Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác đầu tư tại Tổng công ty cổ phần Tài chính Dầu khí Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.09 KB, 17 trang )

Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác đầu tư tại
Tổng công ty cổ phần Tài chính Dầu khí Việt Nam
3.1. Định hướng phát triển của Tổng công ty cổ phần Tài chính dầu khí
VN (PVFC) xung quanh hoạt động ủy thác đầu tư.
3.1.1. Chiến lược kinh doanh và phát triển chung của Tổng công ty cổ phẩn
Tài chính dầu khí giai đoạn đến năm 2011.
3.1.1.1. Mục tiêu:
Xây dựng Tổng công ty cổ phần Tài chính Dầu khí trở thành Tập đoàn tài chính
hàng đầu tại Việt Nam. Đến năm 2015 Công ty Tài chính Dầu khí sẽ là Tập đoàn
tài chính quan trọng nhất, là xương sống trong các định chế tài chính khác của Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam, đáp ứng được tối đa nhu cầu vốn cho các dự án của Tập
đoàn.
3.1.1.2. Chiến lược:
Chiến lược xuyên suốt trong quá trình phát triển PVFC là dựa vào nền tảng tài
chính và nhu cầu dịch vụ tài chính của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, chính sách hội
nhập của nền kinh tế Việt Nam,PVFC phải được xây dựng thành một tập đoàn tài
chính mạnh cả về quy mô vốn, công nghệ ngân hàng,có khả năng hợp tác và hội
nhập với hệ thống các định chế tài chính trong nước và quốc tế, đảm đương vị trí
xương sống trong các định chế Tài chính Dầu khí Việt Nam. Một mặt PVFC tạo
vốn cho nhu cầu đầu tư phát triển của tập đoàn, mặt khác nâng cao vị thế để cùng
hợp tác với các định chế tài chính Việt Nam trong hội nhập kinh tế.
3.1.2. Chiến lược phát triển dịch vụ ủy thác đầu tư của Tồng công ty cổ phần
Tài chính dầu khí VN( PVFC).
Dự kiến vốn huy động giai đoạn 2008- 2011
Bảng biểu 3.1 Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ


trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Tiền gửi và tiền
vay của các tổ
chức tài chính
khác
20 250 29.91% 26 150 27.38% 34 500 27.3% 40 600 27.23%
Tiền gửi và tiền
vay của các khách
hàng cá nhân
1 200 1.77% 1 600 1.67% 2 044 1.62% 2 550 1.71%
Nguồn vốn ủy thác
41 800 61.76% 62 150 63.1% 82 500 65.29% 96 850 64.97%
Phát hành giấy tờ
có giá
3 665 5.41% 4 500 4.71% 5 800 4.59% 6 850 4.59%
Các khoản phải trả
khác
770 1.14% 1 109 1.12% 1 509 5.73% 2 218 1.49%
Tổng
67 685 100% 95 509 100% 126 353 100% 149 068 100%
Theo nguồn: Phương án cổ phần hóa
Ủy thác đầu tư được xác định là sản phẩm chiến lược của PVFC trong giai đoạn
hiên nay, Ban lãnh đạo PVFC đã đưa ra định hướng cho hoạt động nhận UTĐT của
PVFC trong năm 2008 như sau:

Trong năm 2007, Phòng quản lý và kinh doanh sản phẩm ủy thác đầu tư trực thuộc
Ban đầu tư được thành lập và đưa ra các nhiệm vụ là:
- Huy động tối đa nguồn vốn UTĐT từ các cá nhân và tổ chức.
- Cơ cấu danh mục sản phẩm đầu tư của PVFC, thiết kế sản phẩm và xây
dựng phương án nhận UTĐT đối với các cá nhân và tổ chức trong& ngoài nước,
đầu mối hoạt động nhận UTĐT cá nhân trên toàn hệ thống..
- Chuyển giao dần các nghiệp vụ UTĐT cá nhân cho các phòng giao
dịch( thanh lý,ủy quyền bán…). Phòng quản lý và kinh doanh sản phẩm ủy thác
đầu tư chỉ làm nhiệm vụ hướng dẫn và tổng hợp số liệu.
- Xây dựng và triển khai các sản phẩm UTĐT với nhiều phương án đầu tư
độc đáo, hấp dẫn để đẩy mạnh việc huy động vốn UTĐT từ các tổ chức để đáp ứng
nhu cầu vốn đầu tư theo kế hoạch kinh doanh của PVFC.
- Tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng nghiệp vụ đối với nhóm khách hàng
cá nhân, thực hiện tốt chính sách nhân viên của công ty và của Tập đoàn dầu khí.
3.1.2.1. Nâng cao chất lượng dịch vụ ủy thác đầu tư trên toàn hệ thống.
- Cơ sở hạ tầng công nghệ cho dịch vụ ủy thác đầu tư ngày càng hoàn thiện
hơn.
- Bổ sung nhân sự có chất lượng, tổ đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ
nghiệp vụ.
- Phát huy những sáng kiến, cải tiến nhằm nâng cao chất lượng cung cấp
dịch vụ và đưa ra những sản phẩm đầu tư tài chính mới.
3.1.2.2. Chiến lược về thị trường mục tiêu và sản phẩm
Nhằm giảm sức cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài,
PVFC đề ra chiến lược phát triển sản phẩm ủy thác đầu tư như sau:
Bảng biểu 3.2
Vị trí SP Khách
hàng
Thị trường mục tiêu Sản phẩm
Nhóm
sản

