Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TỰ DO Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.33 KB, 40 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG
KHOÁN TỰ DO Ở VIỆT NAM
2.1. Khái quát về TTCK Việt Nam
TTCK trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn
ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán
này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần
đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán
lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp.
TTCK VN đang trong quá trình phát triển. Tuy TTCK đã có sự phát triển
nóng, có những bước tiến nhảy vọt trong thời gian vừa qua, nhưng trước mắt vẫn là
những thách thức không nhỏ, cần được sự chỉ đạo đúng đắn của các cơ quan quản
lý cấp trên mà trực tiếp là UNCKNN kèm theo là sự nỗ lực, nhất trí của các đối
tượng tham gia thị trường.
2.1.1.Quá trình hình thành của TTCKVN
Xây dựng và phát triển TTCK là mục tiêu đã được Đảng và Chính phủ Việt
Nam định hướng từ những năm đầu thập kỷ 90 (thế kỷ 20) nhằm xác lập một kênh
huy động vốn mới cho đầu tư phát triển. Việc nghiên cứu, xây dựng đề án thành
lập TTCK đã được nhiều cơ quan Nhà nước, các Viện nghiên cứu phối hợp đề xuất
với Chính phủ.
Một trong những bước đi đầu tiên có ý nghĩa khởi đầu cho việc xây dựng
TTCK ở Việt Nam là việc thành lập Ban Nghiên cứu xây dựng và phát triển thị
trường vốn thuộc Ngân hàng Nhà nước (Quyết định số 207/QĐ-TCCB ngày
6/11/1993 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước) với nhiệm vụ nghiên cứu, xây
dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo bước đi thích hợp.
Tháng 9/1994, Chính phủ quyết định thành lập Ban soạn thảo Pháp lệnh về chứng
khoán và TTCK do một đồng chí Thứ trưởng Bộ Tài chính làm Trưởng Ban, với
các thành viên là Phó Thống đốc NHNN, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Trên cơ sở Đề
án của Ban soạn thảo kết hợp với đề án của NHNN và ý kiến của các Bộ, ngành
liên quan, ngày 29/6/1995, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 361/QĐ-TTg
thành lập Ban Chuẩn bị tổ chức TTCK giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị
các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam. Đây là bước đi có ý


nghĩa rất quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình hình thành TTCK, làm tiền đề cho sự
ra đời cơ quan quản lý nhà nước với chức năng hoàn chỉnh và đầy đủ hơn.
Ngày 28/11/1996 Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) được thành
lập theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện
chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và TTCK. Việc thành lập
cơ quan quản lý TTCK trước khi thị trường ra đời là bước đi phù hợp với chủ
trương xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam, có ý nghĩa quyết định cho sự ra
đời của TTCK sau đó hơn 3 năm. Với vị thế là cơ quan quản lý chuyên ngành về
chứng khoán và TTCK, UBCKNN có vai trò rất quan trọng trong việc chuẩn bị các
điều kiện cho sự ra đời của TTCK, đồng thời tổ chức và quản lý nhà nước về
chứng khoán và TTCK với mục tiêu chính là tạo môi trường thuận lợi cho việc huy
động vốn cho đầu tư phát triển, đảm bảo cho TTCK hoạt động có tổ chức, an toàn,
công khai, công bằng và hiệu quả, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các
nhà đầu tư. Đây là bước đi tiền đề cho sự hình thành của TTCKVN.
Tuy nhiên do khủng hoảng tài chính khu vực tác động đến nền kinh tế, đến
năm 2000, TTCK Việt Nam mới chính thức ra đời. Ngày 28/7/2000, TTCKVN ra
đời đánh dấu bằng sự kiện khai trương và đi vào hoạt động của TTGDCK tp HCM.
TTGDCK tp HCM được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày
11/07/1998 và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên.
TTGDCK tp HCM ra đời có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra một kênh huy động
và luân chuyển vốn mới phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, là sản phẩm của nền chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và nhà nước ta.
