Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.96 KB, 6 trang )

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN.
1. Kết luận.
Trong hoạt động kinh tế, đặc biệt là hoạt động ngân hàng, ai cũng muốn tránh xa
thứ rủi ro này, bởi chúng tiêu tốn lợi nhuận, làm kiệt quệ năng lực tài chính và
thậm chí là đứt khả năng nghĩa vụ chi trả hay cam kết tài chính với đối tác. Do vậy
thời gian cuối năm hệ thống ngân hàng Việt Nam phải loại bỏ một lý do quan trọng
nhất là khủng hoảng tài chính. Bởi trong đó không có khủng hoảng nợ, tỷ lệ nợ xấu
(theo chuẩn kế toán Việt Nam) tương đối thấp. Nên hệ thống NHTM Việt Nam
trong suốt thời gian qua đã có những chuyển biến rõ rệt và không ngừng hoàn thiện
về mọi mặt để đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Nhưng đi kèm với
việc mở rộg và phát triển, các ngân hàng đồng thời cũng phải đối mặt với môi
trường kinh doanh phức tạp hơn. Việc cho phép các ngân hàng trích lập và sử dụng
dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh là rất phù hợp với hệ
thống cải cách ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Việc trích đúng, trích
đủ dự phòng rủi ro có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện khẩu lệnh “phòng
bệnh hơn chữa bệnh”, làm giảm đi những chi tiêu quá mức và không hợp lý của
ngân hàng. Nguồn quỹ này là một mguồn vững chắc giúp các ngân hàng bù đắp
những tổn thất mất vốn trong một môi trường đầu tư mới tiềm ẩn biết bao rủi ro.
Nó rất thích hợp vứi một nền kinh tế đang phát triển, với một hành lang pháp lý
chưa thực sự đầy đủ để bảo vệ các ngân hàng.
Do mới đưa vào áp dụng nên việc thực hiên trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro ở
các ngân hàng cũng không tránh khỏi những vướng mắc. các NHTM cần phối hợp
chặt chẽ với ngân hàng nhà nước và Bộ Tài Chính để đảm bảo rằng các NHTM
trích đúng và đủ dự phòng rủi ro. Trong tương lai, những sửa đổi trong cơ chế, quy
định về trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro cho phù hợp với thông lệ quốc tế chắc
chắn sẽ góp phần nâng cao ý nghĩa của công tác này trong hoạt động kinh doanh
của các ngân hàng.
2. Nhận xét về đề tài và các định hướng của ngân hàng No&PTNT Thọ Xuân
trong thời gian tới.
1.1. Ý nghĩa của đề tài.
Đối với ngân hàng:


Đề tài mang lại ý nghĩa to lớn trong việc phòng ngừa rủi ro, tuy đây là khoản trích
lập không nhiều nhưng lại rất quan trọng và có ý nghĩa. Đây là khoản tiền dư
phòng chung và riêng rất cần thiết và mang tính bảo đảm cho ngân hàng trong việc
ổn định kinh doanh và hoạt động tốt.
Đối với bản thân:
Qua thời gian thực tập tại ngân hàng tôi đã có thêm nhiều kinh nghiệm cũng như
những hiểu biết mới về nghiệp vụ kế toán trích lập quỹ dự phòng rủi ro, dể biết
được tầm quan trọng của vấn đề mà mình nghiên cứu. Đồng thời cũng nhận thấy
những ưu điểm của việc trích lập quỹ dự phòng đê có những định hướng trong
tương lai.
2.2. Các định hướng tương lai của đơn vị trong thời gian tới.
Trong những năm tới, ngân hàng No&PTNT Thọ Xuân phấn đấu thực hiện tốt các
chiến lược kinh doanh, không ngừng củng cố và phát triển để phục vụ tốt hơn nữa
cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Thọ Xuân. Cụ thể trong
năm 2004, ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án phát triển kinh doanh giai
đoạn 2005-2010 của ngân hàng đã được ngân hàng No&PTNT Việt Nam phê
duyệt, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, đầu tư vốn và đào tạo
nguồn nhân lực để phát huy hiệu quả công nghệ ngân hàng, mở rộng hơn nữa quan
hệ với các chi nhánh cùng cấp.
Đối với công tác trích lập dự phòng và xử lý rủi ro, chi nhánh đề ra một số phương
hướng cụ thể trong năm 2009 như sau:
Tổng hợp tình hình và xử lý kịp thời việc trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng
để xử lý rủi ro, cũng như kết quả thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro của tất
cả các chi nhánh quận và trung tâm.
Tổ chức kiểm tra một số chi nhánh và triển khai xây dựng đề cương cho các chi
nhánh tự kiểm tra, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác trích lập và sử
dụng dự phòng rủi ro.
Tiếp tục củng cố và hoàn thiện công tác thông tin báo cáo nhằm nâng cao chất
lượng hoạt động trong công tác tổng hợp trích lập dự phòng.
2.2.1. Tăng cường tính chủ động trong sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

