Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tổng hợp các bài trong ngày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.83 KB, 2 trang )

Tổng hợp các bài trong ngày
Nguồn: kynangsong.xitrum.net

Trong một ngày, tất nhiên là bạn có nhiều môn học. Như vậy bạn cần phân chia sao
cho đều thời gian và hợp lý, nghĩa là phải bám sát lấy thời khóa biểu ở trường với
thời gian ở nhà. Trong chương này tôi giúp bạn chia thời gian học bài cụ thể hơn.


1. Thời gian của từng môn:

Chương trình học bài ở nhà, phần trước đã phân rõ thời khoá biểu học ở nhà, vậy bạn
hãy dựa vào đó mà sử dụng, bạn chỉ cần thay đổi cho chính xác các môn, bài tùy
theo thời khóa biểu nhà trường. Ở đây xin nhắc bạn một lần nữa là: Giờ nào của môn
đó bạn không nên "lạm phát" giờ của môn khác, kiểu như "Chà, hôm nay có giờ
Sinh, nhưng mà bỏ đó đã tuần sau mới có giờ trả bài mà. Hôm sau hẳn học".

Nhưng lần sau, ngày mai là có giờ Sinh rồi đó liệu bạn có thể đứng ra trả bài cụ thể
trôi chảy không? Hay lại kẹt Toán, Anh văn, hay Vật lý?

Một lần "kẹt" bài nó kéo theo vạn lần khác. Cho dù bạn không muốn thì bạn cũng bị
rơi vào hạng "bê bối". Một học sinh mà bài vở không chu đáo là "bê bối" rồi chứ còn
gì nữa!

2. Giờ nào môn đó:

Nếu bạn không muốn là một học sinh bê bối thì tôi khuyên bạn điều này:

Bạn hãy thực hiện đúng, học môn nào gìơ đó như bảng phân chia của bạn, đừng vì
một lí do gì mà đổi thời gian. Kế hoạch đã vạch sẵn. Muốn làm được điều này đâu
phải đơn giản. Bạn phải thật trì chí, kiên tâm, và chịu khó. Bước đầu chắc bạn khó
chịu lắm, nhưng một khi đã tập rèn luyện nó sẽ quen. "Thói quen là thiên tính thứ


hai" mà bạn.

Bạn cứ nghĩ câu này, mỗi khi bạn chán học bài: "Nếu tôi không học thì ai học cho
tôi? Nếu không học thì sẽ không thuộc bài. Mà không thuộc bài thì sẽ ra sao?".

Bạn tự vẽ cho mình những nhục hình của kẻ "biếng lười" không thuộc bài. Những kẻ
đó ra sao?

Ðồng thời bạn cũng nên tự đưa ra những hình ảnh của kẻ chăm học. Bạn nên nhớ lại
những ngày bạn thuộc bài. Ðược thầy cô quí mến, bạn bè quí phục. Và tâm hồn bạn
khoan khoái. Tại sao bây giờ không chịu khó "gồng mình" một chút để ngày mai đến
lớp, tâm tư bạn thư thả an nhàn. Chẳng phải rụt rè e ngại, sợ sệt thầy cô hay xấu hổ
với bạn bè. "Kiến thức là cái còn lại" mà. Thuộc bài chẳng phải chỉ để thi cử mà còn
vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế nữa. Vậy bạn hãy đọc, hãy học giờ nào
môn đó, có như vậy mới tránh được tình trạng cập rập; và kéo dài sự nặng nề ngao
ngán cho bạn trong việc học bài. Nếu trong khi học bạn bỗng nhiên cảm thấy chán
nản thì sao? Không phải ai cũng thích thú khi ngồi vào bàn học đâu bạn, tâm lý
chung của con người là thích tự do thoải mái bay nhảy hơn là gò bó ngồi vào một chỗ
bắt trí óc phải làm việc liên tục. Nhưng việc gì cũng khó mà có lẽ khó nhất là việc
học, nếu ta không kiên trì. Do vậy, bạn có chán nản khi ngồi vào bàn học cũng
không phải là sự lạ. Bạn hãy cố gắng buộc mình phải tuân phục theo lý trí bằng một
quyết tâm sắt đá :

- Nếu chưa học thuộc bài này thì nhất định sẽ không đi chơi.

- Phải học thuộc bài này trong một giờ và bạn nhất định phải làm cho được quyết
tâm đó.

Ðừng để thân xác làm chủ lý trí bạn, khiến bạn sẽ trở nên nhu nhược ngay. Như vậy
việc học bài cho mau thuộc không khó. Cái khó là do bạn thiếu kiên trì mà thôi. Bám

chắc bài học từng môn, từng ngày, học đúng phương pháp như các chương trước đã
hướng dẫn, chắc chắn bạn sẽ ham thích việc học bài hơn mà cũng không còn ngán
sợ nữa.


×