Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.95 KB, 24 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI
1.1 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa.
DNN&V là một loại hình kinh doanh của nền kinh tế. Loại hình doanh nghiệp này
ngày càng phát triển mạnh mẽ góp phần to lớn vào sự phát triển chung của nền kinh tế.
Trong nền kinh tế ở những nước phát triển cũng như các nước đang phát triển số lượng các
DNN&V chiếm một tỷ lệ khá cao và là lực lượng sản xuất kinh doanh rất quan trọng cung
cấp một lượng lớn hàng hoá và dịch vụ cho xã hội. Việc xác định đâu là DNN&V, đâu là
doanh nghiệp lớn là hoạt động nhằm phân loại doanh nghiệp dựa trên độ lớn hay quy mô
của các doanh nghiệp. Quá trình phân biệt loại doanh nghiệp nhỏ và vừa phụ thuộc vào
tiêu thức sử dụng, nó quy định giới hạn các tiêu thức phân biệt loại quy mô doanh nghiệp.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quan điểm cũng như nhiều tiêu thức đánh giá quy mô
doanh nghiệp và lượng hoá các tiêu thức đó thông qua những tiêu chuẩn cụ thể để xác định
DNN&V.
Có nhiều tiêu thức để phân loại doanh nghiệp như: Số lao động, vốn sản
xuất, doanh thu, lợi nhuận, giá trị gia tăng nhưng trong số các tiêu thức trên thì hai
tiêu thức được sử dụng nhiều nhất là quy mô vốn và lao động.
• Các tiêu thức phân loại DNN&V của một số nước trên thế giới.
Ở Nhật Bản đã phân loại DNN&V theo các ngành nghề cụ thể, xếp theo vốn
pháp định và số lượng lao động
Bảng 1.1: Cách phân loại DNN&V của Nhật Bản.
Ngành Số lao động (người) Vốn (triệu Yên)
Công nghiệp <300 <100
Thương nghiệp <100 <300
Thương mại, bán lẻ <50 <10
Nguồn: Cẩm nang & kinh nghiệm của Nhật Bản trong phát triển DNN&V ( TS.
Lê Đình Thu- Ban kinh tế trung ương).
Ở Đài Loan: Các DNN&V ở Đài Loan được phân biệt theo ba nhóm ngành:
công nghiệp và xây dựng, khai khoáng, thương mại vận tải và các dịch vụ khác.


Đối với hai ngành công nghiệp và xây dựng, khai khoáng dùng 2 tiêu thức vốn và
lao động, còn đối với ngành thương mại, vận tải và dịch vụ khác lại dựa trên tiêu
chí là doanh thu và lao động
Bảng 1.2: Cách phân loại DNN&V của Đài Loan.
Ngành Số lao động
(người)
Vốn ( triệu
USD Đài Loan)
Doanh thu ( triệu
USD Đài Loan)
Công nghiệp & xây dựng
<300 <100
Khai khoáng <500 <40
Thương mại, vận tải và
dịch vụ khác
<50 <40
(Nguồn: Dự án chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt
Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1996)
Liên minh châu Âu: Để xác định DNV&N, người ta đưa ra ba tiêu chuẩn
đánh giá: Số lao động thường xuyên được sử dụng trong doanh nghiệp. Doanh thu
bán/ năm. Vốn đầu tư cho sản xuất của doanh nghiệp.
Bảng 1.3: Cách phân loại DNV&N của Liên minh Châu Âu.
Loại doanh nghiệp Số lao động Doanh thu/ năm
( triệu Euro)
Vốn
(triệu Euro)
Doanh nghiệp vừa 50-250 <16 <8
Doanh nghiệp nhỏ <50 <4 <2
(Nguồn : Tạp chí nghiên cứu châu Âu)
Tại Việt Nam, văn bản luật đầu tiên quy định thống nhất tiêu chí xác định

