Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.83 KB, 20 trang )

: Những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng
1.1. Khái niệm về hoạt động tín dụng của ngân hàng :
Tín dụng là một giao dịch về tài sản ( tiền hoặc hàng hóa ) giữa bên cho vay và bên đi
vay. Trong đó, bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất
định theo thỏa thuận và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho
vay khi đến thời hạn.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi
trong một thời gian nhất định giữa một bên là ngân hàng và một bên là các đơn vị kinh tế, các tổ
chức xã hội và dân cư.
Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng hoạt động kinh doanh cơ bản, đem lại nguồn thu
nhập chủ yếu cho các ngân hàng thương mại. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm khoảng
từ ½ đến 2/3 tổng thu nhập của ngân hàng. Ở Việt Nam, tỷ lệ này là từ 85% đến 95%. Thông qua
hoạt động cho vay, ngân hàng sẽ kiếm được lợi nhuận cho bản thân mình từ khoản chênh lệch lãi
suất cho vay và lãi suất tiền gửi. Lợi nhuận này là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

Đối với người đi vay, vốn vay ngân hàng là nguồn vốn mà khách hàng dễ tiếp cận ở
mọi lúc, mọi nơi với các điều kiện, phương thức thanh toán đa dạng và phong phú. Vốn vay ngân
hàng là một trong những nguồn vốn sẵn có rẻ tiền nhất và linh hoạt nhất. Mặt khác, sử dụng vốn
vay ngân hàng làm cho khách hàng hoạt động có hiệu quả hơn vì họ không những phải trả nợ gốc
và lãi cho ngân hàng mà còn phải chịu sự kiểm tra, giám sát và nhận được sự tư vấn của ngân hàng
trong suốt quá trình sử dụng vốn vay.
Đối với nền kinh tế, hoạt động tín dụng ngân hàng chuyển vốn từ nơi chưa có nhu cầu
sử dụng sang nơi có nhu cầu sử dụng để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh làm cho nền kinh
tế phát triển, đời sống xã hội ngày càng cao. Ngân hàng hoạt động với mục tiêu lợi nhuận và an
toàn nên ngân hàng chỉ cho vay các dự án, các doanh nghiệp, các cá nhân sử dụng tiền vay có hiệu
quả. Người vay muốn tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng buộc phải kinh doanh có lợi
nhuận, có phương án sử dụng vốn khả thi và khi các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì nền
kinh tế sẽ phát triển vững chắc. Bên cạnh đó, nhờ có khoản vốn vay ngân hàng, các doanh nghiệp
sẽ có đủ khả năng tài chính để tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại, mở rộng quy mô sản kinh
doanh. Do đó, sẽ thúc đẩy khoa học công nghệ và sản xuất hàng hóa phát triển, đáp ứng nhu cầu
tiêu dung của dân cư, tạo công ăn việc làm cho người lao động.


1.1.1. Các hình thức tín dụng của ngân hàng thương mại :

Ngân hàng cung cấp rất nhiều hình thức tín dụng cho nhiều đối tượng khách hàng với
nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Để tránh nhầm lẫn và có cái nhìn tổng quát về các loại hình tín
dụng, người ta có thể phân loại tín dụng theo một số tiêu thức nhất định. Có nhiều cách phân loại
tín dụng khác nhau, tùy theo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản lý của ngân hàng. Sau đây
là một số tiêu thức phân loại phổ biến.
- Phân loại theo mục đích vay :
+ Cho vay kinh doanh ( sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại… )
+ Cho vay tiêu dung
- Phân loại theo thời hạn vay :
+ Cho vay không thời hạn
+ Cho vay ngắn hạn : có thời hạn đến 1 năm
+ Cho vay trung hạn : có thời hạn trên 1 năm đến 5 năm
+ Cho vay dài hạn : có thời hạn trên 5 năm
- Phân loại theo phương thức đảm bảo :
+ Cho vay có đảm bảo bằng tài sản
+ Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản
- Phân loại theo đồng tiền cho vay :
+ Cho vay bằng nội tệ
+ Cho vay bằng ngoại tệ
Trong các tiêu thức phân loại trên, phân loại theo thời hạn vay và theo phương thức
đảm bảo là hai cách thường được các ngân hàng thương mại áp dụng. Phân loại theo thời gian có ý
nghĩa quan trọng vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của khoản vay cũng
như khả năng hoàn trả của khách hàng. Còn phân loại theo phương thức đảm bảo giúp các nhà
quản lý ngân hàng có thể đưa ra những biện pháp giám sát, kiểm tra và thu hồi nợ phù hợp với
từng khoản vay.
1.1.2. Quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng :
1.1.2.1. Định nghĩa rủi ro tín dụng :
Rủi ro tín dụng được định nghĩa là khoản lỗ tiềm tang vốn có được tạo ra khi cấp tín

