Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.67 KB, 26 trang )

giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại NHNo&PTNT Thăng long
3.1. định hướng trong mở rộng cho vay đối với Doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Thăng
Long
3.1.1. Sự cần thiết phải mở rộng cho vay đối với các
DNV&N trong xu thế hội nhập.
3.1.1.1 Đối với doanh nghiệp:
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO đây chính
là cơ hội cũng như thách thức cho các Doanh nghiệp Việt Nam nói
chung và các Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các Doanh nghiệp sẽ có thị
trường rộng lớn, môi trường cạnh tranh đổi mới và rất khác nhiệt. Nền
kinh tế quốc gia trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới, tạo
điều kiện cho các Doanh nghiệp giao lưu thuận lợi trong các nghiệp
vụ xuất nhập khẩu hàng hoá, chuyển giao công nghệ và trao đổi
chuyên gia, giới thiệu được sản phẩm của mình trên thị trường quốc
tế, từ đó tạo dựng nhiều cơ hội cho các DNV&N trong việc liên kết
với nước ngoài. Nhưng bên cạnh đó sẽ có không ít những khó khăn
đang chờ đợi, các nước thành viên WTO đã công nhận Việt Nam là
nước phát triển ở trình độ thấp và là nền kinh tế đang chuyển đổi.
Thực trạng này đã phản ánh toàn diện những khó khăn và thách thức
của các DNV&N trước những vận hội mới. Từ môi trường cạnh tranh
nội địa, chuyển sang cạnh tranh quốc tế, các DNV&N sẽ gặp rất nhiều
khó khăn nên rất cần có sự can thiệp của ngân hàng thể hiện ở các mặt
sau:
1
1
Thứ nhất: Cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn do mở cửa
thị trường. Mở cửa thị trường, các Doanh nghiệp nước ngoài sẽ ồ ạt
tràn vào Việt Nam, trong khi quy mô của các DNV&N lại quá nhỏ so
với các Doanh nghiệp sản xuất cùng loại sản phẩm của một số nước


trong khu vực và trên thế giới, Doanh nghiệp phải đối diện với tập
đoàn đa quốc gia, các Doanh nghiệp hàng đầu thế giới… với quy mô
và tài sản hàng trăm, hàng ngàn tỷ USD và có trình độ quả lý cũng
như kỹ thuật công nghệ hàng đầu. Đó là một vấn đề không nhỏ cho
các DNV&N, đặc biệt với kiểu kinh doanh truyền thống hiện nay của
các Doanh nghiệp thì đây sẽ là một thách thức rất lớn. Nguồn vốn là
rất quan trọng trong lúc này để có thể mở rộng sản xuất, nhập các
công nghệ hiện đại và đào tạo nguồn nhân luck kỹ thuật cao để phục
vụ sản xuất.
Số lượng các DNV&N chiếm trên 90% trong tổng số Doanh
nghiệp song tổng số vốn giành cho sản xuất kinh doanh chỉ mới bằng
30% so với tổng vốn của các Doanh nghiệp trong cả nước. Điều này
một mặt phản ánh khả năng thu hút vốn vào sản xuất, kinh doanh của
các DNV&N còn thấp, mặt khác cho thấy các DNV&N chưa được
quan tâm đầu tư vốn để mở rộng sản xuất. DNV&N giải quyết nhu
cầu vốn chủ yếu dựa vào thị trường tài chính phi chính thức, ít tiếp
cận được các nguồn tín dụng chính thức thông qua các tổ chức tín
dụng do hạn chế về tài sản đảm bảo và thiếu các điều kiện khác.
Không chỉ bị hạn chế về mở rộng sản xuất, các DNV&N còn bị lạc
hậu về công nghệ, trang thiết bị máy móc và đội ngũ lao động chủ yếu
là lao động phổ thông ít được đào tạo bài bản, thiếu kĩ năng...
Hiện nay trên địa bàn thành phố có khoảng 81.000 DNV&N với
số vốn đăng ký gần 86.000 tỉ đồng, đây là thị trường đầy tiềm năng
2
2
trong việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ tài chính, tín dụng của ngân
hàng. Thế nhưng theo hầu hết các DNV&N thì khi có nhu cầu phát
triển thường chỉ huy động vốn từ ngươi thân, bạn bè, thậm chí cả vốn
vay nặng lãi bên ngoài, còn việc tiếp cận các nguồn tín dụng là rất khó
khăn. Theo các chuyên gia thực tế nguồn vốn bơm cho các DNV&N

