Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU XẾP VỐN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282 KB, 33 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU XẾP VỐN
CHO DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ
2.1. Giới thiệu về Công ty Tài chính Dầu khí
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Thực hiện chủ trương xây dựng Tổng công ty Dầu khí Việt nam thành Tập đoàn
kinh tế lớn mạnh, thông qua Quyết định số 04/2000/QĐ – VPCP, Chính phủ đã cho phép
Tổng công ty Dầu khí Việt nam thành lập Công ty Tài chính Dầu khí - Một định chế tài
chính 100% vốn của Tổng công ty. Công ty Tài chính Dầu khí có tên giao dịch quốc tế là
Petro Vietnam Finance Company (PVFC), là tổ chức tín dụng phi ngân hàng, và là một
doanh nghiệp thành viên hạch toán kinh tế độc lập. PVFC hoạt động dưới sự quản lý của
Tổng công ty về chiến lược phát triển, tổ chức nhân sự và quy chế tài chính, đồng thời chịu
sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành nhằm thực hiện
nhiệm vụ chiến lược là đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển của ngành Dầu khí
Việt Nam và vận hành hiệu quả nhất mọi nguồn vốn của các tổ chức tín dụng, các đơn
vị, tổ chức, cá nhân trong Tổng công ty trên nguyên tắc sinh lợi. Sự ra đời của PFVC là
một mốc quan trọng, thể hiện tầm nhìn mới trong chiến lược phát triển của ngành Dầu khí
cũng như trong định hướng tăng trưởng bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong thế kỉ
mới.
Chức năng chủ yếu của Công ty Tài chính Dầu khí được quy định tại Điều 4 Điều
lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính Dầu khí:
 Đáp ứng nhu cầu tín dụng của Tổng Công ty, các đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty và
các tổ chức, cá nhân khác;
 Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên của Tổng công ty, các đơn vị thành viên của Tổng
công ty và các tổ chức cá nhân khác;
 Phát hành tín phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác để huy động
vốn trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
 Đàm phán ký kết các hợp đồng vay vốn trong và ngoài nước cho Tổng công ty, các đơn vị
thành viên và các tổ chức cá nhân khác theo uỷ quyền;
 Tiếp nhận và sử dụng vốn uỷ thác đầu tư trong và ngoài nước, bao gồm cả vốn uỷ thác đầu
tư của Nhà nước, Tổng công ty, các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty và các tổ chức
cá nhân khác;


 Thực hiện nghiệp vụ khác theo quy định của Luật các TCTD khi được Hội đồng quản trị
và Thống đốc NHNN cho phép.
Hiện nay, PVFC có một mạng lưới hoạt động tương đối lớn so với quy mô của
một CTTC, chủ yếu nằm ở các trung tâm tài chính tiền tệ và dầu khí lớn của Việt Nam,
gồm:
 Trụ sở chính tại 72 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
 4 Chi nhánh Công ty tại 208 Nguyễn Trãi, Quận 1,Thành phố Hồ Chí Minh và 33 Trương
Công Định, Phường 3, Thành phố Vũng Tàu, Thành phố Đà Nẵng.
 6 văn phòng giao dịch tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu
Ngày 3/1/2007 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ban hành các Quyết định về việc
thành lập Công ty Tài chính Dầu khí – Chi nhánh Nam Định, Chi nhánh Cần Thơ, Chi
nhánh Thăng Long và Chi nhánh Sài Gòn.
Với tôn chỉ hành động “Tầm nhìn tăng trưởng – Cam kết vững chắc – Thành
công tài chính” , trong 6 năm qua, Công ty đã không ngừng phát triển các loại hình kinh
doanh và dịch vụ tài chính tiền tệ cả bề rộng lẫn bề sâu, phấn đấu đưa loại hình kinh doanh
này thành một thế mạnh của TCT từ sau năm 2005. Trong đó việc thu xếp vốn tín dụng
cho các dự án của TCT luôn được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra công ty còn hết sức chú trọng
việc xây dựng văn hoá Công ty, phát triển nguồn nhân lực và hiện đại hoá hệ thống công
nghệ thông tin tài chính ngân hàng. Tất cả những hoạt động đó không nằm ngoài mục tiêu
chung là góp phần xây dựng TCT thành một tập đoàn kinh tế vững mạnh trên tất cả các
lĩnh vực Công nghiệp – Thương mại – Tài chính.
2.1.2. Mô hình tổ chức
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của PVFC
Ban giám đốc PVFC
Khối văn phòng Khối kinh doanh
2. Phòng kế hoạch và Thị trường
3. Phòng tổ chức nhân sự và tiền lương
4. Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ
5. Trung tâm thông tin và Công nghệ tin học
6. Phòng quản lý rủi ro tín dụng và đầu tư

