Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.6 KB, 16 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN
HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng ngân hàng
1.1.1 Tín dụng ngân hàng
1.1.1.1 Khái niệm
Tín dụng đã ra đời từ lâu và trải qua nhiều giai đoạn phát triển với các hình
thức khác nhau. Lịch sử ra đời và phát triển của tín dụng gắn liền với lịch sử phát
triển của phương thức sản xuất hàng hóa. Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng
hóa, tín dụng ngày càng phát triển cả về nội dung và hình thức, và hình thức phát
triển cao nhất là tín dụng ngân hàng.
Tín dụng là một khái niệm đã tồn tại từ rất lâu trong xã hội loài người. Thuật
ngữ tín dụng xuất phát từ chữ Latinh là “credo” có nghĩa là sự tin tưởng, tín nhiệm
lẫn nhau.
Một cách khái quát, “Tín dụng là quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong
đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong một thời gian
nhất định đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả theo thời hạn đã
thoả thuận”. Từ khái niệm trên, ta có thể thấy rằng tín dụng là quan hệ vay mượn
dựa trên nguyên tắc hoàn trả. Đó là quan hệ giữa hai bên trong đó một bên chu cấp
tiền, hàng hóa, dịch vụ cho bên kia và bên kia cam kết thanh toán lại trong tương
lai bao gồm cả khoản nợ gốc và khoản lãi.
Đứng trên mỗi góc độ khác nhau người ta sẽ có những cách hiểu khác nhau về
tín dụng. Nhưng dù đứng trên quan điểm nào thì bản chất của tín dụng vẫn không
hề thay đổi: trong quan hệ tín dụng, người cho vay chỉ nhường quyền sử dụng vốn
cho người đi vay trong một thời gian nhất định, chứ không nhường quyền sử dụng,
và người đi vay phải hoàn trả lại cho người cho vay khi đến hạn thỏa thuận. Sự
hoàn trả này không chỉ là sự bảo tồn về mặt giá trị mà còn được tăng thêm dưới
hình thức lãi suất.
1.1.1.2 Đặc trưng của tín dụng ngân hàng:
- Đặc trưng đầu tiên cần phải nói đến là sự tín nhiệm: Tín dụng thực chất là
sự cung cấp một lượng giá trị dựa trên cơ sở lòng tin.Ở đây, người cho vay tin
tưởng người đi vay sẽ sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, có khả năng


trả nợ và có thiện chí trả nợ ngân hàng trong tương lai khi HĐTD đến hạn.
- Thứ hai, tín dụng là sự chuyển nhượng một lượng giá trị có thời hạn Thời
hạn vay là một trong những nội dung không thể thiếu trong bất kì HĐTD nào.Việc
xác định thời hạn cho vay phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh, chu kỳ luân
chuyển vốn, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng
và nguồn vốn ngân hàng sử dụng để cho vay.
- Thứ ba là tính hoàn trả : Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng
giá trị trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Đây là thuộc tính riêng của nghiệp vụ
tín dụng. Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết
hoàn trả vô điều kiện. Điều này có nghĩa là bên đi vay phải hoàn trả vô điều kiện
cho bên cho vay ki đến hạn thanh toán.
1.1.1.3 Phân loại tín dụng ngân hàng
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng rất đa dạng và phong phú với
nhiều hình thức khác nhau. Để sử dụng và quản lý có hiệu quả thì phải tiến hành
phân loại tín dụng. Ngoài ra viêc phân loại tín dụng còn tạo tiền đề giúp ngân hàng
thiêt lập quy trình tín dụng thích hợp với từng đối tượng, giúp ngân hàng nâng cao
hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng.
a. Theo thời hạn tín dụng
- Tín dụng ngắn hạn : Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm và thường
được sử dụng để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của doanh nghiệp
và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của các cá nhân. Đối với NHTM, TDNH chiếm tỷ
trọng lớn nhất.
- Tín dụng trung hạn : Là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm, chủ yếu
được sử dụng mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rống sản
xuất, đổi mới công nghệ, xây dựng các dự án có quy mô nhỏ có thời hạn thu hồi
vốn nhanh.
- Tín dụng dài hạn : Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, thường được sử
dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công
trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất với quy mô lớn
b. Theo tài sản đảm bảo