Tuy nhiên với yêu cầu ngày càng phát triển của TTCK, để đáp ứng những
nhu cầu cấp thiết của nền kinh kế, và để phù hợp với quy mô và lộ trình phát triển
TTCK Việt Nam, ngày 8.3.2005 TTGDCK Hà Nội chính thức khai trương hoạt
động, đánh dấu một bước phát triển mới của TTCK Việt Nam. TTGDCK Hà Nội
được xây dựng theo mô hình thị trường phi tập trung theo định hướng của chiến
lược phát triển TTCK- VN đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Mô hình thị trường này sẽ bổ sung cho mô hình thị trường tập trung của TTGDCK

tp Hồ Chí Minh hiện nay, tạo ra nơi giao dịch cho các công ty không đủ điều kiện
niêm yết tại TTGDCK tp Hồ Chí Minh (do các công ty này có quy mô vốn và cơ
sở người đầu tư nhỏ cũng như khả năng đáp ứng các yêu cầu về công bố thông tin
thấp hơn), tạo ra sự đa dạng về cơ hội đầu tư, từ đó thu hút thêm sự quan tâm và
tham gia của các tổ chức phát hành tiềm năng cũng như công chúng đầu tư.. Chính
vì vậy, mô hình thị trường phi tập trung được áp dụng nhằm tạo ra một cơ chế giao
dịch linh hoạt, bảo đảm tính thanh khoản cho các chứng khoán đăng ký tham gia
thị trường. Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm quốc tế, mô hình giao dịch này cũng
phù hợp hơn với đặc điểm hoạt động giao dịch trái phiếu. Vì vậy, khi được phát
triển đầy đủ, hoạt động TTGDCK Hà Nội sẽ là một động lực thúc đẩy thị trường
trái phiếu trong tương lai
Mặc dù trong thời gian đầu hình thành TTCKVN, quy mô thị trường còn bé,
song bước đầu đã thu hút được sự quan tâm của công chúng đầu tư trong nước
cũng như ngoài nước.
2.1.2. Quá trình phát triển của TTCK VN từ khi thành lập đến nay.
TTCKVN trải qua 7 năm đã có những bước phát triển đáng kể, đặc biệt là
trong năm 2006. Có thể nói năm 2006 là năm đánh dấu sự phát triển vượt bậc của
TTCK VN trên nhiều phương diện cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng
-Hàng hoá và quy mô giao dịch thị tr ường
Sự ra đời của TTCKVN vào ngày 20/07/2000 là một sự kiện quan trọng
trong đời sống kinh tế- xã hội của đất nước. Khi mới đi vào hoạt động, tại
TTGDCK TP.HCM chỉ có 02 loại cổ phiếu (REE và SAM) với số vốn 270 tỷ đồng
và một vài lọai trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch.. Từ đó cho đến 2005,
thị trường luôn ở trong trạng thái “yên tĩnh” (loại trừ cơn sốt vào năm 2001) thì
trong năm năm chỉ số VN-Index lúc cao nhất chỉ có 300 điểm, mức thấp nhất
xuống đến130 điểm. Lý do chính là ít hàng hoá, các doanh nghiệp niêm yết cũng
nhỏ, không nổi tiếng, không hấp dẫn nhà đầu tư trong nước. Mặc dù vậy số lượng
chứng khoán niêm yết vẫn tăng dần qua các năm. Năm 2005, TTGDCK Tp HCM
tăng thêm 07 công ty niêm yết. Và đến năm 2006, TTCK Việt Nam đã có những
bước tiến nhảy vọt. Đặc biệt là trong năm 2006, số lượng công ty niêm yết trên

toàn thị trường tăng nhanh chóng, đã có thêm 74 công ty tham gia thị trường. Tính
đến ngày 31/12/2006, toàn bộ thị trường đã có 106 công ty, 2 quỹ đầu tư và 367
loại trái phiếu được niêm yết với tổng giá trị niêm yết là 72.396.521 triệu đồng.
Đặc biệt là trong 3 tháng cuối năm, các công ty niêm yết đua nhau xin niêm yết
trên TTCK để hưởng mức ưu đãi thuế trong 2 năm tiếp theo. Có hơn 100 doanh
nghiệp niêm yết trong tháng 12/2006. Như vậy là chỉ trong vòng 1 năm số lượng
các công ty niêm yết trên thị trường đã tănng gấp hơn 3 lần. Dự báo TTCK còn tiếp
tục được mở rộng do có thêm 20 doanh nghiệp nhà nước lớn sẽ niêm yết vào năm
2007
Thị trường đã tổ chức thành công 1451 phiên giao dịch tính đến hết năm
2006. Các hoạt động giao dịch được diễn ra liên tục, thông suốt. Chỉ số VN Index
đã tăng 145% trong năm 2006, nay lại tiếp tục tăng thêm 56% đến ngày 12/3 vừa
qua. Chỉ số giá chứng khoán tăng đến 144% vào năm 2006 và tăng thêm 50%
trong hai tháng đầu năm 2007. Dự kiến thời gian tới, số cổ phiếu niêm yết tại
TTGDCK được tăng lên rất nhiều do Chính phủ đã có chủ trương đẩy mạnh cổ
phần hóa, đưa cổ phiếu của 4 Ngân hàng thương mại quốc doanh và 53 tập đòan và
tổng công ty lớn tham gia niêm yết trên thị trường. So với TTCK các nước trên thế
giới, TTCK Việt Nam đã vượt lên ở vị trí tốp dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng. Sự thu
hút của TTCK ngày càng tăng một cách đột biến bởi vì trước đó bảy năm thị
trường này chưa từng tồn tại ở Việt Nam.
