Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG VÀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.14 KB, 19 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG VÀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Cơ sở lý luận về Ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm về NHTM
Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội khóa X thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1997
định nghĩa: “NHTM là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân
hàng và các hoạt động khác có liên quan”. “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền
tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để
cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán” (Luật NHNN).
1
Theo TS Hoàng Văn Liêm, khái niệm NHTM được hiểu như sau: “NHTM là định chế
tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ
thống định chế tài chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội
sẽ được huy động, tập trung lại, đồng thời sử dụng vốn đó để cấp tính dụng cho các tổ
chức kinh tế, cá nhân để phát triển xã hội”.
2
1.1.2. Đặc điểm của NHTM
3
1.1.2.1. NHTM là một trung gian tài chính
Đặc điểm là một trung gian tài chính của NHTM được biểu hiện là NHTM kết nối
giữa cung và cầu về vốn: NHTM đóng vai trò trung gian NHTW với công chúng và nền
kinh tế; Trung gian tài chính giữa người đi vay và người cho vay.
1.1.2.1. NHTM là một DN kinh doanh tiền tệ
Ngân hàng có chất liệu là kinh doanh “quyền sử dụng các khoản tiền tệ”. Sản
phẩm của NHTM cũng có đầy đủ hai thuộc tính của một hàng hóa: giá trị sử dụng và
giá trị.
1 TS Nguyễn Minh Kiều (2007). Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại. NXB Thống kê.
2 TS Hoàng Văn Liêm (2007). Giáo trình Tài chính-Tiền tệ. Huế
3 GS.TS. Lê Văn Tư (2005). Ngân hàng thương mại. NXB Thống kê.
1.1.3. Chức năng của NHTM
1.1.3.1. Chức năng trung gian tín dụng


4
Hoạt động chính của NHTM là đi vay để cho vay. Một mặt, NHTM huy động những
nguồn tiền nhàn rỗi ở mọi chủ thể trong xã hội. Mặt khác, NHTM dùng nguồn vốn huy
động được để cho các chủ thể cần vốn trong xã hội vay lại. Như vậy, NHTM là một trung
gian về tín dụng giữa các chủ thể dư thừa vốn và những chủ thể thiếu vốn.
1.1.3.2. Chức năng trung gian thanh toán
5
Trong buổi đầu sơ khai, các khoản giao dịch thanh toán giữa các chủ thể xã hội đều được
thực hiện một cách trực tiếp, tức là người mua và người bán tự kiểm soát quá trình thanh toán
trực tiếp bằng TM. Khi ngân hàng ra đời và hoạt động trong nền kinh tế thì dần dần các giao
dịch được thực hiện qua hệ thống ngân hàng. Thay cho việc thanh toán trực tiếp, các cá nhân,
tổ chức có thể nhờ NHTM trả tiền hoặc nhận tiền từ chủ thể khác bằng nhiều hình thức khác
nhau với kỹ thuật ngày càng tiên tiến, thủ tục đơn giản.
1.1.3.3. Chức năng tạo ra tiền
6
Những hoạt động mà NHTM thực hiện hình thành nên cơ chế tạo tiền trong toàn bộ
hệ thống ngân hàng. Từ những khoản nhận được từ NHTW hoặc các khoản tiền gửi ban
đầu, NHTM sử dụng để cho vay, sau đó những khoản tiền này sẽ quay lại NHTM một
phần khi những người sử dụng gửi tiền vào dưới dạng tiền gửi. Quá trình huy động tiền gửi
và cho vay của NHTM trên cơ sở lượng tiền được cung ứng ban đầu sẽ được kéo dài và chỉ
dừng lại khi nào toàn bộ lượng tiền được cung ứng ban đầu quay trở về hết NHTM dưới
dạng tiền gửi dự trữ bắt buộc.
1.1.3.4. Chức năng làm dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác
7
Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng và ngân quỹ, NHTM với sự thuận lợi về kho
quỹ, thông tin, quan hệ rộng rãi – có thể làm tư vấn tài chính và đầu tư cho các DN, làm đại lý phát
4 TS. Hoàng Văn Liêm (2007). Giáo trình Tài chính-Tiền tệ. Huế
5 TS. Hoàng Văn Liêm (2007). Giáo trình Tài chính-Tiền tệ. Huế
6 TS. Hoàng Văn Liêm (2007). Giáo trình Tài chính-Tiền tệ. Huế
7 GS.TS. Lê Văn Tư (2005). Ngân hàng thương mại. NXB Thống kê.