dụng cho một khách hàng. Có nghĩa là khả năng khách hàng không trả được nợ theo hợp đồng gắn
liền với mỗi khoản tín dụng ngân hàng cấp cho họ. Hoặc nói một cách cụ thể hơn, luồng thu nhập
dự tính mang lại từ các tài sản sinh lời của ngân hàng có thể không được hoàn trả đầy đủ xét cả về
mặt số lượng và thời hạn. Các ngân hàng sẽ không bị đe dọa bởi rủi ro tín dụng nếu luôn luôn
nhận lại được cả gốc và lãi của các khoản vay đúng thời hạn, ngược lại nếu người vay gặp khó
khăn tài chính, thì cả gốc và lãi khoản vay bị đặt trong tình trạng rủi ro không thu hồi được. Trong
điều kiện bình thường, phần lớn các tài sản tài chính do các doanh nghiệp phát hành và được đầu
tư bởi các ngân hàng đều được đảm bảo với mức xác suất cao, lãi thu được thường dưới dạng lãi
suất cố định. Nhưng khi có rủi ro, mặc dù xảy ra với xác suất thấp, mức vốn có thể mất lại không
có giới hạn. Có thể lấy các trái phiếu có phiếu lĩnh lãi cố định do các doanh nghiệp phát hành và
các khoản cho vay của ngân hàng để chứng minh cho mâu thuẫn giữa thu nhập và rủi ro tín dụng.
Trong cả hai trường hợp, nếu không có rủi ro, nguồn thu nhập của ngân hàng là có giới hạn dưới
dạng lãi suất các khoản cho vay hoặc lãi suất trái phiếu, ngược lại ngân hàng thường mất toàn bộ
phần lãi suất và có thể một phần hay toàn bộ vốn gốc, điều này còn phụ thuộc vào khả năng bồi
hoàn của tài sản thế chấp và kết quả của việc thanh lý tài sản trong trường hợp người đi vay phá
sản.
1.1.2.2. Khái niệm về quản lý rủi ro tín dụng :
Trước hết, rủi ro tín dụng là khả năng mà khách hàng không trả hoặc trả không đúng
hạn, hoặc không trả đầy đủ gốc và lãi cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng không chỉ ở hoạt động cho
vay ( là hoạt động quan trọng, có quy mô lớn nhất của ngân hàng ) mà nó còn gồm những hoạt
động có tính chất tín dụng khác như : tín dụng thuê mua, bảo lãnh, tài trợ thương mại, cam kết,
đồng tài trợ, cho vay ở thị trường liên ngân hàng … Khi thực hiện một hoạt động tài trợ cụ thể,
ngân hàng sẽ cố gắng phân tích các yếu tố của người vay sao cho độ an toàn là cao nhất, và thông
thường thì ngân hàng chỉ cho vay khi thấy rằng sẽ không xảy ra rủi ro tín dụng. Tuy vậy, để có thể
dự đoán được một cách chính xác các vấn đề sẽ xảy ra thì không một nhà kinh doanh ngân hàng
nào có thể làm được, và do đó ta có thể thấy rủi ro tín dụng là bạn đường trong kinh doanh ngân
hàng, chỉ có thể đề phòng, hạn chế chứ không thể loại trừ.
Như vậy, làm thế nào để quản lý được rủi ro tín dụng, đó là câu hỏi mà trong kinh
doanh ngân hàng, các nhà quản lý thường đặt ra. Trước hết, chúng ta nên coi rủi ro tín dụng là một
hiện tượng có thể xảy ra một cách ngoài mong muốn của ngân hàng khi ngân hàng thực hiện hoạt