Bên cạnh sự phát triển đáng kể của TTGDCK TP HCM còn phải kể đến
TTGDCK HN. Ngay sau thời điểm khai trương, TTGDCK HN triển khai hoạt
động đấu giá cổ phần cho các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá. Có 3 doanh
nghiệp được tổ chức đấu giá ngay trong tháng 3 là Nhà máy Thiết bị Bưu điện ,
Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh, Ðiện lực Khánh Hoà. Ngày 14/7/005
TTGDCK HN khai trương Sàn Giao dịch chứng khoán thứ cấp. Sau khi khai
trương sàn giao dịch chứng khoán thứ cấp, mới 6 doanh nghiệp được đưa vào giao
dịch đợt đầu, bao gồm:
1.Công ty cổ phần Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng
2. Công ty cổ phần Giấy Hải Âu

3. Công ty cổ phần Hacinco
4. Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa
5. Công ty cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh
6. Công ty cổ phần Thăng Long
Năm 2006, trên sàn thứ cấp TTGDCK HN đã tổ chức thành công 212 phiên
giao dịch. Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/12/2006, chỉ số HasTC- Index đạt
242,89 điểm, tăng 146,65 điểm so với phiên giao dịch ngày 1/1/2006. Năm 2006 là
một năm ghi nhận sự lớn mạnh vượt bậc của Trung tâm, từ quy mô giao dịch nhỏ
với 9 công ty đăng kí giao dịch, giá trị đăng kí giao dịch chỉ đạt 1500,6 tỷ đồng
năm 2005, đã tăng lên 87 doanh nghiệp (tăng gấp 10 lần), với tổng giá trị đăng kí
giao dịch là 11201 tỷ đồng. Tính đến phiên giao dịch ngày 31/12/06, tổng khối
lượng giao dịch cổ phiếu toàn thị trường tại TTGDCK HN đạt 98.561.526 cổ
phiếu, tương đương giá trị 4.039,71 tỷ đồng, tổng khối lượng giao dịch trái phiếu
đạt 73.093.370 trái phiếu, tương ứng giá trị 7.463,64 tỷ đồng
Như vậy đến 31/12/06 đã có 193 công ty niêm yết/đăng kí giao dịch tại các
TTGDCK, tổng giá trị vốn hoá thị trường cổ phiếu đạt 221.156 tỷ đòng, chiếm
22.7%GDP 2006 (tăng 20 lần so với cuối năm 2005). Có gần 400 loại trái phiếu
chính phủ, trái phiếu đô thị và trái phiếu ngân hàng niêm yết với tổng giá trị trên
70.000 tỷ đồng, bằng 7.7%GDP 2006.
Năm Khối lượng giao dịch Giá trị giao dịch (triệu đồng)
Cổ phiếu Trái phiếu Chứng chỉ quỹ Cổ phiếu Trái phiếu Chứng chỉ
quỹ
2000 3641000 21790 90215 2143
2001 19028200 693730 964020 70702
2002 35715939 1292710 959330 121561
2003 28074150 25801840 502022 2496299
2004 72894288 17169232 3498720 1970969 17883282 32899
2005 94846187 232110.825 26113.610 2784291 23837589 25079
2006 538536869 477500447 104744380 35472342 48654249 2702683
Bảng 2.1: Quy mô giao dịch thị trường qua các năm.

Nguồn: Tạp chí chứng khoán số tháng 1+2 năm 2007
-Các trung gian tài chính
TTCKVN phát triển kéo theo sự phát triển của các trung gian tài chính. Tính
đến tháng 8/2006 mới có 14 CTCK đang hoạt động. Đến 31/12/06 đã có 55 CTCK
đang hoạt động hoặc đã được cấp phép hoạt động với tổng vốn điều lệ gần 4025 tỷ
đồng, cung cấp các dịch vụ môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh
mục đầu tư và tư vấn đầu tư. Vốn điều lệ bình quân đạt trên 77 tỷ đồng/ công ty,
tăng 26% so với năm 2005.