DNN&V là công văn số 681/CP-KTN ban hành ngày 20/6/1998. Theo đó,
DNN&V là những doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và có số lao động
trung bình hàng năm dưới 200 người. Nhưng vào ngày 23/11/2001, Chính phủ đã
ban hành nghị định số 90/2001/NĐ-CP quy định lại tiêu chí để xác định DNN&V,
đó là: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, có tư
cách pháp nhân, không phân biệt thành phần kinh tế, có vốn đăng ký không vượt
quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người.
1.1.2 Các đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Các DNN&V đều có những đặc thù riêng về ngành, lĩnh vực kinh doanh
khác nhau. Tuy nhiên chúng đều có những đặc điểm cơ bản sau:
Nguồn tài chính hạn chế: DNN&V là loại hình doanh nghiệp có quy mô sản
xuất không lớn, số lao động và số vốn đầu tư đều không nhiều. Thực tế cho rằng,
quy mô càng nhỏ khả năng huy động thêm vốn càng yếu kém. Khó khăn về vốn
kéo theo hàng loạt các khó khăn cho DNN&V.
Công nghệ và thiết bị lạc hậu: Do không đủ vốn để đầu tư nâng cấp, đổi
mới máy móc thiết bị, lại càng không có nguồn để cho công tác nghiên cứu khoa
học kỹ thuật, các công nghệ áp dụng trong các DNN&V chủ yếu là công nghệ
trung bình thậm chí còn cũ và lạc hậu.
Khả năng cạnh tranh của các DNN&V còn thấp: Thị trường của DNN&V
tham gia đều rất nhỏ, lẻ đó chính là những “lỗ hổng” thị trường của các doanh
nghiệp lớn chưa hay không có ý định khai thác mà nếu có khai thác thì không thể
hiệu quả như các DNN&V. Tuy nhiên DNN&V lại gặp một số hạn chế nhất định
trong việc thâm nhập thị trường và phân phối sản phẩm: Trình độ khoa học công
nghệ còn kém, thiếu thông tin về thị trường,khả năng quản lý, khả năng marketing
còn kém...Tất cả những điều đó làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường của
DNN&V.
Trình độ quản lý còn thấp: Trình độ quản lý kém trong các DNN&V đang
là một vấn đề đáng lo ngại hiện nay. Thực tế nhiều chủ doanh nghiệp còn thiếu
những kiến thức cơ bản về kinh tế, thậm chí không hiểu biết về pháp luật. Chỉ có
5,13% lao động trong khu vực dân doanh có trình độ đại học, trong đó chủ yếu tập

trung vào các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần (80%). Mặt khác,
các DNN&V ít có khả năng thu hút những cán bộ kỹ thuật giỏi, các công nhân có
trình độ tay nghề cao do điều kiện làm việc và chế độ lương thưởng mà các
DNN&V cung cấp và chi trả không thể tốt bằng các doanh nghiệp lớn.
- DNN&V có khả năng ứng biến nhanh nhạy với sự thay đổi của thị trường.
Với quy mô nhỏ và vừa, bộ máy quản lý gọn nhẹ, đơn giản DNN&V dễ dàng đáp
ứng những nhu cầu nhỏ, lẻ hay biến động của thị trường. Ngoài ra, do các
DNN&V luôn có mối quan hệ trực tiếp với thị trường và người tiêu dùng nên phản
ứng nhanh nhạy với diễn biến thị trường.
- DNN&V có thể được tạo lập dễ dàng chỉ cần một lượng vốn đầu tư ban
đầu ít, khả năng thu hồi vốn nhanh. Với quy mô vốn đầu tư ban đầu không nhiều,
mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp, quy mô nhà xưởng không lớn, thuê được lao động với
giá rẻ, các DNN&V có thể tạo ra nhiều loại sản phẩm với giá rẻ. Bên cạnh đó trong
các DNN&V, mối quan hệ giữa nhà quản lý và người lao động tương đối chặt chẽ
cho nên đảm bảo tính hiệu quả trong lao động sản xuất và điều hành quản lý.
- DNN&V thúc đẩy quá trình cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp
chống độc quyền trong kinh doanh. Các DNN&V hoạt động với số lượng đông
đảo, không có tình trạng độc quyền, hoạt động hầu như trên mọi lĩnh vực.
- Do quy mô nhỏ nên DNN&V có mặt ở khắp mọi nơi, các DNN&V có thể
khai thác được rất nhiều tiềm lực của các địa phương mà các doanh nghiệp lớn
chưa làm hay làm thì không có hiệu quả.
1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
DNN&V có vị trí và vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc
gia, kể cả tại các nước phát triển. Tại Việt Nam số lượng các DNN&V chiếm
khoảng 96% tổng số doanh nghiệp trong cả nước, các DNN&V được xem là yếu tố
cần thiết không thể thiếu cho sự tăng trưởng, giải quyết việc làm và tiến bộ xã hội.
Cho đến nay vai trò của DNN&V đã được khẳng định trên phạm vi toàn thế giới.
Vai trò đó được thể hiện cụ thể như sau:
Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Sự phát triển của các DNN&V đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng

của kinh tế mỗi quốc gia. Đặc biệt là những nước kém phát triển thì giá trị gia tăng
hoặc GDP do các DNN&V tạo ra hàng năm chiếm tỷ trọng khá cao. Ví dụ như ở
Hàn Quốc, với khoảng 91000 DNN&V hàng năm tạo ra lượng giá trị sản phẩm là
177 tỷ Euro chiếm khoảng 46,3% GDP, trong đó giá trị gia tăng mà các DNN&V
đóng góp là 74,2 tỷ Euro. Ở Đài Loan, doanh thu của các DNN&V ở đây chiếm
36% GDP, đồng thời kim ngạch xuất khẩu chiếm tới 51%. Ở Nhật Bản là một
quốc gia mà ở đó DNN&v giữ một vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tăng
trưởng của nền kinh tế, chiếm khoảng 64% doanh số bán buôn và 76% doanh số
bán lẻ. Còn ở Việt Nam, với trên 190 ngàn doanh nghiệp và 432 ngàn tỷ đồng vốn
được đăng ký cho đến nay, DNN&V đã đóng góp khoảng 23% GDP, 31% Giá trị
sản lượng công nghiệp, 27% vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, khoảng 8% vào
ngân sách Nhà nước. Nhìn vào sự đóng góp to lớn của các DNN&V hiện nay ta
mới thấy rõ được tầm quan trọng và vai trò của các DNN&V.
Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động
Số lượng các DNN&V là rất lớn và có mặt tại khắp nơi do vậy các DNN&V
luôn tạo ra một khối lượng công việc lớn, tạo thu nhập cho người lao động, nhất là
lao động thủ công trong nền kinh tế. Do vậy đã góp phần giải quyết tình trạng thất
nghiệp và tạo thu nhập cho người lao động qua đó góp phần làm giảm tệ nạn xã
hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư
Tiềm lực tài chính trong dân cư là khá lớn, tuy nhiên lại không tập trung
thành những khoản lớn để đáp ứng cho các doanh nghiệp có quy mô lớn mà chỉ là
những khoản bé nằm rải rác. Với tính chất nhỏ bé, dễ phân tán và đi sâu vào các
ngõ ngách, làng xã, thôn xóm và số lượng vốn ban đầu không nhiều, các DNN&V
có vai trò và tác dụng rất lớn trong việc thu hút các nguồn vốn đó vào sản xuất
kinh doanh. Mặc dù số vốn thu hút vào mỗi một doanh nghiệp không nhiều nhưng
do số lượng DNN&V rất lớn nên tổng số vốn được các doanh nghiệp này đưa vào
sản xuất kinh doanh là khá lớn và không ngừng gia tăng cùng với sự gia tăng của
các DNN&V. Với vai trò này, DNN&V đã giúp nền kinh tế sử dụng hiệu quả các
nguồn lực tài chính trong dân cư, hạn chế tiền nhàn rỗi không sinh lời trong nền

