Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.68 KB, 14 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO
TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM
3.1. ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỔNG CÔNG
TY LẮP MÁY VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1.1. Chiến lược phát triển kinh doanh của Tổng công ty
Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh và nhu cầu thực tế mà Tổng
công ty xây dựng chiến lược kinh doanh cho từng năm và trên cơ sở đó mới
xây dựng được kế hoạch đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu thực tại.
Bảng 3.1: Bảng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Lắp máy
Việt Nam năm 2008-2009
STT Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng
1 Giá trị sản xuất kinh doanh Tỷ đồng 18.080
2 Tổng doanh thu Tỷ đồng 12.436
3 Lợi nhuận Tỷ đồng 221
4 Đầu tư xây dựng cơ bản Tỷ đồng 4.162
5 Số lượng lao động bình quân Người 20.458
6 Thu nhập bình quân 1 người/1
tháng
Nghìn đồng 2.387
(Nguồn: Phòng kế hoạch và đầu tư Tổng công ty Lắp máy Việt Nam)
Năm 2008, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam vẫn tập trung chỉ đạo điều
hành thi công các công trình trọng điểm quốc gia do Lilama làm tổng thầu
EPC, đẩy mạnh đầu tư phát triển, đa dạng hoá sản xuất kinh doanh, hoàn thành
tổ chức công ty Mẹ - công ty Con, nâng cao năng lực quản lý và hoàn thành
các nhiệm vụ mục tiêu kế hoạch đã đề ra. Để thực hiện thắng lợi được các mục
tiêu kế hoạch nay thì Lilama cần có đội ngũ cán bộ và công nhân đủ về số
lượng, giỏi về trình độ chuyên môn. Do đó việc đào tạo nguồn nhân lực của
Tổng công ty được hết sức chú ý và coi trọng.
Phương hướng phát triển của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam 2005 -
2010 là sẽ trở thành Tập đoàn công nghiệp xây dựng trong lĩnh vực lắp máy và
chế tạo thiết bị, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đầu tư đa dạng hoá sản


xuất kinh doanh, phát triển thương hiệu LILAMA sánh ngang các Tập đoàn lớn
của các nước trong khu vực và quốc tế. Muốn vậy ngay từ bây giờ Tổng công
ty đã phải tập chung xây dựng đổi mới khẩn trương thực hiện chuyển đổi mô
hình công ty Mẹ - Con đồng thời thu hút các công ty trong nước, liên kết vơí
các công ty nước ngoài, phát triển lĩnh vực chuyên sâu, tăng cường hơn nữa cơ
sở vật chất và năng lực thiết kế chế tạo thiết bị và sản xuất kinh doanh đa
ngành. Để đáp ứng được yêu cầu phát triển của Tổng công ty dự tính đến 2010
cần có 25.000 công nhân kỹ thuật, trong đó có 2500 công nhân vận hành, như
vậy tính bình quân mỗi năm cần đào tạo 1600 công nhân. Như vậy để Tổng
công ty có thể đạt được mục tiêu của mình thì cần phải trang bị cho mình một
nguồn lao động đủ mạnh, có đầy đủ các kỹ năng, trình độ để thực hiện được
các mục tiêu ấy.
* Thuận lợi và khó khăn cho Tổng công ty khi thực hiện nhiệm vụ kế
hoạch:
- Thuận lợi:
+ Năm 2007 là năm Lilama đã hoàn thành sắp xếp và cổ phần hoá các
đơn vị thành viên. Nhìn chung sau khi cổ phần hoá các đơn vị đều tăng trưởng
cao về sản lượng, doanh thu...., trong đó một số đơn vị có mức tăng trưởng cao
về lợi nhuận như: công ty cổ phần Lilama 69-3 đạt 719%, công ty cổ phần
Lilama 45-3 đạt 615%, công ty cổ phần Lilama 7 đạt 480%. Tỷ suất lợi nhận
trên doanh thu đạt từ 1,2%-8,2; dự kiến chia cổ tức đạt 10-15%. Sự tăng
trưởng và phát triển của Tổng công ty là nền tảng chỗ dựa vững chắc, yên tâm
cho các đơn vị thành viên, chi phối tạo đà về mọi mặt cho các đơn vị cơ sở.
+ Các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà
nước đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
- Khó khăn:
+ Vốn sản xuất kinh doanh của Tổng công ty còn hạn chế.
+ Một số đơn vị thành viên của Tổng công ty làm ăn còn chưa hiệu quả
làm ảnh hưởng chung đến kết quả của toàn doanh nghiệp.
+ Đội ngũ cán bộ công nhân viên đôi khi còn chưa đảm nhiệm đủ trách

