Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

ĐÁNH GIÁ NGHIỆP VỤ CHO VAY SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ LÀM DỊCH VỤ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.02 KB, 57 trang )

Khóa luận tốt nghiệp đại học - Chuyên ngành Kế Toán Kiểm Toán
ĐÁNH GIÁ NGHIỆP VỤ CHO VAY SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ LÀM DỊCH VỤ ĐỐI VỚI KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH HUẾ
2.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Huế
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) được thành lập theo giấy phép số 0032/NH -
GP do Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam cấp ngày 24/04/1993, giấy phép số 533/GP - UB
do Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB
chính thức đi vào hoạt động. Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là
trở thành Ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội
Việt Nam vào thời điểm đó, “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân,
doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngân hàng Việt Nam, nhất
là một ngân hàng mới thành lập như ACB.
Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Huế được thành lập theo Quyết định số
904/QĐ-BPC ngày 29/11/2002, được cấp giấy phép kinh doanh ngày 24/06/2005 và bắt
đầu đi vào hoạt động chính thức vào ngày 22/07/2005.
Sự ra đời của Chi nhánh là một trong những sự kiện quan trọng, đánh dấu một
bước phát triển mới không những cho Ngân hàng Á Châu mà còn đối với nền kinh tế
Huế. Ngân hàng ra đời trong bối cảnh ở Huế đã có 4 NHNN (CN Ngân hàng Đầu tư &
Phát triển, CN Ngân hàng Ngoại Thương, CN Ngân hàng Công Thương và CN Ngân
hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn) và một số ngân hàng TMCP khác như CN
Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, CN Ngân hàng ngoài quốc doanh…) hoạt động trên
địa bàn tỉnh. Vì vậy, ACB Huế đã phải chịu một áp lực cạnh tranh rất lớn trong thời
gian mới bắt đầu đi vào hoạt động. Tuy nhiên, trong thời gian qua, ngân hàng đã không
ngừng nỗ lực, phấn đấu hết mình và đến nay đã trở thành một trong những thương hiệu
mạnh, có uy tín ở Thừa Thiên Huế. Ngày 30/09/2008, ACB đã đưa vào hoạt động phòng
giao dịch Phú Hội tại địa chỉ 30 Hùng Vương - Huế và ngày 11/08/2009 phòng giao
dịch BigC của ACB được đưa vào hoạt động tại Siêu thị BigC, Tòa nhà Phong Phú
Plaza (khu quy hoạch Bà Triệu - Hùng Vương, Phú Hội, Huế). Hai phòng giao dịch này
được kết nối trực tuyến với Hội sở và tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ
SVTH: Dương Nguyễn Xuân Hà - Lớp K40 Kế Toán Kiểm Toán 11


Khóa luận tốt nghiệp đại học - Chuyên ngành Kế Toán Kiểm Toán
thống Ngân hàng Á Châu. Việc đưa vào hoạt động phòng giao dịch Phú Hội và phòng
giao dịch BigC nằm trong mục tiêu tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động của ACB đến
các tỉnh miền Trung, nhằm đưa đến tận tay người dân nơi đây những tiện ích thiết thực
của ngân hàng.
 Nhiệm vụ của ACB - Chi nhánh Huế
 Huy động vốn: Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có
kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, phát hành kỳ phiếu và trung gian phát hành kỳ phiếu và
trái phiếu ra công chúng.
 Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng đối
với các tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi nhóm thành phần kinh tế.
 Kinh doanh ngoại hối: Huy động vốn, cho vay, mua bán ngoại tệ và
thanh toán quốc tế.
 Kinh doanh dịch vụ: Chuyển tiền điện tử, thu chi hộ tiền, làm đại lý
nhận lệnh đầu tư vàng…
 Điều chuyển vốn với các chi nhánh trong khu vực miền Trung.
 Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định
của ACB.
 Thực hiện các nghĩa vụ khác do Hội sở ACB bàn giao: giới thiệu sản
phẩm, tổ chức sự kiện…
 Thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý
2.1.2.1. Sơ đồ mô hình tổ chức
Bộ máy quản lý tại Ngân hàng Á Châu - Chi nhánh Huế được tổ chức khá gọn
nhẹ theo mô hình trực tuyến chức năng, vừa đảm bảo linh hoạt trong quản lý vừa đảm
bảo tiết kiệm chi phí.
SVTH: Dương Nguyễn Xuân Hà - Lớp K40 Kế Toán Kiểm Toán 22
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng Á Châu - Chi nhánh Huế
KIỂM TOÁN NỘI BỘ
BAN GIÁM ĐỐC

BP. H.CHÁNH
P. KINH DOANH
BP. VĂN THƯ
P.G DỊCH &
BP. HÀNH CHÍNH
P. KHCN
NV.KSV TÍN DỤNG
BP. A/O KHCN
NV. TĐTS
NV. PFC
P. KHDN
TRƯỞNG BP
NV. PTTD
NV. QHKH
BP. HỖ TRỢ N.VỤ
NV. CSR
NV. XỬ LÝ NỢ
NV.PLCT& QLTS
NV.KSV G.DỊCH
KT TRƯỞNG
BP. TELLER
BP. NGÂN QUỸ
BP. KẾ TOÁN
BP. TTQT
Khóa luận tốt nghiệp đại học - Chuyên ngành Kế Toán Kiểm Toán
SVTH: Dương Nguyễn Xuân Hà - Lớp K40 Kế Toán Kiểm Toán 33
Khóa luận tốt nghiệp đại học - Chuyên ngành Kế Toán Kiểm Toán
2.1.2.2. Nhiệm vụ và chức năng các phòng ban
 Ban giám đốc: gồm một Giám đốc và một Phó giám đốc
Giám đốc là người đứng đầu chi nhánh, điều hành mọi hoạt động của chi nhánh,

chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật về các hoạt động của chi nhánh.
Phó Giám đốc được Giám đốc ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn
nhất định.
 Phòng hành chính
 Quản lý nhân sự của chi nhánh
 Kết hợp với bộ phận kế toán quản lý xem xét những nhu cầu mua sắm
các trang thiết bị, phương tiện làm việc của chi nhánh
 Phòng kinh doanh (phòng tín dụng)
 Lập kế hoạch kinh doanh cho chi nhánh
 Đánh giá khách hàng, tìm kiếm khách hàng cho chi nhánh
 Giới thiệu cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh
 Xử lý và thu thập các thông tin về khách hàng để tiến hành thẩm định
và quyết định cho vay phù hợp nhằm tránh rủi ro tín dụng
 Trực tiếp quảng bá sản phẩm dịch vụ và quảng cáo cho thương hiệu của
Ngân hàng cũng như của chi nhánh
 Ban tín dụng có chức năng đưa ra quyết định cuối cùng về việc cho vay
đối với các khoản vay và quyết định hạn mức tín dụng của khách hàng theo quyết định
của Hội sở chính.
 Phòng giao dịch - ngân quỹ
 Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thực hiện giao dịch với khách hàng
 Hướng dẫn làm thủ tục và sử dụng tài khoản
 Thực hiện quản lý các nghiệp vụ liên quan đến các loại tài sản của
khách hàng
 Thực hiện thu, chi VNĐ, kim loại quý, ngoại tệ
SVTH: Dương Nguyễn Xuân Hà - Lớp K40 Kế Toán Kiểm Toán 44
Khóa luận tốt nghiệp đại học - Chuyên ngành Kế Toán Kiểm Toán
 Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy
định của NHNN, Ngân hàng Á Châu - Hội sở chính
 Báo cáo Giám đốc về những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ được giao
 Bộ phận PFC

Đây là bộ phận mới thành lập với mục đích đảm nhận chuyên môn về khách
hàng cá nhân, với nhiệm vụ cụ thể là tìm kiếm và đánh giá khách hàng, thu thập các
thông tin ban đầu để phục vụ việc thẩm định, giới thiệu cho khách hàng các sản phẩm
dịch vụ cũng như các chương trình khuyến mãi, ưu đãi… từ đó trực tiếp quảng bá sản
phẩm dịch vụ và quảng cáo cho thương hiệu của ngân hàng cũng như chi nhánh.
 Kiểm toán nội bộ
Bộ phận này do Hội sở chính cử đến để thực hiện các công việc như giám sát
hoạt động, kiểm tra nghiệp vụ, lập báo cáo…
2.1.3. Tình hình nguồn lực của ngân hàng Á Châu - Chi nhánh Huế
2.1.3.1. Tình hình sử dụng lao động
Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố mang tính quyết định đến hoạt động
kinh doanh của ngân hàng. Chính vì vậy, trong những năm qua, cùng với sự biến chuyển
của nền kinh tế, ACB cũng đã có những thay đổi tích cực đối với đội ngũ cán bộ nhân
viên.
Thông qua bảng tình hình lao động của ACB Huế giai đoạn 2007 - 2009 (bảng
2.1), ta thấy tổng số lao động của chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2007,
tổng số lao động của chi nhánh là 40 người đến năm 2008 tăng lên 45 người, tương ứng
tăng 12,50%. Năm 2009, tổng số lao động là 45 người, tăng 11,11% so với năm 2008.
Biến động tăng này là do số lượng khách hàng đến với chi nhánh ngày càng tăng đòi hỏi
một số lượng lớn cán bộ có trình độ để đảm bảo các hoạt động giao dịch được diễn ra
nhanh chóng. Hơn nữa, năm 2008 ngân hàng đã mở thêm một Phòng giao dịch tại số 30
Hùng Vương - Huế và năm 2009 khai trương thêm Phòng giao dịch tại Siêu thị BigC -
Huế do đó, việc tuyển thêm lao động nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh là một điều tất
yếu. Biến động về lao động năm 2009 so với năm 2008 (11,11%) thấp hơn năm 2008 so
SVTH: Dương Nguyễn Xuân Hà - Lớp K40 Kế Toán Kiểm Toán 55
Khóa luận tốt nghiệp đại học - Chuyên ngành Kế Toán Kiểm Toán
với năm 2007 (12,50%) là do khi khai trương Phòng giao dịch BigC, ngân hàng không
tuyển dụng nhân viên mới hoàn toàn mà có điều chuyển một số cán bộ từ chi nhánh
sang.
Xét về giới tính: Qua bảng 2.1 ta thấy số lao động nữ luôn chiếm ưu thế hơn so

với lao động nam, đây cũng chính là đặc điểm chung của các ngân hàng trên địa bàn
hiện nay. Năm 2009, lao động nữ ở ACB Huế là 32/45 nhân viên, chiếm 64% số lượng
lao động tại đơn vị. Đây cũng là một điều dễ hiểu do tính chất và đặc điểm của loại hình
dịch vụ ngân hàng luôn cần một số lượng lớn các nhân viên nữ giao dịch với khách
hàng. Tuy nhiên, tỷ trọng lao động nữ của chi nhánh qua 3 năm có xu hướng giảm (năm
2007: 67,50%, năm 2008: 66,67%, năm 2009: 64,00%), ta có thể thấy rằng ACB Huế
đang cố gắng cân đối tỷ lệ lao động tại chi nhánh, bởi đặc trưng của ngành ngân hàng là
hoạt động huy động vốn phải song song với hoạt động cấp tín dụng, nên tỷ lệ lao động
nam lợi thế trong lĩnh vực tín dụng ngang bằng với tỷ lệ nữ lợi thế trong lĩnh vực huy
động vốn là chính sách nhân sự hiệu quả mà chi nhánh hướng tới.
Xét về tính chất công việc: Phần lớn đội ngũ cán bộ công nhân viên tại ACB -
Huế đều là lao động trực tiếp, chiếm 75,00% tương đương 30 người trong năm 2007,
chiếm 75,56% tương đương với 34 người trong năm 2008 và chiếm 76,00% tương
đương với 38 người năm 2009. Trong khi đó lao động gián tiếp vào khoảng 10 đến 12
người, tức 25% tổng số lao động. Tuy lao động gián tiếp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ và tỷ lệ
tăng thêm không đáng kể nhưng những nhân viên trong bộ phận lao động gián tiếp đều
là những thành viên không thể thiếu của chi nhánh, đó là các nhân viên giữ những chức
vụ quan trọng như: nhân viên Thẩm định bất động sản, nhân viên Tư vấn tài chính cá
nhân (PFC). Do tính chất phức tạp về nghiệp vụ chuyên môn nên các chức vụ này
thường là nhân viên của Hội sở hoặc chi nhánh ACB - Đà Nẵng ủy quyền hỗ trợ cho chi
nhánh Huế.
Xét về trình độ học vấn: ACB xem trình độ học vấn là một trong những chỉ tiêu
quan trọng trong việc tuyển dụng của mình và luôn được đánh giá là một trong những
ngân hàng có chế độ tuyển dụng gay gắt. Hầu hết nhân viên của ACB Huế đều có trình
độ Đại học và trên Đại học, chiếm trên 82% tổng số lao động của chi nhánh . Đặc biệt,
SVTH: Dương Nguyễn Xuân Hà - Lớp K40 Kế Toán Kiểm Toán 66
Khóa luận tốt nghiệp đại học - Chuyên ngành Kế Toán Kiểm Toán
100% cán bộ tín dụng ACB Huế có trình độ từ Đại học trở lên, đây là một điều rất thuận
lợi cho công tác tín dụng của chi nhánh. Đối với số lượng nhân viên ở các trình độ khác
thì mức biến động không đáng kể. Điển hình năm 2007 tỷ trọng nhân viên có trình độ

