Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Thực hiện các yêu cầu kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.3 KB, 66 trang )

Thực trạng áp dụng các yêu cầu kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam.
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hoàn
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian tìm tòi tài liệu trong thư viện trường Đại học Công
Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, phòng Đa phương tiện, các phương tiện thông
tin đại chúng, sự hướng dẫn của giảng viên Nguyễn Thị Thu Hoàn chúng em đã
hoàn thành xong đề tài tiểu luận “Thực hiện các yêu cầu kế toán tại các
doanh nghiệp Việt Nam”. Thông qua bài tiểu luận này, chúng em đã phần nào
hiểu thêm về lý thuyết các yêu cầu kế toán của bộ môn Nguyên lý kế toán cũng
như thực tiễn áp dụng các yêu cầu kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam, hiểu
hơn về ngôi trường mình đang học để chúng em càng thêm yêu Đại Học Công
Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt thông qua quá trình làm bài tiểu luận
đã giúp chúng em có những kỹ năng ban đầu trong việc tìm tòi tài liệu, kỹ năng
phân tích tài liệu, kỹ năng làm việc theo nhóm, đồng thời giúp các bạn trong
nhóm gần gũi và hiểu nhau hơn, tạo động lực giúp đỡ nhau trong quá trình học
tập sau này. Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn:
• Trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM đã tạo môi trường thuận lợi cho việc
học tập và nghiên cứu làm tiểu luận.
• Khoa: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN đã trang bị cho chúng em những kiến
thức về bộ môn Nguyên lý kế toán.
• Cô Nguyễn Thị Thu Hoàn - giảng viên bộ môn Nguyên lý kế toán đã giúp
đỡ và hướng dẫn chúng em tận tình cách làm tiểu luận.
• Thư viện trường đã cung cấp những tài liệu cần thiết, là nơi chúng em
thảo luận và học tập.
Thay mặt nhóm, Nhóm trưởng:
Bùi Văn Tiệp
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01/2010
POWER GROUP_ĐHKT4_ĐH Công nghiệp TP.HCM 1
Thực trạng áp dụng các yêu cầu kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam.
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hoàn
Nhận xét của giảng viên hướng dẫn:


........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
POWER GROUP_ĐHKT4_ĐH Công nghiệp TP.HCM 2
Thực trạng áp dụng các yêu cầu kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam.

GVHD: Nguyễn Thị Thu Hoàn
MỤC LỤC
POWER GROUP_ĐHKT4_ĐH Công nghiệp TP.HCM 3
Thực trạng áp dụng các yêu cầu kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam.
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hoàn
Nguyên lý kế toán là cơ sở, nền tảng quan trọng nhất của khoa học kế
toán nói riêng và khoa học kinh tế nói chung. Trong giai đọan hội nhập kinh tế
hiện nay, nhân viên kế toán luôn phải học hỏi, cập nhật kiến thức để đáp ứng yêu
cầu ngày càng cao của quản lý. Các thông tin trong báo cáo tài chính không chỉ
giới hạn trong việc lập theo đúng các quy định hiện hành, chuẩn mực về kế toán,
mà còn đòi hỏi phát huy được vai trò kế toán là “ngôn ngữ của thế giới kinh
doanh”.
Để có thể tiến hành họat động kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào
cũng cần phải có một số vốn nhất định biểu hiện nguồn lực kinh tế - tài sản sử
dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình kinh
doanh, các giao dịch kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp họặc giữa doanh nghiệp
với các cá nhân, nhà nước và doanh nghiệp khác được thực hiện, và kết quả là
làm cho tài sản của doanh nghiệp thường xuyên biến động. Nhiệm vụ của kế
toán là phải phản ánh và giám đốc được những thay đổi này. Muốn vậy, kế toán
phải quan sát, theo dõi và quản lý được các quá trình kinh doanh của doanh
nghiệp để thực hiện tốt chức năng cung cấp thông tin về tình hình họat động của
doanh nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu này, người làm kế toán phải nắm rất vững
các quy định hiện hành về kế toán - tài chính để không chỉ tuân thủ đúng mà còn
phải biết vận dụng các quy định này một cách linh hoạt nhằm đảm bảo Báo cáo
tài chính cung cấp những thông tin hữu ích nhất. Chính vì vậy, nhóm em đã
quyết định chọn đề tài trên để đi sâu tìm hiểu về các yêu cầu kế toán và thực
tiễn áp dụng chúng tại các doanh nghiệp Việt Nam dựa trên những kiến thức tiếp
thu được từ bài giảng tận tình của cô và sự nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu, trao đổi và
hợp tác của tất cả các thành viên trong nhóm.
Dù đã rất cố gắng nhưng bài tiểu luận sẽ không tránh khỏi những thiếu

sót, chúng em mong nhận được sự góp ý và chỉnh sửa của cô để bài tiểu luận
được hòan thiện hơn. Chúng em chân thành cám ơn cô.
POWER GROUP_ĐHKT4_ĐH Công nghiệp TP.HCM 4
Thực trạng áp dụng các yêu cầu kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam.
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hoàn
Phần I: Cơ sở lý luận về các yêu cầu kế toán
I.1 Yêu cầu chung đối với Kế toán
Để đáp ứng được vai trò và nhiệm vụ của kế toán thì số liệu của kế toán
phải thoả mãn các yêu cầu sau:
I.1.1 Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế
toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.
Để đánh giá được toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
thì đòi hỏi số liệu của kế toán cung cấp phải phản ánh đầy đủ sự hoạt động đó,
nếu phản ánh thiếu sót một mặt nào đó thì việc đánh giá không đạt được những
yêu cầu như mong muốn nhiều khi còn sai lệch nữa.
I.1.2 Phản ánh kịp thời, đúng thông tin, đúng thời gian qui định thông tin, số liệu
kế toán.
Muốn cung cấp số liệu kế toán kịp thời cho việc điều hành hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì ghi chép các hoạt động của doanh nghiệp
cũng phải kịp thời có nghĩa là nghiệp vụ kinh tế phát sinh lúc nào thì ghi sổ lúc
đó.
I.1.3 Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán.
Số liệu kế toán được tổng hợp từ các sổ kế toán vào sổ báo cáo tài chính để
từ đó đánh giá toàn bộ tình hình hoạt động của doanh nghiệp, do vậy yêu cầu ở
đây là việc tổng hợp phải được trình bày rõ ràng dễ hiểu và chính xác bằng con
số trên các tài liệu kế toán và phải có thuyết minh để mọi người có thể biết được
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh đó của doanh nghiệp
I.1.4 Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của
nghiệp vụ kinh tế tài chính.
Số liệu của kế toán phản ánh thực trạng tình hình hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp, để biết thực trạng đó như thế nào đòi hỏi số liệu của kế
toán phải phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất của sự việc, thí dụ như doanh
thu trong kì là bao nhêiu, chi phí là bao nhiêu, lãi (lỗ) là bao nhiêu.
I.1.5 Thông tin, số liệu kế toán phải phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi
kết thúc hoạt động kinh tế - tài chính từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt
POWER GROUP_ĐHKT4_ĐH Công nghiệp TP.HCM 5
Thực trạng áp dụng các yêu cầu kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam.
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hoàn
động của đơn vị kế toán, số liệu kế toán phản ánh kì này phải kế tiếp theo số liệu
kế toán của kì trước.
I.1.6 Phân loại, sắp xếp thông tin số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có
thể so sánh được.
Trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp đều phải xây
dựng các chỉ tiêu kế hoạch, các chỉ tiêu này là các chỉ tiêu dự kiến. Khi tiến hành
hoạt động sản xuất kinh doanh, số liệu kế toán phản ánh được việc thực hiện kế
hoạch đó như thế nào, người quản lí so sánh giữa số liệu thực tế và số liệu kế
hoạch, muốn so sánh được thì số liệu kế toán tổng hợp thành các chỉ tiêu phải
mang tính thống nhất về nội dung và phương pháp tính toán với các chỉ tiêu kế
hoạch.
I.2 Yêu cầu cơ bản đối với Kế toán
Với vai trò của kế toán và để thực hiện những nhiệm vụ kế toán theo quy
định chuẩn mực chung, ban hành và công bố theo Quyết định 165 ngày
31/12/2002, kế toán cần phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản như sau:
I.2.1 Trung thực:
Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở
các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng thực tế về hiện trạng, bản chất nội
dung và giá trị nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Yêu cầu này đòi hỏi kế toán phải phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất
sự việc, nội dung và giá trị sự nghiệp kinh tế phát sinh.
I.2.2 Khách quan:

Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với
thực tế, không bị xuyên tạc, không bi bóp méo.
Yêu cầu này đòi hỏi kế toán phải tuân thủ theo những nguyên tắc và chuẩn
mực kế toán một cách khách quan, không làm sai lệch theo chủ quan của người
xử lý thông tin và số liệu kế toán.
I.2.3 Đầy đủ:
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải
được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.
POWER GROUP_ĐHKT4_ĐH Công nghiệp TP.HCM 6
Thực trạng áp dụng các yêu cầu kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam.
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hoàn
Yêu cầu này đòi hỏi kế toán phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính
phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính nhằm đảm bảo
các thông tin, số liệu phản ánh được toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp,
cung cấp thông tin đầy đủ, hữu ích, không sai lệch phục vụ cho việc điều hành,
quản lý, bảo vệ tài sản,… kế toán phải ghi nhận và báo cáo đầy đủ, không bỏ sót
bất kỳ nghiệp vụ kinh tế phát sinh nào trong kỳ kế toán.
I.2.4 Kịp thời:
Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời,
đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ. Thông tin được cung
cấp kịp thời, không chậm trễ giúp cho nhà quản lý và các đối tượng khác nắm
bắt thời cơ và xử lý thông tin kịp thời, có những quyết định đúng đắn trong mọi
tình huống kinh doanh của đơn vị.
I.2.5 Dễ hiểu:
Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ
ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. người sử dụng ở đây được hiểu là người có
hiểu biết về kinh doanh, về kinh tế, tài chính, kế toán ở mức trung bình. Thông
tin về những vấn đề phức tạp trong báo cáo tài chính phải được giải trình trong
phần thuyết minh.
I.2.6 Có thể so sánh:

Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một doanh
nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh khi tính toán và trình bày
nhất quán. Trường hợp không nhất quán thì phải gỉai trình trong phần thuyết
minh để người sử dụng báo cáo tài chính có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế
toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán,
kế hoạch.
Yêu cầu này đòi hỏi kế toán phải phản ánh đúng nghiệp vụ kinh tế phát
sinh trên chứng từ và việc ghi chép vào sổ kế toán phải dựa trên cơ sở chứng từ
đã được lập một cách chính xác. Đồng thời phải đảm bảo được thông tin, số liệu
kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động
kinh tế, tài chính, cũng như từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn
vị kế toán; số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải tiềp theo số liệu kế toán của kỳ
POWER GROUP_ĐHKT4_ĐH Công nghiệp TP.HCM 7
Thực trạng áp dụng các yêu cầu kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam.
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hoàn
trước. Mặt khác kế toán phải phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo
trình tự, có hệ thống để có thể so sánh được.
Phần II: Thực trạng thực hiện các yêu cầu kế toán tại các doanh
nghiệp Việt Nam.
II.1 Các luận điểm về tính hữu ích của bản báo cáo tài chính
Mục tiêu của Báo cáo tài chính (BCTC) là cung cấp các thông tin tài
chính hữu ích cho người sử dụng trong việc ra quyết định kinh tế. Tuy nhiên, khi
các nguyên tắc, yêu cầu, hướng dẫn lập và trình bày BCTC không rõ ràng và đầy
đủ, thiếu tính đồng bộ, hay khó áp dụng, sẽ không đảm bảo được các tính chất
(đáng tin cậy, có thể hiểu, so sánh được…), BCTC vì thế trở nên kém hữu ích.
Thông tin tài chính hữu ích là đối tượng được quan tâm đặc biệt của nhiều tổ
chức nghề nghiệp, nhà nghiên cứu, thực hành kế toán trên thế giới trong nhiều
năm qua, với nhiều giác độ tiếp cận khác nhau.
Quan điểm của Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Tài chính Mỹ (FASB)
Khái niệm số 1 (1980), viết tắt là CON1, đoạn 32 nêu rõ: "các đặc trưng

của thông tin giúp nó trở nên quý giá để dẫn dắt việc lựa chọn các chính sách kế
toán được ưu tiên từ những phương án sẵn có. Chúng có thể được xem như một
hệ thống thứ bậc các tính chất kế toán, hữu ích để ra quyết định trong những tình
huống quan trọng."
Để trở nên hữu ích, thông tin tài chính phải thể hiện được từng tính chất trong
một chừng mực tối thiểu. Mặc dù trong hệ thống có sự phân định giữa các tính
chất sơ cấp và các tính chất khác nhưng không tính chất nào được chỉ định là ưu
tiên hơn; hơn nữa, một loại tính chất nào đó có thể bị hy sinh để có được những
tính chất khác mà không làm giảm sự hữu ích của thông tin (CON2, đoạn 31).
Thông tin kế toán khi được định hướng đến người sử dụng để ra quyết định trên
cơ sở đáp ứng các tính chất làm cho trở nên hữu ích, nhưng tiến trình này đã gặp
phải hai trở ngại quan trọng: Áp lực về cân đối lợi ích- chi phí: Việc cung cấp
thông tin tài chính tiêu tốn nhiều chi phí để thu nhập, xử lý, soạn thảo các BCTC
POWER GROUP_ĐHKT4_ĐH Công nghiệp TP.HCM 8
Thực trạng áp dụng các yêu cầu kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam.
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hoàn
hoặc cho kiểm toán; hơn nữa còn phải xem xét các chi phí phát sinh từ phía
người sử dụng như thu thập, phân tích, hay loại bỏ những thông tin thừa. Trong
khi lợi ích mang lại từ thông tin, chẳng hạn sự đáp ứng một yêu cầu pháp lý,
thương mại, hay củng cố hình ảnh tài chính của doanh nghiệp, tạo niềm tin cho
khách hàng và giới đầu tư (đối với người soạn thảo), hoặc có thể là những kết
quả phân tích, dự báo phù hợp và đáng tin cậy cho việc ra quyết định (đối với
người sử dụng thông tin)…có thể không tương xứng với số tiền đã bỏ ra. Nói
cách khác, tính hữu ích của thông tin tài chính bị giảm sút néu chi phí vượt quá
lợi ích mang lại từ việc cung cấp sử dụng thông tin. Điều này gây ra áp lực rất
lớn đến việc cung cấp thông tin tài chính hữu ích nếu yêu cầu quá cao về lợi ích
mang lại của thông tin từ phía nhà nước, người sử dụng so với khả năng đáp ứng
của doanh nghiệp.
Trong những tình huống không chắc chắn, đòi hỏi phải có sự xét đoán của người
làm kế toán hoặc những người liên quan trực tiếp khác như các kiểm toán viên,