hành cổ phiếu, trái khoán bảo đảm đạt hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí. Ngoài ra NHTM còn cung
cấp dịch vụ lưu trữ và quản lý chứng khoán cho khách hàng, thu lãi chứng khoán, bảo quản an toàn
vật có giá, cho thuê két ngân quỹ, dịch vụ tín thác hoặc ủy thác ngân hàng.
1.1.3.5 Chức năng tài trợ ngoại thương, mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế
8
Bằng cách thiết lập văn phòng đại diện ở nước ngoài, hay liên kết với các NHTM khác ở
nước ngoài, các NHTM trong nước sẽ là sự đảm bảo cho các hợp đồng thương mại quốc tế.
Ngoài ra, NHTM con thực hiện các dịch vụ ngân hàng quốc tế như kinh doanh ngoại hối,
thanh toán quốc tế, tín dụng hợp vốn, đồng tài trợ, hùn vốn, đại lý, ủy thác…
1.1.4. Vai trò của NHTM
9
1.1.4.1. Vai trò thực thi chính sách tiền tệ
Việc hoạch định chính sách tiền tệ thuộc về NHTW. Để thực thi chính sách tiền tệ đó
phải sử dụng hàng loạt các công cụ như lãi suất, dự trữ bắt buộc, tái chiết khấu, thị trường
mở, hạn mức tín dụng… Chính các NHTM là chủ thể chịu sự tác động trực tiếp của những
công cụ này và đồng thời đóng vai trò là cầu nối trong việc chuyển tiếp các tác động của
chính sách tiền tệ đến khu vực phi ngân hàng và đến nền kinh tế. Ngược lại, cũng qua
NHTM và các định chế tài chính trung gian khác, tình hình sản lượng, giá cả, công ăn việc
làm, nhu cầu TM, tổng cung tiền tệ, lãi suất, tỷ giá… của nền kinh tế được phản hồi về
NHTW để Chính phủ và NHTW có những chính sách điều tiết thích hợp với tình hình nền
kinh tế.
1.1.4.2. Vai trò góp phần điều tiết vi mô, vĩ mô nền kinh tế
Hoạt động kinh doanh của NHTM gắn liền với các hoạt động kinh doanh của các DN,
tổ chức và các chủ thể kinh tế khác. Trong quá trình hoạt động của mình, NHTM thực hiện
vai trò tham gia điều tiết vi mô đối với nền kinh tế biểu hiện qua các mối quan hệ của
NHTM với các tổ chức kinh tế khác về mặt tín dụng, TM, thanh toán không dùng TM ...,
đảm bảo hoạt động của ngân hàng và nền kinh tế được bình thường. Vai trò điều tiết kinh
tế vi mô của NHTM cũng được thể hiện qua việc tiếp nhận, thu hút hay cung ứng khối
lượng TM cho nền kinh tế khi cần.
8 GS.TS. Lê Văn Tư (2005). Ngân hàng thương mại. NXB Thống kê.

9 GS.TS. Lê Văn Tư (2005). Ngân hàng thương mại. NXB Thống kê.
NHTM cũng góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua chức năng tạo tiền của
NHTM. NHTW hoạch định chính sách tiền tệ, nhưng NHTW không giao dịch trực tiếp với
công chúng mà phải dựa vào NHTM để tiếp nhận ý kiến phản hồi và hoàn thiện chính sách
tiền tệ đó. NHTM vẫn là nơi tập trung các khối tiền tệ lớn nhất trong nền kinh tế, muốn
thực thi các chính sách tiền tệ thì NHTW phải dựa vào các khối tiền tệ này. Nói NHTM
góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế là vậy.
1.1.5. Các nghiệp vụ của NHTM
10
- Nghiệp vụ tạo lập vốn, bao gồm các nghiệp vụ sau: Vốn pháp định, vốn điều lệ;
Nghiệp vụ đi vay; Nghiệp vụ ký thác.
- Nghiệp vụ sử dụng vốn, bao gồm các nghiệp vụ sau: Nghiệp vụ dự trữ TM; Nghiệp
vụ đầu tư chứng khoán; Nghiệp vụ cho vay.
- Các nghiệp vụ và công cụ trung gian, bao gồm: Nghiệp vụ mở tài khoản; Nghiệp vụ
thanh toán không dùng TM.
- Các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán: Tham gia thành lập các CTCP hoặc cổ
phần hóa DNNN; Giúp phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp; Trung gian mua bán
chứng khoán trên thị trường thứ cấp; Lưu trữ và quản lý chứng khoán; Thanh toán và thanh
toán bù trừ các chứng khoán; Tư vấn phát hành và mua bán chứng khoán.
- Nghiệp vụ tài trợ ngoại thương, bao gồm: Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu; Thanh
toán quốc tế; Kinh doanh ngoại tệ.
1.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung
1.2.1. Khái niệm, mục tiêu, chức năng, vai trò của KSNB
1.2.1.1. Khái niệm KSNB
Theo Báo cáo COSO (Committee of Sponsoring Organizations of Treadway
Commission - 1992) - Khung thống nhất về KSNB được sử dụng phổ biến tại Hoa Kỳ, KSNB
được định nghĩa: KSNB là một quy trình chịu ảnh hưởng bởi Hội đồng quản trị, các nhà quản
lý và các nhân viên khác của một tổ chức, được thiết kế để cung cấp mọi sự đảm bảo hợp lý
trong việc thực hiện các mục tiêu mà Hội đồng quản trị mong muốn là:
- Hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động.