7. Phòng thẩm định độc lập
8. Phòng kế toán
2. Phòng quản lý dòng tiền
1. Phòng Thu xếp vốn và Tín dụng doanh nghiệp
3. Phòng dịch vụ tín dụng cá nhân
4. Phòng dịch vụ tài chính
5. Phòng Quản lý vốn Uỷ thác Đầu tư
6. Phòng đầu tư
7. Ban chứng khoán
1. Văn phòng Công ty
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh
Hội đồng quản trị
Cũng giống như một Công ty Tài chính thông thường, hoạt động của Công ty Tài
chính Dầu khí bao gồm 3 mảng chủ yếu: Huy động vốn; Tín dụng; Và các hoạt động khác
bao gồm: đầu tư, kinh doanh vàng và ngoại tệ, tư vấn tài chính…Trong đó, nguồn thu từ
hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu của PVFC (doanh thu từ tín
dụng hàng năm đưa lại chiếm 30% tổng doanh thu từ các hoạt động của toàn Công ty). Ba
năm đầu sau khi thành lập, khách hàng trong ngành của PVFC chiếm tỷ trọng 90% về cơ
cấu vốn và mang lại nguồn thu chủ đạo cho hoạt động tín dụng của Công ty. Cho đến nay,
từ 9 khách hàng tín dụng trong ngành ban đầu, PVFC đã là người bạn đồng hành của hơn
300 khách hàng thuộc các lĩnh vực ngành nghề trọng yếu, phù hợp với định hướng phát
triển tín dụng của PVFC .
Bảng 2.1. Dự nợ tín dụng doanh nghiệp của PVFC (2001 - 2006)
2001 2002 2003 2004 2005 2006
Dư nợ (tỷ đồng) 68 396 668 912 1065 1971
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thu xếp vốn và tín dụng doanh nghiệp 13/ 01/2007)
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh (2002 - 2005)
Đơn vị tính: 1000 VND
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
1. Thu nhập từ lãi ròng 9.648.167 19.452.049 20.349.232 103.630.632

- Thu từ lãi
- Chi phí từ lãi
31.151.721
21.503.554
114.540.251
95.088.202
185.300.756
164.951.525
418.114.941
314.484.309
2. Thu nhập ngoài lãi (4.485.903) (13.518.174) (12.048.516) (88.755.084)
- Thu ngoài lãi
- Chi ngoài lãi
34.381.710
38.867.613
19.340.993
32.859.167
29.498.481
41.546.998
7.608.309
96.363.393
3. Thu nhập trước thuế ( 1+2) 5.162.264 5.933.875 8.300.716 14.875.548
4. Thuế TNDN 1.651.924 10.511.894
5. Thu nhập sau thuế 3.510.340 5.933.875 8.300.716 4.363.654
(Nguồn: Báo cáo tài chính của PVFC)
Qua bảng kết quả kinh doanh ta thấy trong 4 năm liên tiếp, thì Công ty Tài chính
Dầu khí đều hoạt động có lãi, lợi nhuận sau thuế qua các năm tăng dần lên, trừ năm 2005,
thu nhập sau thuế có giảm vì thuế thu nhập phải nộp quá nhiều và chi ngoài lãi lớn hơn
nhiều so với các năm trước. Bằng chứng là, năm 2002 lợi nhuận sau thuế đạt 3,5 tỷ đồng,
đến năm 2003 tăng 1,7 lần (5,9 tỷ đồng) và năm 2004 tăng 1,4 lần so với năm 2003 (8.3 tỷ

