Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH ĐỐI VỚI DNXL TẠI SGD NGÂN HÀNG ĐT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.68 KB, 12 trang )

CHƯƠNG 1: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
BẢO LÃNH ĐỐI VỚI DNXL TẠI SGD NGÂN HÀNG ĐT&PT VIỆT NAM
3.1 Định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh đối với DNXLcủa SGD ngân
hàng ĐT&PT Việt Nam
Năm 2007, hoạt động kinh doanh của SGD sẽ tập trung vào ba nhiệm vụ
chính là: tăng tốc phát triển; cải cách triệt để trong quản trị điều hành lẫn tác
nghiệp, gắn với đầu tư khai thác và ứng dụng các công nghệ tiên tiến cùng nguồn
lực sẵn có, đảm bảo chất lượng, hiệu quả hoạt động kinh doanh tiến dần theo thông
lệ và chuẩn mực quốc tế; cổ phần hóa thành công. Để đạt được những mục tiêu
trên, hội đồng quản trị ngân hàng BIDV đã đặt ra các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh
chính năm 2007 như sau: tổng tài sản tăng ≥ 20%, nguồn vốn tăng ≥ 19%, tín dụng
tăng ≥ 18%, thu dịch vụ ròng tăng tối thiểu 84%, chênh lệch thu chi tăng tối thiểu
49%, lợi nhuận trước thuế tăng tối thiểu 88%, dự phòng rủi ro đảm bảo trích đủ
quy định, nợ xấu theo Điều 7 QĐ 493 phấn đấu ≤ 5%. SGD cũng đề ra những giải
pháp cụ thể để hoàn thành các chỉ tiêu đó.
Đối với hoạt động bảo lãnh DNXL, SGĐ đề ra những mục tiêu sau:
- Tăng tỷ trọng thu nhập từ phí bảo lãnh trong tổng thu nhập của ngân hàng,
góp phần cơ cấu lại nguồn thu nhập giữa hoạt động tín dụng và hoạt động dịch
vụ.
- Đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh trong đối tượng khách hàng bảo lãnh
nhằm thực hiện tốt chính sách phân tán rủi ro của ngân hàng, mở rộng và xây
dựng mối quan hệ với khách hàng, nâng cao vị thế và uy tín đối với thị trường tài
chính quốc tế.
- Về cơ cấu khách hàng, giảm bảo lãnh đối với DNXL tăng tỷ trọng bảo lãnh
với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Không ngừng hoàn thiện quy trình bảo lãnh, nâng cao chất lượng công tác
thẩm định bảo lãnh. Ứng dụng công nghệ hiện đại để góp phần hoàn thành tốt
tiêu chuẩn chất lượng trong hoạt động bảo lãnh (theo ISO 9000)
Theo chính sách của SGD hiện nay là giảm bảo lãnh đối với các doanh
nghiệp chỉ đơn thuần hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. Tuy nhiên, trong thời đại
hiện nay khi mà ngành xây dựng đang có nhiều tiềm năng phát triển thì chính sách


