Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Các nhân tố thể chế tác động đến việc áp dụng IFRS tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.87 KB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
__________________________

NGUYỄN TRÀ GIANG

CÁC NHÂN TỐ THỂ CHẾ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ÁP
DỤNG IFRS TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
___________________________________

NGUYỄN TRÀ GIANG

CÁC NHÂN TỐ THỂ CHẾ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ÁP
DỤNG IFRS TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế Toán
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. HÀ XUÂN THẠCH

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn thạc sĩ “Các nhân tố thể chế tác động đến việc áp dụng
IFRS tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu
trong luận văn chƣa đƣợc công bố trong các nghiên cứu nào khác trƣớc đây.
Học viên

Nguyễn Trà Giang


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2

3.


Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2

4.

Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 2

5.

Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU............................................................. 5
1.1.

Các nghiên cứu trên thế giới ............................................................................. 5

1.2.

Các nghiên cứu trong nƣớc ............................................................................... 8

1.3 Đánh giá nhận xét nghiên cứu và xác định khe hổng nghiên cứu ...................... 11
1.3.1 Đánh giá nhận xét nghiên cứu ...................................................................11
1.3.2. Xác định khe hổng nghiên cứu .................................................................12
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................... 14
2.1. Tổng quan về IFRS ............................................................................................ 14
2.1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển IFRS .............................................14
2.1.2. Thực trạng vận dụng IFRS trên thế giới ...................................................18
2.1.3. Lợi ích, khó khăn và thách thức khi áp dụng IFRS ..................................21
2.2. Thể chế ............................................................................................................... 23
2.2.1. Khái niệm thể chế .....................................................................................23
2.2.2. Khái niệm đồng đẳng ................................................................................24



2.2.3. Các thành phần của thể chế ......................................................................25
2.2.4. Mối quan hệ giữa thể chế và sự áp dụng IFRS .........................................27
2.3. Lý thuyết nền...................................................................................................... 28
2.3.1. Thuyết thể chế...........................................................................................28
2.3.2. Lý thuyết thông tin hữu ích cho việc ra quyết định ..................................31
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 33
3.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 33
3.1.1. Khung hình nghiên cứu ............................................................................33
3.1.2. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu ...............................................................33
3.1.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................40
3.1.4. Xác định thang đo .....................................................................................40
3.2. Quy trình nghiên cứu định tính .......................................................................... 43
3.2.1. Thiết lập dàn bài câu hỏi...........................................................................43
3.2.2. Mẫu nghiên cứu định tính .........................................................................43
3.2.3. Xử lý kết quả nghiên cứu định tính ..........................................................44
3.3. Quy trình nghiên cứu định lƣợng ....................................................................... 44
3.3.1. Mẫu nghiên cứu định lƣợng......................................................................44
3.3.2. Thu thập và xử lý kết quả khảo sát ...........................................................45
3.3.3. Phƣơng pháp kiểm định mô hình..............................................................46
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 49
4.1. Kết quả nghiên cứu định tính ............................................................................. 49
4.2. Kết quả nghiên cứu định lƣợng .......................................................................... 49
4.2.1. Thống kê mô tả mẫu .................................................................................49
4.2.2 Đánh giá thang đo ......................................................................................50
4.2.3. Phân tích hồi quy đa biến .........................................................................55
4.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu .............................................................................. 62
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 65
5.1


Kết Luận .......................................................................................................... 65

5.2 Kiến nghị ............................................................................................................. 66


5.2.1 Đối với áp lực cƣỡng chế...........................................................................66
5.2.2 Đối với áp lực quy phạm ...........................................................................66
5.2.3 Đối với áp lực mô phỏng ...........................................................................67
5.3 Hạn chế và định hƣớng trong tƣơng lai .............................................................. 68
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.

Từ viết tắt có nguồn gốc tiếng Việt

BCTC

: Báo cáo tài chính.

CMKT

: Chuẩn mực kế toán

DNNVV


: Doanh nghiệp vừa và nhỏ

DN

: Doanh nghiệp

2.

Từ viết tắt có nguồn gốc tiếng Anh

CAS

: The Chinese Accounting Standards - Chuẩn mực kế toán Trung

Quốc
DSAK

: Hội đồng CMKT Indonesia

EU

: European Union - Liên minh Châu Âu

FASB : Financial Accounting Standards Board: Hội đồng Chuẩn mực kế toán Mỹ
GDP

: Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội

IAI


: Hội Kế toán công chứng Indonesia

IAS

: International Accounting Standards - Chuẩn mực kế toán quốc tế

IASB : International Accounting Standards Board - Tổ chức Chuẩn mực kế toán
quốc tế
IASC : International Accounting Standards Committee - Hội đồng Chuẩn mực kế
toán quốc tế
IFAC

: International Federation of Accountant - Liên đoàn kế toán quốc tế

IFRS : International Financial Reporting Standards - Chuẩn mực báo cáo tài chính
quốc tế
IMF

: International Monetary Fund - Quỹ Tiền tệ Quốc tế

IOSCO
: International Organization of Securities Commission - Tổ chức
Chứng khoán Quốc tế
MASB
:The Malaysian Accounting Standards Board - Hội đồng Chuẩn mực
kế toán Malaysia
MFRS

: Malaysian Financial Reporting Standards - Chuẩn mực báo cáo tài


chính Malaysia


MIA

: Malaysian Institute OF Accountants - Viện kế toán Malaysia

PSAK

: Chuẩn mực kế toán Indonesia

SAK

: Chuẩn mực kế toán Indonesia

SEC

: Securities And Exchange Commission - Ủy ban chứng khoán (Mỹ)