nhiệm của mình trong công việc.
3.1.2. Phương hướng đào tạo và phát triển năm 2008 - 2009 của Tổng công
ty
Dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008 - 2009 và dựa vào nhu
cầu lao động của các công trình doanh nghiệp xây dựng kế hoạch đào tạo đội
ngũ cán bộ công nhân viên năm 2008 - 2009 như sau:
Bảng 3.2: Bảng kế hoạch đào tạo khối kỹ thuật của Tổng công ty năm 2008
Đơn vị tính: Người
STT Nghề đào tạo CĐN TCN SCN Tổng
1 Hàn điện 100 695 386 1181
2 Lắp đặt thiết bị cơ khí 100 400 6 506
3 Chế tạo thiết bị cơ khí 70 270 12 352
4 Lắp đặt ống công nghệ 60 100 6 166
5
KT lắp đặt điện và điều
khiển trong công nghiệp
70 170 130 370
6 Sửa chữa thiết bị điện 0 70 260 330
7 Sửa chữa cơ khí 0 30 5 35
8 Cắt gọt kim loại 0 30 0 30
9 Vận hành máy trục 0 35 418 453
10 Vận hành TBSX xi măng 0 150 100 250
11 Tin học 0 0 125 125
12 Ngoại ngữ 0 0 135 135
13 Điện lạnh 0 0 0 0
14 Hàn công nghệ cao 0 0 710 710
Tổng 400 1950 2293 4643
(Nguồn: Phòng đào tạo lao động Tổng công ty Lắp máy Việt Nam)
3.1.3. Mục tiêu của công tác đào tạo năm 2007 - 2008 của Tổng công ty
3.1.3.1. Đối với cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật

- Xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn, giỏi về kinh tế quản lý liên tục kế
tiếp nhau.
- Chất lượng của lao động quản lý, cán bộ kỹ thuật ngày càng được nâng lên, thành
thạo về chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu cả các lĩnh vực khác liên quan đến ngành nghề,
công việc đang làm.
- Quản lý có hiệu quả nguồn lao động trong Tổng công ty, khai thác phát huy những
tiềm năng của người lao động để phục vụ cho sự nghiệp phát triển của Tổng công ty. Phát
huy những năng lực sáng tạo, cải tiến kỹ thuật của đội ngũ cán bộ quản lý để nâng cao
năng suất lao động làm lợi cho Tổng công ty.
- Thu hút nhiều lao động giỏi.
3.1.3.2. Đối với công nhân kỹ thuật
Nâng cao trình độ chuyên môn, chất lượng tay nghề, kỹ năng thực hiện công việc,
khắc phục sửa chữa kịp thời khi có sự cố xảy ra.
- Quản lý, vận hành máy móc một cách an toàn, đúng quy cách, không để xảy ra sự
cố và tai nạn trong quá trình lao động.
- Khơi dậy động lực, tinh thần hăng say làm việc, có tinh thần trách nhiệm với công
việc, với công ty. Phải thấy được lợi ích của cá nhân gắn được với lợi ích của công ty và
đạt lợi ích của tập thể lên trên.
- Không ngừng phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật để thực hiện công việc có chất
lượng cao.
3.2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HƠN CÔNG
TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT
NAM
Để công tác đào tạo nguồn nhân lực của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam
thực sự có hiệu quả thì việc đó cần xây dựng một kế hoạch đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực dài hạn, định hướng cho các kế họach đào tạo ngắn hạn.
3.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực
Xác định nhu cầu nguồn nhân lực trong dài hạn thì phương pháp năng suất
lao động là phương pháp đơn giản và được sử dụng rộng rãi và khá chính xác. Dựa
vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ đầu tư các dự án công nghiệp để xác định nhu

cầu lắp và chế tạo máy trong tương lai. Dựa vào trình độ công nghệ, máy móc thiết
bị sẽ sử dụng trong tương lai, tốc độ tăng năng suất của toàn Tổng công ty để xác
định năng suất lao động, cơ cấu lao động cho phù hợp. Theo dự tính mỗi năm cần
đào tạo thêm 1600 công nhân, tức là tới 2010 thì số cán bộ công nhân viên cần
khoảng 25000 người tăng khoảng 49,46 % so với năm 2007 (năm 2007 có 20054
người)

×