Việc sử dụng nguồn dự phòng để xử lý rủi ro là công việc nội bộ của ngân hàng,
khách hàng không được biết cũng như sau khi đã được xử lý rủi ro, ngân hàng vẫn
có các biện pháp tích cực để thu hồi lại những khoản nợ đó. Vì thế, hoàn toàn có
thể nới lỏng các điều kiện trong việc sử dụng nguồn dự phòng đã trích để các ngân
hàng chủ động hơn trong việc xử lý rủi ro.
Chẳng hạn, các ngân hàng có thể mở rộng phạm vi phân quyền xử lý rủi ro cho các
chi nhánh, cụ thể ở đây là ngân hàng No&PTNT Việt Nam mở rộng phạm vi phân
quyền cho các chi nhánh trực thuộc. Việc xử lý rủi ro tập trung ở trụ sở chính có thể
thuận lợi cho việc quản lý hòan toàn hệ thống nhưng lại làm giảm đi tính chủ động
của các chi nhánh trực tiếp thực hiện giao dịch cũng như làm giảm tính kịp thời của
việc xử lý. Do vậy, ngân hàng No&PTNT Việt Nam có thể phân quyền rộng hơn cho
các chi nhánh, để các chi nhánh tự xử lý rủi ro căn cứ trên số dự phòng hiện có cũng
như tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh thay vì tập hợp về Trụ sở chính và
đợi kết quả xử lý, chánh trường hợp có sự chênh lệch về thời gian. Mức xử lý rủi ro
cho từng khách hàng trong các trường hợp cụ thể có thể linh hoạt hơn thay vì bị giới
hạn ở mức 1 tỷ đồng và 2 tỷ đồng như hiện nay. Các chi nhánh có thể tự điều chỉnh
mức này tùy thuộc vào những tổn thất phải gánh chịu.
Bên cạnh đó, cũng cần giảm bớt các điều kiện về hồ sơ, giấy tờ mà các chi nhánh phải
lập. Hiện nay, để một khoản vay được xử lý rủi ro, các chi nhánh phải tập hợp rất
nhiều giấy tờ có liên quan mất rất nhiều thời gian nên việc xử lý không kịp thời. Khối
lượng giấy tờ nầy tập trung ở trụ sở chính cũng làm giảm hiệu quả công tác ra quyết
định xử lý rủi ro. Vì vậy, thay vào đó, các chi nhánh có thể căn cứ dựa trên hồ sơ cũng
như tình hình theo dõi khách hàng vay trước đây để xử lý rủi ro khi cần thiết. Như
vậy, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi rõe phản ánh kịp thời nhu cầu tài chính của
ngân hàng trong tong điều kiện cụ thể. Ngoài ra, các chi nhánh cũng sẽ tự chủ hơn
trong việc cân đối thu chi đảm bảo lành mạnh hóa tình hình tài chính.
2.2.2 Tăng cường sự hỗ trợ của kiểm toán và thanh tra ngân hàng.
Việc trích lập dự phòng có ảnh hưởng tới chi phí hoạt động của ngân hàng do đó
ảnh hưởng tới lợi nhuận cũng như sổ thuế phải nộp của ngân hàng. Ngân hàng hoạt
động không lành mạnh có thể lợi dụng đìều này để làm tăng chi phí hoạt động,