SMEs

: Small and Medium Enterprise - Doanh nghiệp vừa và nhỏ

US GAAP

: United State General Accepted Accounting Principles - Chuẩn mực

kế toán Mỹ
VACPA


: Vietnam Association of Certified Public Accountants - Hiệp hội

kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
WB

: World Bank - Ngân hàng Thế giới

WEF

: The World Economic Forum - Diễn đàn kinh tế thế giới

WTO

: World Trade Organization - Tổ chức Thƣơng mại Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tổng hợp các nghiên cứu trƣớc đây ...................................................... 15
Bảng 4.1 Nghề nghiệp và số năm kinh nghiệm của đối tƣợng tham gia khảo sát
............................................................................................................................... 55
Bảng 4.2 Kết quả phân tích Crobach‟s Alpha cho thang đo biến độc lập. .......... .56
Bảng 4.3 Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo các biến độc lập. ............... .58
Bảng 4.4 Kết quả phân tích Crobach‟s Alpha cho thang đo biến độc lập ........... .56
Bảng 4.5 Ma trận nhân tố xoay.. .......................................................................... .59


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Khung hình nghiên cứu ......................................................................... 43
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu các nhân tố thể chế tác động đến việc áp dụng IFRS
tại Việt Nam đề xuất ............................................................................................. 44

Hình 4.1: Đồ thị Histogram của phần dƣ đã chuẩn hóa ........................................ 64
Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dƣ đã chuẩn hóa........................................... .65
Hình 4.3 Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dƣ từ hồi quy ................. .66


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (tên viết tắt là IFRS) đƣợc Hội đồng chuẩn
mực kế toán quốc tế (IASB) biên soạn và ban hành nhằm hƣớng dẫn việc lập và
trình bày báo cáo kế toán có tính thống nhất cao và đƣợc sử dụng rộng rãi khắp thế
giới. Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, việc lập báo cáo tài chính theo Chuẩn
mực Báo cáo tài chính quốc tế ngày càng nhận đƣợc sự ủng hộ của các quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Chuẩn mực kế toán Quốc tế
thực hiện đối với 143 quốc gia đến tháng 5 năm 2016, 119 quốc gia đã bắt buộc áp
dụng IFRS cho tất cả hoặc hầu hết các đơn vị có lợi ích công chúng và 12 quốc gia
khác cho phép áp dụng IFRS (IFRS Foundation, 2016).
Trong giai đoạn toàn cầu hóa mạnh mẽ nhƣ hiện nay, thông qua áp dụng IFRS, nền
kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, sẽ đƣợc
hƣởng lợi từ hội nhập kinh tế. Việc áp dụng IFRS giúp cho các đối tác, các nhà đầu
tƣ, đặc biệt là các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, có thể tìm hiểu, so sánh, đánh giá các
thông tin tài chính của đơn vị theo cùng một ngôn ngữ, chuẩn mực chung của quốc
tế để từ đó có thể đƣa ra các quyết định kinh doanh hoặc đầu tƣ phù hợp.
Sự khác biệt giữa các quốc gia trong quá trình tiếp nhận IFRS do nhiều nhân tố tác
động, trong đó thể chế là một trong những nhân tố quan trọng (Phan & Mascitelli,
2014). Các nghiên cứu trƣớc đây trên thế giới đã chỉ ra rằng áp lực từ các tổ chức

nhƣ Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế có thể tác động đến quyết định áp
dụng IFRS của các nƣớc đang phát triển nhƣ: Ai Cập (Hassan, 2008); Bangladesh
(Mir & Rahaman, 2005); Cộng hòa Séc, Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ và Rumani (Albu và
cộng sự, 2013); Zimbabwe (Chamisa, 2000); và Ghana (Assenso-Okofo, Ali &
Ahmed, 2011). Do những áp lực nhƣ vậy, nhiều nƣớc đang phát triển chọn áp dụng
IFRS từ năm 2005. Tuy nhiên, vẫn chƣa có nhiều nghiên cứu về các lực lƣợng thể
chế có ảnh hƣởng đến quyết định hiện tại và trong tƣơng lai liên quan đến việc áp
dụng IFRS tại Việt Nam.


2

Vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng quyết định áp dụng IFRS ở Việt
Nam dƣới quan điểm thể chế sẽ là cần thiết và góp phần đóng góp thêm các giá trị
nghiên cứu. Với mong muốn đáp ứng các yêu cầu trên, tác giả lựa chọn đề tài “ Các
nhân tố thể chế tác động đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam” để nghiên cứu.
Các kết quả nghiên cứu đƣợc mong đợi sẽ hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi áp dụng
IFRS tại Việt Nam.
2.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Các nhân tố thể chế tác động đến việc áp dụng IFRS
tại Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
(1) Vận dụng và phát triển các nhân tố thể chế có ảnh hƣởng tới việc áp dụng IFRS
tại Việt Nam.
(2) Đo lƣờng mức độ tác động của các nhân tố thể chế có ảnh hƣởng tới việc áp
dụng IFRS tại Việt Nam.
Để đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu cần trả lời đƣợc các câu hỏi sau:

(1) Các nhân tố thể chế nào ảnh hƣởng đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam?
(2) Đánh giá mức độ các nhân tố thể chế tác động đến việc áp dụng IFRS tại Việt
Nam nhƣ thế nào?
3.

Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu các nhân tố thể chế tác động đến việc áp dụng
IFRS tại Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian nghiên cứu: Việt Nam
+ Thời gian nghiên cứu: từ tháng 05/2017 đến tháng 07/2017.
4.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp kết hợp, tuần tự thực hiện phƣơng
pháp nghiên cứu định tính trƣớc sau đó đến phƣơng pháp định lƣợng.
- Phƣơng pháp định tính: Để xác định các nhân tố thể chế có tác động đến việc áp
dụng IFRS, tác giả sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn ý kiến của 7 chuyên gia là


3

các giảng viên và các kế toán trƣởng, giám đốc tài chính về các nhân tố thể chế có
ảnh hƣởng đến việc áp dụng IFRS và thảo luận các thang đo của các nhân tố.
- Phƣơng pháp định lƣợng: Nghiên cứu đƣợc thực hiện qua các giai đoạn: thiết kế
mẫu nghiên cứu, thu thập thông tin từ mẫu khảo sát dựa trên bảng câu hỏi đƣợc
thiết kế theo thang đo nhằm khảo sát ý kiến đối tƣợng (bằng cách gửi trực tiếp hoặc
sử dụng công cụ trực tuyến Google docs). Kết quả thu thập đƣợc là 170 bảng câu

hỏi, sau khi xử lý còn 158 bảng câu hỏi đủ tiêu chuẩn để nghiên cứu. Thông qua
phần mềm SPSS 20.0, tác giả phân tích dữ liệu bằng cách sử dụng các công cụ
thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy Cronbach‟s alpha, loại bỏ các biến có hệ số
tƣơng quan biến tổng nhỏ. Kết quả sau kiểm định sử dụng phân tích nhân tố khám
phá EFA để loại bỏ các biến có thông số nhỏ bằng cách kiểm tra các hệ số tải nhân
tố và phƣơng sai trích, xác định nhân tố trong mô hình nghiên cứu dự kiến và đánh
giá sự phù hợp của mô hình nghiên cứu qua hệ số KMO. Sau đó tác giả thực hiện
các kiểm định cần thiết và thực hiện phân tích hồi quy đa biến để đánh giá mức độ
phù hợp của mô hình và xem xét ảnh hƣởng của các nhân tố thể chế đến việc áp
dụng IFRS tại Việt Nam.
Ý nghĩa đề tài
Về mặt lý luận
- Kiểm định những vấn đề lý luận về các nhân tố ảnh hƣởng tới việc áp dụng IFRS,
một nền kinh tế thị trƣờng đang phát triển với đặc thù xã hội chủ nghĩa.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Kết quả của nghiên cứu đã bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố
thể chế có thể tác động đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam.
5.

Kết cấu của luận văn

Kết cấu của luận văn bao gồm những nội dung sau:
Phần mở đầu
Trình bày về tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi
nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, ý nghĩa đề tài, và kết cấu của đề tài.
Phần nội dung: bao gồm 5 chƣơng nhƣ sau:


4


Chƣơng 1. Tổng quan nghiên cứu
Chƣơng 2. Cơ sở lý thuyết
Chƣơng 3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 4. Kết quả nghiên cứu
Chƣơng 5. Kết luận và Kiến nghị


5

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1.

Các nghiên cứu trên thế giới

Lasmin (2011) “An institutional perspective on international financial
reporting standards adoption in developing countries”: Nghiên cứu các yếu tố
ảnh hƣởng đến quyết định áp dụng IFRS của các quốc gia đang phát triển dƣới bối
cảnh thể chế của các quốc gia đó. Dựa vào lý thuyết thể chế đồng đẳng của
DiMaggio và Powell (1983), bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính
phân tích mẫu 46 quốc gia đang phát triển. Tác giả lựa chọn khối lƣợng viện trợ mà
các nƣớc nhận đƣợc từ các tổ chức quốc tế nhƣ là đại diện cho áp lực bên ngoài của
thể chế (cƣỡng chế). Áp lực này có thể kiểm soát đáng kể sự sẵn có của các nguồn
lực quan trọng, chẳng hạn nhƣ nguồn tài chính và do đó có thể ảnh hƣởng đáng kể
đến quyết định của các nƣớc đang phát triển áp dụng IFRS. Lasmin sử dụng trung
bình tổng viện trợ nƣớc ngoài theo tỷ lệ phần trăm GDP từ năm 2005 đến năm
2009, đƣợc tính toán bằng cách sử dụng dữ liệu từ Các Chỉ số Phát triển của Ngân
hàng Thế giới (Ngân hàng Thế giới, 2010). Đối với sự cởi mở của nền kinh tế đại
diện cho đồng đẳng mô phỏng, tác giả chọn trung bình vốn hóa thị trƣờng theo tỷ lệ
phần trăm của GDP từ năm 2005 đến năm 2009, đƣợc tính bằng dữ liệu từ Các Chỉ
số Phát triển Thế giới của Ngân hàng Thế giới (Ngân hàng Thế giới, 2010). Về mặt

lý thuyết, một tỷ lệ đáng kể về tài chính chứng khoán trong một nền kinh tế cho
thấy rằng một quốc gia đang trở thành tích hợp và cởi mở hơn, do đó có nhiều cơ
hội hơn để đƣa các thông lệ kế toán vào phù hợp với các quốc gia áp dụng IFRS. Để
nâng cao nghiệp vụ kế toán, tác giả chọn trình độ giáo dục của một quốc gia đại
diện là tỷ lệ nhập học trung học của các trƣờng trung học nhƣ một phần trăm của
tổng số dân số từ năm 2005 đến năm 2009, cũng đƣợc tính toán bằng cách sử dụng
dữ liệu từ các chỉ số phát triển của ngân hàng thế giới (Ngân hàng Thế giới, 2010).
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự thông qua IFRS tại các quốc gia đang phát
triển có liên quan đáng kể đến áp lực thể chế (tức là đồng đẳng cƣỡng chế, đồng
đẳng mô phỏng và quy phạm). Cụ thể, viện trợ nƣớc ngoài (đại diện cho đồng đẳng