vẫn còn rất ít so với nhu cầu và còn khá nhiều Doanh nghiệp chưa
được vay vốn. Tại khu công nghiệp làng nghề Bắc Ninh, vốn lưu động
dự trữ cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các DNV&N
tại đây thường gấp 2 – 3 lần vốn đầu tư cố định, chính vì lẽ đó nhu
cầu vốn cho các khu công nghiệp làng nghề ngày càng là áp lực với
các tổ chức tín dụng.
Sự thiếu hụt và hạn chế về vốn đã kéo theo hàng loạt những hạn
chế khác làm giảm năng suất, không đáp ứng được nhu cầu về số
lượng cũng như chất lượng sản phẩm. Từ đó thấy rõ hơn được sự cần
thiết của việc mở rộng tín dụng đối với các DNV&N
Thứ hai: Trình độ KHCN của DNV&N còn rất thấp, quy mô
tài chính có hạn nên các DN “ lực bất tòng tâm “, không có khả năng
đổi mới KH-CN. Vậy các ngân hàng cần phải làm gì để các Doanh
nghiệp thoát khỏi tình trạng này?
Sức ép về vốn tự có đối với các DN càng lớn, lượng vốn tự có
của bản thân các DNV&N không đủ xây dựng nhà xưởng và sắm mới
dây truyền công nghệ, thậm chí nhiều Doanh nghiệp ngay từ tiền thuê
mặt bằng đã phải huy động từ bên ngoài. Tại khu công nghiệp làng
nghề Bắc Ninh với trên 700 DNV&N được hình thành chủ yếu từ hộ
gia đình trong các làng nghề truyền thống, nay việc chuyển sang sản
xuất các mặt hàng cao cấp đòi hỏi phải đầu tư các dây truyền máy
3
3
móc thiết bị hiện đại, nhà xưởng có quy mô công nghiệp là rất khó
khăn do vướng mắc về vốn.
Trình độ khoa học công nghệ lạc hậu của các DNV&N không
chỉ làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến việc sản
xuất hiện tại của các Doanh nghiệp này mà còn là mối lo ngại khi Việt
Nam đang trong tiến trình hội nhập, các DNV&N của Việt Nam sẽ đối
đầu với các Doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực tài chính hùng

mạnh, với trình độ KHCN tiên tiến nhất trên thế giới.
Thứ ba: Kinh nghiệm trên thương trường quốc tế chưa nhiều,
sản phẩm của các DNV&N chủ yếu được tiêu thụ trong nước mà rất ít
được xuất khẩu ra nước ngoài. Vì vậy, khi Việt Nam gia nhập WTO,
các DNV&N như những con thuyền từ trong hồ bơi ra biển lớn, chưa
có kinh nghiệm nhiều về chào hàng, tính giá, kiến thức quản trị doanh
nghiệp và trình độ tay nghề người lao động chưa cao... do đó gặp
không ít rắc rối về tuân thủ luật pháp quốc tế, về bán phá giá, về
thuế... tại thị trường nước ngoài. Do đó, vào WTO các DNV&N chắc
chắn còn phải tốn nhiều ” học phí” thì mới trưởng thành và hội nhập
được với cộng đồng quốc tế.
3.1.1.2 Đối với ngân hàng:
Thứ nhất: Phân tán rủi ro:
Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng của các tổ chức
tín dụng kể cả về số lượng lẫn chất lượng thì nguy cơ gặp phải những
rủi ro tiềm ẩn là rất cao. Việc tập trưng vốn vay vào một số ít những
doanh nghiệp mặc dù có thể tiết kiệm đựơc nhiều chi phí thẩm định,
tăng cường hiệu quả quản lý nhưng đem lại những nguy cơ mất vốn
cho ngân hàng khi doanh nghiệp này gặp khó khăn trong sản xuất -
kinh doanh thậm chí là phá sản. Chính vì vậy, việc phân tán rủi ro vào
4
4
các DNV&N với số lượng lớn, số vốn một lần vay ít sẽ tránh cho
ngân hàng bị tổn thất.
Thứ hai: Làm tăng doanh thu và lợi nhuận từ lãi vay để “
không thua ngay trên sân nhà của mình”.
Gia nhập WTO lĩnh vực ngân hàng sẽ phải đối mặt với sự cạnh
tranh rất lớn từ các ngân hàng nước ngoài với tiềm lực tài chính, quản
trị, công nghệ rất mạnh, họ có đủ điều kiện để cho vay các DNV&N
bởi hầu hết các chính phủ và các nhà tài trợ quốc tế ngày càng nhận ra