động cho vay đối với khách hàng. Như vậy, theo quan niệm này, ngân hàng cần phải cố gắng
lường trước những rủi ro có thể xảy ra mỗi khi bắt đầu xem xét một khoản tín dụng. Điều này
chính là cơ sở hình thành nên ý tưởng quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, rủi ro tín dụng không phải bao giờ cũng sẽ xảy ra mỗi khi ngân hàng thực
hiện hoạt động cho vay đối với khách hàng, nó là một hiện tượng tiềm ẩn. Nhưng trong khá nhiều
tình huống, do rủi ro có tính lặp lại nên người ta có thể nhận biết được tính quy luật của nó. Và
như vậy thì ngân hàng có thể tìm ra những giải pháp nhằm quản lý và hạn chế khả năng rủi ro tín
dụng có thể xảy ra và giảm thiểu những tổn thất mà rủi ro tín dụng gây ra.
Tóm lại, quản lý rủi ro tín dụng là một trong những nội dung quản lý của Ngân Hàng
Thương Mại, quản lý rủi ro tín dụng bao gồm : nhận biết và đánh giá mức độ rủi ro, thực hiện các
biện pháp hạn chế khả năng xảy ra rủi ro và giảm thiểu tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra.
1.1.2.3. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng :
Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng rất đa dạng. Các khoản cho vay lỗ thường có nguồn
gốc từ việc không trả nợ đúng hạn do việc mất khả năng trả nợ hoặc không tự nguyện của khách
hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng có thể lỗ do sự giảm giá trị danh mục, chất lượng tín dụng suy
giảm. Đặc biệt, về lãi suất, rủi ro tín dụng thường xảy ra rất lớn do chênh lệch giữa thời gian thay
đổi lãi suất và thời gian của dòng tiền được hình thành từ những thay đổi bất lợi khi có sự biến
động của tỷ giá. Ngay cả những trường hợp giao dịch giao ngay và có kỳ hạn của từng ngoại tệ
cũng có thể gây ra chênh lệch. Do đó, ngân hàng còn phải chịu các khoản lỗ do sự giảm giá của
ngoại tệ.
Đầu tiên phải kể đến là việc ngân hàng không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng
và điều kiện cho vay. Ví dụ, tại Tp.HCM, tại một thời điểm, qua khảo sát cho thấy có nhiều ngân
hàng cho vay một khách hàng vượt quá 10% vốn tự có. Trong đó, Eximbank là 74%, Sacombank
là 48%, Sài Gòn công thương là 33%..., do vậy đã cho vay tập trung vốn quá lớn cho một số khách
hàng, khi những doanh nghiệp này thua lỗ thì ngân hàng chịu rủi ro lớn. Trường hợp của Epco,
Minh Phụng là những ví dụ điển hình. Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành
kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước, Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về bảo
đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng và các văn bản khác có liên quan đến các vấn đề trên đến
nay được ban hành tương đối đầy đủ. Đây chính là hành lang pháp lý để các tổ chức tín dụng làm