6

cƣỡng chế), thị trƣờng vốn (đại diện cho đồng đẳng mô phỏng), và mức độ giáo dục
(đại diện cho đồng đẳng quy phạm) là những yếu tố ảnh hƣởng mạnh mẽ cho các
nƣớc đang phát triển để áp dụng IFRS. Quan trọng hơn, những áp lực về thể chế
này có nhiều ảnh hƣởng hơn áp lực kinh tế nhƣ dòng vốn FDI và tăng trƣởng GDP
đối với quyết định áp dụng IFRS. Phát hiện này đƣa ra quan điểm mới về việc áp
dụng IFRS của các nƣớc đang phát triển bị ảnh hƣởng và thúc đẩy bởi các áp lực xã
hội, thể chế, tính hợp pháp hơn là các nguyên nhân kinh tế. Nghiên cứu còn một số
hạn chế do sử dụng dữ liệu dựa vào dữ liệu lƣu trữ và điều tra trong một thời gian
quan sát tƣơng đối ngắn.
Hassan et al (2014) “The development of accounting regulation in Iraq and the
IFRS adoption decision: An institutional perspective”. The International
Journal of Accounting: Nghiên cứu khái quát lịch sử phát triển của các quy định
kế toán ở Iraq; xem xét các yếu tố ảnh hƣởng tới quyết định áp dụng IFRS và việc
mở rộng IFRS ngoài các công ty niêm yết dƣới quan điểm thể chế. Nghiên cứu
thấy rằng tất cả ba dạng đồng đẳng thể chế (Cƣỡng chế: Chính phủ liên minh tạm
thời và các tổ chức quốc tế, Mô phỏng: các công ty đa quốc gia và các đối tác

thƣơng mại, và Quy phạm: Hội nghệ nghiệp kế toán) giải thích quyết định ban đầu
Áp dụng IFRS. Lực lƣợng quan trọng nhất trong quyết định áp dụng IFRS là áp lực
cƣỡng chế, từ các lực lƣợng phƣơng tây sau sự sụp đổ của chế độ Ba'ath, và từ các
tổ chức viện trợ quốc tế. Hơn nữa, bài nghiên cứu tìm thấy rằng hệ thống kế toán ở
Iraq có thể sẽ đƣợc nâng cao hơn nữa do những áp lực mô phỏng và quy phạm từ
các đối tác thƣơng mại của Iraq, các tập đoàn đa quốc gia và ngành kế toán. Bài
nghiên cứu kết luận về những bài học có thể giúp đỡ các nƣớc đang phát triển khác,
và tại các quốc gia cụ thể trong Trung Đông trong việc quyết định áp dụng IFRS.
Nhấn mạnh điều quan trọng là việc thông qua IFRS đƣợc đi kèm với cải cách chế
độ bảo vệ nhà đầu tƣ và quản lý nhà nƣớc, cùng với việc đầu tƣ cho giáo dục và đào
tạo để hỗ trợ triển khai thực hiện. Nếu không, việc chấp nhận IFRS có thể đƣợc coi
là chỉ mang tính tƣợng trƣng.
Judge (2011) “National adoption of International accounting standards: An


7

institutional perspective”: Nghiên cứu này tìm hiểu lý do tại sao một số nền kinh
tế đã nhanh chóng chấp nhận các chuẩn mực IFRS trong khi một số khác chấp nhận
một phần IFRS và các quốc gia khác chƣa áp dụng theo quan điểm thể chế. Một
trong những đóng góp chính của nghiên cứu này là sử dụng quan điểm mới về thể
chế để mô tả và giải thích mức độ áp dụng các chuẩn mực IFRS.
Sau khi kiểm soát vốn hóa thị trƣờng và tăng trƣởng GDP, tác giả cho rằng viện trợ
nƣớc ngoài, nhập khẩu và mức độ giáo dục đạt đƣợc trong một nền kinh tế quốc gia
đều tiên đoán mức độ mà IFRS đƣợc áp dụng. Tác giả sử dụng dữ liệu lƣu trữ từ
132 các quốc gia trong báo cáo của Deloitte (2008); đại diện cho các nƣớc từ phát
triển sang các nƣớc đang phát triển và có vị trí ở Châu Phi, Châu Á, Đông Âu, Tây
Âu, Bắc Mỹ, Châu Mỹ La Tinh và Châu Đại Dƣơng. Đây là đại diện cân bằng của
các nƣớc trên thế giới về các thiết lập thể chế.
Sau khi tiến hành khảo sát thống kê mô tả, bài nghiên cứu đƣa ra kết luận: Việc so