kinh tế.
Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Các DNN&V có vai trò to lớn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và xoá đói giảm nghèo. Sự phát trriển của các doanh nghiệp này ở các vùng nông
thôn tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển đồng thời thúc đẩy các ngành thương
mại dịch vụ, tiểu thương phát triển. Tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế quốc
dân vì thế mà có thể được thu hẹp dần. Mặt khác, các DNN&V còn thúc đẩy quá
trình đô thị hoá, thu hút và tập trung dân cư vào các vùng trọng điểm. Nên sự phát
triển của các DNN&V đã và đang tạo ra những chuyển biến hết sức quan trọng
trong cơ cấu nền kinh tế. Các DNN&V cũng tham gia tích cực vào quá trình xoá
đói giảm nghèo. Bởi các DNN&V tạo ra công việc, thu nhập cho người lao động.
Hàng hoá của DNN&V cũng rất đa dạng về mẫu mã, giá cả thường thì giá rẻ phù
hợp với mức thu nhập của người dân qua đó nâng cao mức sống của người dân.
Tạo ra sự năng động và hiệu quả cho nền kinh tế.
Với ưu thế về tính linh hoạt và lượng vốn yêu cầu tương đối nhỏ, DNN&V
có khả năng nhanh chóng chuyển đổi mặt hàng, chuyển hướng sản xuất đổi mới
công nghệ… cho phù hợp với sự thay đổi của thị trường. Do vậy các DNN&V làm
cho nền kinh tế trở nên năng động và hiệu quả hơn.
Hình thành và phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh năng động.
DNN&V chính là môi trường thuận lợi cho việc đào tạo và phát triển kỹ
năng kinh doanh. Cùng với sự phát triển các DNN&V là sự xuất hiện ngày càng
nhiều hơn các nhà kinh doanh sáng lập. Từ các DNN&V các nhà kinh doanh sẽ
làm quen với sự cạnh tranh, tiếp cận các kỹ năng quản lý cơ bản tích luỹ kinh
nghiệm cho bản thân. Đây là lực lượng rất cần thiết để góp phần thúc đẩy sản xuất
kinh doanh, góp phần vào sự phát triển chung của toàn nền kinh tế. Nguồn nhân
lực về quản lý vì thế mà không ngừng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng,
đây là một trong những nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự phát của nền triển kinh
tế.
1.2 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNN&V.
1.2.1 Sự cần thiết khách quan của tín dụng ngân hàng đối với DNN&V.

 Sự cần thiết khách quan của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế.
Tín dụng ngân hàng có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong việc thúc đẩy
nền kinh tế phát triển. Ngân hàng là một trung gian tài chính, hoạt động chủ yếu
của nó là đi vay để cho vay qua đó đáp ứng được yêu cầu về cung và cầu tiền tệ
trên thị trường. Do vậy làm tăng khả năng lưu chuyển tiền tệ trên thị trường qua đó
thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Các doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất, yêu cầu về vốn là một trong
những mối quan tâm hàng đầu đặt ra. Các doanh nghiệp không thể trông chờ vào
vốn tự có, mà còn phải dựa vào vốn của nhiều nguồn khác nhau trong xã hội.
NHTM với tư cách là nơi tập trung đại bộ phận vốn nhàn rỗi, sẽ là trung tâm đáp
ứng nhu cầu về vốn bổ sung cho đầu tư phát triển. Như vậy, tín dụng ngân hàng
vừa giúp cho doanh nghiệp rút ngắn được thời gian tích luỹ vốn nhanh chóng cho
đầu tư mở rộng sản xuất, vừa góp phần đẩy nhanh tốc độ tập trung và tích luỹ vốn
cho nền kinh tế.
Tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn hình thành vốn lưu động và
cố định của các doanh nghiệp. Vì vậy tín dụng ngân hàng đã góp phần điều hoà
vốn trong nền kinh tế, đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên
tục, là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, động viên hàng hoá vào lưu thông, mở rộng
nguồn vốn thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh quá trình tái sản xuất qua
đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
 Sự cần thiết khách quan của tín dụng ngân hàng đối với các DNN&V.
Các DNN&V ở nước ta đã và đang khẳng định được vị trí và vai trò của
mình trong nền kinh tế. Tuy nhiên để DNN&V phát huy hết được khả năng của
mình thì Đảng, Nhà nước, các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế...cần phải có những
chính sách, những biện pháp cụ thể nhằm giúp đỡ DNN&V vượt quan những khó
khăn những hạn chế. Mà một trong rất nhiều khó khăn phải kể đến đó là khó khăn
về vốn. Các NHTM cùng với các tổ chức tín dụng khác là kênh huy động vốn vô
cùng quan trọng đối với các DNN&V.
- Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn của các DNN&V
Khi cần vốn tài trợ cho việc sản xuất kinh doanh các DNN&V thường huy