cao đẳng, trung cấp, lao động phổ thông trong tổng số lao động tại chi nhánh là 17,50%,
trong khi đó con số này ở năm 2008 là 17,78% và 2008 là 18,00%. Trong quá trình làm
việc, các nhân viên ACB thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung
tâm đào tạo riêng của ACB. Chính sách đào tạo của ACB có mục tiêu xây dựng và phát
triển đội ngũ nhân viên thành thạo về nghiệp vụ, có đạo đức trong kinh doanh, chuyên
nghiệp trong phong cách làm việc và nhiệt tình phục vụ khách hàng. Điều này chứng tỏ
rằng ACB luôn quan tâm, thực hiện tốt chiến lược nguồn lực của mình, và điều đó
không ngoài mục đích nào khác nhằm hoàn thiện mục tiêu “Luôn vươn đến sự hoàn
hảo” mà ACB đã đặt ra ngay từ ngày đầu hoạt động.
Nhìn chung, qua việc phân tích bảng tình hình lao động của ACB Huế giai đoạn
2007 - 2009, ta thấy số lượng lao động của chi nhánh qua 3 năm đã tăng lên cả về mặt
số lượng và chất lượng, đáp ứng được nhu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
SVTH: Dương Nguyễn Xuân Hà - Lớp K40 Kế Toán Kiểm Toán 77
Khóa luận tốt nghiệp đại học - Chuyên ngành Kế Toán Kiểm Toán
Bảng 2.1: Tình hình lao động của ACB Huế giai đoạn 2007 - 2009
Đơn vị tính: Người
(Nguồn: Phòng Hành chính - ACB Huế)

SVTH: Dương Nguyễn Xuân Hà - Lớp K40 Kế Toán Kiểm Toán
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
2008/2007 2009/2008
+/- % +/- %
Tổng 40 45 50 5 12,50 5 11,11
Phân theo giới tính 40 45 50 5 12,50 5 11,11
- Nam 13 15 18 2 15,38 3 20,00
- Nữ 27 30 32 3 11,11 2 6,67
Phân theo tính chất 40 45 50 5 12,50 5 11,11
- Lao động gián tiếp 30 34 38 4 13,33 4 11,76
- Lao động trực tiếp 10 11 12 1 10,00 1 9,09
Phân theo trình độ học vấn 40 45 50 5 12,50 5 11,11

- Đại học và trên đại học 33 37 41 4 12,22 4 10,81
- Cao đẳng, trung cấp 1 1 2 0 0,00 1 100,00
- Lao động phổ thông 6 7 7 1 16,67 0 0,00
88
Khóa luận tốt nghiệp đại học - Chuyên ngành Kế Toán Kiểm Toán
2.1.3.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn của ACB Huế
Nếu như tình hình nguồn nhân lực nói lên chất lượng lao động tại ACB Huế thì
tình hình tài sản - nguồn vốn sẽ thể hiện sức mạnh về tài chính và quy mô hoạt động của
chi nhánh. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư cũng như cổ
đông xem xét hiệu quả hoạt động của ACB Huế.
 Tình hình tài sản của ACB Huế
Qua bảng 2.2, ta dễ dàng nhận thấy rằng giá trị tài sản của ACB Huế tăng qua các
năm, cụ thể năm 2008 tăng 143.579 triệu đồng (30,11%) so với năm 2007 và năm 2009
tăng 151.203 triệu đồng (24,37%) so với năm 2008. Tuy nhiên, tốc độ tăng của năm
2009 thấp hơn so với năm 2008 (thấp hơn 5,74%).
Điểm chung nhất mà ta thấy được ở bảng tình hình tài sản - nguồn vốn của ACB
Huế qua ba năm 2007 - 2009 đó là khoản mục Tài sản Có khác luôn chiếm tỷ trọng cao
từ khoảng 64% đến 69% trong tổng tài sản. So với năm 2007 thì Tài sản Có khác của
năm 2008 đã tăng 40,05%, trong khi đó tỉ lệ gia tăng này ở năm 2009 chỉ là 15,00%.
Khoản mục này chủ yếu là nguồn vốn điều chuyển nội bộ, các khoản phải thu, các
khoản lãi, phí phải thu. Do khả năng huy động trong thời gian qua của ACB Huế vượt
quá khả năng cho vay, đặc biệt là trong giai đoạn đầu mới thành lập nên thường để lại
một lượng tiền gửi lớn tại chi nhánh. Để tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi này, ACB Huế đã
gửi tiền vào Hội sở chính nhằm đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, tìm kiếm thêm lợi
nhuận đồng thời phân tán rủi ro cho chi nhánh.
Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong bảng tổng kết tài sản - nguồn vốn là khoản mục
Đầu tư và cho vay, tuy có sự gia tăng qua các năm nhưng tỷ trọng của khoản mục này
trong tổng tài sản lại biến động như sau: tỷ trọng khoản mục đầu tư và cho vay của chi
nhánh năm 2007 là 29,03%, năm 2008 là 24,70% và năm 2009 là 30,70%. Như đã nói ở
trên, năm 2008 là năm đầy khó khăn và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam và đặc