giảm bớt số thuế phải nộp cho nhà nước. Vì thế việc kiểm tra giám sát việc thực
hiện trích lập dự phòng của các ngân hàng là cần thiết để tránh lạm dụng nguồn
quỹ này.
Các ngân hàng có thể tự kiểm tra hoạt động này thông qua công tác kiểm toán nội bộ.
Các cơ quan quản lý có thể kiểm tra về công tác trích lập dự phòng của một ngân
hàng thông qua hạot động kiểm toán độc lập hoặc thanh tra ngân hàng. Bởi vậy, các
kết quả kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập hay thanh tra ngân hàng là căn cứ quan
trọng để đánh giácông tác trích lập dự phòng của một ngân hàng. Bản thân ngân hàng
cũng như các cơ quan quản lý cần quan tâm đến nguồn thông tin này để đánh giá
chính xác hơn về công tác trích lập dự phòng của ngân hàng, từ đó có những điều
chỉnh kịp thời.
Bên cạnh đó, kết quả kiểm toán hay thanh tra ngân hàng cũng là căn cứ quan trọng
để các ngân hàng có cái nhìn tổng quát về mọi hoạt động, từ đó xác định một mức
dự phòng hợp lý hơn. các kiểm toán viên hay thanh tra viên dựa trên dựa kinh
nghiệm của mình có thể tư vấn cho ngân hàng một mức dự phòng hợp lý hơn. Bởi
vậy các ngân hàng cần quan tâm hơn đến các kết quả kiểm toán nội bộ, kiểm toán
độc lập và kết quả thanh tra ngân hàng. Các kiểm toán viên và thanh tra viên cần
tăng cường sự hỗ trợ cho ngân hàng trong việc xác định và trích lập dự phòng.
3. Một số kiến nghị.
3.1. Kiến nghị đối với ngân hàng No&PTNT Việt Nam.
Do việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng
còn rất mới mẻ ở Việt Nam nên Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn
chỉnh các quy định cho phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như phù hợp với tình
hình thực tế của các NHTM Việt Nam. Những quy định của Ngân hàng Nhà nước
sẽ góp phần định hướng cũng như tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các ngân hàng
trong việc trích lập dự phòng để xử lý rủi ro. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước
cũng cần đề xuất với Bộ Tài Chính để các NHTM được phép duy trì một tỷ lệ dự
phòng hợp lý hơn.
3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng No&PTNT Thọ Xuân.
Về các khoản trích lập dự phòng cần được điều chỉnh phù hợp giữa dự phòng

chung và dự phòng riêng để không xảy ra các trường hợp thừa, thiếu dẫn đến
những sai sót không đáng có. Ngoài ra cần có ngững biện pháp linh hoạt để quỹ dự
phòng được sử dụng hợp lý, hiệu quả. Căn cứ vào đìêu kiện thực tế của ngân hàng,
ngân hàng có thể áp dụng các hình thức phân loại nợ hợp lý hơn, để việc trích dự
phòng phản ánh đúng rủi ro của ngân hàng.
Ngoài ra, ban lãnh đạo ngân hàng cần nhận thức một cách đúng đắn rằng không
nên quá dựa dẫm và ỷ lại vào nguồn quỹ này. Bởi lẽ, việc quá ỷ lại vào việc đã có
dự phòng có thể khiến các ngân hàng liều lĩnh hơn khi cho vay, không tiến hàng
thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng một cách khoa học, nới lỏng các điều
kiện cấp tín dụng... dẫn đến chất lượng tín dụng thấp kém. Vì thế rủi ro có thể xảy

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×