nhà phân tích về những sự kiện quan trọng có thể ảnh hưởng lớn đến việc ra
quyết định của người sử dụng thông tin. Sự xét đoán về mức độ ảnh hưởng gắn
liền với tính chất trọng yếu của sự kiện, trên phương diện tổng thể hoặc cục bộ,
đặc biệt là ở khía cạnh định lượng. Do vậy, việc đưa ra các hướng dẫn hay tiêu
chuẩn để giúp xác định các mức trọng yếu theo từng ngành, lĩnh vực hoạt động
là điều cần thiết để các bên liên quan có được sự đảm bảo hợp lý khi đưa ra các
xét đoán là không bị lệ thuộc nhiều vào các ngưỡng nhận thứ cá biệt nào, chẳng
hạn như Bảng hướng dẫn các ví dụ về định lượng mức trọng yếu được FASB
đưa ra trong CON2 trên cơ sở tham chiếu các hướng dẫn của SEC, APB. Điều
này chắc chắn sẽ giúp tăng cường tính hữu ích của thông tin tài chính được cung
cấp.
Trong hệ thống các tính chất kế toán thì sự phù hợp và đáng tin cậy là những
khái niệm trung tâm của kế toán.
Để phù hợp (relevant), thông tin kế toán phải có năng lực tạo ra sự khác biệt
trong một quyết định qua việc giúp cho người sử dụng thông tin thực hiện thiết
lập các dự báo về kết quả của các sự kiện trong qúa khứ, hiện tại, hay tương lai,
xác nhận hoặc hiệu chỉnh các kỳ vọng (CON2, đoạn 47). Một mặt, tính phù hợp
POWER GROUP_ĐHKT4_ĐH Công nghiệp TP.HCM 9
Thực trạng áp dụng các yêu cầu kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam.
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hoàn
của thông tin tài chính bao gồm hai thành tố là giá trị dự báo (predictive value)
và giá trị phản hồi (feedback value), bởi vì không nhận thức được quá khứ thì
không đủ cơ sở để dự báo, không có lợi ích trong tương lai thì nhận thức về quá
khứ cũng vô dụng (CON2, đoạn 51), điều này thể hiện rất rõ trong các báo cáo
giữa niên độ để thể hiện thành quả quá khứ lẫn dự báo thu thập thường niên
trước khi kết thúc niên độ; mặt khác, tính kịp thời cũng được xem một khía cạnh
lệ thuộc của tính phù hợp bởi nếu thông tin không sẵn có khi cần hoặc chỉ có sau
khi các sự kiện đã được báo cáo rất lâu thì thông tin sẽ thiếu tính phù hợp và ít
được sử dụng.
Tính tin cậy (reliability) cũng như tính phù hợp rất quan trọng để làm sáng tỏ

thực chất của các yêu cầu để có được số liệu kế toán được mô tả một cách xác
thực (CON2, đoạn 58). Thông tin kế toán đáng tin cậy khi người sử dụng thông
tin có thể đặt niềm tin vào đó để ra quyết định, dựa trên hai đặc trưng quan trọng
là trình bày trung thực (representational faithfulness) và có thể kiểm tra
(verifiability), ngoài ra tính trung thực (neutrality) của thông tin cũng có quan hệ
tương tác với hai đặc trưng trên để tác động lên tính hữu ích của thông tin
(CON2, đoạn 62).
Thông tin tài chính của doanh nghiệp sẽ mang lại sự hữu ích to lớn nếu được so
sánh với những thông tin tương tự về các doanh nghiệp khác hoặc so sánh với
các thông tin qua các thời kì, thời điểm tại cùng một doanh nghiệp. Điều này
càng được thể hiện rõ trong các quyết định cho vay, đầu tư bởi chúng được dựa
trên sự ước lượng các cơ hội thay thế. Tuy nhiên, việc so sánh gặp nhiều khó
khăn bởi có nhiều phương pháp kế toán khác nhau được chấp thuận trong nhiều
năm, đây là nguyên nhân mang tính nguyên tắc để phát triển các chuẩn mực kế
toán (CON2, đoạn 112)
Quan điểm của Hội đồng Chuẩn mực kế toán tài chính Quốc tế (IASB)
Khuôn mẫu lý thuyết (framework) (được IASC phê chuẩn năm 1989 và tiếp tục
được IASB kế thừa từ năm 2001), tại đoạn 24 đã xác định 4 đặc tính chủ yếu
làm cho thông tin trên BCTC trở nên hữu ích đối với nhà đầu tư, cho vay và các
POWER GROUP_ĐHKT4_ĐH Công nghiệp TP.HCM 10
Thực trạng áp dụng các yêu cầu kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam.
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hoàn
đối tượng khác gồm: tính có thể hiểu, tính phù hợp, tính đáng tin cậy và tính có
thể so sánh. Chúng được đặt trong ngữ cảnh ba cấp độ khuôn mẫu về khái niệm
cho việc soạn thảo.
Nhìn chung, các tính chất của thông tin tài chính theo Framework cũng khá
tương đồng với quan điểm của FASB, chẳng hạn diễn giải về tính có thể hiểu
nêu trong Framework tại đoạn 25: thông tin phải được trình bày theo cách thức
sao cho những người có trình độ nhận thức tương đối về kinh doanh, hoạt động
kinh tế, kế toán và những người để tâm nghiên cứu thông tin có thể dễ dàng hiểu

được, nội dung này không khác gì so với đoạn 34 của CON1. Và những nội
dung liên quan đến các tính chất khác cũng được Framework đề cập một cách
tương tự với FASB CON1 và CON2. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số điểm
khác biệt giữa IASB và FASB liên quan đến các tính chất làm cho thông tin kế
toán trở nên hữu ích, qua 3 quan điểm mấu chốt sau:
- Thứ nhất, mặc dù cả hai đều đề cập đến các đặc tính có thể hiểu, phù hợp, đáng
tin cậy và có thể so sánh, nhưng Framework xem đó đều là những tính chất sơ
cấp trong khi CON2 đưa ra một thứ bậc rõ ràng với mức độ sơ cấp dành cho tính
đáng tin cậy và phù hợp, thứ cấp dành cho tính có thể so sánh, còn tính dễ hiểu
đứng tách biệt với các tính chất khác và gắn với đặc thù của người sử dụng
thông tin.
- Thứ hai, tính đáng tin cậy của thông tin trong Framework được dựa trên việc
đảm bảo các yêu cầu về trình bày trung thực, nội dung hơn hình thức, khách
quan, thận trọng và đầy đủ (các đoạn từ 33 đến 38), trong khi theo CON2 thì tính
đáng tin cậy bao gồm ba thành phần là trình bày trung thực, có thể kiểm tra và
trung lập.
- Thứ ba, tính phù hợp của thông tin trình bày trong Framework chủ yếu liên
quan đến tính trọng yếu và kịp thời, chịu ảnh hưởng bởi bản chất và tính trọng
yếu (đoạn 29), và sự chậm trễ trong báo cáo thông tin có thể làm mất đi tính phù
hợp của thông tin (đoạn 43); trong khi đó CON2 cho rằng ngoài tính kịp thời,
tính phù hợp còn bao gồm hai thành phần khác là giá trị dự báo và giá trị phản
hồi.
POWER GROUP_ĐHKT4_ĐH Công nghiệp TP.HCM 11
Thực trạng áp dụng các yêu cầu kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam.
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hoàn
Cho đến nay, IASB và FASB đã có nhiều nỗ lực trong việc tìm kiếm sự hoà hợp
trong quan điểm về các khái niệm, lý thuyết và thực hành kế toán, trong lúc đó,
cả hai hiện vẫn đang là nguồn cung cấp tài liệu quan tham khảo, đối chiếu quan
trọng nhất trong lĩnh vực kế toán trên thế giới.
Một số luận điểm khác liên quan đến tính hữu ích của thông tin.

