Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Gốm sứ bát tràng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG
KHOA VĂN HÓA

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: GỐM SỨ BÁT TRÀNG

“ Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây”


THỰC HIỆN
( Tổ 4)

1. Ngô Thị Thủy Ngân ( Nhóm trưởng)
2. Trần Thị Như Quỳnh
3. Ngô Văn Cảnh
4. Đào Lan Anh
5. Vũ Quang Duy
6. Trần Thu Hương
7. Trần Hữu Đức
8. Phạm Thị Phương Thảo
9. Vũ Thu Hương
10.

Lê Vũ Quỳnh Hoa

11.

Phạm Ngọc Huyền

12.


Vũ Quang Anh


1.Lí do chọn đề tài
Với hàng ngàn năm tên tuổi, gốm sứ Bát Tràng không còn xa lạ với người
dân trong nước va cả thị trường nước ngoài. Ngày nay làng nghề Bát Tràng đã
chuyển sang một phát triển mang đỉnh cao mới. Gốm sứ Bát Tràng đã xuất khẩu
sang Châu Âu, Châu Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Hơn 50 công ty và gần
700 hộ gia đình đều tham gia sản xuất kinh doanh gốm sứ. Có doanh nghiệp một
năm xuất khẩu doanh thu đạt 1 triệu USD. Hiện nay làng nghề Bát Tràng được chú
trọng phát triển bên cạnh nghề gạch, gốm thì nó còn là một làng nghề du lịch, một
địa điểm du lịch mới mẻ hấp dẫn du khách trong nước và thập phương. Cùng với
những chính sách khai thác và phát triển hạ tầng du lịch, Bát Tràng dần thay đổi
được diện mạo mới, chất lượng cuộc sống con người nơi đây được tăng cao. Và
giúp cho thương hiệu Bát Tràng đi xa hơn và rộng hơn trên khắp mọi miền thế giới.
Tuy vậy khi nói đến gốm sứ trên thế giới đa phần lại chỉ biết đến gốm sứ
Trung Quốc dù giá trị và chất lượng của gốm Bát Tràng không thua kém gì, bài
nghiên cứu này nhằm mục đích tìm ra một số tiềm năng và hạn chế trong thị
trường xuất khẩu của gốm Bát Tràng để đưa gốm Bát Tràng được biết đến rộng rãi
hơn và tìm được nhiều thị trường lớn hơn.

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tìm hiểu về những tiềm năng có thể thúc đẩy phát triển mở rộng
thị trường dành cho gốm sứ Bát Tràng, từ đó đưa ra phương hướng phát triển , phát
huy các tiềm năng này đưa thương hiệu gốm Bát tràng đi xa hơn, phổ biến hơn trên
thế giới.
Tìm ra các mặt hạn chế, yếu kém ảnh hưởng kìm hãm đến khả năng phát
triển thị trường xuất khẩu gốm Bát tràng, đưa ra các giải pháp nhằm loại bỏ, hạn
chế các vấn đề này.



3. Loại hình nghiên cứu
Nghiên cứu cơ bản
Nghiên cứu ứng dụng
Nghiên cứu triển khai thực địa
4. Đặc điểm gốm sứ Bát Tràng
Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát
Tràng được hình thành từ thời Lý. Khi Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng
Long, 5 dòng họ làm nghề gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát, huyện Yên Mô, phủ
Trường Yên (nay thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) là Trần, Vương, Nguyễn,
Lê, Phạm đã quyết định đưa các nghệ nhân làm gốm và gia đình dời làng di cư về
kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp. Đến Bạch Thổ phường thuộc huyện Gia
Lâm, phủ Thuận An (nay là xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) - nơi có nguồn
nguyên liệu tốt để làm đồ gốm là đất sét trắng, 5 dòng họ đã kết hợp với dòng họ
Nguyễn ở đây mở lò sản xuất gốm, lập nên làng gốm Bát Tràng
Để làm ra đồ gốm người thợ gốm phải qua các khâu chọn, xử lý và pha chế
đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men, và cuối cùng là nung sản phẩm. Kinh nghiệm
truyền đời của dân làng gốm Bát Tràng là "Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò".