đồng). Đây tuy không phải là 1 con số lớn so với các Tổ chức Tín dụng Nhà nước nhưng là
một kết quả tốt so với 1 công ty mới đi vào hoạt động.
2.2. Thực trạng hoạt động thu xếp vốn cho dự án tại Công ty Tài
chính Dầu khí
2.2.1. Sự cần thiết của hoạt động thu xếp vốn cho dự án đối với Công ty Tài
chính Dầu khí
Hoạt động thu xếp vốn được hình thành cùng với sự ra đời của Công ty Tài chính
Dầu khí. Hoạt động này được triển khai tại Phòng Thu xếp vốn và tín dụng Doanh nghiệp
từ năm 2000. Chức năng chủ yếu của phòng là tham mưu và giúp việc cho Giám đốc Công
ty trong thu xếp vốn cho các dự án đầu tư trong và ngoài Tổng công ty; quản lý và tổ chức
triển khai các hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp.
Nhiệm vụ cụ thể bao gồm:
- Thực hiện tư vấn phương án thu xếp vốn và thực hiện thu xếp vốn tín dụng cho các
dự án đầu tư trong và ngoài Tổng công ty; đàm phán, chuẩn bị nội dung và theo dõi các
hợp đồng vay vốn trong và ngoài nước cho Tổng công ty hoặc các doanh nghiệp khi được
uỷ quyền;
- Nhận và cho vay các nguồn vốn uỷ thác của Tổng công ty và các tổ chức khác;
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn các doanh nghiệp
- Thực hiện cấp bảo lãnh cho các doanh nghiệp;
- Tổ chức triển khai hoạt động Bao thanh toán cho các doanh nghiệp
- Thực hiện việc dàn xếp tài chính và nhận uỷ thác quản lý tài sản cho thuê
Hiện nay, Phòng Thu xếp vốn và Tín dụng Doanh nghiệp được chia thành 04 tổ
chức năng:
- Tổ tư vấn và thu xếp vốn dự án
- Tổ tín dụng
- Tổ Bảo lãnh và Bao thanh toán
- Tổ tổng hợp
Có thể nói, hoạt động thu xếp vốn là một hoạt động mới nhưng lại được tiến hành
ngay từ những ngày đầu thành lập Công ty. Điều đó chứng tỏ tầm quan trọng của hoạt
động này không chỉ đối với PVFC mà còn đối với Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam.

Thứ nhất, với quy mô kiêm tốn của một Công ty Tài chính trực thuộc Tổng Công
ty so với các trung gian tài chính khác trên thị trường, PVFC gặp khó khăn khi sử dụng vốn
tự có để tài trợ cho các dự án trong ngành với tổng mức đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng
do những quy định về đảm bảo an toàn của NHNN. Theo đó, một Tổ chức Tín dụng chỉ
được tài trợ tối đa 15% vốn điều lệ cho một khách hàng trong khi vốn điều lệ của Công ty
lúc mới thành lập chỉ đạt 100 tỷ VND (từ ngày 01/01/2007 đã nâng lên 3000 tỷ VND).
Hơn nữa, PVFC cũng không thể sử dụng tất cả số vốn tự có để cho vay dự án của ngành
Dầu khí vì số lượng các dự án thì nhiều, thời gian dự án dài cũng như số vốn tín dụng cần
huy động cho mỗi dự án là rất lớn, kéo theo mức độ gia tăng rủi ro khi qui mô vốn cho vay
lớn.
Trong khi đó, mục tiêu thành lập PVFC là cung cấp vốn cho nhu cầu đầu tư phát
triển của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên, hoạt động thu xếp vốn tín dụng cho dự án
ra đời có ý nghĩa trong việc có thể hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà Tổng Công ty giao
phó, đồng thời giải quyết được những hạn chế về qui mô tín dụng của một Công ty Tài
chính.
Bảng 2.3: Vốn điều lệ của PVFC
Thời gian Vốn điều lệ của PVFC ( tỷ đồng)
2000 – 2004 100
2005 – 6/6/2006 300
7/2006 – 12/2006 1000
Từ 1/1/2007 3000
Thứ hai, đối với bản thân PVFC, thu xếp vốn cho dự án còn là một sản phẩm tài
chính mang lại doanh thu cho PVFC. Đó là thu nhập từ phí thu xếp vốn, lãi từ hoạt động
tín dụng trực tiếp cung cấp cho dự án. Đây cũng là một kênh giúp cho PVFC mở rộng
được hoạt động tín dụng và tư vấn tài chính của mình. Hơn nữa, trong xu hướng cạnh tranh
khốc liệt như hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực Ngân hàng Tài chính thì việc mỗi một Tổ
chức tín dụng tìm cho mình một đường lối phát triển riêng là rất cần thiết. PVFC dựa vào
khả năng của mình đã chủ trương coi hoạt động thu xếp vốn là hoạt động nền tảng của
Công ty, hoạt động này vừa mang tính khác biệt, mới mẻ đối với thị trường tài chính, vừa
có thể phát huy được hết tiềm năng của Công ty. Rõ ràng, hoạt động thu xếp vốn là hoạt