tầm quan trọng của khu vực DNV&N trong nền kinh tế quốc dân và
trong cộng đồng doanh nghiệp. Thậm chí, ngay cả các quốc gia như
Hàn Quốc, Singapore...là những nứơc trước kia thường tập trung vào
các tập đoàn lớn, các công ty toàn cầu thì những năm gần đây cũng
thay đổi chính sách hướng tới sự phát triển DNV&N. Vậy những ngân
hàng thương mại tại Việt Nam, tại sân nhà của mình phải làm gì để có
thể cạnh tranh với một thế lực rất mạnh và luôn sẵn sàng nuốt chửng
những trướng ngại trên con đường hội nhập. Ngân hàng phải nắm lấy
cơ hội trong tay để có thế tăng doanh thu và lợi nhuận, có thể đứng
vững trên trường quốc tế.
Hiện nay, các ngân hàng thương mại trong nước đã có những
đổi mới căn bản về đối tượng khách hàng và trong chiến lược. Trong
quá trình phát triển của các ngân hàng thương mại, ước tính 80%
lượng vốn cung ứng cho DNV&N là từ kênh tín dụng ngân hàng.
Trong những năm gần đây, số vốn mà các ngân hàng thương mại cho
các DNV&N vay chiếm bình quân 40% tổng dư nợ
DNV&N hiện đang là đối tượng khách hàng quan trọng, chiếm
tỷ trọng tương đối lớn trong tổng dư nợ của các ngân hàng thương
mại. Thậm chí khả năng tiếp cận vốn của họ ngày càng tăng vì điều
5
5
kiện để ngân hàng và doanh nghiệp gặp nhau ngày càng thuận lợi, đặc
biệt do hiệu quả kinh doanh nói chung của các DNV&N ngày càng tốt
hơn và thực sự đây là đối tượng khách hàng đầy tiềm năng đối với các
ngân hàng thương mại.
Thứ ba: Việc ngân hàng cho vay còn giúp nâng cao trình độ
của cán bộ tín dụng, nhờ đó mà sức cạnh tranh của ngân hàng được
nâng lên, điều này rất cần thiết bởi Việt Nam đã gia nhập WTO đồng
nghĩa với việc chúng ta gặp phải các đối thủ có lợi thế về vốn, công
nghệ, trình độ quản trị không chỉ ở trong nước mà còn ở cả nước

ngoài. Việc mở rộng cho vay, đặc biệt là đối với các đối tượng tín
dụng phức tạp như các DNV&N, sẽ giúp các cán bộ tín dụng nâng cao
nghiệp vụ phân tích tín dụng, tích luỹ kinh nghiệm xử lý những
trường hợp phức tạp.
3.1.1.3 Đối với nền kinh tế.
Vệc tăng cường cho vay đối với các DNV&N sẽ là cầu nối giữa
tiết kiệm và đầu tư, tín dụng với sự đa dạng về hình thức và chủng
loại sẽ góp phần điều hòa vốn trong nền kinh tế, tăng cường chất
lượng hoạt động tín dụng sẽ giảm thiểu lượng tiền trong lưu thông,
điều đó không chỉ giải quyết mối quan hệ cung cầu về vốn trong nền
kinh tế mà còn tạo điều khiện để mở rộng tín dụng, mở rộng hình thức
thanh toán không dùng tiền mặt, từ đó tiết kiệm chi phí lưu thông cho
xã hội.
Mở rộng tín dụng tạo đà cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
nhanh, tăng uy tín cho ngân hàng, cho quốc gia đồng thời góp phần
kiềm chế và đẩy lùi lạm phát thực hiện ổn định tiền tệ.
Như đã nêu trên hiện nay đối với DNV&N thì vấn đề hạn chế
về tài chính đang là vấn đề cấp bách hàng đầu, hàng loạt những khó
6
6
khăn của các DNV&N đều xuất phát từ những hạn chế về tài chính vì
thế việc tăng cường tín dụng đối với các DNV&N sẽ tạo điều kiện cho
các DNV&N phát triển và đem lại những lợi ích cho nền kinh tế như:
Mở rộng tín dụng góp phần quan trọng thực hiện các quy hoạch,
chương trình phát triển kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, của
từng vùng, của từng địa phương từng ngành kinh tế. Việc tăng cường
cho vay đối với các DNV&N tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các
vùng miền và các ngành, vì các DNV&N rải rác ở các địa phương, các
làng nghề truyền thống chứ không tập trung ở các vùng đô thị lớn hay
các ngành công nghiệp chủ chốt như các doanh nghiệp lớn; góp phần

giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động, xói đói giảm
nghèo, khơi dậy các tiềm năng phát triển của kinh tế địa phương, phát
huy và làm sống lại nhiều ngành nghề truyền thống.
Thông qua những phân tích đánh giá khả năng phát triển của
các đối tượng định đầu tư để có những quyết sách đầu tư đúng đắn,
nhằm khai thác khả năng tiềm tàng về tài nguyên, lao động, vốn...
cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội, tận dụng tránh gây
lãng phí các nguồn tài nguyên của xã hội.
3.1.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển của mở rộng
cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh
NHNo&PTNT Thăng Long
Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long là một hạt nhân trong hệ
thống NHNo&PTNT Việt Nam, nên kể từ khi Chi nhánh chính thức đi
vào hoạt động, tập thể ban lãnh đạo và toàn bộ cán bộ công nhân viên
trong toàn chi nhánh đã đạt ra cho mình là phấn đất thực sự trở thành
lực lượng chủ đạo và chủ lực trong vai trò cung cấp tín dụng cho công
nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển nông nghiệp nông thôn phù hợp
7
7
với chính sắch của Đảng và Nhà nước, mở rộng hoạt động một cách
vững chắc, an toàn, bền vững về tài chính; áp dụng công nghệ thông
tin hiện đại, cung cấp các dịch vụ về tài chính đa năng, an toàn, tiện
ích.
Cùng với NHNo&PTNT Việt Nam xây dung và phát triển
thương hiệu và văn hoá Doanh nghiệp; từng bước đưa thương hiệu
Agribank đến với mọi đối tượng khách hàng, từ hộ nông dân, HTX,
DNV&N cho đến các khách hàng lớn
Chiến lược ưu tiên cho khách hàng là những DNV&N có đủ
điều kiện quan hệ tín dụng. Phát triển các sản phẩm sinh lời cao, phấn
đấu đa dạng háo các lạo hình dịch vụ, phấn đấu trở thành một Ngân

hàng hiện đại theo chuẩn quốc tế.
Đảm bảo tỷ lệ nợ xấu dước 3% theo chuẩn quốc tế; đưa ra
nhiều hình thức cung cấp tín dụng khác nhau; xây dung chiến lược và
biện pháp để tăng trưởng dư nợ gắn với an toàn, hiẹu quả và phát triển
bền vững
Mục tiêu
Như ta đã biết Hà Nội là trung tâm kinh tế – chính trị – văn hoá
của cả nước, với số lượng DNV&N rất lớn, khả năng phát triển cao,
tiềm năng phát triển lớn, Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long đã
xây dưụng cho mình mục tiêu phát triển để phù hợp với tiến trình hội
nhập đăc biệt là sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên
chính thức của WTO.
Trong năm 2008, mạc dù nền kinh tế rất khó khăn, nhưng Chi
nhánh NHNo&PTNT Thăng Long đã đề ra cho mình mục tiêu cụ thể
là hoàn thành triệt để chỉ tiêu được giao và phấn đầu để trở thành chi
8
8
nhánh hàng đầu trong hệ thống nói riêng và trên cả nước nói chung.
Mục tiêu đó là:
Một là: Tập trung, đẩy mạnh huy động nguồn vốn, đặc biệt là
nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội khác. Chú
trọng các nguồn vốn có tính ổn định lâu dài cả nội lẫn ngoại tệ.
Hai là: Tập trung khai thác đẩy mạnh cho vay đối với mọi
thành phần kinh tế có phương án và dự án khả thi, tình hình tài chính
ổn định và lành mạnh, đáp ứng đầy đủ về vốn vay cho các DNV&N,
cáchộ sản xuất. Không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, chấn
chỉnh các quy trình cho vay để đảm bảo an toàn, sử dụng hiệu quả các
nguồn vốn. Đẩy mạnh và xử lý, thu hồi các khoản nợ khó đòi…
Ba là: Tập trung triển khai toàn diện có hiệu quả công tác tiếp
thị, quảng cáo, quảng bá thương hiệu các dịch vụ của Ngân hàng.