- Tín dụng có đảm bảo : Là loại tín dụng dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế
chấp, cầm cố, hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba. Ngân hàng nắm giữ tài sản
của người vay để xử lý, thu hồi nợ khi người vay không thực hiện các nghĩa vụ đã
được cam kết trong hợp đồng tín dụng. Hình thức này thường áp dụng với các
khách hàng không có hoặc chưa có uy tín cao với ngân hàng.
- Tín dụng không có đảm bảo : là loại tín dụng không có tài sản thế chấp cầm
cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba,việc cho vay chủ yếu chỉ dựa vào uy tín của
bản thân khách hàng.Loại tín dụng này có thể được cấp cho các khách hàng có uy
tín, thường là khách hàng làm ăn thường xuyên có lãi, tình hình tài chính vững
mạnh, ít xảy ra tình trạng nợ nần dây dưa, hoặc món vay tương đối nhỏ so với vốn
của người vay.
c. Theo xuất xứ tín dụng
- Tín dụng trực tiếp : Là hình thức cấp tín dụng trong đó ngân hàng trực tiếp
cấp vốn cho người có nhu cầu,đồng thời người đi vay trực tiếp trả nợ vay cho ngân
hàng.Trong tín dụng trực tiếp, rủi ro của ngân hàng thấp hơn vì ngân hàng trực tiếp
gặp gỡ, tiếp xúc với khách hàng, từ đó có cái nhìn trực quan hơn về khách hàng,
đưa ra được quyết định đúng đắn hơn.
- Tín dụng gián tiếp : Là hình thức cấp tín dụng thực hiện thông qua việc mua
lại các khế ước hay chứng từ nợ đã phát sinh và còn thời hạn thanh toán của khách
hàng. Tín dụng gián tiếp thường đem lại rủi ro cao hơn cho ngân hàng vì ngân
hàng không có đầy đủ thông tin về con nợ. Tuy nhiên, hình thức tín dụng gián tiếp
này giúp ngân hàng tăng nhanh doanh số cho vay, tiết kiệm chi phí trong cho vay.
1.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế
1.1.2.1 Đối với bản thân mỗi ngân hàng
- Trong nền kinh tế thị trường, NHTM đóng vai trò quan trọng trong sự phát
triển kinh tế xã hội. Ngay từ buổi đầu,hoạt động của NHTM đã tập trung chủ yếu
vào nghiệp vụ nhận tiền gửi và cho vay để đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh
nghiệp, hoặc nhu cầu tiêu dùng cá nhân.Trong quá trình phát triển, mặc dù môi
trường kinh doanh có nhiều thay đổi, nhiều phương pháp sản xuất mới, công cụ
kinh doanh mới song hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động cơ bản,chiếm tỷ trọng

lớn trong toàn bộ các hoạt động của ngân NHTM,là hoạt đông kinh doanh chủ yếu
tạo ra nguồn thu chính cho NHTM. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng là hoạt
động quan trọng bậc nhất của một NHTM.
- Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng ngày càng
phát triển với sự tham gia của nhiều chủ thể kinh tế,theo đó quan hệ tín dụng cũng
được mở rộng cả về đối tượng và quy mô làm cho hoạt động tín dụng ngày càng đa
dạng và phức tạp hơn. Hiện nay các ngân hàng đang phải hoạt động trong môi
trường cạnh tranh hết sức gay gắt.Ngân hàng có hoạt động tín dụng tốt thì mới có
thể cạnh tranh và phát triển bền vững được.Hoạt động tín dụng tốt tạo cơ sở vững
chắc cho ngân hàng trong việc đa dạng hóa các sản phẩm,dịch vụ,cải thiện nguồn
thu nhập và phân tán rủi ro.Một khách hàng ngoài vịêc có quan hệ tín dụng với
ngân hàng còn có thể sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng khi có nhu
cầu giúp tạo nguồn thu bổ sung cho ngân hàng.Thông qua việc tìm hiểu về các lĩnh
vực ngành nghề khác nhau,các ngân hàng còn có điều kiện để phát triển dịch vụ tư
vần cho khách hàng,tăng cường uy tín và hình ảnh của ngân hàng, giúp ngân hàng
dễ dàng hơn trong việc huy động vốn trong dân chùng,tạo đà cho ngân hàng tồn tại
và phát triển bền vững.
1.1.2.2 Đối với khách hàng của ngân hàng
Hoạt động tín dụng ngân hàng giúp khách hàng thỏa mãn được các nhu cầu
cần thiết ,cấp bách ngay cả khi chưa có đủ tiền.Chẳng hạn như trong cho vay tiêu
dùng ,thông qua quan hệ vay mượn ngân hàng,khách hàng có thể thỏa mãn nhu cầu
tiêu dùng trong điều kiện chưa tích lũy như: mua nhà, mua ô tô, đi du lịch, chi phí
chi tiêu cho y tế, giáo dục để nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong tín dụng doanh
nghiệp,khách hàng là các doanh nghiệp có thể có đủ vốn để mở rộng sản xuất kinh
doamh, xây dựng những công trình mới, mua máy móc thiết bị, vật tư, đáp ứng các
nhu cầu về vốn lưu động hay cố định, giúp cải thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.2.3 Vai trò của hoạt động tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế
a. Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh
tế