biệt là thị trường tài chính khi mà lạm phát tăng cao trong sáu tháng đầu năm đòi hỏi
chính phủ phải đưa ra các chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô. Ngược lại, trong sáu tháng cuối năm giá lại giảm mạnh cùng với tỷ lệ thất
SVTH: Dương Nguyễn Xuân Hà - Lớp K40 Kế Toán Kiểm Toán 99
Khóa luận tốt nghiệp đại học - Chuyên ngành Kế Toán Kiểm Toán
nghiệp tăng cao gây ra áp lực giảm phát. Chính điều này đã gây ảnh hưởng khá lớn đến
tâm lý các đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, vô hình chung đã làm hạn
chế khoản mục đầu tư và cho vay ACB Huế năm 2008. Trong khi đó tỉ lệ gia tăng đầu
tư và cho vay ở năm 2009 là 54,59%, là hiệu quả đạt được từ việc sử dụng gói kích cầu
của Chính phủ (hỗ trợ lãi suất 4%, gói hỗ trợ tiêu dùng và gói hỗ trợ đầu tư). Các gói
này được xem như một liều thuốc “giải cứu” giúp nhiều doanh nghiệp vay được vốn để
phục hồi, duy trì sản xuất và giải quyết việc làm. Đồng thời, chúng còn góp phần quan
trọng làm cho hệ thống ngân hàng cải thiện được tính thanh khoản và duy trì khả năng
trả nợ của khách hàng. Điều này đã góp phần tạo nên sự gia tăng của khoản mục đầu tư
và cho vay năm 2009.
Khoản mục dự trữ và thanh toán tại chi nhánh năm 2008 tăng 3.108 triệu đồng
(10,00%) nhưng năm 2009 giảm 1.157 triệu đồng (3,39%). Tỷ trọng của khoản mục này
trong tổng tài sản qua từng năm tại chi nhánh lại giảm, cụ thể năm 2008 giảm 1,01% và
năm 2009 giảm 1,23%. Đối với các NHTM, trong hoạt động kinh doanh hàng ngày của
mình, ngoài đảm bảo nhu cầu thanh toán của ngân hàng thì các ngân hàng còn phải đảm
bảo nhu cầu chi trả tiền gửi cho khách hàng. Vì vậy khả năng dự trữ và thanh toán của
ngân hàng là điều đáng quan tâm. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc phụ thuộc vào quy định của
NHNN theo từng thời kỳ nên sự biến động của khoản mục dự trữ và thanh toán chịu
nhiều ảnh hưởng từ NHNN. Hơn nữa nó còn phụ thuộc vào khoản tiền ngân hàng dự trữ
nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản của mình. Riêng đối với năm 2008, sự sụt giảm
của tỷ trọng dự trữ và thanh toán là do ảnh hưởng từ biến động nền kinh tế và các chính
sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ.
Chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản nhưng tốc độ tăng qua các năm lại khá cao
đó chính là khoản mục tài sản cố định. Năm 2008 tài sản cố định tăng 159,86% và năm
2009 tăng 82,75%, là khoản mục có tốc độ tăng cao nhất trong chỉ tiêu tổng tài sản.

Năm 2008, nhiều máy móc ở chi nhánh được trang bị mới, và đặc biệt là sự kiện khai
trương Phòng giao dịch Phú Hội nên tài sản cố định tăng 3.413, tương ứng tăng
159,86%. Năm 2009, ACB khai trương Phòng giao dịch BigC, tuy nhiên do quy mô nhỏ
SVTH: Dương Nguyễn Xuân Hà - Lớp K40 Kế Toán Kiểm Toán 1010
Khóa luận tốt nghiệp đại học - Chuyên ngành Kế Toán Kiểm Toán
nên giá trị máy móc mới có tăng nhưng ít hơn năm 2008, tăng 82,75%. Bên cạnh đó,
ACB trực tuyến hóa các giao dịch ngân hàng thông qua hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng
bán lẻ (TCBS - The Complete Banking Solution), có cơ sở dữ liệu tập trung và xử lý
giao dịch theo thời gian thực. Đồng thời, ACB còn là thành viên của Hiệp hội Viễn
thông Tài chính Liên ngân hàng toàn thế giới trong suốt 24h mỗi ngày. Nói như vậy để
thấy rằng tài sản cố định đóng vai trò rất lớn đến sự thành công của ACB.
 Tình hình nguồn vốn của ACB Huế
Những biến động về giá trị nguồn vốn của ACB Huế trong giai đoạn 2007 - 2009
cũng tương tự như biến động về giá trị tài sản. Nhìn chung, giá trị nguồn vốn của ACB
Huế tăng qua ba năm, cụ thể năm 2008 tăng 143.579 triệu đồng (30,11%) và năm 2009
tăng 151.203 triệu đồng (24,37%).
Hoạt động trên nguyên tắc “Đi vay để cho vay” nên huy động vốn là mảng không
thể thiếu trong hoạt động của các ngân hàng. Nó luôn chiếm tỷ trọng lớn khoảng 76%
đến 79% trong tổng nguồn vốn của ACB Huế qua ba năm. Đây cũng là một điều dễ hiểu
bởi vì đặc trưng của ngành ngân hàng là kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác.
Lượng vốn mà ACB Huế huy động được tăng qua ba năm, năm 2008 tăng 130.833 triệu
đồng (35,91%) và năm 2009 tăng 107.671 triệu đồng (21,75%). Nguyên nhân chủ yếu
của việc sụt giảm tốc độ tăng vốn huy động vào năm 2009 là do ảnh hưởng suy giảm
kinh tế, nguy cơ tái lạm phát còn cao nên người dân không “hào hứng” lắm trong việc
gửi tiền vào ngân hàng.
Tài sản nợ khác là khoản mục có tốc độ tăng trưởng đáng được lưu ý nhất qua 3
năm: năm 2008 tăng 1.194 triệu đồng (9,99%), nhưng đến năm 2009 tăng 26.236 triệu
đồng, tức tăng đến 199,65%. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản lãi, phí phải trả của
chi nhánh năm 2009 tăng 466,51%, cụ thể là tăng 25.070 triệu đồng.
Một chỉ tiêu đáng lưu ý nữa đó là khoản mục vốn và quỹ, vào năm 2008 khoản