Nhóm tác giả Collins, Maydaw và Weiss (1997) trên cơ sở đánh giá hồi quy
trong giai đoạn từ 1953 đén 1993 nhận thấy: sự kết hợp giữa giá trị phù hợp của
lợi nhuận và giá trị ghi sổ của TS không bị suy giảm trong 40 năm qua, thậm chí
còn tăng lên một ít, hơn nữa các tác giả Fransis và Schipper (1996), Eley và
Waymire (1996) nói chung đều đồng tình rằng mối liên hệ giữa các biến số của
thông tin vốn và các dữ liệu tài chính cũng nhận được sự quan tâm đáng kể.
Nhóm tác giả Baruch Lev và Paul Zarowin (1998) của Đại học Newyork thì có
quan điểm ngược lại. Theo đó, liên kết chéo giữa cổ tức và lợi nhuận báo cáo và
liên quan đến sự hữu ích của thông tin về lợi nhuận đối với các nhà đầu tư đã
suy giảm trong hơn hai mươi năm qua và tính nhất quán giữa thông tin được
chuyển tải trong lợi nhuận báo cáo và thông tin phù hợp với các nhà đầu tư đã
sụt giảm, bất chấp chất lượng của các dự báo của các nhà phân tích. Thậm chí,
cho dù theo Collins thì sự liên kết giữa giá trị thị trường và lợi nhuận cùng gía trị
ghi sổ có thể ổn định trong bốn mươi năm qua, nhưng những bằng chứng thu
thập được cho thấy sự liên kết ấy bị giảm sút trong nửa giai đoạn sau. Lý giải về
sự việc trên, Lev và Zarowin cho rằng hệ thống đo lường và báo cáo kế toán
không đối phó tốt với sự thay đổi đang tác động sâu sắc đến hoạt động kinh
doanh và giá trị thông tin của doanh nghiệp và chính tốc độ thay đổi quá nhanh
của doanh nghiệp cùng với sự kiém hiệu quả của hệ thống kế toán trong xử lý
các hậu quả của sự thay đổi là những nguyên nhân chính được viện dẫn cho sự
suy giảm về tính hữu ích của thông tin tài chính [2, trang 13]. Lev và Zarowin
đặt ra vấn đề là làm sao để ngăn chạn sự suy giảm về tính hữu ích của thông tin
tài chính và từ đó đưa ra hai đề xuất để nâng cao tính hữu ích của thông tin tài
chính, gồm vốn hoá các khoản đầu tư vô hình và trình bày lại một cách có hệ
POWER GROUP_ĐHKT4_ĐH Công nghiệp TP.HCM 12
Thực trạng áp dụng các yêu cầu kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam.
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hoàn
thống các BCTC hiện hành.
Ở một giác độ khác liên quan đến tính hữu ích của thông tin là sự cần thiết của
hoạt động kiểm toán độc lập đối với BCTC, bởi lẽ có quá nhiều vấn đề nảy sinh

trong quá trình soạn lập, cung cấp thông tin kế toán cho người sử dụng (như mâu
thuẫn về lợi ích, khác biệt về nhu cầu sử dụng thông tin, quy trình thông tin - kế
toán phức tạp, khả năng kiểm tra thấp) khiến cho thông tin kế toán trở nên thiếu
độ tin cậy, không khách quan, chứa đựng nhiều rủi ro về sai sót, gian lận và do
vậy, cần phải có sự kiểm tra độc lập, đủ trình độ chuyên môn của bên thứ ba.
Tuy nhiên, việc xem xét vai trò của kiểm toán độc lập đối với BCTC được tiếp
cận theo nhiều khía cạnh khác nhau. Trên quan điểm lợi ích của người sử dụng
thông tin, các nhà nghiên cứu như Campbell (1985), Shaw (1980) cho rằng kế
toán là phương thức mang lại sự tin cậy cho BCTC. Luận điểm này dựa trên giả
thiết là BCTC sẽ hữu ích hơn cho những nhóm người sử dụng khác nhau khi
chúng được kiểm toán viên độc lập kiểm tra và báo cáo và sự hữu ích tăng thêm
này xuất phát từ việc hạn chế bớt rủi ro do việc BCTC chứa đựng những gian lận
trọng yếu. Trong khi đó, đứng từ phía người quản lý, Chow và Rice (1982) cho
rằng người quản lý tự nguyện chấp nhận kiểm toán vì nhờ đó, làm tăng độ tin
cậy của thông tin trên BCTC, cải thiện lợi thế so với trường hợp không kiểm
toán. Hơn nữa những lợi ích mang lại theo Campbell sẽ vượt quá chi phí cho
cuộc kiểm toán [1, trang 12]. Việc báo cáo (tài chính) là một trách nhiệm phải
thực hiện của người quản lý đối với chủ doanh nghiệp và cũng là trách nhiệm
của chủ doanh nghiệp đối với các bên liên quan trong xã hội. Do vậy, lợi ích của
xã hội sẽ được đảm bảo hợp lý từ việc kiểm toán được xem như là một phần của
hệ thống kiểm soát của xã hội đối với thông tin trên BCTC. Nói tóm lại, kiểm
toán độc lập là một phương thức đảm bảo ở mức độ hợp lý nhất định độ tin cậy
của thông tin (…) để bảo vệ quyền lợi chung của xã hội và các bên liên quan
trong nền kinh tế thị trường mà thông tin là cơ sở cho việc ra quyết định kinh tế.
Có thể nói, tính hữu ích của BCTC, đo lường, ghi nhận và trình bày các yếu tố
của BCTC tính hữu ích có thể bị suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do
vậy, có thể nâng cao tính hữu ích của BCTC như ngăn chặn sự suy giảm tính
hữu ích và hoàn thiện cách thức mang lại lợi ích cho người sử dụng thông tin
POWER GROUP_ĐHKT4_ĐH Công nghiệp TP.HCM 13
Thực trạng áp dụng các yêu cầu kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam.

GVHD: Nguyễn Thị Thu Hoàn
trên nền tảng kế toán hiện có.
II.2 Tính trung thực và hợp lý
(1)
Sự phát triển mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam và cùng với xu thế
chung của nền kinh tế. Hàng loạt các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm
hữu hạn tham gia vào quá trình thực hiện chuyển đổi sang hình thức công ty cổ
phần nhằm đa dạng hóa sở hữu cũng như tăng tính thanh khoản trên thị trường.
Đây là một xu thế tất yếu và phù hợp. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là: “Ai đảm
bảo cho giá trị thực của chúng?”.
Cụ thể, quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu của các doanh nghiệp này ở Việt
Nam hầu hết là mang tính thủ tục pháp lý, chưa xác định được giá trị đích thức
của doanh nghiệp cũng như có cơ sở nào bảo vệ nhà đấu tư, ngoại trừ là ông
“chủ” cũ của nó. Có nghĩa là nhà đầu tư dựa vào đâu để cho rằng “giá trị đầu tư
như thế là hợp lý” và đâu là tính “trung thực của nó”.
Thực trạng ở Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm
hữu hạn hoạt động mang tính chất gia đình, thiếu minh bạch trong sản xuất
kinh doanh và việc kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm là rất xa lạ và xem đó
như là áp lực cho doanh nghiệp. Nên có một số chủ doanh nghiệp đặt vấn đề
rằng “làm sao tối đa hóa lợi nhuận, nhưng tối thiểu hóa số thuế phải nộp” và báo
cáo như thế nào nhằm đảm bảo yêu cầu cho mục đích thuế khi quyết toán là tốt
rồi.
Từ những vấn đề cụ thể cũng như thực trạng trên thì câu hỏi đặt ra là: Báo cáo
tài chính cho giai đoạn sau chuyển đổi cũng như cho các năm tiếp theo có được
trung thực không? Ai đảm bảo vấn đề này? Nhà đầu tư dựa vào đâu để đầu tư?
Rủi ro ai thuộc về ai? Ai sẽ gánh chịu rủi ro?
Ví dụ như: Sang giai đoạn công ty cổ phần báo cáo tài chính được kiểm toán
_________________________
(1) />nhưng hầu hết là mang tính thủ tục và không được sự hợp tác đúng mức từ phía
doanh nghiệp. Kiểm toán viên không tham gia chứng kiến kiểm kê tại đơn vị,