10 GS.TS. Lê Văn Tư (2005). Ngân hàng thương mại. NXB Thống kê.
- Tính chất đáng tin cậy của BCTC.
- Sự tuân thủ các luật lệ và quy định hiện hành.
11
Theo Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế ISA 400: Hệ thống KSNB là toàn bộ những
chính sách và thủ tục do Ban Giám đốc của đơn vị thiết kế nhằm đảm bảo việc quản lý chặt
chẽ và sự hiệu quả của các hoạt động trong khả năng có thể. Các thủ tục này đòi hỏi việc
tuân thủ các chính sách quản lý, bảo quản tài sản, ngăn ngừa và phát hiện gian lận hoặc sai
sót, tính chính xác và đầy đủ của các ghi chép kế toán và đảm bảo lập BCTC trong thời
gian mong muốn.
12
Theo Hội đồng kế toán viên công chứng Mỹ (AICPA) định nghĩa: “KSNB gồm kế
hoạch tổ chức và tất cả những phương pháp biện pháp phối hợp được thừa nhận dùng trong
kinh doanh để bảo vệ tài sản của tổ chức, kiểm tra sự chính xác và độ tin cậy của thông tin
kế toán, thúc đẩy hiệu quả hoạt động và khích lệ bám sát những chủ trương quản lý đề
ra”.
13
1.2.1.2. Mục tiêu của KSNB
Như vậy, các mục tiêu của hệ thống KSNB rất rộng, chúng bao trùm lên mọi mặt hoạt
động và có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của đơn vị.
1.2.1.3. Chức năng của KSNB
14
Với các mục tiêu như trên, hệ thống KSNB có các chức năng sau:
• Ngăn ngừa thiếu sót trong hệ thống xử lý nghiệp vụ.
Các thủ tục kiểm soát phải được thiết kế để hướng các nghiệp vụ kinh tế được thực hiện
đứng nguyên tắc quy định, nhằm ngăn chặn kịp thời các sai sót, nhầm lẫn vô tình hay cố ý có
thể gây thất thoát tiền bạc hay tài sản của đơn vị, gây thiệt hại trong kinh doanh.
• Bảo vệ đơn vị trước những thất thoát tài sản có thể tránh.
Đơn vị phải thiết lập các quy trình hoạt động, xác định rõ giới hạn tự do cá nhân và
lập ra một hệ thống KSNB chặt chẽ đối với tài sản – nguồn lực cơ bản của sản xuất.

