Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.61 KB, 1 trang )
Từ đồng nghĩa, từ gần nghĩa - nét đặc sắc của tiếng Việt
TT - Nói về sự giàu và đẹp của tiếng Việt, xin mượn câu chuyện nhỏ: năm 1945 khi còn dạy học ở Huế, giáo sư Nguyễn Lân đã đề nghị học trò mình tìm
trong tiếng Việt từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với từ couper (chặt, xắt, cắt...) trong tiếng Pháp. “Tôi không ngờ - giáo sư kể lại - anh chị đã đưa đến ba
bốn chục từ VN.
Thí dụ về tác dụng của con dao, anh chị em đã nêu lên: cắt bánh, chặt cành, bổ củi, đẵn cây, róc mía, đẽo cày, ngả cây, chẻ tăm, vót đũa, gọt bút chì, xắn bánh dẻo,
cắt giò, xén giấy, thái thịt, tiện mía, cứa cổ, chém đầu, beng đầu, phanh thây, xẻo mũi, mổ bụng, vằm mặt, vạt mặt, rạch đùi, băm bầu, khía bầu dục, phát bờ, phát
bụi, lạng mỡ, khoét lỗ, tỉa thủy tiên, khắc tên...” (1).
Nói về từ “mang” - từ được coi là trung tính để diễn tả hành động dời một vật từ nơi này sang nơi khác, nhà nghiên cứu Long Điền Nguyễn Văn Minh trong Việt ngữ
tinh nghĩa từ điển đã liệt kê những từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa: ẵm, bê, bế, bồng, bưng, cầm, cắp, cáng, cõng, chở, dắt, giắt, dun, dảy, đẩy, đem, đeo, đèo, đội,
đun, đưa, gánh, gồng, kéo, kèm, khênh, khiêng, khuân, lê, lăn, lôi, nâng, nẫng, nưng, nhấc, ôm, quẳng, quảy, tải, tha, tung, vác, vần, vất, võng, vứt, xe, xách (2).
Nói về cái chết, Bằng Giang đã thống kê được... 1.001 cách diễn đạt (3), trong đó có nhiều cách diễn đạt mang tính đặc thù trong một văn bản nhất định, còn nhiều
cách diễn đạt khác có thể coi là từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa.
Dĩ nhiên, mỗi từ sắc thái biểu cảm, ý nghĩa và cách dùng không hoàn toàn giống nhau, thậm chí có những nét khác xa nhau mà không thể lẫn lộn được. Chẳng hạn,
chỉ có thể nói bửa củi, chẻ củi, chặt củi chứ không thể cắt củi, chém củi, vót củi...
Trên thực tế có những sự vật, hiện tượng gần gũi với nhau, có liên hệ nhau nhưng không hoàn toàn giống nhau, vì vậy phải dùng từ (ngữ) cho chính xác, tức gọi tên
cho chính xác.
Chẳng hạn, ao, bàu, đầm, đìa, hồ, kênh (kinh), khe, lạch, phá, rạch, sông, suối, vịnh, vũng... đều có chung đặc điểm là nơi chứa (nhiều) nước nhưng với ao, bàu,
đầm, đìa, hồ... thì nước tĩnh, không có dòng chảy; còn kênh, lạch, rạch, sông, suối... lại có nước chảy. Dù vậy, giữa ao và đìa cũng không giống nhau - đìa là nơi
được đào rồi để cá vào ở tự nhiên, còn ao là nơi được đào để nuôi cá.
Hay giữa kênh và rạch cũng khác nhau - kênh là do con người đào nên, còn rạch là dòng chảy tự nhiên (nhưng lại khác với suối, rạch chỉ dòng chảy ở vùng đồng
bằng)...
Do đó, để giới thiệu nét đặc sắc của tiếng Việt, qua đó khơi gợi lòng yêu quý tiếng ngôn ngữ của dân tộc trong học sinh, trong chương trình dạy môn tiếng Việt (hay
ngữ văn), ngay từ tiểu học cần chú ý giảng và thực hành nhiều về từ đồng nghĩa, gần nghĩa.
TRÚC GIANG (quận 3, TP.HCM)