a)Qúa trình tạo cốt gốm
 Chọn đất :

Điều quan trọng đầu tiên để
hình thành nên các lò gốm là nguồn


đất sét làm gốm. Đất sét được sử dụng
làm gốm Bát Tràng là loại đất được
hợp thành từ nhiều loại chất hóa học
khác nhau bao gồm các lọa khoáng

giàu oxi, hidroxit của silic và một
khối lượng nước khá lớn. Cấu tạo
giúp cho đất sét có khả năng hút ẩm
và hút được nước và đồng thời là một
trong những loại đất có độ dẻo dai khá
cao, khó bị tan trong nước. Hạt đất
mịn, có màu trắng xám. Chịu được
nhiệt lên tới 1650 độ C. Loại đất này
dùng để làm gốm rất tốt, tuy chỉ có
một nhược điểm là chứa hàm lượng
oxit sắt khá cao. Khi sấy sẽ bị hao đi
một chút, và không được trắng sáng.

 Xử lý, pha chế đất:
Ở Bát Tràng, phương pháp xử
lý đất truyền thống là xử lý thông qua
ngâm nước trong hệ thống bể chứa,
gồm 4 bể ở độ cao khác nhau.
Nhìn chung, khâu xử lý đất của
người thợ gốm Bát Tràng thường
không qua nhiều công đoạn phức tạp.
Trong quá trình xử lý, tuỳ theo từng
loại đồ gốm mà người ta có thể pha
thêm cao lanh ở mức độ nhiều ít khác
nhau.

( Đất sét đã luyện)

 Tạo dáng:
Phương pháp tạo dáng cổ truyền của người làng Bát Tràng là làm bằng tay

trên bàn xoay. Trong khâu tạo dáng, người thợ gốm Bát Tràng sử dụng phổ biến lối
"vuốt tay, be chạch" trên bàn xoay, trước đây công việc này thường vẫn do phụ nữ
đảm nhiệm.


( Khuôn làm gốm tại Bát Tràng)
 Phơi sấy và sửa hàng mộc
Tiến hành phơi sản phẩm mộc sao cho khô, không bị nứt nẻ, không làm thay
đổi hình dáng của sản phẩm. Biện pháp tối ưu mà xưa nay người Bát Tràng vẫn
thường sử dụng là hong khô hiện vật trên giá và để nơi thoáng mát.

( Sản phẩm đem phơi)

Qúa trình trang trí hoa văn và phủ men


 Kỹ thuật vẽ

Thợ gốm Bát Tràng dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền mộc các hoa văn hoạ
tiết. Thợ vẽ gốm phải có tay nghề cao, hoa văn họa tiết phải hài hoà với dáng gốm,
các trang trí hoạ tiết này đã nâng nghề gốm lên mức nghệ thuật, mỗi cái là một tác
phẩm. Thợ gốm Bát Tràng cũng đã dùng rất nhiều hình thức trang trí khác, có hiệu
quả nghệ thuật như đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu..
 Chế tạo men
Men tro là men đặc sắc của gốm Bát Tràng, ngoài ra còn có men màu nâu,
thành phần loại men này bao gồm men tro cộng thêm 5% đá thối (hỗn hợp ôxít
sắt và ôxít mangan lấy ở Phù Lãng, Hà Bắc
Thợ gốm Bát Tràng thường quen sử dụng cách chế tạo men theo phương
pháp ướt bằng cách cho nguyên liệu đã nghiền lọc kĩ trộn đều với nhau rồi khuấy
tan trong nước đợi đến khi lắng xuống thì bỏ phần nước trong ở trên và bã đọng ở

