầu tƣ
(Phạm Xuân Giang, 2010).
1.2.2. Lý thuyết cơ bản về quản trị dự án công trình giao thông
1.2.2.1. Khái niệm quản trị dự án công trình giao thông
CTGT là công trình xây dựng (CTXD) đặc thù của ngành giao thông vận tải
(GTVT), bao gồm công trình cầu, đƣờng bộ, đƣờng sắt, sân bay, bến cảng...
Mục 2, điều 3, luật xây dựng 2003 định nghĩa: „„Công trình xây dựng là sản
phẩm đƣợc tạo thành bởi sức lao động của con ngƣời, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp
11


đặt vào công trình, đƣợc liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dƣớc mặt đất,
phần trên mặt đất, phần dƣới mặt nƣớc và phần trên mặt nƣớc, đƣợc xây dựng theo
thiết kế‟‟.
Mục 17, điều 3, luật xây dựng năm 2003 định nghĩa: „„Dự án đầu tƣ XDCT là tập
hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo
những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lƣợng
công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tƣ XDCT
bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở‟‟.
Bùi Ngọc Toàn (2012, trang 8) cho rằng “QLDA xây dựng là quá trình lập kế
hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm
đảm bảo cho công trình dự án hoàn thành đúng thời hạn; trong phạm vi ngân sách
đƣợc duyệt; đạt đƣợc các yêu cầu đã định về kỹ thuật, chất lƣợng; đảm bảo an toàn lao
động, bảo vệ môi trƣờng bằng những phƣơng pháp và điều kiện tốt nhất cho phép‟‟.

Quản trị dự án CTGT là quản trị dự án ĐTXDCT. Quản trị dự án CTGT bao gồm
quản trị 4 nội dung: tiến độ, chất lƣợng, chi phí, an toàn lao động và môi trƣờng xây
dựng; thông qua các hoạt động tổ chức, điều hành, quản lý 3 giai đoạn đầu tƣ gồm
chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ, kết thúc đầu tƣ; đƣợc triển khai cụ thể qua các quá
trình: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tƣ; thực hiện đầu tƣ; đánh giá kết quả, hiệu
quả thực tế của dự án đầu tƣ qua từng thời kỳ và cả thời hạn đầu tƣ; kết thúc dự án đầu
tƣ, thanh lý, phân chia tài sản.
1.2.2.2. Đặc điểm của dự án xây dựng
Các đặc trƣng cơ bản của dự án xây dựng là:
Dự án xây dựng có mục đích cuối cùng là CTXD hoàn thành đảm bảo các mục
tiêu đã đặt ra về thời gian, chi phí, chất lƣợng, an toàn, về sinh và bảo vệ môi
trƣờng...Sản phẩm (công trình) của dự án xây dựng mang tính đơn chiếc, độc đáo và
không phải là sản phẩm của một quá trình sản xuất liên tục, hàng loạt.
Dự án xây dựng có chu kì riêng (vòng đời) trải qua các giai đoạn hình thành và
phát triển, có thời gian tồn tại hữu hạn, nghĩa là có thời điểm bắt đầu khi xuất hiện ý
tƣởng về xây dựng công trình dự án và kết thúc khi CTXD hoàn thành đƣa vào khai
thác sử dụng, hoặc (hiểu theo nghĩa rộng của từ QLDA) khi công trình dự án hết niên
hạn khai thác và chấm dứt tồn tại (Bùi Ngọc Toàn, 2012).

12


Hình 1.4. Các giai đoạn của một dự án xây dựng
Nguồn : (Bùi Ngọc Toàn, 2012)
Nhƣ vậy vòng đời của dự án xây dựng gồm giai đoạn trƣớc đầu tƣ, giai đoạn
thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng (QLDA xây dựng), giai đoạn sau đầu tƣ (khai thác
công trình). Trong đó giai đoạn thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng là giai đoạn quan
trọng nhất trong vòng đời của một dự án xây dựng (Trịnh Quốc Thắng, 2009). Vì vậy
ở luận văn này tác giả sẽ đi sâu vào nghiên cứu giai đoạn thực hiện dự án ĐTXDCT
chi tiết gồm 3 giai đoạn đầu tƣ: chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ, kết thúc đầu tƣ.

Ở giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ: đầu tiên là lập báo cáo ĐTXDCT, tiếp theo là lập dự
án ĐTXDCT trình ngƣời quyết định đầu tƣ phê duyệt.
Ở giai đoạn thực hiện đầu tƣ: sau khi dự án ĐTXDCT đƣợc duyệt thì thực hiện
thiết kế xây dựng trình CĐT phê duyệt, tiếp theo là tổ chức đấu thầu, tiếp theo là thực
hiện thi công xây dựng đến khi hoàn thành.
Ở giai đoạn kết thúc đầu tƣ (kết thúc xây dựng) : tổ chức nghiệm thu, bàn giao
CTXD.
Dự án xây dựng có sự tham gia của nhiều chủ thể, đó là CĐT/chủ công trình,
đơn vị thiết kế, đơn vị thi công (ĐVTC), đơn vị giám sát, nhà cung ứng...Các chủ thể
này lại có lợi ích khác nhau, quan hệ giữa họ thƣờng mang tính đối tác. Môi trƣờng
làm việc của dự án xây dựng mang tính đa phƣơng và dễ xảy ra xung đột quyền lợi
giữa các chủ thể.
Dự án xây dựng luôn bị hạn chế bởi các nguồn lực là tiền vốn, nhân lực, công
nghệ, kỹ thuật, vật tƣ thiết bị...kể cả thời gian, ở góc độ là thời hạn cho phép.
Dự án xây dựng thường yêu cầu một lượng vốn đầu tư lớn, thời gian thực hiện
dài và vì vậy có tính bất định và rủi ro cao.
13