này tỏ ra không phù hợp với xu hướng muốn trở thành một ngân hàng bán buôn
của SGD. Nền kinh tế phát triển tạo ra hai xu hướng, những doanh nghiệp vừa và
nhỏ thì cần hợp tác với nhau phát triển hiệu quả trong lĩnh vực vừa và nhỏ phù hợp
với quy mô của mình, các doanh nghiệp lớn đủ tiềm lực thì phát triển mạnh mẽ trở
thành những tập đoàn lớn. Quá trình mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp lớn
đòi hỏi phải xây dựng nhà xưởng mới đảm bảo phù hợp với sự gia tăng sản xuất.
Quá trình đô thị hóa tại Việt Nam cũng làm nhu cầu nhà ở tại Hà Nội tăng nhanh
(theo thống kê gần đây nhất thì cầu về nhà cao hơn cung về nhà ở khoảng 4 lần),
điều này tạo điều kiện cho việc phát triển các khu trung cư, đô thị mới. Thêm vào
đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì cở sở hạ tầng cũng phải dần dần được
thay đổi cho phù hợp với sự phát triển, nhà nước ta đã đang và sẽ triển khai những
công trình thi công trọng điểm tầm cơ quốc gia. Như vậy cầu về công trình xây
dựng sẽ tăng lên trong những năm sắp tới.
Hơn nữa, sau khi gia nhập WTO, chúng ta cho phép mở rộng thị trường, tạo
không gian rộng lớn hơn cho ngày càng nhiều DNXL trong nước tiến vào thị
trường quốc tế và xuất khẩu lao động. Khi nhận thầu công trình ở nước ta, các
DNXL nước ngoài do thiếu nguồn nhân lực, chưa thông thạo pháp luật Việt Nam
nên nhất định phải hợp tác với các DNXL của ta, từ đó tạo cho các DNXL chúng ta
có thêm cơ hội hợp tác hùn vốn với doanh nghiệp nước ngoài. Thông qua hùn vốn
hợp tác, các DNXL Việt được trực tiếp học hỏi kinh nghiệm quản lý và kỹ thuật thi
công tiên tiến của doanh nghiệp nước ngoài, thúc đẩy doanh nghiệp chúng ta nhanh
chóng chuyển đổi cơ chế kinh doanh. Xét về toàn bộ là nâng cao được trình độ của
các doanh nghiệp thi công xây dựng trong nước. Các doanh nghiệp nước ngoài
nhận thầu công trình ở nước ta làm cho lực lượng lao động Việt có thêm nhiều cơ
hội nhận được việc làm. Đồng thời, trong điều kiện học tập kinh nghiệm quản lý và
kỹ thuật tiên tiến của doanh nghiệp nước ngoài, tố chất của công nhân sẽ được
nâng cao.
Cuối cùng, xây lắp vẫn là lĩnh vực mà ngân hàng có uy tín cao. Việc giảm
cho vay và bảo lãnh cho lĩnh vực xây lắp và chuyển sang lĩnh vực rất có thể làm
cho SGD gặp nhiều khó khăn, mất đi một lượng khác hàng lớn. Đồng thời đây là

thời điểm mà các DNXL cần sự hỗ trợ hơn bao giờ hết để có thể nâng cao khả năng
thì công và cạnh tranh với các DNXL của nước ngoài.
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh DNXL của SGD
Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam
3.2.1 Xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động bảo lãnh nói chung và bảo lãnh đối
với DNXL linh hoạt
Một chính sách phát triển tốt sẽ giống như một kim chỉ nam dẫn đường cho
hoạt động bảo lãnh của ngân hàng. Vì vậy, SGD cần nhận thức được tầm quan
trọng của nó. Thường kỳ, SGD xây dựng cho mình một chiến lược, kế hoạch phát
triển hoạt động bảo lãnh phù hợp với tình hình thực tế của Sở trên cơ sở đảm bảo
thực hiện những mục tiêu mà hội sở chính đã đề ra. Các kế hoạch cần được vạch ra
một cách càng chi tiết, rõ ràng đảm bảo được tính thống nhất, tập trung, kiên quyết
trong chỉ đạo điều hành và thực hiện phân cấp ủy quyền rõ người, rõ việc, rõ thời
gian tiến độ thực hiện. Đảm bảo sự đoàn kết nhất trí cao từ ban giám đốc đến toàn
bộ cán bộ tạo ra sức mạnh tổng hợp để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Mặc khác, các kế hoạch cần bám sát và tuân thủ chỉ đạo chặt chẽ của NHNN và
Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.
Vì vậy SGD cần xem xét lại vai trò và khả năng phát triển của các DNXL
trong tương lai xây dựng mục tiêu phù hợp cho hoạt động bảo lãnh trong lĩnh vực
này.
3.2.2 Xây dựng chính sách giá hợp lý
Hiện nay, chính sách giá của các NHTM Việt Nam nói chung và SGD nói
riêng vẫn thường được xây dựng dựa trên những biến động chung của thị trường và
mối tương quan so sánh giữa các ngân hàng mà chưa có phương hướng căn bản.
Nói cách khác, chung thường được điều chỉnh thụ động và chủ yếu là do tác động
của các yếu tố ngoại tố. Nguyên nhân là do sự hạn chế về trình độ cán bộ ngân
hàng, chính sách về giá vẫn bị xem là thứ yếu, công tác theo dõi thống kê các yếu
tố chưa đầy đủ và thiếu tính hệ thống, chưa có phương pháp và công cụ điều chỉnh
quá trình hình thành giá theo diễn biến thị trường, thiếu tiêu chí đánh giá mức độ
tác động đến giá dịch vụ.