11 Th.S Lâm Thị Hồng Hoa (2002). Giáo trình Kiểm toán ngân hàng. NXB Thống kê.
12 Th.S Lâm Thị Hồng Hoa (2002). Giáo trình Kiểm toán ngân hàng. NXB Thống kê.
13 Kiểm toán nội bộ hiện đại (Mordern Internal Auditing - 2002). Victor Z.Brink and Herbert Witt. NXB Tài chính.
14 Th.S Lâm Thị Hồng Hoa (2002). Giáo trình Kiểm toán ngân hàng. NXB Thống kê.
• Đảm bảo việc chấp hành chính sách kinh doanh.
Cơ cấu KSNB cần được thiết lập bao gồm những thủ tục để đảm bảo chính sách kinh
doanh của đơn vị được tất cả các nhân viên chấp hành.
1.2.1.4. Vai trò của KSNB
15
• Thẩm tra tính xác thực và tính toàn vẹn của thông tin.
Hệ thống KSNB phải kiểm tra hệ thống thông tin thích hợp để đảm bảo rằng: Sổ sách,
BCTC có thông tin chính xác, đáng tin cậy, kịp thời, hoàn chỉnh và có ích; Việc kiểm soát
sổ sách ghi chép và báo cáo đầy đủ và có hiệu lực.
• Đảm bảo tuân thủ chính sách, kế hoạch, thủ tục pháp luật và các quy định.
Hệ thống KSNB được thiết kế nhằm đảm bảo sự tuân thủ các yêu cầu về chính sách, kế
hoạch, thủ tục và pháp luật, quy định phải áp dụng, xác định sự đầy đủ và hiệu quả của hệ
thống, và sự tuân thủ các yêu cầu xác đáng của các hoạt động được kiểm soát.
• Bảo vệ tài sản.
Hệ thống KSNB phải thẩm tra các biện pháp sử dụng để bảo vệ tài sản, tránh tổn thất
do các hành vi trộm cắp, hỏa hoạn, sử dụng sai, hoặc bất hợp pháp và thẩm tra sự vạch trần
các yếu tố này; thẩm tra sự tồn tại của tài sản.
• Sử dụng các nguồn lực tiết kiệm và có hiệu quả.
Ban Giám đốc đề ra những chuẩn mực điều hành để định lượng việc sử dụng các
nguồn lực tiết kiệm và có hiệu quả. Hệ thống KSNB chịu trách nhiệm xác định xem:
- Các chuẩn mực tác nghiệp có được thiết lập để đo lường tiết kiệm và hiệu suất.
- Các chuẩn mực đã thiết lập có rõ ràng và có được thực hiện không.
- Những sai lệch so với chuẩn mực tác nghiệp có được xác định, phân tích và báo cáo
cho người có trách nhiệm để sữa sai không.
- Có sữa sai không.
15 Kiểm toán nội bộ hiện đại (Mordern Internal Auditing - 2002). Victor Z.Brink and Herbert Witt. NXB Tài chính.

• Thực hiện các mục tiêu và mục đích đã đề ra cho các hoạt động hoặc chương trình.
Ban Giám đốc đề ra các mục tiêu và mục đích cho các hoạt động hoặc chương trình,
triển khai và thực hiện các thủ tục kiểm soát và đạt tới kết quả mong muốn đối với các hoạt
động hoặc chương trình. KSNB phải khẳng định những mục tiêu và mục đích đó có nhất
quán với mục tiêu và mục đích của tổ chức không, chúng có được đáp ứng không.
KSNB có thể hỗ trợ Ban Giám đốc triển khai các mục tiêu, mục đích và các hệ thốn
bằng cách xác định các giả thiết cơ bản có xác đáng không; Thông tin chính xác, hiện thời
và thích hợp có đang được sử dụng không; Những công việc kiểm soát phù hợp có được
đưa vào các hoạt động hoặc chương trình không.
1.2.2. Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB
16
Mặc dù có sự khác biệt đáng kể về tổ chức trong các đơn vị, và hệ thống KSNB giữa
các đơn vị vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô, tính chất hoạt động, mục tiêu… của
từng nơi, thế nhưng bất kỳ hệ thống kiểm soát nội bộ nào cũng phải bao gồm những bộ
phận cơ bản. Báo cáo COSO (1992) cũng đưa ra 5 yếu tố có mối liên hệ với nhau quyết
định tính hiệu quả của hệ thống KSNB:
- Môi trường kiểm soát.
- Đánh giá rủi ro.
- Hoạt động kiểm soát.
- Thông tin và truyền thông
- Giám sát.
1.2.2.1. Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát phản ánh sắc thái chung của một đơn vị, nó chi phối ý thức
kiểm soát của mọi thành viên trong đơn vị và là nền tảng đối với các bộ phận khác của
KSNB. Các nhân tố chính thuộc về môi trường kiểm soát:
• Tính chính trực và giá trị đạo đức.
16 Th.S Tạ Thị Thùy Mai (2008). Luận văn Thạc sĩ Kinh tế. Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Tài liệu tham khảo:
1. Committee Of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission, Internal control – Intergrated
Framework, Including Executive Summary, September 1992.
2. Committee Of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission, Internal control – Intergrated

Framework, Evaluation Tools, September 1992.

×