dưới đáy mà chỉ lấy các "dị" lơ lửng ở giữa, đó chính là lớp men bóng để phủ bên
ngoài đồ vật. Trong quá trình chế tạo men người thợ gốm Bát Tràng nhận thấy để
cho men dễ chảy hơn thì phải chế biến bột tro nhỏ hơn nhiều so với bột đất, vì thế
mà có câu "nhỏ tro to đàn".
 Tráng men
Khi sản phẩm mộc đã hoàn chỉnh, người thợ gốm có thể nung sơ bộ sản
phẩm ở nhiệt độ thấp rồi sau đó mới đem tráng men hoặc dùng ngay sản phẩm mộc
hoàn chỉnh đó trực tiếp tráng men lên trên rồi mới nung. Người thợ gốm Bát Tràng
thường chọn phương pháp tráng men trực tiếp lên trên sản phẩm mộc hoàn chỉnh.
Sản phẩm mộc trước khi đem tráng men phải được làm sạch bụi bằng chổi lông.


 Sửa hàng men
Người thợ gốm tiến hành tu chỉnh lại sản phẩm lần cuối trước khi đưa vào lò
nung. Trước hết phải xem kĩ từng sản phẩm một xem có chỗ nào khuyết men thì
phải bôi quệt men vào các vị trí ấy. Sau đó họ tiến hành "cắt dò" tức cạo bỏ những
chỗ dư thừa men, công việc này gọi là "sửa hàng men".
a) Qúa trình nung
Khi công việc chuẩn bị hoàn tất thì đốt lò trở thành khâu quyết định sự thành
công hay thất bại của một mẻ gốm. Vì thế giờ phút nhóm lò trở nên thiêng liêng
trọng đại với người thợ gốm. Người thợ cả cao tuổi nhất thắp ba nén hương và
thành kính cầu mong trời đất và thần lửa phù giúp.
Trước đây người thợ gốm Bát Tràng chuyên sử dụng các loại lò như lò ếch
(hay lò cóc), lò đàn và lò bầu để nung gốm, sau này, xuất hiện thêm nhiều loại lò
nung khác, càng ngày càng hiện đại và đơn giản trong việc thao tác hơn. Ở mỗi
loại lò sẽ có những nguồn nhiên liệu khác nhau.


4.Thị trường gốm sứ Bát Tràng hiện nay
Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng bắt đầu xuất khẩu từ những năm đầu thập niên

90 với thị trường đầu tiên là thị trường Angieria. Mặt hàng xuất khẩu chính trong
thời kỳ này là gốm sứ mỹ nghệ và dân dụng như hộp phấn, bình hoa, … Sau đó các
sản phẩm gốm sứ Bát Tràng đã được xuất sang thị trường Đài Loan.
Từ năm 1997 trở lại đây, gốm sứ Bát Tràng đã có mặt trên thị trường nhiều
nước trên thế giới như: Mỹ, Hà Lan, Đan Mạch, Hàn Quốc, Nhật Bản, … và ngày
càng chiếm tỉ trọng lớn trong số các mặt hàng gốm sứ xuất khẩu của Việt Nam.

(Các sản phẩm gốm sứ gia dụng Bát Tràng của Việt Nam ngày càng được xuất
khẩu nhiều)
Hiện nay, thị trường xuất khẩu gốm sứ Bát Tràng lớn nhất là Hàn Quốc, kế
đến là Nhật Bản, Đài Loan. Những mặt hàng xuất khẩu đa dạng, bao gồm những
mặt hàng gốm sứ gia dụng như ấm chén, bát đĩa, những mặt hàng trang trí như lọ
hoa, bình hoa, chậu cây, mặt hàng tâm linh phong thủy như tượng gốm sứ, đồ thờ.


Mỗi thị trường nội địa lại có sự ưa chuộng dòng sản phẩm với đặc điểm
riêng, điển hình như:
– Thị trường Hà Lan ưa chuộng những chậu hoa to nhỏ đủ cỡ, bao gồm cả loại
tráng men và không tráng men mà giữ nguyên màu đất đỏ, chậu hoa thay đổi theo
mùa.

(Thị trường Hà Lan ưa chuộng các chậu cây lớn màu đỏ gạch của đất)
– Thị trường Nhật Bản lại đặc biệt yêu thích những đồ gốm sứ có hàng men tam
thái (gốm 3 màu), chậu cây để bàn và đồ trà cụ.