cơ sở xem xét, quyết định cho vay và thực hiện bảo đảm tiền vay. Đặc biệt, những quy định về
điều kiện để được vay vốn trong Quy chế cho vay; những quy định về điều kiện áp dụng cho từng
biện pháp bảo đảm tiền vay trong Nghị định 178 là rất quan trọng. Theo đó, để được vay vốn thì
tùy theo từng đối tượng khách hàng mà họ phải đảm bảo năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành
vi dân sự như quy định. Đồng thời, khách hàng còn phải có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ
trong thời hạn cam kết; có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu
quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp
luật; mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp và thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy
định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nếu nhận thức đầy đủ,
thực hiện nghiêm túc các quy định trên, nhất là thẩm tra chặt chẽ khả năng tài chính, hiệu quả của
phương án sản xuất kinh doanh, các điều kiện về bảo đảm tiền vay của khách hàng rồi mới quyết
định đầu tư thì khả năng thu hồi vốn là rất lớn. Ngược lại, nếu dễ dãi, buông lỏng quản lý hoặc
thẩm tra chưa đến nơi, đến chốn đã quyết định đầu tư thì mức độ rủi ro sẽ gia tăng, thậm chí có khi
mất vốn. Thực tế cho thấy, có khách hàng sản xuất kinh doanh thua lỗ, năng lực tài chính yếu kém,
vốn nhỏ bé trong đó nhà, cửa đất đai lại chưa có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, quyền quản lý
nhưng để có vốn hoạt động họ đã nâng khống vốn tự có rồi lập nhiều dự án, có cả dự án thuộc lĩnh
vực mà họ chưa từng có kinh nghiệm để đi vay. Vậy mà, có tổ chức tín dụng không những đã
quyết định cho vay mà còn nhận bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Hậu quả là
dự án kém hiệu quả, nợ tồn đọng khó có khả năng thu hồi, vì thế không những nguy cơ tổn thất
cho tổ chức tín dụng là khá lớn mà uy tín của tổ chức tín dụng cũng bị giảm sút nghiêm trọng.
Nguyên nhân thứ hai là chính sách và quy trình cho vay còn lỏng lẻo, chưa chú trọng
đến phân tích khách hàng để tính toán điều kiện và khả năng trả nợ hoặc phương pháp xem xét,
phân tích còn hạn chế, chưa chính xác.
Ngoài ra, trình độ và đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ, nhân viên tín dụng của ngân
hàng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Đành rằng rủi ro,
thiệt hại trong cho vay là không thể tránh khỏi, thậm chí có trường hợp phải chấp nhận như rủi ro,
tổn thất do thiên tai, dịch bệnh gây ra. Nhưng, nếu cán bộ, đặc biệt là cán bộ có liên quan đến công
tác cho vay nêu cao phẩm chất, đạo đức, tinh thần trách nhiệm sẽ góp phần quan trọng hạn chế
được rủi ro. Nhờ chú trọng đến công tác cán bộ, nhất là luôn bồi dưỡng cho họ về phẩm chất, đạo
đức, ý thức trách nhiệm nên nhiều ngân hàng có đội ngũ cán bộ tận tuỵ với công việc; vì vậy,

không những kết quả kinh doanh năm sau luôn cao hơn năm trước mà còn tạo ra bầu không khí lao
động, thi đua sôi nổi với quyết tâm “biến cơ hội thành lợi thế, biến thách thức thành động lực phát
triển“. Nếu cán bộ sa sút về phẩm chất, đạo đức, thiếu trách nhiệm, tiêu cực thì tai họa cho ngân
hàng là không thể tránh khỏi. Thực tế cho thấy, một số món vay lớn kém chất lượng, tồn đọng
không có khả năng thu hồi và đang có nguy cơ bị mất trắng nhiều tỷ đồng đều xuất phát từ số cán
bộ này. Vì vụ lợi, buông lỏng quản lý nên trong quá trình thẩm tra, xét duyệt cho vay, quản lý vốn
vay không những họ đã không tuân thủ các quy định hiện hành mà còn dễ dãi, tạo kẻ hỡ cho khách
hàng lợi dụng. Đã có chi nhánh ngân hàng thương mại tuy sai phạm chỉ do một số người gây ra
nhưng tính chất nghiêm trọng, mức độ tổn thất thật nặng nề đến nỗi khó có khả năng tự bù đắp
được. Trước thực trạng này, thay vì phải làm rõ trách nhiệm, có biện pháp xử lý nhằm ngăn chặn,
tránh tái phạm thì một số nơi không những chưa quan tâm đến xử lý cá nhân có sai phạm mà còn
lạm dụng nguồn dự phòng để xử lý rủi ro. Phổ biến nhất là: khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp
chưa bị giải thể, phá sản nhưng nợ tồn đọng của họ tại ngân hàng lại được xử lý rủi ro đưa ra khỏi
nội bảng; vì vậy, không những sai quy định, phản tác dụng mà còn làm phát sinh tâm lý ỷ lại.
Chính điều này, đã làm cho một số cán bộ có sai phạm chủ quan, chưa tích cực tìm biện pháp để
khắc phục hậu quả do họ đã gây ra mà thường chờ đợi sự cứu giúp từ cấp trên. Vì thế, khoản vay
này chưa khắc phục được thì khoản vay khác cũng sai phạm tương tự lại tiếp tục phát sinh làm cho
tỷ lệ nợ xấu thực chất chiếm trong tổng dư nợ của một số ngân hàng luôn ở mức cao hơn rất nhiều
so với mức cho phép.
Về phía người vay nợ, có những nguyên nhân khách quan và cả chủ quan. Nguyên nhân
khách quan xuất phát từ những tác động bên ngoài như thiên tai, hỏa hoạn, do sự ổn định của nền
kinh tế chưa chắc chắn, chính sách quản lý kinh tế thay đổi đột ngột, do hành lang pháp lý chưa
phù hợp, do biến động của thị trường trong và ngoài nước, do quan hệ cung cầu hàng hóa thay đổi.
Nguyên nhân chủ quan là vốn tự có tham gia sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn rất ít so
với nhu cầu. Năng lực điều hành còn hạn chế, thiếu thông tin thị trường và các đối tác, trong đó
cũng phải kể đến việc thiếu thiện chí trả nợ vay ngân hàng ngay từ khi xin vay vốn.
Như vậy có rất nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, và nếu rủi ro tín dụng xảy ra
nó sẽ gây ra những tác động và hậu quả xấu đối với ngân hàng.