Thêm vào đó, sự kiện nổi bật trong năm 2006 đối với ngành chứng khoán là
việc TTLKCK đi vào hoạt động từ 5/2006 trên cơ sở tiếp nhận nhiệm vụ đăng kí,
lưu kí và bù trừ thanh toán chứng khoán từ các TTGDCK. Sự ra đời TTLKCK góp
phần hoàn thiện thể chế thị trường nhằm đảm bảo thanh toán kịp thời, chính xác
các giao dịch chứng khoán.
-Đối tượng khách hàng
Ban đầu khi TTCK mới thành lập, chưa có hàng hoá nhiều, khái niệm “đầu
tư chứng khoán” vẫn còn khá mới mẻ, người dân chỉ được nghe qua đài báo,
truyền hình nước ngoài. Thêm vào đó cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 của
các nước Đông Nam Á khiến cho mọi người e dè với TTCK, người dân còn ngập
ngừng trong việc đầu tư chứng khoán, coi việc đầu tư chứng khoán như một trò
chơi đỏ đen, rất rủi ro. Họ tìm đến đầu tư các lĩnh vực khác quen thuộc hơn. Do đó,
có thể nói khi TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh đi vào hoạt động, số lượng nhà
đầu tư là rất ít ỏi. Chủ yếu là tầng lớp khá giả, đã có của ăn của để.
Bước sang năm 2006, TTCK VN bùng nổ, mọi người biết đến chứng khoán
nhiều hơn, tin chứng khoán được truyền thông trên mọi phương tiện thông tin đại
chúng, lúc này mọi người đổ xô nhau đi chơi chứng khoán, “nhà nhà chơi chứng
khoán, người người chơi chứng khoán”, khiến cho việc đầu tư chứng khoán trở
thành một hiện tượng của năm. Số lượng các nhà đầu tư tăng lên từng ngày. Tại
các sàn tập trung, lúc nào cũng chật cứng các nhà đầu tư tới theo dõi bảng điện tử.
Số tài khoản giao dịch của nhà đầu tư đến cuối tháng 12/2006 là gần 100.000 (tăng
hơn 3 lần so với cuối năm 2005 và trên 30 lần so với khi mới mở thị trường), trong

đó các nhà đầu tư là tổ chức là 502.
Sự nổi dậy của TTCK ở Việt Nam có hai mặt. Mặt cơ bản và quan trọng nhất
là dân chúng đã biết thêm một cửa ngõ dùng tiền dư, thay vì chỉ bỏ tiền vào ngân
hàng hay mua trái phiếu (bonds) để nhận một lãi suất nhiều khi thấp hơn cả lạm
phát; họ có thể tham gia gián tiếp vào đầu tư, làm chủ doanh nghiệp bằng cách bỏ
vốn mua cổ phiếu, lời ăn lỗ chịu mà không phải tự đứng lập doanh nghiệp.
Bảng dưới đây cho thấy ở Việt Nam tổng số tiền để dành (ngắn, trung và dài
hạn) trong ngân hàng hiện lên tới trên 15 tỷ đô la Mỹ năm 2006 và tăng rất nhanh
(coi biểu đồ 1). Điều này cho thấy TTCK có cơ hội phát triển vì nguồn vốn sẵn có
trong nền kinh tế tăng mạnh.
Biểu đồ 2.2: Tài khoản để dành của Việt Nam
Nguồn: Số liệu tài khoản để dành từ Asian Development Bank, Key Indicators 2006. GDP từ Liên Hợp
Quốc. Thời giá chứng khoán từ US Bureau of Census, Statistical Abstract of the US.