không xem xét số liệu đầu kỳ, không đối chiếu công nợ đầy đủ…và hàng loạt
POWER GROUP_ĐHKT4_ĐH Công nghiệp TP.HCM 14
Thực trạng áp dụng các yêu cầu kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam.
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hoàn
các hạn chế của kiểm toán, và các vấn đề này cũng tiếp tục nêu ra cho các Báo
cáo kiểm toán tiếp theo….
Vậy báo cáo tài chính trung thực hợp lý chỗ nào? Và trách nhiệm của các công
ty kiểm toán đến đâu…Vì nếu giả sử khoản mục tồn kho là trọng yếu thì việc
bán hàng cũng như xác định giá trị dở dang cuối năm là nhân tố ảnh hưởng đến
lãi hay lỗ của doanh nghiệp, mà không kiểm kê, đánh giá hợp lý hàng tồn kho thì
chính doanh nghiệp cũng không biết là lãi hay lỗ bao nhiêu? Và đó cũng mới chỉ
là một vài điểm thôi!
Tóm lại, các doanh nghiệp, công ty kiểm toán, đơn vị tư vấn và các cơ quan
quản lý có liên quan cần phải làm gì để đảm bảo cho nhà đầu tư, cho nền kinh tế
và hơn hết là tính minh bạch trên thị trường.
II.3 Động lực thổi phồng báo cáo tài chính
(2)
Những thông tin trên báo cáo tài chính được dùng trong những trường hợp khác
nhau mà có thể tạo động lực để những người lập báo cáo có thể cơ hội khi báo
cáo kết quả. Đặc biệt, những người làm báo cáo có thể chi phối thị trường vốn
hay các phương thức đo lường hiệu quả theo những bản hợp đồng.
Thị trường vốn
Khi những thông tin tài chính được báo cáo lên các thị trường vốn, giá chứng
khoán sẽ dịch chuyển. Điều này rõ ràng tạo một động lực cho cấp quản lý làm
các báo cáo tài chính mà bằng hoặc vượt xa những dự báo hiện tại, và quản lý
các dự báo tiếp tục đi lên.
Số lượng các công ty báo cáo kết quả tốt vượt mức dự báo của sell-side analyst
(phân tích làm việc ở bên bán chứng khoán) nhiều hơn số công ty báo cáo kết
quả thấp hơn.
Mục tiêu mà công ty đang cố gắng thực hiện là một benchmark động: dự đoán

_________________________
(2) />chung của giới sell-side analyst. Bằng cách sử dụng những giao thiệp mang tính
chiến lược với cộng đồng đầu tư, cấp lãnh đạo có thể dời mốc benchmark này.
Tương tự, những con số lợi nhuận thông báo là một mục tiêu động tùy nghi theo
POWER GROUP_ĐHKT4_ĐH Công nghiệp TP.HCM 15
Thực trạng áp dụng các yêu cầu kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam.
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hoàn
cấp lãnh đạo. Việc tập trung báo vào báo cáo lợi nhuận để mà bằng với những
dự báo chung thường được gọi là cuộc chơi lợi nhuận. Thực tế, "cuộc chơi" này
có liên hệ tới nhưng áp lực từ thị trường vốn tới công ty. Những lợi nhuận ở đầu
năm tài chính mà công ty thông báo thường thấp hơn dự báo đầu năm, nhưng về
cuối năm thì lại lớn hơn. Như vậy những dự báo đã chuyển từ lạc quan (ban đầu)
trở thành bi quan (sau này) so với lợi nhuận thông báo. Và sự dịch chuyển này
tạo ra một sự ngạc nhiên về lợi nhuận báo cáo.
Những năm gần đây thì ngày càng phổ biến, đặc biệt là những công ty phát hành
cổ phiếu hoặc người nội bộ trong công ty, tính trung bình, đang bán ra cổ phần.
Hợp đồng
Những thông tin kế toán được sự dụng trong nhiều hợp đồng gồm cả hợp đổng
với cấp lãnh đạo và những hợp đồng liên quan đến chứng khoán tài chính. Cả
hai loại hợp đồng có thể tạo ra động lực để cấp lãnh đạo sự dụng các kỹ thuật về
kế toán với mục đích trục lợi.
Ví dụ, thù lao cho cấp lãnh đạo điển hình là một công thức hàm số liên quan đến
lợi nhuận công ty, cũng như giá cổ phiếu , nói chung đều liên quan lợi nhuận
doanh nghiệp dù đó là một con số cụ thể hay con số tương đối so với
benchmark.
Những thông tin trên báo cáo tài chính thường được sử dụng như là một phần cơ
bản để định ra mức thù lao cho câp lãnh đạo. Những hợp đồng như vậy tạo ra
những động cơ trực tiếp để cấp lãnh đạo trục lợi khi tùy chỉnh các thông tin kế
toán.
Những hợp đồng khác mà có sử dụng thông tin kế toán như là hợp động nợ:

Những công ty hiện còn mang nợ sẽ gặp nhiều hạn chế bởi debt covenants (một
loại điều khoản thỏa thuận giữa bên vay và bên cho vay) và năng lực cấp lãnh
đạo có thể được tính theo những chi phí lãi. Và cấp lãnh đạo có thể dùng biện
pháp kế toán để làm lợi cho mình.
Cơ chế kỷ luật cấp lãnh đạo
Có nhiều cớ chế để giảm bớt những lạm dụng quyền hạn để thổi phồng các kết
quả kinh doanh. Một vài ví dụ về những cơ chế đảm bảo việc báo cáo chân thật:
- Kiểm toán ngoài: Mọi công ty đại chúng đều buộc phải kiểm toán các báo cáo
POWER GROUP_ĐHKT4_ĐH Công nghiệp TP.HCM 16
Thực trạng áp dụng các yêu cầu kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam.
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hoàn
tài chính bởi một kiểm toán có đăng kí. Với quy trình này, các báo cáo tài chính
sẽ kiểm duyệt độc lập. Đặc biệt, nhiệm vụ của những kiểm toán ngoài doanh
nghiệp là đưa ra nhận xét về tính trung thực của báo cáo tài chính tổng hợp, ý
kiến về đánh giá của cấp lãnh đão về kiểm soát nội bộ, và ý kiến về những kiểm
soát nội bộ về báo cáo tài chính.
- Kiểm toán nội bộ, ủy ban kiểm toán, và ban giám đốc, ban giám đốc cùng các
ủy ban và sự giám sát của kiểm toán nội bộ có năng lực để thực hiện chức năng
kiểm tra cấp lãnh đạo.
- Giấy phép, chứng chỉ về quản lý như những quy định về Chứng chỉ Kế Toán
Trưởng.
- Luật sư: Những vụ kiện khởi tố tập thể có có thể là cách hiệu quả để làm giảm
bớt động lực để mưu đồ riêng với hệ thống báo cáo tài chính.
- Những công cụ điều tiết, những biện pháp điều phối, gồm cả mức truy tố hình
sự cho những hành động sai trái có thể là cho những cấp lãnh đạo phải căn cơ
suy nghĩ về những hành động của mình.
- Những theo dõi của thì trường. Phóng viên tài chính, nhà đầu tư tổ chức
"activist" (tức những cổ đông có quyền tác động lên cấp lãnh đạo bằng tỉ lệ cổ
phiếu của mình), giới phân tích...luôn theo dõi sát những báo cáo tài chính để
phát hiện những hành vi sai phạm.