sánh các biến thể thể chế với sự biến đổi về văn hoá và các biến pháp lý đƣợc xác
định bởi các tài liệu trƣớc (Ding và các cộng sự, 2005; Hope và các cộng sự, 2006)
cho thấy các biến thể thể chế là mạnh mẽ hơn trong dự đoán IFRS thông qua. Cụ
thể, thấy rằng cả ba hình thức áp lực thể chế (bao gồm cƣỡng chế, mô phỏng và quy
phạm) đƣợc đo bằng viện trợ nƣớc ngoài, giá trị nhập khẩu, và trình độ học vấn, đều
ảnh hƣởng tới quyết định áp dụng IFRS. Do đó, lý thuyết thể chế với trọng tâm của
nó là tìm kiếm hợp pháp các tác nhân xã hội đƣợc dữ liệu hỗ trợ tƣơng đối tốt. Điều
này cho thấy quá trình chấp nhận IFRS đƣợc thúc đẩy bởi áp lực xã hội, hơn là kinh
tế. Đặc biệt, áp lực quy phạm đƣợc tìm thấy là dự đoán mạnh nhất về sự chấp nhận
của IFRS. Nghiên cứu cũng kết luận rằng lý thuyết thể chế, với sự nhấn mạnh vào
việc hợp pháp hoá hành vi đƣợc hỗ trợ bởi dữ liệu cho thấy rằng quá trình thông
qua IFRS đƣợc thúc đẩy bởi áp lực hợp pháp hoá hơn là kinh tế.
Nghiên cứu tồn tại một số hạn chế quan trọng: Thứ nhất, IFRS trong thực hành
không phải lúc nào cũng đƣợc thực hiện đầy đủ các thông lệ kế toán dẫn đến sự
minh bạch về tài chính, tính kịp thời và độ tin cậy. Tuy nhiên, Daske và các cộng sự
(2007) gần đây đã phát hiện ra rằng thị trƣờng có thể phân biệt việc chấp nhận IFRS


8

“nghiêm túc” và chấp nhận “danh nghĩa” ở cấp độ công ty. Do đó, nghiên cứu trong
tƣơng lai cần nghiên cứu không chỉ việc tiếp nhận mà còn thực tế áp dụng IFRS.
Thứ hai, dữ liệu của dựa hoàn toàn vào các nguồn lƣu trữ, phụ thuộc nhiều vào cơ
sở dữ liệu Deloitte (2008).
1.2.

Các nghiên cứu trong nƣớc

Đối với các nghiên cứu trong nƣớc, nghiên cứu liên quan tới nhân tố thể chế còn
khá mới mẻ, và chỉ tập trung vào nhân tố tác động đến vận dụng IFRS, chƣa có

nhiều nghiên cứu liên quan tới thể chế tác động đến việc áp dụng IFRS tại Việt
Nam.
Đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài
chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam, Nguyễn Thị Thu Phƣơng, 2014: Mục tiêu
của bài nghiên cứu là đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến áp dụng IFRS tại Việt
Nam từ đó đề xuất một số kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu về cải thiện việc áp
dụng IFRS tại Việt Nam. Áp dụng mô hình nghiên cứu trong bài này, thuyết định
chế giúp tìm hiểu các nhân tố ảnh hƣởng tới việc áp dụng IFRS tại Việt Nam về
khía cạnh: Pháp luật, kinh tế, văn hóa, chính trị. Trong bài nghiên cứu này, tác giả
chọn ra 7 nhân tố để nghiên cứu: Văn hóa, tăng trƣởng kinh tế, thị trƣờng vốn, trình
độ học vấn, hội nhập kinh tế thế giới, hệ thống pháp luật và chính trị ảnh hƣởng tới
việc áp dụng IFRS tại Việt Nam. Nghiên cứu bƣớc đầu cung cấp bằng chứng thực
nghiệm về lý thuyết hành vi dự định và theo thuyết định chế vào việc lựa chọn áp
dụng IFRS tại Việt Nam. Theo thuyết định chế, hành vi của cá thể kinh tế biểu hiện
chủ yếu bởi sự chi phối bởi các thông lệ, quy định, luật định của xã hội hay tập thể.
Nhƣ đã phân tích, hệ thống pháp luật Việt Nam có ảnh hƣởng lớn đến chuẩn mực kế
toán hiện tại cũng nhƣ việc soạn thảo áp dụng IFRS trong tƣơng lai. Lý thuyết này
là cơ sở để quyết định ý định áp dụng IFRS tại Việt Nam. Nghiên cứu khảo sát 150
mẫu: Kế toán, kiểm toán, chuyên gia trong thời gian quý 2/2014, phạm vi khu vực
Tp.Hồ Chí Minh Bằng phân tích thống kê mô tả, phân tích tƣơng quan và hồi quy
đa biến, các nhân tố có tác động đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam gồm có tăng
trƣởng kinh tế, thị trƣờng vốn, trình độ học vấn và hệ thống pháp luật. Các nhân tố


9

văn hóa, hội nhập kinh tế, chính trị không tác động đến việc áp dụng IFRS tại Việt
Nam. Kết luận nghiên cứu, tác giả nhận định rằng quyết định áp dụng IFRS có liên
quan chặt chẽ với môi trƣờng thể chế của các nƣớc đang phát triển (hệ thống pháp
luật) cũng nhƣ số liệu kinh tế vĩ mô.