1.2.2.3. Phân loại dự án xây dựng
Các dự án ĐTXDCT đƣợc phân loại nhƣ sau:
Theo quy mô và tính chất
Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trƣơng đầu
tƣ; các dự án còn lại đƣợc phân thành 3 nhóm A, B, C theo quy định của Chính phủ.
Theo nguồn vốn đầu tư
- Dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc.
- Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nƣớc bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tƣ phát
triển của Nhà nƣớc.
- Dự án sử dụng vốn đầu tƣ phát triển của doanh nghiệp nhà nƣớc.
- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tƣ nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều

nguồn vốn.
Việc phân loại dự án có ảnh hƣởng quyết định đến nhiều vấn đề trong QLDA, đó
là :
- Phân cấp quản lý, xác định CĐT, phê duyệt, cấp phép xây dựng.
- Trình tự thực hiện các hoạt động xây dựng (trình tự lập dự án, trình tự thiết kế,
trình tự lựa chọn nhà thầu).
- Hình thức QLDA.
- Thời hạn bảo hành công trình.
- Bảo hiểm CTXD...
1.2.2.4. Nguyên tắc quản lý dự án xây dựng
QLDA xây dựng phải tuân thủ các nguyên tắc sau :
- Việc ĐTXDCT phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội,
quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, bảo đảm an ninh, an toàn xã hội và an toàn
môi trƣờng, phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có
liên quan.
- Tuỳ theo nguồn vốn sử dụng cho dự án, Nhà nƣớc còn quản lý theo quy định
sau đây :
+ Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc kể các dự án thành
phần, Nhà nƣớc quản lý toàn bộ quá trình đầu tƣ xây dựng từ việc xác định chủ trƣơng
đầu tƣ, lập dự án, quyết định đầu tƣ, lập thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công
xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đƣa công trình vào khai thác sử dụng.
14


+ Đối với dự án của doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng do Nhà nƣớc bảo lãnh,
vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc và vốn đầu tƣ phát triển của doanh nghiệp
Nhà nƣớc; Nhà nƣớc quản lý về chủ trƣơng và quy mô đầu tƣ, doanh nghiệp có dự án
tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và QLDA.
+ Đối với các dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tƣ nhân, CĐT tự quyết
định hình thức và nội dung QLDA. Đối với các dự án sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn

vốn khác nhau thì các bên góp vốn thoả thuận về phƣơng thức quản lý hoặc quản lý
theo quy định đối với nguồn vốn có tỷ lệ phần trăm (%) lớn nhất trong tổng mức đầu
tƣ.
- Đối với dự án quan trọng quốc gia hoặc dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành
phần, nếu từng dự án thành phần có thể độc lập vận hành, khai thác hoặc thực hiện
theo phân kỳ đầu tƣ thì mỗi dự án thành phần có thể đƣợc quản lý, thực hiện nhƣ một
dự án độc lập. Việc phân chia dự án thành các dự án thành phần do ngƣời quyết định
đầu tƣ quyết định.
1.2.2.5. Một số phƣơng pháp quản lý dự án đầu tƣ xây dựng
Theo mục 2, điều 45, luật xây dựng 2003 quy định 2 hình thức QLDA là CĐT
XDCT trực tiếp QLDA hoặc CĐT XDCT thuê tổ chức tƣ vấn QLDA, cụ thể nhƣ sau:
- CĐT XDCT trực tiếp QLDA
CĐT thành lập BQLDA để giúp CĐT làm đầu mối QLDA. BQLDA phải có
năng lực thực nhiện nhiệm vụ QLDA theo yêu của CĐT. BQLDA có thể thuê tƣ vấn
quản lý, giám sát một số phần việc mà BQLDA không đủ điều kiện, năng lực thực
hiện nhƣng phải đƣợc sự chấp thuận của CĐT. BQLDA tổ chức tuyển chọn và trực
tiếp ký hợp đồng với các tổ chức tƣ vấn nhƣ: tƣ vấn thực hiện công tác khảo sát, thiết
kế công trình, thẩm tra thiết kế - dự toán, soạn thảo hồ sơ mời thầu, giám sát thi công
và nhà thầu thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị...Trong quá trình thi công Tƣ vấn giám
sát (TVGS) chịu trách nhiệm quản lý quá trình thi công, đảm bảo tiến độ và giám sát
chất lƣợng công trình theo yêu cầu kỹ thuật của dự án. Hình thức này đƣợc sử dụng
phổ biến.
- CĐT XDCT thuê tổ chức tƣ vấn QLDA
CĐT tổ chức tuyển chọn và trình cấp có thẩm quyền quyết định tổ chức tƣ vấn
thay mình làm chủ nhiệm điều hành dự án, chịu trách nhiệm giao dịch, ký kết hợp
đồng với các tổ chức khảo sát thiết kế, cung ứng vật tƣ, trang thiết bị, xây lắp để thực
15


hiện các nhiệm vụ của quá trình thực hiện dự án. Đồng thời chịu trách nhiệm giám sát

quản lý toàn bộ quá trình thực hiện dự án. Hình thức này thực tế có sử dụng nhƣng
không phổ biến.
1.2.3. Nội dung quản trị dự án công trình giao thông
Theo mục 1 điều 45 luật xây dựng 2003 quy định nội dung quản trị dự án
ĐTXDCT bao gồm quản lý tiến độ, chất lƣợng, chi phí (khối lƣợng), an toàn lao động
và môi trƣờng xây dụng, cụ thể nhƣ sau:
1.2.3.1. Quản trị tiến độ dự án
Quản trị tiến độ (quản trị thời gian) dự án bao gồm các quy trình cần thiết để dự
án đảm bảo dự án hoàn thành đúng lúc.

16


×