1.1.2.4. Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng và những tác động xấu do rủi ro tín dụng gây ra :

Rủi ro tín dụng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong hoạt động của ngân hàng. Khi rủi
ro tín dụng xảy ra nó sẽ dẫn đến những tổn thất về tài chính của ngân hàng, về uy tín của ngân
hàng, đặc biệt hơn nó có thể dẫn đến sự phá sản của ngân hàng hay những khủng hoảng về kinh tế,
tài chính, xã hội… Chính vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng là một hoạt động mà các ngân hàng phải
thực hiện để có thể giảm thiểu, hạn chế đến mức tối đa những rủi ro về tín dụng và những tổn thất
xấu do nó gây ra.
Về cơ bản, rủi ro tín dụng có thể gây ra một số hậu quả hay tác động xấu như làm giảm
khả năng thanh toán, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, làm giảm uy tín của người đi vay đối với
ngân hàng, doanh nghiệp đi vay vốn của ngân hàng sẽ bị giảm uy tín trên thương trường… Những
thiệt hại từ rủi ro tín dụng :
- Đối với nền kinh tế:
Hoạt động ngân hàng liên quan đến hoạt động doanh nghiệp, các ngành và các cá nhân,
vì vậy khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản thì người gởi tiền ở các ngân
hàng khác hoang mang lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rút tiền ở các ngân hàng khác, làm cho toàn bộ
hệ thống ngân hàng gặp khó khăn. Ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản suất kinh
doanh của doanh nghiệp, không có tiền trả lương dẫn đến đời sống công nhân gặp khó khăn. Hơn
nữa, sự hoảng loạn của các ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Nó làm cho nền
kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định. Ngoài ra, rủi
ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới vì ngày nay nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ
thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Kinh nghiệm cho ta thấy cuộc khủng hoảng tài chính
châu Á (1997) và mới đây là cuộc khủng hoảng tài chính Nam Mỹ (2001-2002) đã làm rung
chuyển toàn cầu. Mặt khác, mối liên hệ về tiền tệ, đầu tư giữa các nước phát triển rất nhanh nên
rủi ro tín dụng tại một nước ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước có liên quan.
- Đối với ngân hàng:
Khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay,
nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này làm cho ngân
hàng mất cân đối trong việc thu chi. Khi không thu được nợ thì vòng quay vốn tín dụng giảm làm
ngân hàng kinh doanh không có hiệu quả. Khi gặp phải rủi ro tín dụng ngân hàng thường rơi vào
tình trạng mất khả năng thanh khoản, làm mất lòng tin người gửi tiền, ảnh hưởng đến uy tín của
ngân hàng, bị cấp trên khiển trách. Đối với cấp dưới, do gặp phải rủi ro tín dụng nên không có tiền

trả lương cho nhân viên vì thế những người có năng lực sẽ thuyên chuyển công tác, gây khó khăn
cho ngân hàng.
Nói tóm lại, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra ở mức độ khác nhau: nhẹ nhất là
ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng không
thu được vốn lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này
kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế
nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải
hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay.

×