(Thị trường Nhật Bản lại yêu thích những sản phẩm liên quan đến nghệ thuật trà
đạo)
– Thị trường Hàn Quốc ưa thích những bình hoa thân thon và dáng vút cao, hoặc
những sản phẩm bát đĩa, ly, cốc sứ có chất liệu men mát.



– Thị trường Đan Mạnh lại chỉ chuyên nhập những sản phẩm chậu gốm cỡ lớn và
giữ nguyên màu đất đỏ sau khi nung.
– Khách hàng Mỹ thì yêu thích loại men rạn truyền thống của Bát Tràng nên đặt
mua nhiều loại bình, lọ hoa và đĩa men rạn, gam màu trầm – đồ giả cổ.

Nếu như từ những năm 2.000 trở về trước có tới 60 - 70% sản phẩm của Bát
Tràng được xuất khẩu đi nước ngoài, thì từ năm 2010 trở lại đây, thị trường tiêu thụ
đã có sự thay đổi theo hướng phục vụ thị trường nội địa là chính. Hiện nay, chỉ
những sản phẩn thủ công mỹ nghệ, được chế tác tinh xảo mới xuất khẩu. Còn lại,
hầu hết sản phẩm của Bát Tràng hiện nay là phục vụ nhu cầu của người dân trong
nước.
Theo ông Phạm Huy Khôi, cơ cấu hàng xuất khẩu hiện nay chỉ chiếm
khoảng 10 - 15% tổng số hàng hóa tiêu thụ mỗi năm. Nguyên nhân là do nhu cầu
của người tiêu dùng nước ngoài đã có sự thay đổi và phần nào đã bão hòa. Để tồn
tại, người dân Bát Tràng đã tự tìm tòi nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trong
nước để phục vụ. Vì thế, không chỉ sản xuất các sản phẩm truyền thống như bát,
đĩa, đồ thờ cúng… mà hiện nay các sản phẩm của Bát Tràng đã hướng đến phục vụ
nhu cầu tiêu dùng khác như: ấm chén, trang trí nội thất, đồ lưu niệm..


Những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng-Gia Lâm-Hà Nội còn được các doanh
nghiệp đua nhau tìm đặt những bộ quà tặng cho nhân viên, đối tác của mình. Nhất
là những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì mua quà tặng tết thường rơi vào những tết
dương lịch. Các sản phẩm quà tặng gốm sứ rất được chú trọng, làm đẹp từ hình
thức bên ngoài đến chất lượng sản phẩm, họa tiết lựa chọn phù hợp với xu thế tiêu
dùng. Những sản phẩm luôn được đóng hộp sẵn theo từng nhóm, in ấn logo công
ty thương hiệu theo yêu cầu khách hàng. Những món quà tặng đến từ gốm sứ với
doanh nghiệp công ty lựa chọn luôn đảm bảo được chất lượng, vừa tiện ích mà có
giá thành phù hợp.



Ngày nay, hơn 50 công ty và gần 700 hộ gia đình đều tham gia sản xuất kinh
doanh gốm sứ. Có doanh nghiệp một năm xuất khẩu doanh thu đạt 1 triệu USD.
Những năm gần đây ở Bát Tràng càng xuất hiện nhiều nghệ nhân như Trần Độ,
Nguyễn Đức Dương, Trần Văn Lợi… Sản phẩm của nhiều nghệ nhân và thợ giỏi ở
Bát Tràng đã được nhận nhiều giải thưởng Bàn tay vàng Mỹ thuật Đông Dương
(1999), Giải thưởng Ngôi sao Việt Nam tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (2001), Bằng
khen của các cấp từ thành phố đến Trung ương, Giải thưởng Quả cầu vàng Festival
Huế (2006) v.v… Bát Tràng đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho 2000 –
3000 lao động từ các vùng lân cận tới Bát Tràng. Đó là một trong những hiệu quả
kinh tế xã hội đáng lưu ý.Cùng với những chính sách khai thác và phát triển hạ
tầng du lịch, Bát Tràng dần thay đổi được diện mạo mới, chất lượng cuộc sống con
người nơi đây được tăng cao. Và giúp cho thương hiệu Bát Tràng đi xa hơn và rộng
hơn trên khắp mọi miền thế giới.