mục này tăng với tỉ lệ 30,01% (2.252 triệu đồng) nhưng vào năm 2009 lại giảm còn
19,99% (1.950 triệu đồng). Tỷ trọng khoản mục này qua 3 năm không mấy biến động,
cụ thể năm 2007 và 2008 chiếm 1,57% tổng nguồn vốn và năm 2009 chiếm 1,52%. Để
SVTH: Dương Nguyễn Xuân Hà - Lớp K40 Kế Toán Kiểm Toán 1111
Khóa luận tốt nghiệp đại học - Chuyên ngành Kế Toán Kiểm Toán
giải thích cho thực tế trên không còn lí do nào khác ngoài sự khó khăn của thị trường tài
chính nói riêng và nền kinh tế nói chung.
SVTH: Dương Nguyễn Xuân Hà - Lớp K40 Kế Toán Kiểm Toán 1212
Khóa luận tốt nghiệp đại học - Chuyên ngành Kế Toán Kiểm Toán
Bảng 2.2: Tình hình tài sản - nguồn vốn của ACB Huế giai đoạn 2007 - 2009
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008
Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %
A. Tài sản 476.776 100,00 620.355 100,00 771.558 100,00 143.579 30,11 151.203 24,37
1. Dự trữ và thanh toán 31.069 6,52 34.177 5,51 33.020 4,28 3.108 10,00 (1.157) (3,39)
2. Đầu tư và cho vay 138.410 29,03 153.240 24,70 236.900 30,70 14.830 10,71 83.660 54,59
3. Tài sản cố định 2.135 0,45 5.548 0,89 10.139 1,31 3.413 159,86 4.591 82,75
4. Tài sản Có khác 305.162 64,01 427.390 68,89 491.499 63,70 122.228 40,05 64.109 15,00
B. Nguồn vốn 476.776 100,00 620.355 100,00 771.558 100,00 143.579 30,11 151.203 24,37
1. TG của tổ chức kinh tế, cá nhân 364.319 76,41 495.152 79,82 602.823 78,13 130.833 35,91 107.671 21,75
2. Tiền gửi KBNN và TCTD khác 1 0,00 1 0,00 1 0,00 0 0,00 0 0,00
3. Phát hành GTCG 93.006 19,51 102.306 16,49 117.652 15,25 9.300 10,00 15.346 15,00
4. Tài sản nợ khác 11.947 2,51 13.141 2,12 39.377 5,10 1.194 9,99 26.236 199,65
5. Vốn và các quỹ 7.503 1,57 9.755 1,57 11.705 1,52 2.252 30,01 1.950 19,99
SVTH: Dương Nguyễn Xuân Hà - Lớp K40 Kế Toán Kiểm Toán
1313
Khóa luận tốt nghiệp đại học - Chuyên ngành Kế Toán Kiểm Toán
(Phòng Kế toán - ACB Huế)
SVTH: Dương Nguyễn Xuân Hà - Lớp K40 Kế Toán Kiểm Toán

1414
Khóa luận tốt nghiệp đại học - Chuyên ngành Kế Toán Kiểm Toán
2.1.4. Tình hình hoạt động của ngân hàng Á Châu chi nhánh Huế qua 3 năm
(2007 - 2009)
2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh
Qua bảng 2.3, ta thấy vốn huy động tại ACB Huế tăng về giá trị tuyệt đối qua 3
năm nhưng tốc độ tăng của năm sau thấp hơn năm trước. Năm 2008 tổng vốn huy động
tại ACB Huế đạt 592.800 triệu đồng, tăng 136.800 triệu đồng so với năm 2007 với tốc
độ tăng 30,00%. Điều này cho thấy sự nỗ lực rất lớn của Á Châu Huế trong năm 2008,
trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Năm 2009, tổng vốn
mà ACB Huế huy động được tăng 118.560 triệu đồng, tương đương tăng 20,00% so với
năm 2008. Tốc độ tăng trưởng của vốn huy động năm 2009 giảm 10,00% so với năm
2008, nguyên nhân là do vào nửa đầu năm 2009, do tình hình kinh tế của tỉnh nhà còn
nhiều khó khăn nên người dân không mấy quan tâm đến việc gửi tiền vào ngân hàng.
Tuy nhiên, đến nửa sau năm 2009, khi nền kinh tế đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất
do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tâm lý
người dân tương đối ổn định, các NHTM lao vào cuộc cạnh tranh thu hút vốn nhàn rỗi
vào thời điểm cuối năm. Lúc này, ACB đã đưa ra biểu lãi suất huy động vốn được xây
dựng rất đa dạng về kỳ hạn và phong phú về mức tiền gửi (biểu lãi suất huy động được
xây dựng trên tiêu chí khách hàng gửi càng nhiều lãi suất càng cao với biểu suất lãi bậc
thang theo từng mức tiền gửi,chính sách đường cong lãi suất khuyến khích khách hàng
gửi càng lâu dài hưởng lãi suất càng hấp dẫn); các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ
hạn, không kỳ hạn áp dụng lãi suất thả nổi Floating,…; các chương trình khuyến mãi
hấp dẫn vào dịp cuối năm như “Vạn món quà, triệu niềm vui”, “Gửi hôm nay, tặng ngay
lãi suất”… đã đẩy số vốn huy động của ACB lên đến 711.360 triệu đồng.
Chiếm tỷ trọng lớn khoảng 80% - 90% tổng vốn huy động tại chi nhánh đó là tiền
gửi từ khách hàng cá nhân, bởi đây chính là đối tượng khách hàng mà ACB Huế tập
trung khai thác tối đa. Trong thời gian qua bằng việc áp dụng các chương trình khuyến
mãi như lãi suất cao, quà tặng hấp dẫn, các chương trình tham gia dự thưởng… đã góp
SVTH: Dương Nguyễn Xuân Hà - Lớp K40 Kế Toán Kiểm Toán 1515