II.4 Tình trạng chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán của nhiều
doanh nghiệp
(3)
Nguyên nhân là nếu thực hiện theo đúng các chuẩn mực kế toán thì lợi nhuận
_________________________
(3) Nhịp cầu Đầu tư số 133 ngày 1/6/2009
thấp quá, nên nhiều doanh nghiệp linh động làm theo các chuẩn mực… của
mình. Khi đơn vị kiểm toán yêu cầu điều chỉnh theo quy định thì kết quả kinh
doanh từ lãi đã chuyển sang lỗ hoặc lãi thấp hơn trước kiểm toán rất nhiều.
Trước tình trạng lộn xộn này, đã có ý kiến cho rằng các cơ quan quản lý nên cấm
doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính chưa được kiểm toán. Liệu giải pháp
POWER GROUP_ĐHKT4_ĐH Công nghiệp TP.HCM 17
Thực trạng áp dụng các yêu cầu kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam.
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hoàn
này có khả thi? Đâu là gốc rễ của vấn đề? Bài viết này sẽ phân tích một số khía
cạnh nhằm làm sáng tỏ hai câu hỏi này.
Sai sót kế toán hay cố tình bóp méo thông tin tài chính?
Có ít nhất hai lý do để khẳng định các
sai lệch trong kết quả kinh doanh
trước và sau kiểm toán không đơn
thuần là sai sót chuyên môn. Thứ nhất,
kết quả kinh doanh trước kiểm toán
lớn hơn sau kiểm toán một cách có hệ
thống và với số tiền không nhỏ, chứng
tỏ các doanh nghiệp đã cố tình mập
mờ trong báo báo tài chính theo hướng
có lợi cho mình. Thứ hai, trong các trường có bất đồng giữa doanh nghiệp và
kiểm toán viên trong xử lý nghiệp vụ thì doanh nghiệp sẽ lập báo cáo theo quan
điểm của mình và lý giải nguyên nhân, còn kiểm toán viên sẽ nêu ảnh hưởng của
bất đồng trong xử lý kế toán trên báo cáo của kiểm toán viên. Tuy nhiên, hầu hết

các doanh nghiệp có sai lệch kết quả kinh doanh trước và sau kiểm toán trong
năm vừa qua đều chấp nhận điều chỉnh kết quả kinh doanh theo kiểm toán viên.
Điều đó cho thấy các doanh nghiệp hiểu rõ cách thức lập báo cáo của họ không
hợp lý và không đúng với các quy định hiện hành, nhưng họ vẫn cố tình mập mờ
để cung cấp thông tin sai lệch cho các nhà đầu tư.
Sở dĩ các nhà quản lý doanh nghiệp cố tình bóp méo thông tin tài chính là vì việc
cung cấp thông tin minh bạch sẽ không có lợi cho họ. Theo giải trình của các
doanh nghiệp, một nguyên nhân phổ biến dẫn tới chênh lệch số liệu là do không
trích lập đủ dự phòng cho các khoản đầu tư bị giảm giá trị. Đây là hệ lụy không
tránh khỏi đối với các doanh nghiệp đã chạy theo “phong trào” đầu tư tài chính ồ
ạt trong thời kỳ thị trường chứng khoán sôi động. Sự ảm đạm của thị trường
trong năm 2008 kéo theo một loạt các khoản đầu tư vốn được mua với giá ngất
ngưởng nay bỗng “bốc hơi”. Theo chuẩn mực kế toán thì các doanh nghiệp sẽ
phải ghi nhận lỗ từ các khoản đầu tư bị giảm giá này, nhưng làm như vậy đồng
nghĩa với việc gửi tới các nhà đầu tư một thông điệp rằng: chúng tôi đã đưa ra
POWER GROUP_ĐHKT4_ĐH Công nghiệp TP.HCM 18
Thực trạng áp dụng các yêu cầu kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam.
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hoàn
các quyết định đầu tư sai lầm, và bây giờ các cổ đông đang phải trả giá. Hiển
nhiên các nhà quản lý doanh nghiệp không muốn điều đó, vì thế họ tìm mọi cách
để tránh phải ghi nhận lỗ từ các khoản đầu tư này, cũng là để che giấu hậu quả từ
những quyết định sai lầm của mình.
Sự yếu kém của các cơ quan quản lý
Có thể thấy các cơ quan quản lý đã khá lúng túng trong việc xử lý các sai phạm
rẩt rõ ràng của các doanh nghiệp này. Cho đến nay, động thái duy nhất là yêu cầu
các doanh nghiệp giải trình nguyên nhân chênh lệch. Thậm chí có vị trưởng văn
phòng đại diện UBCK phía Nam còn khuyên các nhà đầu tư chỉ nên coi báo cáo
tài chính là thông tin tham khảo, không phải những thông tin chuẩn xác (vậy
thông tin nào là chuẩn xác?!). Phát ngôn của vị quan chức nọ cũng phản ánh
phần nào hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán

hiện nay: lúng túng và có phần thỏa hiệp với tình trạng gian lận báo cáo tài chính
của doanh nghiệp. Nếu như những sai phạm rõ ràng như vậy không được xử lý
nghiêm, thì niềm tin của nhà đầu tư đối với thông tin do doanh nghiệp cung cấp
đã thấp sẽ càng thấp hơn. Mà niềm tin là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển
của bất kỳ thị trường chứng khoán nào.
Tình trạng lộn xộn vừa qua cũng cho thấy đang tồn tại một quan niệm sai lầm
rằng trách nhiệm bảo đảm tính minh bạch của thông tin tài chính thuộc về kiểm
toán viên, và báo cáo tài chính chưa kiểm toán được quyền có sai sót. Thực tế,
trách nhiệm lập báo cáo tài chính thuộc về doanh nghiệp chứ không phải kiểm
toán viên. Các nhà quản lý doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính xác thực
của thông tin mà họ cung cấp cho nhà đầu tư, bất kể thông tin đó đã được kiểm
toán hay chưa. Không thể vì lý do chưa kiểm toán mà doanh nghiệp có quyền
đưa ra những thông tin sai lệch, gây thiệt hại cho nhà đầu tư.
Hạn chế công bố báo cáo tài chính trước kiểm toán - lợi bất cập hại
Trước tình trạng số liệu trước và sau kiểm toán chênh lệch lớn, có ý kiến cho
rằng nên cấm các doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính trước khi được kiểm
toán. Xuất phát điểm của ý tưởng này là nhằm bảo đảm thông tin tài chính không
bị sai lệch lớn, gây hoang mang cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, biện pháp này có thể
mang lại nhiều tác hại hơn là lợi ích.
POWER GROUP_ĐHKT4_ĐH Công nghiệp TP.HCM 19
Thực trạng áp dụng các yêu cầu kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam.
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hoàn
Thứ nhất, bản chẩt của báo cáo tài chính là một quá trình cung cấp thông tin tự
nguyện từ các nhà quản lý (người làm thuê) tới các cổ đông (chủ doanh nghiệp).
Cấm doanh nghiệp công bố thông tin trước kiểm toán có thể coi là vi phạm
quyền lợi hợp pháp của cổ đông - quyền được người làm thuê cung cấp thông tin
về hiệu quả công việc của họ. Hơn nữa, để thị trường chứng khoán phát triển thì
phải tìm cách khuyến khích doanh nghiệp cung cấp càng nhiều thông tin càng tốt
(tất nhiên phải là thông tin minh bạch), thay vì tạo ra các rào cản gây khó khăn
cho nhà đầu tư trong việc tiếp cận các nguồn tin.

Thứ hai, sẽ là không khả thi nếu đưa ra quy định cấm doanh nghiệp công bố báo
cáo chưa kiểm toán. Thực tế nếu doanh nghiệp muốn che giấu thông tin thì còn
khó, chứ muốn công bố thông tin thì vô cùng dễ. Nếu bị cấm bằng con đường
chính thức, thì họ có vô số các kênh phi chính thức để công bố. Ví dụ, các doanh
nghiệp có thể cung cấp báo cáo tài chính cho các ngân hàng, các đối tác kinh
doanh. Từ hai kênh này thông tin sẽ nhanh chóng được đưa ra thị trường.
Thứ ba, để thông tin tài chính hữu ích thì ngoài tính đáng tin cậy còn phải bảo
đảm tính kịp thời của thông tin. Trong quá trình ra quyết định, các nhà đầu tư
luôn phải cân đối giữa việc có thông tin chính xác nhưng chậm trễ và có thông
tin nhanh nhưng độ chính xác thấp hơn. Do luôn có một khoảng thời gian trễ
giữa thời điểm doanh nghiệp hoàn thành báo cáo tài chính và thời điểm kiểm
toán viên phát hành báo cáo kiểm toán, nên việc cung cấp báo cáo tài chính trước
kiểm toán giúp nhà đầu tư tiếp cận thông tin sớm hơn. Dĩ nhiên báo cáo chưa
kiểm toán thì khả năng có sai sót là cao hơn, nhưng lợi ích từ việc có thông tin
kịp thời có thể bù đắp rủi ro do thông tin thiếu chính xác.
Cuối cùng, quy định doanh nghiệp chỉ được công bố báo cáo sau khi kiểm toán
có thể khiến nhà đầu tư mất đi một tín hiệu quan trọng để phân biệt chất lượng
thông tin tài chính của doanh nghiệp. Bản thân thời điểm công bố báo cáo tài
chính có thể là một tín hiệu quan trọng cho thấy sự lành mạnh và minh bạch
trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Ví dụ, các doanh nghiệp có hệ thống
quản lý yếu kém thường mất nhiều thời gian hơn cho việc lập báo cáo tài chính.
Các doanh nghiệp làm ăn kém, tình hình tài chính không minh bạch thường có
xu hướng công bố báo cáo tài chính muộn để trì hoãn tin xấu. Trong khi đó, các
POWER GROUP_ĐHKT4_ĐH Công nghiệp TP.HCM 20
Thực trạng áp dụng các yêu cầu kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam.
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hoàn
doanh nghiệp làm ăn tốt, có hệ thống quản lý minh bạch thường mất ít thời gian
hơn trong việc lập báo cáo tài chính. Họ cũng có động cơ công bố kết quả tài
chính sớm hơn để gửi một thông điệp tích cực tới các nhà đầu tư. Như vậy, dựa
vào thời gian công bố báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư có