What factors are perceived to influence consideration of IFRS adoption by
Vietnamese policymakers? (DHT Phan, 2014): Mục đích của nghiên cứu này là
xác định các yếu tố chính có thể ảnh hƣởng đến việc các nhà hoạch định chính sách
Việt Nam chấp nhận các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Mẫu khảo sát
bao gồm 3.000 kế toán viên Việt Nam. Tổng số 728 câu trả lời có thể sử dụng đƣợc
nhận từ những ngƣời trả lời trên khắp Việt Nam trong năm 2012. Phân tích dữ liệu
đƣợc thực hiện bằng phần mềm SPSS. Kết quả điều tra cho thấy các kế toán Việt
Nam đã nhận thấy áp lực cƣỡng chế, đƣợc đại diện bởi Ngân hàng Thế giới và các
Tổ chức Thƣơng mại Thế giới là những áp lực cƣỡng chế mạnh nhất, theo sau là
Ngân Hàng Phát Triển Châu Á, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và Tập Đoàn Tài Chính Quốc
Tế. Sự ảnh hƣởng đồng đẳng mô phỏng cũng đƣợc nhận thấy là có ý nghĩa, cho
thấy rằng Việt Nam có thể sẽ theo cách tiếp cận của những ngƣời áp dụng IFRS
thành công trong khu vực và quốc tế trong việc quyết định cách tiếp cận áp dụng
IFRS. Sự đồng đẳng quy phạm đƣợc coi là ít ảnh hƣởng nhất trong số ba hình thức
thể chế. Kết quả này khẳng định vai trò có ảnh hƣởng yếu kém của các cơ quan kế
toán chuyên nghiệp trong quá trình xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế ở
Việt Nam. Kết quả cho thấy sự mong muốn mạnh mẽ của các doanh nghiệp Việt
Nam và thúc giục các nhà hoạch định chính sách Việt Nam xem xét quyết định áp
dụng IFRS trong thời gian tới. Cuối cùng, có một nhận thức mạnh mẽ rằng Việt
Nam sẽ áp dụng IFRS để nâng cao danh tiếng quốc gia, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài,
tăng cƣờng tài chính ở nƣớc ngoài và tăng cƣờng thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
Nhƣ vậy, khả năng áp dụng IFRS ở Việt Nam chịu áp lực thể chế mạnh mẽ; cụ thể
là cƣỡng chế, bắt mô phỏng, quy phạm và chính thống.
Nghiên cứu nhân tố tác động đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế
(IAS/IFRS) (Dƣơng Hoàng Ngọc Khuê và Nguyễn Thị Ngọc Oanh, 2016): Tác giả


10

nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc vận dụng IFRS và đƣa ra một số khuyến

nghị về vận dụng IFRS tại Việt Nam. Bài nghiên cứu tổng hợp 5 nhân tố: Văn hóa,
pháp lý, tăng trƣởng kinh tế, trình độ giáo dục và thị trƣờng vốn có tác động đến
việc vận dụng IFRS.
Đối với nhân tố văn hóa: việc áp dụng IFRS sẽ dễ dàng hơn đối với các quốc gia
đang phát triển có nền văn hóa Anglo-Saxon. Về pháp lý, các quốc gia có hệ thống
pháp lý dựa trên thông luật (common – law) thƣờng có công bố tài chính tốt hơn khi
so sánh với các doanh nghiệp thuộc các nƣớc điển luật. Sự thống trị mạnh mẽ của
hệ thống pháp luật Anglo-Saxon trong việc thúc đẩy nền văn hóa kế toán. Điều này
giải thích cho một vài tác động của của các quốc gia sử dụng thông luật trong quá
trình hài hòa kế toán quốc tế. Tăng trƣởng kinh tế tạo ra động lực cho các quốc gia
để áp dụng IFRS. cụ thể các quốc gia có mức độ tăng trƣởng kinh tế cao, thì các
chức năng xã hội của kế toán cho mục đích đo lƣờng trở nên quan trọng hơn, quy
mô và độ phức tạp của các giao dịch kinh doanh và hoạt động kinh tế sẽ yêu cầu
một hệ thống kế toán có chất lƣợng cao. Về trình độ giáo dục, các tiêu chuẩn, chuẩn
mực của IAS/IFRS đƣợc xây dựng theo khuynh hƣớng dựa vào nguyên tắc
(principles – based) cho nên khá phức tạp và đòi hỏi một sự hiểu biết, kiến thức sâu
sắc không chỉ về kế toán mà bao gồm các lĩnh vực khác. Việc áp dụng IFRS nhƣ là
một quyết định xã hội chiến lƣợc, do đó mức độ chấp nhận các chuẩn mực này cũng
phụ thuộc vào trình độ của các chuyên gia tại các nƣớc và có yêu cầu nhất định về
năng lực (các cá nhân có trình độ thích hợp) khi áp dụng IFRS. Cuối cùng, các nƣớc
có thị trƣờng tài chính mở cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có nhiều khả năng áp
dụng IFRS.
Bài nghiên cứu nhận định quá trình áp dụng IAS/IFRS tại Việt Nam hay tại các
quốc gia đang phát triển gặp nhiều khó khăn bởi vấn đề kinh tế và trình độ giáo dục
(năng lực của đội ngũ kế toán). Bên cạnh đó, phƣơng pháp xây dựng IAS/IFRS về
cơ bản là theo mô hình Anglo-Saxon và dựa trên nguyên tắc (principle-based), do
đó có thể không phù hợp văn hóa và thực tiễn tại các nƣớc đang phát triển, trong đó
có Việt Nam. Thị trƣờng Việt Nam chƣa đủ phát triển để thực hiện một số yêu cầu