Cùng với sự tăng lên đáng kể của nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước
ngoài đang ngày càng quan tâm đến thị trường Việt Nam. Trong những tháng cuối
năm 2006 - đầu 2007, giá trị cổ phiếu Việt Nam tăng 19%. Đó là mức tăng ngoạn
mục mà các nhà đầu tư nước ngoài không thể không quan tâm. Cổ phiếu ở Việt
Nam nhìn chung không quá đắt, mà quản trị của các doanh nghiệp hàng hiệu trên
TTCK lại tốt hơn các công ty trong khu vực như ở Trung Quốc. Đó là chưa kể tỉ lệ
cổ phiếu của một công ty niêm yết mà nhà đầu tư nước ngoài được phép nắm giữ ở
Việt Nam tối đa tới 49%, trong khi của Trung Quốc chỉ 30%. Đây chính là một lợi
thế của TTCK Việt Nam.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn rất hấp dẫn trong con mắt nhà đầu tư nước ngoài,
thể hiện ở: Môi trường chính trị xã hội ổn định; kinh tế tăng trưởng mạnh; cam kết
hoàn thiện môi trường đầu tư của Chính phủ nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn
đầu tư từ nước ngoài cũng như nâng cao tính cạnh tranh trong môi trường đầu tư;
đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực ngân hàng, điện lực,
viễn thông......Và sức hấp dẫn thực sự của chứng khoán Việt Nam chính là mức
tăng trưởng và tiềm năng tăng trưởng. Mức tăng trưởng lợi nhuận của các quỹ đầu
tư nước ngoài ở Việt Nam đang là 25-30% và sẽ còn cao hơn vào năm tới. Ngay

trong tuần lễ diễn ra cuộc họp cấp cao APEC, tổng giá trị giao dịch hàng ngày của
sàn TP.HCM đã tăng từ mức trung bình 8,1 triệu USD trước đó lên 14 triệu USD.
Các nhà đầu tư nước ngoài trong 90 ngày đã góp thêm vào giá trị mua cổ phiếu
niêm yết 123 triệu USD và hiện họ đang nắm giữ 31% chứng khoán trên sàn. Họ
hiện có khoảng 1700 tài khoản giao dịch và 23 quỹ ĐTNN với quy mô vốn ước
tính đạt 2,3 tỷ đôla, gần 50 tổ chức ĐTNN mở tài khoản hoặc uỷ thác đầu tư trên
TTCK. Điều đó cho thấy, mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với thị
trường tài chính Việt Nam đang gia tăng mạnh mẽ và rõ ràng Việt Nam đang là thị
trường hấp dẫn nhất châu Á. Nhiều công ty nước ngoài đang thực hiện chủ trương
xin thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam để chuẩn bị tham gia TTCK.
Tờ "Người quản lý" của Thái Lan số ra ngày 2/4 nhận xét các nhà đầu tư
nước ngoài đang "sốt sắng" vào Việt Nam vì đây là đất nước có nền kinh tế phát
triển mạnh, lực lượng lao động dồi dào và là nơi tiêu thụ hàng hoá lớn của thế giới.
Theo Ngân hàng thế giới (WB), các nhà đầu tư nước ngoài hiện đầu tư khoảng 4 tỷ
USD trong tổng số 24,4 tỷ USD đầu tư hiện nay trên TTCK Việt Nam (trích trong
Bản báo cáo Cập nhật tình hình Đông Á – Thái Bình Dương vừa được WB công bố
ngày 5/4)
Năm 2006 cũng là năm đánh dấu sự tham gia vào TTCK VN của nhiều tổ
chức tài chính quốc tế như Merrill Lynch, City Group và JP Morgan, Công ty tài
chính quốc tế (IFC)... Đây là tín hiệu tốt cho thị trường về một sức cầu tiềm năng,
Sự tham gia của các tổ chức này TTCKVN là một lời minh chứng đáng tin cậy hơn
bất kì một lời quảng bá nào về TTCK VN đối với giới tài chính quốc tế.
Tuy nhiên, ta có thể thấy rằng, dòng vốn chảy vào thì bất kì lúc nào nó cũng
có thể chảy ra. Đó là hiện tượng dòng vốn chảy ngược ra nước ngoài. Đây là bài
học cay đắng nhất của cơn bão tiền tệ năm 1997, phải luôn luôn đề phòng. Do mọi
việc nằm trong tầm kiểm soát, nên mặc dù những ngày gần đây vốn nước ngoài
mua cổ phiếu trên TTCK Việt Nam đã nhiều hơn ở Đài Loan, Chính phủ và
UBCKNN thấy chưa cần phải áp dụng những biện pháp kiểm soát mới. Quyết định
này có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu là nền kinh tế đang phát triển năng động,
xuất khẩu và khả năng thu hút FDI tiếp tục tăng, chế độ chính trị ổn định, quá trình

hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ. Song để giành chủ
động, thiết nghĩ Nhà nước phải tập trung hơn nữa vào hướng chính là: lo tăng
“cầu” về đầu tư cho các dự án kinh tế khả thi với một tầm nhìn chiến lược mới và
quyết tâm đổi mới thể chế quản lý theo khuôn khổ WTO mà ta đã cam kết.
