Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường giấy tờ có giá- học viện ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.62 KB, 19 trang )

ĐỀ TÀI 2:
Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Thị trường giấy tờ có giá.
MỤC LỤC
A.Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng………………………………………………3
1. Sự phát triển………………………………………………………………….3
2. Thành phần tham gia………………………………………………………....4
3.Chức năng……………………………………………………………………..4
4. Công cụ…………………………………………………………………...…..4
5.Giá…………………………………………………………………………….5
6.Thực trạng thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ở Việt Nam những năm gần
đây………………………………………………………………………………….5
B.Thị trường giấy tờ có giá……………………………………………………….10
1.Khái niệm……………………………………………………………………10
2. Các thuộc tính……………………………………………………………….10
3. Các loại Giấy tờ có giá……………………………………………………...10
1
4.Các đặc trưng cơ bản của giấy tờ có giá…………………………………….15
5.Thực trạng giấy tờ có giá ở Việt Nam………………………………………16
KẾT LUẬN CHUNG…………………………………………………………….17
2
LỜI MỞ ĐẦU
Ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần VI 1986 Đảng ta đã đề ra phương
hướng phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ
nghĩa (XHCN). Khi nền kinh tế càng phát triển kéo theo đó là phân công hóa càng
mạnh mẽ, nhu cầu vốn cần cho đầu tư không chỉ được luân chuyển một cách gián
tiếp nữa và cách thức cũng như hình thức đầu tư ngày càng đa dạng hơn.
Để có thể sử dụng vốn một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất thì thị trường tài
chính đã góp phần tạo nên cơ chế thích hợp để người có vốn và người cần vốn
được trao đổi tự do với nhau các tài sản tài chính. Có nhiều cách phân loại thị
trường tài chính nhưng phân loại theo thời hạn đầu tư thì có thể phân chia thị


trường tài chính thành thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Thị trường tiền tệ Việt
Nam nói chung và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng nói riêng đã được hình thành
và từng bước hoàn thiện gắn liền với tiến trình đổi mới và phát triển nền kinh tế đất
nước. Cho đến nay, mặc dù thị trường tiền tệ Việt Nam phát triển chưa được hoàn
tất, nhưng nó đã đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết cung cầu về nguồn vốn
ngắn hạn nhằm hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống
của các chủ thể trong nền kinh tế. Đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO 2007
thì lượng vốn từ nước ngoài chảy vào Việt Nam tương đối mạnh và cần thiết phải
quản lý thị trường ngoại tệ liên ngân hàng một cách tối ưu để sao cho sử dụng các
nguồn lực một cách có hiệu quả nhất.
Chính vì vậy chúng ta đi tìm hiểu về thị trường ngoại tệ liên ngân hàng cùng
nghiệp vụ cơ bản của chúng để giúp cho việc quản lý và điều hành đạt được mục
tiêu đã định.
A.Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
1. Sự phát triển:
- Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng từ khi chính thức hình thành năm 1994 đến
nay đã có những chuyển động đáng kể, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối
cung - cầu ngoại tệ cho các ngân hàng. Thông qua thị trường này, Ngân hàng Nhà
nước (NHNN) đã theo dõi được các giao dịch về ngoại tệ trong hệ thống ngân
hàng, nắm bắt diễn biến cung cầu và tham gia thị trường với vai trò người mua bán
cuối cùng. NHNN thực hiện can thiệp thị trường khi cần thiết nhằm thực hiện mục
tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kì. Từ năm 1999 đến nay,bên cạnh điều hành
linh hoạt tỷ giá, việc NHNN thực hiện các biện pháp can thiệp kịp thời trên thị
trường đã hỗ trợ cho các ngân hàng cân đối ngoại tệ và đặc biệt là góp phần ổn
định tỷ giá,tăng dự trữ ngoại hối của nhà nước.
2. Thành phần tham gia:
3
- Thành phần tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chủ yếu là các tổ chức tín
dụng (TCTD) và Ngân hàng Nhà nước. TCTD nhà nước như các Quỹ tín dụng
nhân dân, Ngân hàng thương mại (NHTM) Cổ phần đô thị, NHTM Cổ phần nông