thể có được những đánh giá ban đầu tin cậy về chất lượng thông tin doanh
nghiệp cung cấp.
Chênh lệch giữa báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán là không thể tránh
khỏi. Tuy nhiên, những chênh lệch lớn và có hệ thống rõ ràng là dấu hiệu của sự
không lành mạnh của thị trường. Căn nguyên của tình trạng này là sự thiếu
nghiêm minh của các cơ quan quản lý trong việc thực thi các quy định hiện hành
về công bố thông tin. Cấm các doanh nghiệp công bố báo cáo chưa kiểm toán sẽ
không giải quyết được vấn đề, thậm chí lợi bất cập hại. Việc cần làm hơn là
nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, trong đó cần nhấn mạnh hai yêu cầu: Một
là cần quy định rõ hơn về trách nhiệm cá nhân đối với người chịu trách nhiệm
báo cáo (thay vì trách nhiệm chung của doanh nghiệp như hiện nay). Hai là các
cơ quan quản lý phải mạnh tay trong việc xử lý các sai phạm theo đúng pháp
luật, tránh tình trạng nể nang và cảm tính như phát biểu của một quan chức
UBCK Nhà nước: “Chế tài xử phạt trên thị trường chứng khoán cho phép phạt
tối đa 500 triệu nhưng vi phạm công bố thông tin cũng không thể phạt quá lớn.”
II.5 Nguyên nhân lập báo cáo tài chính hợp nhất chưa thành công
(4)
Những lí do chính có thể kể đến khi các tập đoàn chưa thực hiện thành công việc
lập báo cáo tài chính hợp nhất là:
Thứ nhất, do chuẩn mực kế toán VN (VAS) và các chuẩn mực liên quan khác
còn nhiều vấn đề khó áp dụng, thiếu tính cụ thể.
Thứ hai, do mô hình tập đoàn kinh tế ở nước ta rất phức tạp, tồn tại trường hợp
các công ty mẹ con đầu tư lẫn nhau theo kiểu vòng tròn, các giao dịch mua bán
cũng diễn ra chồng chéo mà khung pháp lý về hợp nhất BCTC hiện nay chưa
đáp ứng được mô hình này nên rất khó khăn cho tập đoàn trong việc loại trừ và
điều chỉnh các chỉ tiêu về công nợ, vốn, doanh thu, giá vốn, lợi nhuận…trên báo
cáo tài chính hợp nhất.
POWER GROUP_ĐHKT4_ĐH Công nghiệp TP.HCM 21
Thực trạng áp dụng các yêu cầu kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam.
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hoàn

Thứ ba, có rất nhiều tập đòan kinh tế nước ta có quy mô quá lớn, các đơn vị
thành viên lên tới hàng trăm, hàng nghìn. Các công ty con trực thuộc tập đoàn lại
phân cấp thành nhiều công ty con cấp dưới, do vậy phải hợp nhất báo cáo tài
chính ở nhiều cấp. Mặt khác các đơn vị thành viên trong cùng một tập đoàn có
nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh phong phú đa dạng, mỗi đơn vị thành
viên có tới hàng nghìn mặt hàng khác nhau dẫn tới các đặc điểm kinh tế, các chỉ
tiêu chính sách kế toán không thống nhất, phương pháp kế toán áp dụng cũng
khác nhau. Chính vì vậy việc tổng hợp thông tin từ các báo cáo tài chính của các
công ty con rất phức tạp và mất nhiều thời gian.
Thứ tư, nhìn chung đội ngũ kế toán của các công ty mẹ và công ty con còn nhiều
hạn chế về chuyên môn năng lực, chưa có điều kiện để nâng cao kỹ năng nghiệp
vụ hay cập nhật thông tin mới, chế độ mới. Công tác tổ chức kế toán còn thiếu
tính đồng bộ, chuyên môn hóa chưa cao do vậy chưa thể đáp ứng một cách hoàn
hảo khi giải quyết những vấn đề phức tạp nêu trên để hoàn thành hệ thống báo
cáo tài chính hợp nhất.
Qua đó thấy được thực trạng công tác lập BCTC hợp nhất ở các tập đoàn kinh tế
VN hiện nay còn nhiều thiếu sót, việc loại trừ các giao dịch nội bộ thể hiện qua
các khoản công nợ, doanh thu, chi phí, lãi lỗ chưa triệt để do vậy BCTC hợp
nhất không chính xác không thể hiện một cách trung thực thực trạng tài chính
của tập đoàn. Điều này sẽ là khó khăn cho một số đối tượng liên quan như các
nhà đầu tư, các tổ chức ngân hàng, tín dụng, chứng khoán…khi đánh giá và đưa
ra quyết định chính xác.
_________________________
(4) Đỗ Thị Minh Thư – ĐH Thương Mại (Tạp chí NCKHKT)
II.6 Các màn phù phép trong báo cáo tài chính
II.6.1 Phù phép thông qua các ước tính kế toán
Khái niệm “ước tính kế toán” đề cập tới các khoản mục trên báo cáo tài
chính (BCTC) mà giá trị được ước tính chứ không thể đo lường một cách chính
xác bằng các công thức toán học.
Ví dụ về các khoản ước tính kế toán gồm có khấu hao tài sản cố định, dự phòng

POWER GROUP_ĐHKT4_ĐH Công nghiệp TP.HCM 22
Thực trạng áp dụng các yêu cầu kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam.
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hoàn
phải thu khó đòi, các phương pháp hạch toán hàng tồn kho, ước tính giá trị lợi
thế thương mại… Để đưa ra các ước tính này, người lập BCTC phải sử dụng các
“xét đoán nghề nghiệp”. Vì là các xét đoán nên mang nặng tính chủ quan, khó có
một tiêu chuẩn nào để đánh giá tính hợp lý cả. Chính vì vậy, tính tin cậy của các
ước tính kế toán là một vấn đề được người sử dụng báo cáo tài chính đặc biệt
quan tâm.
Trên thực tế tồn tại một quan điểm cho rằng việc cho phép người lập BCTC sử
dụng các xét đoán chủ quan khi lập báo cáo sẽ làm giảm độ tin cậy của thông tin
tài chính, vì có khả năng người lập BCTC sẽ tìm cách che giấu những thông tin
quan trọng nếu những thông tin đó có ảnh hưởng không tốt đến quyền lợi của
họ.
Lập luận này không hẳn là không có lý, thực tế đã chứng minh “nỗ lực” phù
phép báo cáo tài chính là có thực và ngày càng tinh vi hơn. Những người ủng hộ
quan điểm này cho rằng cần phải hạn chế, thậm chí loại bỏ hoàn toàn việc sử
dụng các xét đoán chủ quan khi lập BCTC. Bất chấp những chỉ trích này, việc sử
dụng các ước tính kế toán trong BCTC không những không bị loại bỏ mà còn có
chiều hướng ngày càng gia tăng với việc kế toán theo “giá trị hợp lý” ngày càng
lấn lướt kế toán theo “giá gốc”.
Sự cần thiết phải có các ước tính kế toán
Rõ ràng nguy cơ sử dụng các ước tính kế toán để phản ánh sai lệch thông tin tài
chính là có thực, vậy mà người ta vẫn không tìm cách loại bỏ chúng. Điều đó
cho thấy việc sử dụng các ước tính này hẳn là có mang lại những lợi ích nhất
định. Dưới đây là một số nguyên nhân vì sao xét đoán chủ quan vẫn được sử
dụng rộng rãi trong lập BCTC, bất chấp những lo ngại về khả năng “phù phép”
báo cáo tài chính.
Thứ nhất, việc loại bỏ hoàn toàn các ước tính chủ quan là không khả thi và thiếu
hiệu quả kinh tế. Thử tưởng tượng nếu chúng ta không cho phép các doanh