Tuy là phát triển siêu nóng, song TTCK Việt Nam vẫn còn quá nhỏ bé so với
nhiều TTCK ở các nước chung quanh, nhỏ bé so với yêu cầu phát triển của Việt
Nam. Lượng vốn nước ngoài tham gia TTCK Việt Nam hiện nay vẫn còn ở quy mô
nhỏ bé tương ứng. Việc hấp dẫn khối lượng vốn nước ngoài lớn hơn nữa từ những
“đại gia” tầm vóc quốc tế tham gia TTCK nước ta là đòi hỏi tất yếu cho sự phát
triển mang tính chiến lược của đất nước
-Khuôn khổ pháp lý
Cùng với sự phát triển của các sự kiện diễn ra trên thị trường thì hệ thống
pháp lý của TTCK VN cũng được hoàn thiện dần. So với thời kì ban đầu thành lập
Nghị định số 48/1998/NĐ – CP tồn tại là khuôn khổ pháp lý đầu tiên cho TTCK thì
đến nay Luật chứng khoán đã ra đời với bước đầu đi vào hoạt động vào ngày
1/1/2007. Luật chứng khoán là văn bản cao nhất về chứng khoán và TTCK. Luật
chứng khoán ra đời thúc đẩy TTCK và tăng khả năng hội nhập. Điều này đảm bảo
một TTCK hoạt động có tố chức, hiệu quả và quản lý một cách chặt chẽ.
-Cơ sở trang thiết bị vật chất kĩ thuật
Từ khi mới thành lập, trang thiết bị vật chất kỹ thuật cho hoạt động của
TTCK nói còn nhiều hạn chế . Sự cố sập sàn giao dịch chứng khoán xảy ra ngày
8/12 và lặp lại vào ngày ......... là một minh chứng. Hệ thống giao dịch của chúng
ta là hệ thống đã cũ , mua lại của Thái Lan , và nó đã trở nên lạc hậu đối với thị
trường. Như vậy , có thể thấy chúng ta cần cải thiện hệ thống trang thiết bị vật chất
kỹ thuật cho TTCK cũng như cho hoạt động thanh toán lưu ký chứng khoán , nhằm
đáp ứng được nhu cầu phát triển của TTCK.
2.1.3. Phân loại TTCK Việt Nam và đánh giá
Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường, TTCK VN có thể phân
chia thành loại 2 thị trường:
2.1.2.1.Thị trường tập trung (Bao gồm Trung tâm giao dịch chứng khoán

Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội)
Ở đây các giao dịch chứng khoán được tập trung tại một địa điểm. Các lệnh
được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành
nên giá giao dịch. Thị trường tập trung được sự quản lý của cơ quan quản lý nhà
nước ( mà trực tiếp là UBCKNN). Mọi hoạt động diễn ra trên thị trường tập trung
đều chịu sự điều chỉnh của cơ quan cấp trên.
Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh : là đơn vị sự
nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí
hoạt động do ngân sách nhà nước cấp, Trung tâm được Chính phủ giao một số
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý điều hành hệ thống giao dịch chứng
khoán tập trung tại Việt Nam. Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh chỉ quản lý và thực hiện giao dịch đối với các loại chứng khoán được
UBCKNN cấp phép niêm yết. Đó là các loại cổ phiếu, trái phiếu được quy định
trong Thông tư 59/2004/TT – BTC ngày 18/6/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn
về niêm yết cổ phiếu và trái phiếu trên TTCK tập trung.
Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư
cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân
sách Nhà nước cấp. Biên chế của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thuộc
biên chế của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. TTGDCKHN thực hiện các nội dung
hoạt động sau:
- Tổ chức đấu giá cổ phần cho các doanh nghiệp : TTGDCKHN cung cấp
các phương tiện để thực hiện đấu giá cổ phần, đặc biệt là cổ phần của các doanh
nghiệp nhà nước cổ phần hoá, theo tinh thần Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về
việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần vừa được Chính phủ ban hành
và thông tư số 126/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định
187/2004/NÐ-CP. Trong đó quy định các doanh nghiệp khi cổ phần hoá phải bán
đấu giá công khai ra bên ngoài tối thiểu 20% vốn điều lệ. Trường hợp doanh
nghiệp cổ phần hóa có khối lượng cổ phần bán ra trên 10 tỷ đồng phải tổ chức đấu
giá cổ phần tại TTGDCK để thu hút người đầu tư, các trường hợp khác cũng được
khuyến khích đấu giá qua TTGDCK.