Mạnh dạn áp dụng các sản phẩm mới, công nghệ hiện đại, luôn đi đầu
trong công tác mang lại giá trị cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm,
dịch vụ của Chi nhánh
Bốn là: Tập trung, triển khai các loại hình dịch vụ, sản phẩm
của chi nhánh, đáp ứng tốt nhu cầu và thị hiếu cải xã hội đây là điều
rất quan trọng trong tình hình cơ chế thị trường như hiện nay.
Năm là: Tiếp tục xây dụng và thực hiện công tác đào tạo, đào
tạo lại cán bộ về tất cả các mảng cho toàn bộ cán bộ trong chi
nhánh…Nâng cao nghiệp vụ, trình độ ngoạ ngữ, tin học, khai thác và
làm chủ các công nghệ hiện đại trong lĩnh vực Ngân hàng nhằm đáp
ứng tốt các quy chuẩn của Ngân hàng hiện đại trong kr hội nhập như
hiện nay.
Mục tiêu cụ thể đề ra là:
- Nguồn vốn tăng 30% - 35% so với năm 2007.
9
9
- Tổng dư nợ tăng 20% - 25% so với năm 2007.
- Nợ xấu dưới 2,5% trên tổng dư nợ.
- Đảm bảo đủ lương và thưởng tối đa theo quy định của
NHNo&PTNT Việt Nam.
- Nâng cao thu từ dịch vụ trong bảng cân đối lên 20% - 30%.
- Trích lập dự phòng và trích ruỉu ro theo đúng chế độ, đảm
bảo nợ xấu theo chuẩn quốc tế.
- Tiếp tục công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ về nhiều mặt.
- Thực hiện hiện đại hoá Ngân hàng nhằm đẳm bảo đủ điều
kiện cạnh tranh và hội nhập.
3.2 Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và
nhỏ NHNo&PTNT Thăng Long.
3.2.1. Đảm bảo sự tăng trưởng ổn định nguồn vốn
Muốn mở rộng cho vay thì các Ngân hàng phải chủ động được

nguồn vốn kinh doanh của mình. Trong thời điểm hiện nay, tình hình
huy động vốn của các Ngân hàng nói chung là gặp nhiều khó khăn.
Để đáp ứng được nhu cầu vốn kinh doanh cho Ngân hàng thì Chi
nhánh đã và đang áp dụng nhiều thình thức huy động đa dạng, tiện lợi
để đáp ứng mọi nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng:
Thứ nhất: Ngân hàng luôn chủ động duy trì và phát huy mức
lãi suất huy động đầu vào có tính cạnh tranh cao so với các Ngân hàng
trên cùng địa bàn nhằm mục tiêu duy trì lượng khách hàng đã quan hệ
giao dịch, bên cạnh đó sẽ lôi kéo được những khách hàng mới còn
đang lựa chọn các Ngân hàng khác nhau. Lĩa suất sẽ được quy định
theo từng tuần, tháng, năm để đáp ứng mọi nhu cầu gửi tìên của khách
hàng. Tuy nhiên mức lãi suất áp dụng sẽ cạnh tranh ở mức hợp lý để
đảm bảo an toàn chênh lệch đầu vào đầu ra
10
10

×