Tuy nhiên làng gốm Bát Tràng hiện nay cũng đang đứng trước những khó
khăn, thách thức. Mâu thuẫn rất cơ bản của Bát Tràng là tốc độ phát triển sản xuất
và dịch vụ quá lớn nhưng địa bàn hoạt động lại quá hẹp, không đủ mặt bằng cho
phát triển sản xuất. Công nghệ sản xuất tuy có cải tiến, một số công ty trách nhiệm
hữu hạn và hộ gia đình đã trang bị lò ga nhưng nhìn chung chưa đủ sức cạnh tranh.
Hàng gốm sứ mỹ nghệ truyền thống giá bán còn rất rẻ, lợi nhuận chưa cao. Việc
sản xuất gốm sứ chưa chú ý giải quyết giá trị nghệ thuật sáng tạo của nghề gốm cổ
truyền. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng cho sản xuất và đời sống của dân, chưa có qui
hoạch và cải tạo gây cản trở cho sản xuất. Môi trường của Bát Tràng đã được báo
động cả về nhiệt độ không khí, bụi và khí độc, ô nhiễm nguồn nước… Địa phương
chưa có qui hoạch và đầu tư thích đáng để giữ gìn làng nghề truyền thống.
Khó khăn khác của làng gốm Bát Tràng là vấn đề “đầu ra”, tạo một sức
mạnh căn bản cho sự phát triển. Tuy nhiên, giải pháp xử lý đầu tiên phải là tiếp

nhận, chuyển giao quy trình công nghệ vào các khâu chế biến đất, khuôn, men
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm gốm sứ mà vẫn giữ được nét riêng biệt của
Bát Tràng. Mặt khác, cần có sự thu hút tài năng, phát triển sáng tạo mẫu mã để
thích ứng cao nhất với thị trường, đặc biệt là các mũi nhọn xuất khẩu. Đề án quy
hoạch của xã Bát Tràng cũng đã chỉ ra việc cần thiết phải thành lập một trung tâm
tiếp thị trên cơ sở tập trung các chuyên gia, thợ giỏi vừa nghiên cứu và tiếp cận
mọi nhu cầu khách hàng; thường xuyên có thông tin về giá cả, thị trường thông qua
mạng lưới thông tin đại chúng; mở rộng hệ thống đại lý, đại diện để tăng cường
quảng cáo giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm cả trong và ngoài nước. Ngoài ra, việc
giao lưu trao đổi, tham quan các cơ sở sản xuất gốm sứ trong nước và nước ngoài
sẽ rất cần thiết để các cơ sở sản xuất điều chỉnh và đáp ứng nhu cầu thị trường.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm gốm sứ…để từ đó
tôn vinh những con người Bát Tràng thân thiện và cởi mở, yêu nghề, giữ nghề và
có cái tâm với nghề.
Thực tế cho thấy, những sản phẩm gốm không chỉ là những vật phẩm kinh
tế hay vật phẩm phục vụ cho sinh hoạt đời sống thường ngày của dân cư, nó còn là
những sản phẩm mỹ nghệ, biểu hiện cho sự phát triển kinh tế, trình độ dân trí, đặc
điểm văn hóa của dân tộc. Những giá trị văn hóa truyền thống được những nghệ
nhân của làng gốm Bát Tràng thổi hồn dân tộc, đất nước vào trong từng sản phẩm.
Hãy thử một lần đặt chân đến Bát Tràng bạn sẽ được hòa mình vào khung cảnh yên
bình, không chút xô bồ, vội vã của phố phường đô thị thay vào đó là nơi những giá
trị đặc trưng văn hóa được tôn vinh và tôn trọng mà ít có được ở làng nghề truyền
thống nào.


HẾT




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×