11

của IFRS về giá trị hợp lý, cơ sở dồn tích,... Dựa trên quan điểm vận dụng có chọn
lọc IAS/IFRS của Việt Nam hiện nay, nhóm tác giả chỉ đƣa ra một số khuyến nghị
cho việc vận dụng IAS/IFRS tại Việt Nam để đáp ứng yêu cầu về hòa hợp chuẩn
mực kế toán quốc tế nhƣ xây dựng đội ngũ kế toán có năng lực, đẩy mạnh các
nghiên cứu về IAS/IFRS khi áp dụng tại doanh nghiệp với nhiều quy mô khác nhau;
tiến hành đánh giá, sửa đổi, bổ sung cập nhật cho 26 Chuẩn mực hiện hành, song
song ban hành thêm các chuẩn mực khác để phù hợp với IAS/IFRS; hoàn thiện môi
trƣờng kinh tế và hệ thống pháp lý phù hợp với yêu cầu của IAS/IFRS.
Kossentini
Yếu tố

và Othman
(2011)

Judge

Lasmin

Phan

(2011)

(2011)

(2014)

Áp lực cƣỡng chế


X

X

X

X

Áp lực mô phỏng

X

X

X

X

Áp lực quy phạm

X

X

X

X

Tính chính thống


X
Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu trƣớc đây
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

1.3 Đánh giá nhận xét nghiên cứu và xác định khe hổng nghiên cứu
1.3.1 Đánh giá nhận xét nghiên cứu
Đối với nghiên cứu nƣớc ngoài, hầu hết các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng
đến việc áp dụng IFRS thực hiện tại các quốc gia phát triển. Một số ít nghiên cứu về
các yếu tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng IFRS thực hiện tại các quốc gia đang phát
triển. Các nghiên cứu đã đƣợc tiến hành để tìm hiểu vai trò của các yếu tố thể chế
cụ thể của quốc gia ảnh hƣởng đến việc áp dụng các thông lệ chung ở các thị trƣờng
vốn còn khá ít (Morais & Curto, 2009; Elsayed & Hoque, 2010). Trong thế giới của
những khác biệt về thể chế và khác biệt về môi trƣờng kế toán giữa các quốc gia, sự
hiểu biết về các liên kết thể chế có thể rất quan trọng đối với các nhà quản lý quốc
tế tham gia vào quá trình hội tụ các chuẩn mực kế toán (Wysocki, 2011).


12

1.3.2. Xác định khe hổng nghiên cứu
Với nghiên cứu nƣớc ngoài mặc dù đầy đủ, tuy nhiên nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc
ngoài tƣơng đối khác với Việt Nam. Vì vậy, cần kiểm định lại nghiên cứu này có
phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng
Đến nay chƣa có phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng nào nghiên cứu tác động của
nhân tố thể chế đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam.
Một khe hổng nghiên cứu đặc biệt quan trọng là đo lƣờng áp lực thể chế khi quyết
định áp dụng IFRS của một quốc gia. Trong khi một số tác giả (Zeghal & Mhedhbi,
2006; Judge, Li & Pinsker, 2010; Lasmin, 2011a) đã cố gắng đo lƣờng áp lực về thể
chế ảnh hƣởng đến quyết định thông qua IFRS của một quốc gia hoặc một số quốc
gia trên thế giới, các nghiên cứu này dựa nhiều vào tình trạng áp dụng IFRS đƣợc

đánh giá bởi trang web của Deloitte (www.iasplus.com) và các chỉ số khác từ dữ
liệu lƣu trữ của Chỉ Số Phát Triển Thế giới của Ngân Hàng Thế Giới. Do không có
dữ liệu lƣu trữ, áp lực thể chế không đƣợc đo trực tiếp và các đại diện đã đƣợc sử
dụng thay thế các chỉ số của các biến không quan sát đƣợc. Tuy nhiên, các đại diện
đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu trƣớc đây không phải là các phép đo lý tƣởng
hay đại diện cho áp lực thể chế.
Vì vậy, bài nghiên cứu này nhằm mục đích thu hẹp khoảng cách nghiên cứu trong
tài liệu kế toán về hai khía cạnh. Thứ nhất, nghiên cứu bổ sung cho các nghiên cứu
tƣơng đối hạn chế về mối quan hệ giữa các đồng đẳng thể chế ở Việt Nam. Thứ
hai, nghiên cứu góp phần vào các tài liệu liên quan đến việc áp dụng lý thuyết thể
chế để áp dụng IFRS. Tính hữu ích và sự liên quan của cách tiếp cận thể chế để giải
thích và diễn giải các hoạt động kế toán đang đƣợc nghiên cứu. Từ mô hình các
nhân tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng IFRS dƣới quan điểm thể chế của các tác giả
trƣớc, tác giả thực hiện nghiên cứu định lƣợng, xây dựng mô hình và kiểm định các
nhân tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng IFRS dƣới quan điểm thể chế tại Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 này tác giả giới thiệu một cách tổng quát các nghiên cứu trên thế giới và
tại Việt Nam có liên quan đến đề tài. Từ đó, làm cơ sở để tác giả xác định vấn đề


13

nghiên cứu và định hƣớng nghiên cứu của luận văn. Kết quả tổng kết nghiên cứu
cũng hỗ trợ cho tác giả trong việc xây dựng nên các giả thuyết nghiên cứu, cũng
nhƣ đánh giá đƣợc các phƣơng pháp nghiên cứu đã sử dụng. Sau đó, dựa trên cơ sở
những nghiên cứu đã tổng kết, tác giả tiến hành đánh giá các nghiên cứu và xác
định vấn đề nghiên cứu cũng nhƣ định hƣớng nghiên cứu cho luận văn. Ngoài ra,
chƣơng này cũng trình bày điểm khác biệt của đề tài với các nghiên cứu trƣớc đây
tại Việt Nam. Đề tài “Các nhân tố thể chế tác động đến việc áp dụng IFRS tại Việt
Nam” mang tính cấp thiết trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, Việt Nam cần

đánh giá và xem xét những nhân tố tác động để có giải pháp và chiến lƣợc phù hợp
trong việc hoàn thiện và phát triển hệ thống CMKT quốc gia.