- Trong xã hội luôn có những người dư thừa vốn cần đầu tư và những người
thiếu hụt vốn.Các ngân hàng ra đời là cầu nối giữa người có vốn và người cần vốn
đã khắc phục được nhược điẻm của hình thức cấp tín dụng trực tiếp.Ngân hàng thu
hút những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế,dân cư sau đó đầu tư
cho quá trình mở rộng sản xuất,đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn,thúc đẩy lưu thông
hàng hóa,tăng tốc độ chu chuyển vốn cho xã hội,góp phần thúc đẩy tái sản xuất mở
rộng,tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển bền vững
- Tín dụng ngân hàng còn là công cụ tài trợ cho những ngành kinh tế trọng
điểm theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.Thực tế cho thấy,Việt Nam
đang trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nhưng do
thị trường vốn của ta còn chưa phát triển,ngân hàng vẫn giữ vai trò chủ yếu trong
việc tạo vốn cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế.
b. Góp phần ổn định và điều hòa lưu thông tiền tệ
Thông qua tín dụng ngân hàng, có thể kiểm soát được khối lượng tiền cung
ứng trong lưu thông, thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Khi các ngân hàng mở
rộng tín dụng sẽ làm cho khối lượng tiền cung ứng tăng lên, điều này đặc biệt có ý
nghĩa khi nền kinh tế rơi vào tình trạng giảm phát. Ngược lại, việc thu hẹp khối
lượng tín dụng sẽ làm giảm khối lượng tiền cung ứng, việc thắt chặt tiền tệ này
giúp nền kinh tế có thể thoát khỏi tình trạng lạm phát cao.
c. Hoạt động tín dụng thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại
Hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp ổn
định giá trị tiền tệ, nâng cao cơ sở hạ tầng xã hội..., từ đó tạo môi trường thuận lợi
để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.Việt Nam hiện nay đã tham gia vào
các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF,...và cũng có đại lý ngân hàng tại nhiều
nước trên thế giới. Các đơn vị cần vốn không chỉ có thể vay vốn tại các tổ chức tín
dụng trong nước mà còn có thể vay từ các tổ chức tín dụng quốc tế. Như vậy, tín
dụng ngân hàng tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài, là cầu nối
cho việc giao lưu kinh tế và là phương tiện để thắt chặt mối quan hệ kinh tế với các
nước trên thế giới.
1.2 Tín dụng ngắn hạn và chất lượng tín dụng ngắn hạn

1.2.1 Tín dụng ngắn hạn
1.2.1.1 Khái niệm
Theo quyết định 324 của Thống đốc NHNN Việt Nam, tín dụng ngắn hạn là
hình thức mà tổ chức tín dụng cho khách hàng vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu
cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vu và đời sống. Thời hạn đối với TDNH
được thỏa thuận tối đa là 12 tháng,được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh
doanh và khả năng trả nợ của khách hàng
1.2.1.2 Đặc điểm
Ngoài những bản chất chung của tín dụng,TDNH còn có một số đặc điểm sau
- Rủi ro TDNH thường thấp : Do khoản vay chỉ được cung cấp trong thời gian
ngắn nên ít chịu ảnh hưởng bởi sự biến động của nền kinh tế như tín dụng trung và

×