nghiệp được tự xác định tỷ lệ khấu hao tài sản của mình. Khi đó chế độ kế toán
sẽ phải cực kỳ chi tiết, liệt kê tất cả các tình huống có thể và xác định tỷ lệ khấu
hao tương ứng để các doanh nghiệp theo đó mà áp dụng.
Điều này là không khả thi cả về mặt kinh tế lẫn kỹ thuật. Giả sử về mặt kỹ thuật
POWER GROUP_ĐHKT4_ĐH Công nghiệp TP.HCM 23
Thực trạng áp dụng các yêu cầu kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam.
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hoàn
ta có thể xây dựng được một chế độ kế toán chi tiết như vậy thì các doanh
nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng. Tình hình kinh doanh
thay đổi theo từng ngày, các doanh nghiệp sẽ phải luôn đối chiếu với những quy
định chi tiết trong luật để thay đổi tỷ lệ khấu hao cho kịp thời. Các cơ quan hành
pháp cũng sẽ rất vất vả để bảo đảm các doanh nghiệp tuân thủ đúng chế độ (luật
phức tạp như vậy mà không có hệ thống hành pháp tốt thì chắc chắn sẽ không
doanh nghiệp nào tuân theo).
Mới chỉ có khấu hao tài sản mà đã phức tạp như vậy, nếu xây dựng một hệ thống
luật chi tiết cho tất cả các khoản mục khác trên BCTC thì rõ ràng là không khả
thi và không hiệu quả.
Ngoài các chi phí trực tiếp như trên, chí phí gián tiếp còn có thể lớn hơn nhiều
lần. Một chế độ kế toán “cứng” (không có chỗ cho các xét đoán chủ quan khi lập
BCTC) có thể có ảnh hưởng tiêu cực tới các chính sách sản xuất, đầu tư, tài
chính của doanh nghiệp.
Ví dụ, việc yêu cầu tất cả các doanh nghiệp phải ghi nhận chi phí nghiên cứu
phát triển (R&D) ngay khi phát sinh có thể khiến nhiều doanh nghiệp không có
động lực tiến hành các hoạt động R&D, nếu điều đó ảnh hưởng tiêu cực tới kết
quả kinh doanh, qua đó tác động xấu tới giá cổ phiếu.
Hơn nữa, đặc tính của kinh doanh là luôn tiềm ẩn yếu tố bất định, vì vậy sự linh
hoạt của người quản lý doanh nghiệp là rất quan trọng để đối phó với các tình
huống phát sinh. Một chế độ kế toán máy móc có thể sẽ hạn chế sự linh hoạt cần
thiết này.
Thứ hai, việc cho phép doanh nghiệp sử dụng các xét đoán chủ quan trong lập

BCTC cũng mang lại nhiều lợi ích. Lý thuyết đại diện (agency theory) chỉ ra
rằng tình trạng thông tin không cân xứng (information asymmetry) giữa nhà
quản lý doanh nghiệp và các cổ đông khiến cho rủi ro thông tin tăng lên, theo đó
các nhà đầu tư sẽ yêu cầu một tỷ lệ lợi tức cao hơn để bù đắp cho rủi ro.
Hệ quả là doanh nghiệp bị đánh giá thấp hơn giá trị thực của nó. Để hạn chế ảnh
hưởng này, BCTC của doanh nghiệp cần cung cấp những thông tin phù hợp để
cổ đông có thể đánh giá chính xác hơn giá trị doanh nghiệp. Việc cho phép các
nhà quản lý sử dụng những xét đoán nghề nghiệp một cách linh hoạt sẽ giúp cho
POWER GROUP_ĐHKT4_ĐH Công nghiệp TP.HCM 24
Thực trạng áp dụng các yêu cầu kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam.
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hoàn
thông tin BCTC đáp ứng tốt hơn yêu cầu này (báo cáo theo GAAP không phải
khi nào cũng phản ánh hợp lý các thông tin tài chính của doanh nghiệp).
Lợi ích chính của việc cho phép sử dụng các ước tính trong BCTC là ở chỗ giúp
cho doanh nghiệp có thể cung cấp nhưng thông tin cần thiết về triển vọng phát
triển đồng thời tránh phải tiết lộ những thông tin chi tiết không có lợi cho việc
cạnh tranh trên thị trường. Ví dụ, việc vốn hóa khoản đầu tư vào một dự án mới
là một cách để doanh nghiệp thông báo với cổ đông rằng lãnh đạo doanh nghiệp
tin tưởng vào khả năng thành công của dự án, thay vì phải tổ chức họp báo công
bố chi tiết về dự án đó, vừa tốn kém mà lại dễ lộ những thông tin nhạy cảm.
Trên thực tế, các doanh nghiệp đã và đang khai thác triệt để sự linh hoạt trong
chế độ kế toán để tăng cường hiệu quả trong quan hệ với nhà đầu tư (IR). Ví dụ,
nghiên cứu của Bartov và Bodnar (1996) cung cấp những bằng chứng cho thấy
nhiều doanh nghiệp lợi dụng việc thay đổi các phương pháp kế toán như một
biện pháp để cung cấp thông tin tài chính hiệu quả cho cổ động.
Thứ ba, cũng lý thuyết đại diện cho rằng nếu cả bên lập BCTC và bên sử dụng
BCTC đều ý thức rõ về sự tồn tại của các xét đoán chủ quan trong lập BCTC thì
họ sẽ tính tới yếu tố này trong các thoả thuận để có một hợp đồng tối ưu.
Vì thế mối lo ngại bên lập BCTC lợi dụng quyền đưa ra các xét đoán chủ quan
của mình để làm lợi cho bản thân và hại cho bên đối tác sẽ không xảy ra.

Ví dụ, trong hợp đồng cho vay ngân hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp không
được thay đổi phương pháp kế toán trong thời gian vay, nhưng cũng có thể cho
phép bên đi vay sử dụng các quyền tự chủ của mình trong lập BCTC đúng luật.
Bù lại ngân hàng có thể yêu cầu một mức lãi suất cao hơn để bù đắp cho rủi ro
có thể phải chịu do bất lợi về thông tin. Nếu doanh nghiệp thấy mức lãi suất cao
hơn là phù hợp so với lợi ích do sự linh hoạt này mang lại thì họ sẽ chấp nhận.
Như vậy, không bên nào bị thiệt cả. Trên thực tế các ngân hàng vẫn thường có
những hợp đồng như vậy.
Cuối cùng, ngay cả khi có thể xây dựng một chế độ kế toán chi tiết đến mức
không còn có chỗ cho xét đoán chủ quan nữa, thì điều đó cũng không bảo đảm
sẽ không có kẽ hở nếu người ta cố tình tìm cách “lách luật”. Enron là một ví dụ
điển hình. Một trong những thủ thuật được Enron sử dụng để che giấu các khoản
POWER GROUP_ĐHKT4_ĐH Công nghiệp TP.HCM 25

×