Khóa luận tốt nghiệp đại học - Chuyên ngành Kế Toán Kiểm Toán
phần gia tăng nguồn huy động từ đối tượng khách hàng này. Đến năm 2009, tổng nguồn
vốn huy động từ KHCN đạt 645.800 triệu đồng.
Tỷ trọng vốn huy động từ KHDN so với KHCN trên địa bàn Thừa Thiên Huế còn
thấp (10% - 20%), đặc biệt tỷ trọng này qua 3 năm 2007 - 2009 lại có xu hướng giảm là
do tình hình kinh tế khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh không mấy thuận lợi nên
các doanh nghiệp không có nhiều vốn để gửi ngân hàng. Hơn nữa, mục tiêu hoạt động
của các doanh nghiệp là lợi nhuận vì thế nên họ luôn phải tìm các kênh đầu tư mà đồng
vốn của họ ở đó sinh lời nhiều nhất. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn luôn cần vốn để
tiến hành sản xuất kinh doanh. Và trên thực tế các khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế
hay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại chủ yếu là những khoản tiền gửi ngắn hạn
hoặc không kỳ hạn và dưới hình thức chính là tài khoản tiền gửi thanh toán.
Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn huy động được phân loại theo kỳ hạn, ta thấy nguồn
vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao, năm 2007 là 77,19%, năm 2008 là 80,49% và
năm 2009 là 87,80% trên tổng nguồn vốn huy động. Điều này phù hợp với tâm lý của
khách hàng gửi tiền hiện nay thường gửi ngắn hạn, kỳ hạn phổ biến khách hàng thường
chọn là kỳ hạn 3 tháng. Nắm bắt xu hướng này, lãi suất tiết kiệm bằng VNĐ, USD và
vàng kỳ hạn 3 tháng ở ACB rất cao và khá cạnh tranh so với mặt bằng lãi suất thị
trường.
SVTH: Dương Nguyễn Xuân Hà - Lớp K40 Kế Toán Kiểm Toán 1616
Khóa luận tốt nghiệp đại học - Chuyên ngành Kế Toán Kiểm Toán
Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn của ACB Huế giai đoạn 2007 - 2009
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
GT % GT % GT % GT % GT %
1. Theo kỳ hạn
456.000 100,00 592.800 100,00 711.360 100,00 136.800 30,00 118.560 20,00
Ngắn hạn
352.000 77,19 477.123 80,49 624.599 87,80 125.123 35,55 147.476 30,91

Trung dài hạn
104.000 22,81 115.677 19,51 86.761 12,20 11.677 11,23 (28.916) (25,00)
2. Theo đối tượng khách
hàng
456.000 100,00 592.800 100,00 711.360 100,00 136.800 30,00 118.560 20,00
KHCN
365.000 80,04 548.900 92,59 645.800 90,78 183.900 50,38 96.900 17,65
KHDN
91.000 19,96 43.900 7,41 65.560 9,22 (47.100) (51,76) 21.660 49,34
(Nguồn: Phòng Kế Toán - ACB Huế)
SVTH: Dương Nguyễn Xuân Hà - Lớp K40 Kế Toán Kiểm Toán 1717
Khóa luận tốt nghiệp đại học - Chuyên ngành Kế Toán Kiểm Toán
2.1.4.2. Tình hình cho vay của Chi nhánh
Bảng 2.4: Tình hình cho vay của ACB Huế giai đoạn 2007 - 2009
Đơn vị tính:Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
2008/2007 2009/2008
+/- % +/- %
- D.số cho vay 657.278 2.996.209 1.468.000 2.338.931 355,85 (1.528.209) (51,00)
- D.số thu nợ 613.346 2.981.379 1.384.340 2.368.033 386,08 (1.597.039) (53,57)
- Dư nợ 138.410 153.240 236.900 14.830 10,71 83.660 54,59
- Nợ quá hạn 768 3.248 1.080 2.480 322,92 (2.168) (66,75)
(Nguồn: Phòng Kinh doanh - ACB Huế)
Nhận xét đầu tiên khi nhìn vào tình hình cho vay tại ACB Huế đó là dư nợ cho vay
tăng qua các năm. Đây là kết quả tốt trong bối cảnh tình hình kinh tế hết sức biến động
trong 3 năm 2007 - 2009.
Năm 2008, dư nợ tăng 14.830 triệu đồng (10,71%) so với năm 2007, kèm theo đó
là chỉ tiêu nợ quá hạn tăng 2.480 triệu đồng (322,92%). Nguyên nhân là do trong năm
2008, chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các ngân hàng khác trên
địa bàn, mỗi ngân hàng đều có những chính sách riêng nhằm thu hút khách hàng cùng