-Tổ chức đấu thầu trái phiếu : TTGDCKHN tổ chức đấu thầu trái phiếu, bao
gồm các loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, trái phiếu
chính quyền địa phương, trái phiếu công trình …
-Tổ chức giao dịch chứng khoán theo cơ chế đăng ký giao dịch: thực hiện
giao dịch các loại hàng hoá là : Các loại chứng khoán của các công ty cổ phần có
vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng trở lên, chưa thực hiện niêm yết tại TTGDCKTP. HCM,
hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký giao dịch phải có lãi, số cổ
đông tối thiểu là 50 người (kể cả trong và ngoài doanh nghiệp) ; Các loại trái phiếu
chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương
Như vậy, các loại chứng khoán được niêm yết và đăng kí giao dịch trên
Trung tâm giao dịch chứng khoán , ngoài việc có được những sự ưu đãi cho chính
mình thì cũng phải có nghĩa vụ thực hiện những điều kiện cần thiết do Trung tâm
giao dịch chứng khoán yêu cầu.
2.1.2.2.Thị trường tự do
Đây là thị trường giao dịch các loại chứng khoán của các tổ chức phát hành
không có đủ điều kiện niêm yết hoặc đăng kí giao dịch tại TTGCK. Đặc biệt, giao
dịch trên thị trường tự do diễn ra dưới nhiều hình thức và tiềm ẩn rủi ro cho nhà
đầu tư.
Thị trường tự do nằm ngoài sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước. Nó
không bảo vệ cho nhà đầu tư, không có cơ chế thị trường hiệu quả, công bằng và
trật tự, cũng không có được sự minh bạch như ở các trung tâm giao dịch chứng
khoán. Các quy định của TTCK không được áp dụng bên ngoài các trung tâm giao
dịch chứng khoán có tổ chức, và do vậy, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không có
khả năng quản lý thị trường tự do.
Nét nổi bật của thị trường này là giá cả chỉ được xác định trên cơ sở thoả
thuận, điều này tạo cho các nhà môi giới một quyền rất lớn trong việc định giá.
Mặc dù hiện nay, có rất nhiều nhà môi giới tham gia hoạt động trên thị trường này
nên giá cả cũng tương đối có tính cạnh tranh, nhưng do thị trường này không được
quản lý, thông tin đến với nhà đầu tư lại không đầy đủ, thậm chí nhiều khi bi méo
mó, nên việc đầu tư vốn vào thị trường này còn rất “mò mẫm” và phụ thuộc nhiều

vào sự may rủi.
Giá cả của chứng khoán không niêm yết do những người môi giới đưa lên
trang Web để người mua và bán lựa chọn. Khi có người cần mua cổ phiếu nào đó,
họ đẩy lên mạng hàng loạt rao bán cổ phiếu này với giá rẻ để gây áp lực tâm lý với
người bán. Đến khi cần bán, họ lại tung hàng loạt rao mua với giá cao nhằm kéo
giá thị trường. Thế là nhiều nhà đầu tư mua phải cổ phiếu giá quá cao, sau đó mới
biết doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ và mình bị lừa. Rủi ro của thị trường OTC
là như vậy nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn “chơi” bởi họ không cưỡng nổi được “khát
vọng” làm giàu. Đồng thời, cứ thấy cổ phiếu ở những lĩnh vực “nóng” như ngân
hàng, tài chính, chứng khoán là mua ngay dù giá đã cao ngất ngưởng.
Theo các chuyên gia về chứng khoán, thị trường này hấp dẫn nhà đầu tư bởi
sự “tù mù”, tồn tại nhiều hình thức đầu tư, giá cổ phiếu không được niêm yết,
người mua và người bán tự thỏa thuận với nhau... Điều này cũng đồng nghĩa với
việc thị trường tự do tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Quy mô của thị trường tự do lớn hơn rất nhiều lần so với thị trường tập
trung. Trong số khoảng 1.000 doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa, chỉ có
chưa tới 3% đã niêm yết, như vậy có thể cho rằng một số lượng lớn cổ phiếu của
các doanh nghiệp này đang được mua bán trên thị trường tự do. Mà thị trường này
không được kiểm soát bởi các luật lệ chặt chẽ khiến cho thị trường này hoạt động
còn lộn xộn, quyền lợi của các nhà đầu tư không được đảm bảo. Chính điều đó đã
dẫn tới hoạt động môi giới trên thị trường này rất hỗn loạn, hoàn toàn không thể
kiểm soát. Lo lắng chung từ phía quản lý nhà nước cũng như giới doanh nghiệp là
thị trường tự do không được kiểm soát này có nguy cơ sụp đổ cao và có thể gián
tiếp làm tổn hại cho thị trường chính thức mới manh nha phát triển.