thôn, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh… là khâu cơ sở trong
việc điều hành thị trường này để nó vận động theo guồng quay chung và tạo ra một
hiệu ứng nhất loạt khi nó nhận được thông tin từ phía NHNN. Nhưng trong các tổ
chức tín dụng thì chủ yếu là các ngân hàng thương mại vì chúng là công hữu hiệu
nhất của NHNN trong việc điều hành chính sách.
3.Chức năng:
-Ngân hàng nhà nước: đảm bảo dự trữ ngoại tệ, phục vụ nhu cầu thanh toán của
khách hàng…..
- Các tổ chức tín dụng (NHTM) là cơ sở để NHNN điều hành chính sách cho phù
hợp. Ví dụ khi nguồn cung ngoại tệ thiếu hụt thì NHNN tăng lượng cung ngoại tệ
bằng cách hút VNĐ về bơm ngoại tệ ra ngoài thị trường nhằm mục đích làm cho
cân bằng cung – cầu ngoại tệ tránh làm tăng tỷ giá.
4. Công cụ:
- Thực hiện chính sách tiền tệ thông qua các biện pháp nhằm ổn định tỉ giá, tác
động đến tổng cung tiền.
- Các tổ chức tín dụng: đáp ứng nhu cầu thanh khoản các loại ngoại tệ ngoài
VND…
+ Mua bán ngoại tệ: giao ngay, kỳ hạn.
>Giao dịch hối đoái giao ngay: là giao dịch mua bán một số lượng ngoại tệ
giữa 2 bên theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán
chậm nhất trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày cam kết mua bán.
>Giao dịch hối đoái kỳ hạn: là giao dịch trong đó 2 bên cam kết sẽ mua bán với
nhau một số lượng ngoại tệ theo một mức tỉ giá xác định,và việc thanh toán sẽ
được thực hiện trong tương lai xác định.
+Giao dịch vay, gửi EURODOLLAR: qua đêm,kỳ hạn…
> EURODOLLAR: là các khoản tiền gửi bằng đôla Mỹ tại các ngân hàng nước
ngoài hoặc các chi nhánh của ngân hàng Mỹ tại nước ngoài. Bằng cách này thì
những đồng Eurodollar có thể tránh được các quy định của cục dự trữ liên bang.
Thị trường Eurodollar tương đối thông thoáng và không bị ràng buộc bởi các
điều luật nên các ngân hàng thường hoạt động với biên lợi nhuận thấp hơn các

ngân hàng tại Mỹ. Do đó, thị trường cho đồng Eurodollar đã được phát triển mạnh
mẽ và là một cách để tránh các chi phí có liên quan đến các trung gian tài chính.
Các tài khoản thường từ 1.000.000USD trở lên trong đó chủ yếu là tài khoản của
một định chế tài chính gửi tại một tổ chức tài chính khác. Các giao dịch với đồng
Eurodollar rất phổ biến và linh hoạt, đặc biệt thời hạn có thể từ 1 ngày cho tới 6
tháng, rất hiếm các giao dịch kéo dài tới 5 năm.
4
Mặc dù được nắm giữ ở nhiều nơi trên thế giới song lãi suất của Eurodollar
chủ yếu bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế của Mỹ. Nhìn chung, khi cục dữ trữ liên
bang quản lý chặt hoặc có dấu hiệu sẽ tiến hành quản lý chặt chẽ các tài khoản tiền
gửi thì lãi suất Eurodollar sẽ tăng, và ngược lại. Thêm vào đó, mức lãi suất này
cũng thay đổi tuỳ theo từng thời điểm trong ngày, tuân theo quan hệ cung cầu. Vì
vậy nếu sử dụng lãi suất này làm điểm tham chiếu thì sẽ không phù hợp. Thay vào
đó có thể sử dụng lãi suất LIBOR và các lãi suất khác.
+Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ: giao dịch SWAP
>SWAP:- Giao dịch hối đoái hoán đổi: là giao dịch kép thường bao gồm đồng
thời cả 2 giao dịch một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn (Spot -
Foward): giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với
một đồng tiền khác (chỉ có 2 đồng tiền được sử dụng trong giao dịch, trong đó kỳ
hạn thanh toán của 2 giao dịch khác nhau và tỷ giá của 2 giao dịch được xác định
tại thời điểm kí kết hợp đồng.
- Đối tượng tham gia giao dịch: Tổ chức kinh tế.
- Kỳ hạn giao dịch: Tối thiểu 03 ngày, tối đa 365 ngày.
>Giao dịch SWAP giữa ngân hàng nhà nước và tổ chức tín dụng tác động đến tổng
cung tiền.
( xem quyết định của thống đốc ngân hàng nhà nước số 430/1997-QD-NH13).
5.Giá:
- Lãi suất do hai bên thỏa thuận: hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu, quan hệ
đối tác, xếp hạng…
-Tùy thuộc kì hạn: Lãi suất ngắn hạn thường thấp hơn dài hạn