động bằng cách: tăng vốn chủ sở hữu, vay từ các nguồn vốn phi chính thức, tín
dụng ngân hàng, tín dụng thương mại ,vay vốn qua thị trường vốn hoặc thuê mua.
Tăng nguồn vốn chủ sở hữu là một trong những biện pháp mà các doanh
nghiệp thường sử dụng. Tuy nhiên đối với các DNN&V thì biện pháp này khó thực
hiện được do quy mô vốn nhỏ, các chủ doanh nghiệp không có khả năng đóng góp
vốn thêm vào doanh nghiệp. Mặt khác cổ phiếu phát hành của các doanh nghiệp
này trên thị trường vốn không thực sự hấp dẫn nên rất khó thu hút được các nhà
đầu tư.
Ngoài ra, nếu huy động từ các nguồn vốn không chính thức như vay
bạn bè, vay từ các đối tác kinh doanh... thường có lãi suất cao, rủi ro lớn, không ổn
định đối với các DNN&V.
Bên cạnh đó, các DNN&V có thể huy động vốn từ thị trường vốn. Mặc dù,
thị trường chứng khoán đã và đang phát triển rất nhanh và có thể đáp ứng được yêu
cầu về vốn của thị trường, tuy nhiên kênh huy động vốn này có những điều kiện,
những yêu cầu rất khắt khe như chế độ tài chính minh bạch, làm ăn có lãi trong hai
năm liên tục...Đây là điều mà các DNN&V không phải doanh nghiệp nào cũng đáp
ứng được.
Thuê mua là phương thức mà ngân hàng có thể mua máy móc thiết bị hoặc đi
thuê để cho doanh nghiệp thuê lại. Tại các nước phát triển, thuê mua là một biện pháp
phổ biến, thuận lợi thay thế cho tín dụng trung và dài hạn, đặc biệt đối với các
DNN&V khi gặp khó khăn trong vay vốn trung dài hạn tại các ngân hàng. Tuy nhiên
tại Việt Nam hiện nay, đây là hình thức tài trợ mới, chưa phát triển, các DNN&V và
ngân hàng còn chưa quen với hình thức này.
Vì vậy, đối với các DNN&V thì việc tiếp cận với tín dụng ngân hàng là một
trong những nguồn vốn quan trọng nhất. Không một doanh nghiệp nào không vay
vốn ngân hàng hoặc không sử dụng tín dụng thương mại nếu doanh nghiệp đó
muốn tồn tại vững chắc trên thị trường. Trong quá trình hoạt động, các doanh
nghiệp thường vay vốn ngân hàng để đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động
sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đảm bảo đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu
tư theo chiều sâu. Tuy nhiên để có thể tiếp cận được vốn của ngân hàng thì các

doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện tín dụng, chịu sự kiểm soát của ngân
hàng và chi phí sử dụng vốn.
- Tín dụng ngân hàng giúp cho doanh nghiệp hình thành cơ cấu vốn tối ưu.
Khi doanh nghiệp chỉ dùng vốn sở hữu để kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ
mất đi một khoản tiết kiệm về thuế nhờ lãi vay. Vì lãi vay là một chi phí hợp lý của

×