động tổng hợp, đòi hỏi sự tham gia của nhiều lĩnh vực: tư vấn tài chính, tín dụng, quản lý
vốn uỷ thác, dòng tiền…
Điều này được minh hoạ rõ hơn thông qua mối liên hệ giữa hoạt động thu xếp vốn
cho dự án với các phòng ban của PVFC. Khi nhận được giấy đề nghị thu xếp vốn của chủ
dự án, cán bộ thu xếp vốn phải xem xét tất cả các nguồn lực của PVFC để có thể đưa ra các
phương án thu xếp vốn tối ưu cho khách hàng. Ví dụ, Phòng Quản lý dòng tiền sẽ xem xét
xem số vốn tự có của Công ty là bao nhiêu, số dư có trong tài khoản của Công ty ở các NH
cũng như hạn mức tín dụng của các NH, TCTD khác đối với chủ dự án là bao nhiêu để có
thể kêu gọi vốn đồng tài trợ; Phòng Quản lý vốn uỷ thác đầu tư sẽ khai thác và tìm kiếm
các cơ hội có vốn Uỷ thác cho vay từ các NH, Tổ chức kinh tế, Tổng Công ty Dầu khí Việt
Nam, các Công ty Dầu khí thành viên; Phòng Thẩm định độc lập sẽ giúp cán bộ thu xếp
vốn thẩm định tài chính dự án hoặc tái thẩm định, lập Hội đồng thẩm định…
Từ những phân tích nói trên, ta nhận thấy rằng hoạt động thu xếp vốn tín dụng dự
án có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của các ngành kinh tế lớn trong
nước, của Quốc gia mà còn đối với PVFC. Thu xếp sẽ trở thành một thế mạnh của PVFC
trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, nhất là trên thị trường tài chính.
2.2.2. Các hình thức thu xếp vốn
Để tiến hành thu xếp vốn tín dụng cho một dự án, PVFC phải xem xét các điều kiện
của dự án, khả năng cung vốn của Công ty cũng như các nhà tài trợ để đưa ra được các
Nhà tài trợ
PVFC - đầu mối thu xếp vốn
Chủ dự án
phương án thu xếp vốn hiệu quả cho khách hàng. Chính vì thế, hình thức thu xếp vốn cho
các dự án khác nhau hiếm khi giống nhau về nhà tài trợ, tỷ lệ tham gia góp vốn cho dự án,
lãi suất cho vay, phí thu xếp và cách thức tài trợ dự án…(Trong mục này, tác giả chỉ bàn
đến các bước thực hiện cho đến khi thu xếp được khoản vốn yêu cầu của khách hàng,
nghĩa là đến khi ký kết được HĐ tín dụng giữa Bên tài trợ và Bên nhận tài trợ)
Tuy nhiên, nhìn chung thì hiện nay PVFC cung cấp 3 hình thức thu xếp vốn. Sự
khác nhau giữa 3 hình thức này sẽ được giải thích thông qua quyền và nghĩa vụ của các
bên tham gia, các loại hợp đồng được ký kết, và hình thức thu phí thu xếp.



2.2.1.1. PVFC nhận uỷ thác đàm phán, ký kết các hợp đồng tín dụng với các
nhà tài trợ trong và ngoài nước cho các chủ đầu tư dự án.
Đây là hình thức thu xếp trong đó, PVFC toàn quyền thay mặt cho chủ đầu tư tìm
kiếm nguồn tài trợ mà không dùng vốn của mình để tài trợ cho dự án. Phí thu xếp được
tính theo cách 2, phí trả từng kỳ và dựa trên số dư nợ thực tế (xem bảng 1.1)
Các loại hợp đồng được ký kết:
 Hợp đồng nguyên tắc thu xếp vốn giữa PVFC và chủ đầu tư

×