những mức lãi suất rất hấp dẫn. Đặc biệt trong năm 2008, tình hình tài chính tiền tệ
trong nước có nhiều biến động, lãi suất tiền gửi và tiền vay có xu hướng tăng cao, chính
sách tín dụng của ACB tại một vài thời điểm là thắt chặt tín dụng, tăng cường huy động
vốn nên công tác phát triển dư nợ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, vào năm 2009, tốc
độ tăng dư nợ là 54,59%, tăng hơn 5 lần so với năm 2008 và điều đáng quan tâm nữa là
chỉ tiêu nợ quá hạn giảm 2.168 triệu đồng tương ứng 66,75%. Sự tăng trưởng đáng kể
của dư nợ năm 2009 là kết quả thu được từ chương trình “Cho vay kích cầu” được ACB
triển khai dành cho tổ chức, cá nhân vay vốn lưu động để sản xuất kinh doanh với mức
SVTH: Dương Nguyễn Xuân Hà - Lớp K40 Kế Toán Kiểm Toán 1818
Khóa luận tốt nghiệp đại học - Chuyên ngành Kế Toán Kiểm Toán
lãi suất ưu đãi đặc biệt (theo Quyết định 131/Qđ - TTg); nhiều quyết định sửa đổi trong
chính sách cho vay của ACB năm 2009 như chuyển một số đối tượng nằm trong danh
mục hạn chế cho vay hoặc tạm ngừng cho vay trong năm 2008 sang danh mục cho vay
bình thường…
Chỉ tiêu nợ quá hạn giảm 66,75%, cụ thể giảm 2.168 triệu đồng là một kết quả khá
tốt khi ngoài việc đẩy mạnh hoạt động cho vay ACB Huế đã xử lý thông tin về khoản
vay chặt chẽ, quy trình thẩm định kỹ lưỡng và kiểm soát tốt việc thu nợ đối với khách
hàng.
Mặc dù dư nợ cho vay năm 2009 tăng 54,59% nhưng doanh số cho vay lại giảm
51,00%, tương đương 1.528.209 triệu đồng. Đây cũng là một điều dễ hiểu, bởi tuy nhận
được nhiều chính sách ưu đãi trong việc vay vốn vào năm 2009 nhưng hệ thống doanh
nghiệp vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, đời sống người dân vẫn
chưa hoàn toàn ổn định nên các khoản cấp tín dụng của ACB cho khách hàng chủ yếu
vẫn là các khoản vay nhỏ, dẫn đến doanh số cho vay năm 2009 giảm 50% so với năm
2008.
2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
Xét về thu nhập
Thu nhập của ACB Huế tăng qua ba năm với tốc độ tăng năm sau cao hơn năm
trước, năm 2008 tăng 14.287 triệu đồng (30,00%), năm 2009 tăng 12.483 triệu đồng
(20,16%). Thu nhập tăng qua các năm là biến động tốt vì nó là tiền đề để tăng lợi nhuận

cho chi nhánh.
Thu lãi cho vay luôn chiếm tỷ trọng gần 50% tổng thu nhập. Điều này cho thấy
hoạt động tín dụng là một hoạt động mũi nhọn của chi nhánh. Năm 2008 thu lãi cho vay
tăng 5.842 triệu đồng (30,00%) và năm 2009 tăng 5.164 triệu đồng (20,40%).
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ cũng là một nguồn thu quan trọng của ACB Huế
khi hoạt động dịch vụ ngày càng được nâng cao về mặt chất lượng và số lượng, nhằm
đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng, đặc biệt là với sự ra đời của Phòng Giao dịch Phú
SVTH: Dương Nguyễn Xuân Hà - Lớp K40 Kế Toán Kiểm Toán 1919
Khóa luận tốt nghiệp đại học - Chuyên ngành Kế Toán Kiểm Toán
Hội năm 2008 và Phòng Giao dịch BigC năm 2009. Năm 2008, thu nhập từ hoạt động
dịch vụ tăng 384 triệu đồng (30,05%) và năm 2009 tăng 332 triệu đồng (19,98%). Sự
sụt giảm về tốc độ tăng trưởng của thu nhập từ hoạt động dịch vụ năm 2009 so với năm
2008 là do ảnh hưởng chung của nền kinh tế, kinh tế sụt giảm nên nhu cầu sử dụng các
dịch vụ ngân hàng của người dân cũng có phần hạn chế như thanh toán tiền qua tài
khoản, chuyển tiền…
Ngoài ra, các khoản thu lãi khác phát sinh từ hoạt động tín dụng như thu phí thẩm
định tài sản, phí duy trì hạn mức cho vay du học… đóng góp rất lớn vào thu nhập của
chi nhánh, chiếm gần 50% tổng thu nhập hàng năm của ACB Huế.
SVTH: Dương Nguyễn Xuân Hà - Lớp K40 Kế Toán Kiểm Toán 2020
Khóa luận tốt nghiệp đại học - Chuyên ngành Kế Toán Kiểm Toán
Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh của ACB Huế giai đoạn 2007 - 2009
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
2008/2007 2009/2008
+/- % +/- %
A. TỔNG THU NHẬP
47.624 61.911 74.394 14.287 30,00 12.483 20,16
1. Thu lãi cho vay
19.476 25.318 30.482 5.842 30,00 5.164 20,40

2. Thu lãi tiền gửi
36 47 56 11 30,56 9 19,15
3. Thu lãi khác
25.853 33.609 40.331 7.756 30,00 6.722 20,00
4. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ
1.278 1.662 1.994 384 30,05 332 19,98
5. Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối
798 1.037 1.245 239 29,95 208 20,06
6. Thu khác
183 238 286 55 30,05 48 20,17
B. TỔNG CHI PHÍ
40.120 52.157 62.588 12.037 30,00 10.431 20,00
1. Chi trả lãi tiền gửi
16.237 21.108 25.330 4.871 30,00 4.222 20,00
2. Chi trả lãi phát hành GTCG
5.367 6.977 8.373 1.610 30,00 1.396 20,01
3. Chi trả lãi khác
13.242 17.215 20.658 3.973 30,00 3.443 20,00
4. Chi cho hoạt động dịch vụ
40 52 62 12 30,00 10 19,23
5. Chi cho hoạt động kinh doanh ngoại hối
444 577 692 133 29,95 115 19,93
6. Chi phí khác
4.790 6.228 7.473 1.438 30,02 1.245 19,99
C.LỢI NHUẬN (A - B)
7.504 9.754 11.806 2.250 29,98 2.052 21,04
SVTH: Dương Nguyễn Xuân Hà - Lớp K40 Kế Toán Kiểm Toán
2121
Khóa luận tốt nghiệp đại học - Chuyên ngành Kế Toán Kiểm Toán
(Nguồn: Phòng Kế Toán - ACB Huế)