- Giá buổi sáng khác buổi chiều.
- Ngân hàng có yếu tố nước ngoài có mặt bằng giá khác.
- Lãi suất thường khác biệt với LIBOR,SIBOR cùng kỳ hạn: thường là cao hơn.
6.Thực trạng thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ở Việt Nam những năm
gần đây:
Năm 2009
6.1, Diễn biến tỷ giá USD/VND.
Tỷ giá USD/VNĐ tăng đà tăng trong 4 tháng đầu năm, đặc biệt sau khi
NHNN thực hiện nới rộng biên độ tỷ giá lên +/-5% khiến cho tỷ giá ngoại tệ liên
NH đã có đợt tăng đột biến và giao dịch trên TTTD tiến sát mức 18000đồng/USD.
Trong bối cảnh nguồn ngoại tệ ròng vào VN là (+) trong 4 tháng đầu năm thì
dường như yếu tố chính khiến cho tỷ giá USD/VNĐ tăng mạnh lại là do sự găm
giữ ngoại tệ.
Tỷ giá USD/VND diễn biến như sau:
a. Giai đoạn từ 1/1/2009 – 24/11/2009: tỷ giá tăng liên tục
5
- Từ tháng 1 đến tháng 3: tỷ giá liên ngân hàng dao động trong khoảng 17.450-
17.770 đồng/ USD, cách giá trần khoảng từ 0 – 200 đổng.
- Từ tháng 1 đến tháng 9: tỷ giá dao động trong khoảng 18.180 – 18.500
đồng/USD.
- Từ tháng 10 đến 25/11: biến động tỷ giá rất dữ dội, từ 18.545 – 19.300
đồng/USD, có lúc lên tới 19.750 đồng/USD.
Sở dĩ tỷ giá biến động như trên là do một số nguyên nhân sau:
Hiện tượng găm giữ ngoại tệ chờ lên giá của người dân và của doanh nghiệp
làm cho cầu ngoại tệ tăng dẫn đến giá ngoại tệ tăng liên tục trong một thời gian
dài, năm 2009 nền kinh tế nước ta vẫn tiếp tục phải đương đầu với những khó
khăn, thách thức của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu các nguồn cung
ngoại tệ cho nền kinh tế đều giảm sút và thậm chí một số lĩnh vực còn giảm sút rất
mạnh.
b. Giai đoạn từ 25/11/2009 đến cuối năm: tỷ giá bắt đầu giảm quanh mức 18.500

đồng/USD.
Nguyên nhân là do Ngân hàng nhà nước thực hiện các biện pháp bình ổn tỷ
giá, đặc biệt là có sự chung tay góp sức của các ngân hàng thương mại đã làm giảm
tỷ giá sau một giai đoạn đầy biến động và đưa tỷ giá trở về mức bình ổn.
6.2, Diễn biến lãi suất bằng ngoại tệ:
Trước tình hình tỷ giá biến động liên tục, lãi suất bằng ngoại tệ (USD) năm
2009 cũng diễn biến không kém phần phức tạp và có ảnh hưởng, tác động tới tỷ
giá. Trong 6 tháng đầu năm, lãi suất huy động USD tối đa là 1,5%/năm, cho vay
USD là 3 – 5%/năm (giảm 2-3%/năm so với cuối năm 2008).
6
(nguồn: Sacombank)
Do áp lực từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, lo ngại rủi ro biến động tỷ
giá nên các cá nhân, doanh nghiệp có tâm lý găm giữ ngoại tệ. Nhằm hạn chế tâm
lý găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp và người dân NHNN đã yêu cầu các
ngân hàng thương mại nhà nước giảm lãi suất cho vay và huy động bằng ngoại tệ
(lãi suất cho vay giảm từ mức 6 – 6,5%/năm xuống không quá 4%/năm kể từ ngày
15/4/2009 và giảm tiếp xuống mức không quá 3%/năm kể từ ngày 01/6/2009, lãi
suất huy động giảm xuống mức không quá 1,5%/năm kể từ ngày 01/6/2009).
Từ tháng 8 cho đến cuối năm, mức lãi suất cho vay bằng ngoại tệ đã tăng phổ biến
và ổn định ở mức 3-6%/năm, tăng khoảng 0,5-1,5%/năm so với vài tháng trước đó.
→Tóm lại nhìn chung năm 2009 thị trường ngoại tệ liên ngân hàng biến động
mạnh do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007 làm tăng nhu cầu nắm
giữ ngoại tệ của công chúng để đảm bảo giá trị tài sản.
Năm 2010
+ Tình hình đầu năm (tỷ giá):
7

×