14

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tổng quan về IFRS
2.1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển IFRS
Chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) đƣợc biết đến là những nguyên tắc, phƣơng
pháp kế toán doanh nghiệp chung đƣợc nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng hoặc
vận dụng để xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia. Chuẩn mực kế toán
quốc tế có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong quá trình toàn cầu hóa. Chuẩn
mực kế toán quốc tế bao gồm 08 Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và
30 chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) do Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (gọi
tắt là IASB)- tiền thân là Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (gọi tắt là IASC) ban
hành.
Quá trình hình thành các chuẩn mực kế toán quốc tế trên gắn liền với lịch sử hình
thành và phát triển của tổ chức ban hành chuẩn mực. Quá trình này đƣợc chia làm
hai giai đoạn: Trƣớc và sau năm 2001.
2.1.1.1. Giai đoạn 1973-2000
Xuất phát từ yêu cầu cần phải có một tổ chức kế toán quốc tế, ngày 26/06/1973, Ủy
ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASC) đƣợc các tổ chức kế toán của 10 quốc gia
là Úc, Canada, Pháp, Tây Đức, Nhật, Mexico, Hà Lan, Anh, Ireland và Mỹ thành
lập dƣới dạng một tổ chức độc lập, có trụ sở tại Luân Đôn. IASC với tƣ cách là tổ
chức soạn thảo chuẩn mực đầu tiên trên thế giới, thực hiện nhiệm vụ phê duyệt nội
dung và ban hành các quy định, thủ tục kế toán dƣới dạng các chuẩn mực kế toán.
Công việc của IASC đƣợc chỉ đạo thực hiện bởi Hội đồng cố vấn và Hội đồng quản
trị. Hội đồng cố vấn đại diện nhiều tổ chức quốc tế có nhiệm vụ tƣ vấn cho IASC về
việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Hội đồng quản trị gồm đại

diện của 13 quốc gia và tổ chức sẽ chịu trách nhiệm quyết định trong quá trình xây
dựng các chuẩn mực. Khi xây dựng hệ thống Chuẩn mực kế toán quốc tế, IASC dựa
trên nguyên tắc chính là chỉ tập trung vào các vấn đề lớn, và đó thƣờng là những
vấn đề có sự khác biệt trong cách giải quyết giữa các quốc gia. Hệ thống chuẩn mực
kế toán quốc tế do IASC ban hành bao gồm 3 phần chính:


15



Khuôn mẫu lý thuyết (IAS framework): Khuôn mẫu lý thuyết cho việc lập và

trình bày báo cáo tài chính quốc tế (viết tắt IFRS Framework) đƣợc ban hành lần
đầu tiên vào tháng 4/1989 bởi IASC.


Các chuẩn mực kế toán cụ thể (IAS): Trong thời gian từ 1973 – 2000, IASC

đã ban hành các chuẩn mực kế toán quốc tế đƣợc đánh số từ 1 đến 41 (một số chuẩn
mực kế toán quốc tế bị thay thế hay loại bỏ nhƣng IASC không đánh số lại). Các
chuẩn mực này đƣợc sử dụng làm cơ sở xây dựng chuẩn mực kế toán tại nhiều quốc
gia và đƣợc chấp nhận bởi nhiều cơ quan quản lý thị trƣờng chứng khoán.


Từ điển thuật ngữ: Các hƣớng dẫn, giải thích nhằm bổ sung nội dung chƣa

đƣợc đề cập cụ thể trong chuẩn mực. Các hƣớng dẫn trƣớc đây là các hƣớng dẫn
chuẩn mực kế toán quốc tế đƣợc ban hành bởi SIC.
Sau 25 năm hoạt động, vào năm 1997, IASC nhận thấy để tiếp tục thực hiện vai trò

của mình một cách hiệu quả, cần tìm cách để mang lại sự hội tụ giữa chuẩn mực kế
toán quốc gia và thông lệ, chuẩn mực kế toán toàn cầu với chất lƣợng cao. Vì vậy,
cuối năm 1997 IASC đã thành lập Ban công tác chiến lƣợc để xem xét lại cơ cấu và
chiến lƣợc của mình. Giai đoạn này kết thúc vào cuối năm 2000.
2.1.1.2. Giai đoạn từ 2001 đến nay
Tháng 03/2001, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) đƣợc thành lập thay
thế các chức năng của IASC. Theo cấu trúc mới, IASB có 14 thành viên trong đó ít
nhất là 12 thành viên làm việc toàn thời gian còn lại là bán thời gian và đại diện cho
các châu lục.
Mục tiêu hoạt động của IASB thay đổi đáng kể so với IASC. IASB hoạt động nhằm
mục đích hình thành một tập hợp các chuẩn mực báo cáo tài chính trên toàn thế
giới, dịch vụ kế toán chất lƣợng cao cho các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng vốn cũng
nhƣ các bên liên quan đến việc ra quyết định kinh tế; đồng thời thúc đẩy quá trình
hội tụ chuẩn mực kế toán quốc gia với các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
(IASC Foundation, 2010).
IASB một mặt duy trì các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) có hiệu lực, đánh giá
lại, chỉnh sửa và ban hành dƣới tên chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS).


×