phẩm
cơ bản
Tổ chức
Trong nước Tổ chức TCNH và các tổ chức
khác…
Nhận ủy thác đầu tư chỉ định
Nhận ủy thác đầu tư trước đấu giá
Nhận ủy thác đầu tư có chỉ định vào các dự án.
Quốc tế Tổ chức TCNH, Quỹ đầu tư…
Cá nhân
Trong nước -CBCNV trong ngành
-CBCNV của đối tác chiến lược của
PVFC
-Cá nhân khác.
Nhận UTĐT có chỉ định trước đấu giá.
Nhận UTĐT có chỉ định vào các dự án/ cổ phần thuộc
sở hữu của PVFC hoặc của đơn vị chủ quản.
Quốc tế -Mọi cá nhân có nhu cầu - Nhận UTĐT có chỉ định trước đấu giá
-Nhận UTĐT có chỉ định vào các dự ná/ cổ phần
thuộc sở hữu của PVFC.
Nhóm
sản
phẩm
chiến
lược
Tổ chức
Trong nước DN có vốn nhàn rỗi và hoạt động đầu
tư tài chính chưa phát triển
Tổ chức TCNH
- Nhận UTĐT lãi suất cố định, thưởng kết quả kinh

doanh.
Nhận UTĐT có chỉ định theo danh mục sản phẩm
- Nhận UTĐT có chỉ định vào các dự án của PVFC
- Các sản phẩm tài chính phái sinh.
Quốc tế Tổ chức TCNH, Quỹ đầu tư…
Cá nhân
Trong nước Nhận UTĐT các khách hàng do đối
tác chỉ định theo các Hợp đồng
cung cấp dịch vụ:
Với các đơn vị trong ngành Dầu khí.
Với các đối tác chiến lược của
PVFC.
-Nhận UTĐT theo giỏ sản phẩm, lãi suất cố định chia
thưởng kết quả kinh doanh
-Các sản phẩm tài chính phái sinh.
Quốc tế Mọi cá nhân có nhu cầu.
Trong 2 nhóm sản phẩm trên, mỗi nhóm sản phẩm đều có vụ trí và mục tiêu
riêng.
- Nhóm sản phẩm cơ bản là những sản phẩm đem lại nguồn thu ổn định cho
toàn bộ hoạt động UTĐT nhưng sẽ dần bị thay thế bởi các sản phẩm chiến lược khi
nhóm sản phẩm chiến lược vào giai đoạn phát triển.
- Nhóm sản phẩm chiến lược sẽ giúp PVFC có những bước đột phá trong tác
động UTĐT . Khi còn ở giai đoạn chuẩn bị và thử nghiệm để đưa ra sản phẩm
chiến lược, vấn đề lợi nhuận,doanh thu không được coi trọng bằng tiền đề thiết lập
quan hệ với các đối tác để thử nghiệm sản phẩm.
3.1.2.3. Lộ trình thực hiện:
• Giai đoạn 2007-2008:
- Thúc đẩy hoạt động ủy thác đầu tư với các tổ chức trong nước và quốc tế.
- Duy trì và phát triển nhóm các sản phẩm cơ bản với các thị trường mục tiêu.
- Xây dựng, thí nghiệm các nhóm sản phẩm chiến lược với các thị trường mục