Trong khi đó, chính sách giá của các ngân hàng lại phụ thuộc rất nhiều và
các những nội tố để xây dựng một quy trình thực hiện sản phẩm chi tiết với mục
tiêu tối ưu hóa chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm đạt được mức lợi
nhuận kỳ vọng. Những nhân tố nội tố bao gồm: mục tiêu của ngân hàng, chi phí
tạo sản phẩm, loại hình khối lượng dịch vụ, khả năng điều hành hoạt động, chiến
lược của ngân hàng....
Vì vậy trong thời gian tới, SGD cần sớm chuyên nghiệp hóa công tác xây
dựng mức phí bảo lãnh. Mức phí bảo lãnh đưa ra phải dựa trên cơ sở những biến
động của cả ngoại tố và nội tố, đồng thời phải tính đến sự khác biệt về mức độ rủi
ro giữa các hình thức bảo lãnh, và các TSBĐ. Có như vậy, SGD mới có một mức
phí một mặt, phù hợp với chất lượng hoạt động bảo lãnh, mặt khác đảm bảo được
sự cân bằng lợi ích của SGD và khách hàng từ đó tạo nền móng vững chắc cho
chính sách giá của ngân hàng.
3.2.3 Nâng cao chất lượng đồng thời kết hợp với quá trình mở rộng hoạt động bảo
lãnh xây lắp đặc biệt với các DNXL nước ngoài.
Như đã phân tích ở trên, các DNXL trong tương lai có tiềm năng phát triển
rất lớn. Đây là mảnh đất màu mỡ mà SGD có nhiều lợi thế hơn so với các ngân
hàng khác nên dễ dàng gặt hái nhiều thành công. SGD cần tập trung phát triển
trong tương lai. Đặc biệt sau khi nước ta gia nhập WTO, chúng ta cho phép mở
rộng thị trường, thì tất yếu sẽ có những DNXL nước ngoài vào Việt Nam. Những
doanh nghiệp nước ngoài này có kinh nghiệm phong phú và chế độ quản lý nội bộ
doanh nghiệp chặt chẽ, năng lực thi công tốt. Bảo lãnh cho những doanh nghiệp
này sẽ mang lại sự an toàn hơn cho ngân hàng đồng thời đem lại một nguồn thu
nhập lớn. Vì vậy SGD cần có biện pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh để xây dựng
được hình ảnh uy tín tốt đối với các DNXL nước ngoài. Mở rộng bảo lãnh song
song với việc đảm bảo chất lượng bảo lãnh của ngân hàng. Khi làm việc với các
DNXL nước ngoài SGD cần xây dựng cho mình một tác phong làm việc chuyên
nghiệp, đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ trình độ chuyên môn cao có khả năng giao
tiếp ngoại ngữ tốt, quy trình nghiệp vụ tốt. Đồng thời cần phải có sự cẩn trọng xem
xét kỹ lưỡng về quyền hạn, trách nhiệm và điều kiện phát sinh nghĩa vụ trả thay

cho khách hàng khi ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài.
3.2.4 Tăng cường kiểm tra và giám sát trước và sau khi bảo lãnh
Định kỳ, SGD cần kiểm tra và đánh giá lại giá trị TSBĐ và thực hiện đăng
ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định. Phòng kiểm tra nội bộ yêu cầu các cán
bộ được giao nhiệm vụ kiểm soát các giao dịch tín dụng duyệt ngay trong ngày các
chứng từ bảo lãnh do giao dịch viên chuyển sang, để đảm bảo ngày giao dịch trên
chứng từ bảo lãnh và ngày hạch toán các bút toán của giao dịch đó khớp đúng. Các
cán bộ kiểm soát cần theo dõi thường xuyên và xuất các hợp đồng bảo lãnh hết
hiệu lực đúng thời hạn ghi trong hợp đồng...
3.2.5 Tiếp nhận và xử lý TSBD cẩn trọng và linh hoạt

×