SVTH: Dương Nguyễn Xuân Hà - Lớp K40 Kế Toán Kiểm Toán
2222
Khóa luận tốt nghiệp đại học - Chuyên ngành Kế Toán Kiểm Toán
Xét về chi phí
Nhìn chung chi phí của ACB Huế tăng qua ba năm, năm 2007 tăng 12.037 triệu
đồng (30,00%) và năm 2008 tăng 10.431 triệu đồng (20,00%). Xét trong mối tương
quan với tốc độ tăng thu nhập, ta thấy năm 2008 và năm 2009, tốc độ tăng chi phí ngang
bằng với tốc độ tăng thu nhập và đây là điều mà ngân hàng cần lưu ý bởi nếu chi phí
tiếp tục tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng của thu nhập thì sẽ không đảm bảo được
việc tăng lợi nhuận dương cho chi nhánh.
Nếu như trong tổng thu nhập của ACB Huế thu lãi cho vay chiếm tỷ trọng cao
nhất thì về mặt chi phí phần chi phí dành cho hoạt động huy động vốn lại chiếm tỷ trọng
cao nhất, gần 50% qua ba năm 2007 - 2009. Năm 2009, tốc độ tăng của chi phí trả lãi
tiền gửi là 20,00%, tương ứng tăng lên 4.222 triệu đồng so với năm 2008. Nguyên nhân
là do đầu năm 2009, khi nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng nhanh theo
chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ, ACB đã tăng lãi suất huy động, đa dạng các
hình thức huy động vốn để chủ động và đảm bảo được nguồn vốn cho vay.
Các khoản chi phí trả lãi khác cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí của
ACB Huế, với tốc độ tăng tương ứng năm 2008 là 30,00% và năm 2009 là 20,00%.
Xét về lợi nhuận
Tóm lại, qua ba năm chi nhánh đều đạt được mức lợi nhuận dương, tuy nhiên tốc
độ gia tăng về lợi nhuận năm 2009 giảm so với năm 2008 (năm 2008 là 29,98% và
năm 2009 là 21,04%). Nguyên nhân là do tình hình chung của chi nhánh còn nhiều khó
khăn, tốc độ tăng của thu nhập ngang bằng với tốc độ tăng của chi phí dẫn đến lợi
nhuận của chi nhánh chưa thể có bước đột phá cao về tốc độ tăng trưởng.
SVTH: Dương Nguyễn Xuân Hà - Lớp K40 Kế Toán Kiểm Toán 2323
Khóa luận tốt nghiệp đại học - Chuyên ngành Kế Toán Kiểm Toán
2.2. Thực trạng nghiệp vụ cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ
đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng Á Châu chi nhánh Huế
2.2.1. Quy chế cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá

nhân tại ACB Huế
2.2.1.1. Quy định về đối tượng khách hàng cá nhân
Theo quy định của Ngân hàng Á Châu, khách hàng cá nhân bao gồm: cá nhân
người Việt Nam, hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể/cá nhân có đăng ký kinh doanh, tổ
hợp tác và Doanh nghiệp tư nhân.
 Cá nhân: là những người có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi
dân sự.
 Hộ gia đình: Hộ gia đình là tập thể các thành viên cùng đóng góp công sức, tài
sản chung để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số
lĩnh vực kinh doanh sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định. (Theo Điều 106
Bộ Luật Dân sự năm 2005).
 Hộ kinh doanh cá thể/cá nhân có đăng ký kinh doanh: là chủ thể kinh doanh do
một cá nhân hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa
điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
 Tổ hợp tác: Tổ hợp tác là nhóm từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản,
công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách
nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự. (Theo Điều 111 Bộ Luật Dân sự năm 2005)
 Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
2.2.1.2. Đặc tính sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với
khách hàng cá nhân
 Mục đích cho vay
 Bổ sung vốn lưu động: mua sắm hàng hóa, chi trả các khoản chi phí, …
SVTH: Dương Nguyễn Xuân Hà - Lớp K40 Kế Toán Kiểm Toán 2424
Khóa luận tốt nghiệp đại học - Chuyên ngành Kế Toán Kiểm Toán
 Bổ sung vốn cố định: mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện vận
chuyển, nâng cấp cơ sở vật chất, mở rộng nhà xưởng…
 Tài trợ vốn thực hiện các dự án đầu tư
 Thời hạn cho vay: được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và

khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng.
 Ngắn hạn: Tối đa 12 tháng
 Trung hạn: Trên 12 tháng đến 60 tháng
 Dài hạn: Trên 60 tháng
 Mức cho vay căn cứ vào
 Phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng
 Trị giá tài sản thế chấp, cầm cố bảo đảm cho khoản vay
 Khả năng thanh toán nợ vay của khách hàng
 Khả năng nguồn vốn của ACB
 Phương thức trả nợ
 Trả lãi hàng tháng và vốn trả vào cuối kỳ
 Trả dần vốn và lãi định kỳ
 Loại tiền vay: VNĐ, vàng (SJC 99,99), ngoại tệ (theo quy định quản lý ngoại
hối của Ngân hàng Nhà nước)
 Lãi suất: áp dụng theo lãi suất cho vay do ACB ban hành trong từng thời kỳ
theo loại tiền cho vay. Tuy nhiên, các món vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ
thường được các ngân hàng áp dụng chính sách hỗ trợ lãi suất ưu đãi đối với khách hàng
có quan hệ tín dụng tốt và sự hỗ trợ lãi suất của nhà nước.
2.2.1.3. Điều kiện và thủ tục cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với
khách hàng cá nhân tại ACB Huế
 Điều kiện vay vốn
 Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy phép hành nghề (còn
hiệu lực) hoặc không đăng ký kinh doanh nhưng thực tế đang hoạt động kinh doanh (đối
với những ngành nghề mà pháp luật quy định không bắt buộc có giấy phép)
SVTH: Dương Nguyễn Xuân Hà - Lớp K40 Kế Toán Kiểm Toán 2525

×