tiêu.
• Giai đoạn 2009-2010
- Tập trung phát triển nhóm các sản phẩm chiến lược với các thị trường mục
tiêu.
- Thu hẹp dần quy mô nhóm các sản phẩm cơ bản.
3.2. Những thuận lợi và thách thức trong quá trình phát triển hoạt động ủy
thác đầu tư của PVFC.
3.2.1. Những thuận lợi PVFC có được trong hoạt động ủy thác đầu tư.
- Nền kinh tế Việt Nam được dự báo là sẽ duy trì được sự phát triển vững
chắc với tốc độ tăng trưởng cao trong các năm tới. Hội nhập kinh tế toàn cầu diễn
ra mạnh mẽ là cơ hội lớn cho sự phát triển thị trường tài chính tiền tệ nói chung và
PVFC nói riêng. Nguồn vốn đổ vào thị trường tài chính Việt Nam sẽ càng nhiều và
tạo cơ hội cho dịch vụ ủy thác phát triển trên cả 2 phương diện huy động vốn ủy
thác và đầu tư vốn ủy thác.
- Sự phát triển tăng tốc của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành
viên của Tập đoàn là những cơ hội rất thuận lợi cho sự phát triển của PVFC. Các
đơn vị thành viên trong tập đoàn hiện là những đối tượng phục vụ chính của PVFC
vì lẽ đó mà sự phát triển của các đơn vị kinh tế trên sẽ thúc đầy ủy thác đầu tư của
PVFC phát triển.
- Sau 7 năm thành lập, PVFC đã tạo ra một thương hiệu có uy tín trên thị
trường tài chính Việt Nam, khẳng định vị thế tiên phong của mình trong lĩnh vực
ủy thác đầu tư trên thị trương tài chính VN.
- Nguồn nhân lực của PVFC đa số có tuổi đời trẻ, cần cù, chịu khó học hỏi
và thường xuyên được đào tạo. Đây là nguồn nhân lực đóng vai trò chủ chốt giúp
cho dịch vụ ủy thác đầu tư phát triển ngày càng đa dạng và gần gũi với nhiều đối
tượng khách hàng.
3.2.2. Những thách thức trong quá trình phát triển hoạt động ủy thác đầu tư
của Tổng công ty tài chính Dầu khí VN.
3.2.2.1. Sức ép cạnh tranh từ các tổ chức Tài chính trong nước
Tổng công ty tài chính dầu khí(PVFC) là một trung gian tài chính, kinh doanh

các loại hình dịch vụ gần tương tự với các Ngân hàng nên vượt qua các đối thủ có
thâm niên lâu năm trên thị trường tài chính như các tổ chức tín dụng này được xem
như một thách thức của PVFC. Trong hoạt động của PVFC với tư cách là một công
ty tài chính,qui mô vốn còn nhỏ nên cũng gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh
hoạt động đầu tư sư dụng nguồn vốn ủy thác, huy động vốn ủy thác với các ngân
hàng. Đối với quá trình huy động vốn, hạn chế của PVFC là không được nhận tiền
gửi tiết kiệm, đối với đầu tư, PVFC thường phải tìm kiếm các hợp đồng có rủi ro
cao hơn, kỳ vọng mang lại lợi suất lớn hơn để thu hút khách hàng.
Ngoài các tổ chức tín dụng ra, PVFC còn gập phải sự cạnh tranh của các các công
ty chứng khoán trong nước,các quỹ đầu tư trong và ngoài nước vốn đã rất chuyên
nghiệp…. Những đối tượng này là đối thủ đáng ghờm của PVFC trong cung cấp
dịch vụ thác đầu tư hiện tại và trong tương lai,đặc biệt là ủy thác cá nhân,uỷ thác
đấu giá. Các công ty chứng khoán gần đây có các quỹ ủy thác, cung cấp sản phẩm
ủy thác đầu tư như:PTSC, xi măng Bút Sơn và Vinaconex, PV In, PV Trans…Các
công ty chứng khoán cũng tung ra các sản phẩm ủy thác đầu tư trước đấu giá dành
cho khách hàng với mức phí và dịch vụ, điều kiện thời hạn hấp dẫn…Mặt khác
PVFC hiện cũng gặp phải sự cạnh tranh trong chính sản phẩm UTĐT với những
định chế tài chính khác trong Tập đoàn Dầu khí đó là GP bank và PVFC Invest.
3.2.2.2. Sức ép cạnh tranh từ quá trình hội nhập WTO.
Khi Việt Nam đã ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì việc cạnh tranh
của các tổ chức trong nước với các tổ chức nước ngoài là điều tất yếu. Với sự gia
nhập thị trường của các tổ chức tài chính nước ngoài, các ngân hàng, các quỹ đầu
tư 100% vốn nước ngoài, PVFC càng đứng trước sức ép cạnh tranh mạnh mẽ. Hiện
tại đã có 10 công ty tài chính được cấp phép thành lập và hàng chục bộ hồ sơ đang
chờ được NHNN cấp phép, các tổ chức này có lợi thế về vốn, nguồn lực,kinh
nghiệm trên thương trường,đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, hệ thống các dịch vụ tài
chính đầu tư đa dạng….đòi hỏi PVFC phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch
vụ toàn diện để trụ vững và cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập.
3.2.2.3. Rủi ro khi thị trường biến động tiêu cực.
Trong giai đoạn đầu năm 2008 đến nay, tình hình kinh tế Việt Nam nói riêng và

thế giới nói chung luôn có những biến động phức tạp. Đầu năm 2008,thị trường
chứng khoán thế giới “gặp bão” và thị trường chứng khoán Việt Nam cũng sụt

×