Các nhà đầu tư Việt Nam bên cạnh việc đầu tư trên sàn, đầu tư vào những
công ty đã niêm yết, họ còn ở trong trạng thái hứng khởi hơn với thị trường tự do
của hàng trăm doanh nghiệp nhà nước đang trong quá trình cổ phần hóa mà có thể
sẽ, hoặc rất có thể là không bao giờ, niêm yết trên TTCK một ngày nào đó. Các
nhà đầu tư là tất cả các thành phần và đối tượng nhưng đông đảo nhất là giới công
chức. Vì sao vậy? Vì đầu tư không niêm yết không đòi hỏi chặt chẽ về thời gian

như TTCK đã niêm yết mà cần ở mối quan hệ bạn bè ở mức “thâm giao”.
Một phiên đấu giá gần đây tổng giá trị đã lên tới 170 triệu USD cho một
công ty sản xuất cáp đồng có báo cáo tài chính đạt lợi nhuận 1,1 triệu USD trong
năm vừa rồi.
Thị trường tự do là 1 dạng “chợ tự do” hợp với sở thích của nhiều đối tượng
trong xã hội, dễ giao dịch, dễ làm giàu. Nhưng thị trường tự do cũng chứa đựng
nguy cơ rủi ro, thất bại lớn. Vì vậy, các nhà đầu tư cần trang bị một chút kiến thức
về TTCK và tìm hiểu kỹ thông tin trước khi mua hay bán cổ phiếu. Ủy ban chứng
khoán Nhà nước đang nỗ lực trong quản lý công bố thông tin để hạn chế những rủi
ro cho nhà đầu tư trên thị trường này.
2.1.2.3.Những đánh giá về TTCK VN
Có thể đánh giá TTCK như một tảng băng mà ba phần nổi là thị trường niêm
yết tập trung trên sàn giao dịch và bảy phần chìm là thị trường phi tập trung (thị
trường tự do). Thử làm một so sánh để xem có gì khác nhau của hai thị trường này:
-Nếu thị trường niêm yết có khoảng 200 doanh nghiệp thì thị trường tự do có
hơn 800 doanh nghiệp (con số thống kê của Hội thảo “Tác động của kinh tế thế
giới đến kinh tế- tài chính Việt Nam”). Một thống kê khác cho thấy, Việt Nam đã
cổ phần hoá được 3.000 doanh nghiệp sau hơn 10 năm.
-Thị trường chính thức có tổng giá trị niêm yết của các doanh nghiệp là 3,2
tỷ USD, thì thị trường tự do ước tính là 6 tỷ USD (số liệu nghiên cứu của Tập đoàn
HSBC Holdings Plc). Một ước tính khác đánh giá thị trường tự do gấp từ 3 đến 6
lần thị trường chính thức.
-Thị trường niêm yết có khoảng 70 CTCK hoạt động thì thị trường tự do có
hàng trăm, hàng ngàn nhà môi giới hoạt động tự do, không cần có chứng chỉ của
Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Thị trường chính thức có khoảng 160.000 nhà đầu
tư (tính đến tháng 3/2007), nhưng không thể tính được con số này ở thị trường tự
do nơi mà ngoài cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp cổ phần thì bất kỳ ai đều có
thể trở thành nhà đầu tư.
-Thị trường niêm yết chỉ có cổ phiếu, chứng chỉ qũy và trái phiếu thì thị
trường tự do có thêm cổ phiếu biên lai, cổ phiếu chưa ra sổ, năm thâm niên và cổ

phiếu giả...
-Thị trường niêm yết quy định chặt chẽ về việc công bố thông tin thì thị
trường tự do chỉ có những tin đồn.
-Thị trường niêm yết có hàng trăm văn bản của các cơ quan quản lý Nhà
nước thì thị trường tự do có 01 văn bản yêu cầu các doanh nghiệp đăng ký công ty
đại chúng.
-Các hành vi vi phạm pháp luật cũng chủ yếu diễn ra ở thị trường tự do như
rửa tiền, lừa đảo, tung tin đồn…
Nếu nói thị trường niêm yết lớn (mức vốn hóa là 24 tỷ USD) thì thị trường
tự do là vô cùng lớn. Nếu nhận định thị trường niêm yết còn thiếu tính minh bạch
thì thị trường tự do đang không minh bạch. Khủng hoảng đối với TTCK nếu xảy ra
sẽ bắt nguồn từ thị trường tự do. Để phát triển TTCK trước hết phải làm “nổi” tảng
băng chìm thị trường tự do

×