HỒ CHÍ MINH – NHŔ GIÁO DỤC VĨ ĐẠI
TS. Hoàng Trang
Phó viện trưởng Viện Hồ Chí Minh,
thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hà Nội.
Với cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người tìm đường, mở đường và dẫn
đường cho nhân dân ta đi đến độc lập tự do, nước mạnh dân giàu. Gắn liền với sự nghiệp
cách mạng vĩ đại đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là người sáng lập ra nền giáo dục khoa
học và cách mạng của dân tộc, tạo ra được nguồn động lực to lớn đưa Việt Nam sánh vai
cùng các nước trên thế giới.
l. Sự nghiệp giáo dục của Hồ Chí Minh xuất phát từ con đường cách mạng mà Người tìm
ra cho dân tộc ta. Nó là một bộ phận hữu cơ của con đường cách mạng đó. Ai cũng biết
vào cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ XX, con đường đấu tranh giành độc lập tự do của
dân tộc ta lâm vào khủng hoảng. Trước tình hình đó, vào giữa năm 1911 , với tư duy độc
lập tự chủ của mình, Hồ Chí Minh quyết định đi sang phương Tây để xem các nước làm
như thế nào rồi sẽ trở về giúp đồng bào. Trên con đường muôn trùng gian lao thử thách đó,
đến năm l 920, Hồ Chí Minh đã đến được với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tìm con đường cách
mạng để giải phóng dân tộc và tự do hạnh phúc cho mọi người. Hồ Chí Minh khẳng định
đó là sự nghiệp của toàn dân, để đưa cách mạng đến thành công phải thực hành giáo dục
các thế hệ người Việt Nam.
Ngay năm 1919, Hồ Chí Minh đã đòi Chính phủ Pháp phải để cho nhân dân ta "tự do học
tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ,
(l)
Nhân dân ta muốn được "tự do học tập" theo Hồ Chí Minh chỉ có một con đường là giành
độc lập cho dân tộc. Người lên án chính sách cai trị hà khắc của thực dân Pháp làm cho dân
ta ngu để dễ trị và thực hành gieo rắc một nền giáo dục đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn
cả sự dốt nát.
Hồ Chí Minh đã thực hiện một chương trình tuyên truyền giáo dục đào tạo một lớp người
mới. Qua những lớp do Người trực tiếp tổ chức, giáo dục thanh niên yêu nước Việt Nam
những năm 1925- 1927 ở Quảng Châu và năm 1940 ở Quảng Tây (Trung Quốc), một thế
hệ cán bộ cách mạng tiền bối với thế giới quan khoa học, lập trường yêu nước mới được
hình thành. Họ là những hạt giống "đỏ" của cách mạng Việt Nam để thành lập nên Đảng
Cộng sản Việt Nam, phát động cao trào cách mạng 1930 - 1931 và tiến lên cao trào giải
phóng dân tộc mà đỉnh cao là Cách mạng tháng Tám 1945 thàng công, mở ra kỷ nguyên
mới của dân tộc: độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.
Ngay sau Cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh lại chỉ rõ: "Dốt cũng là một loại giặc",
"một dân tộc dốt là một dân tộc yếu"
(2)
. "Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một
trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí". Người ký
sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ để trông nom việc học của dân chúng và kêu gọi:
"Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến
thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc,
biết viết chữ quốc ngữ"
(3)
. "Vì vậy, tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù
chữ"(4)
Thực hiện lời kêu gọi của Hồ Chí Minh, toàn dân dấy lên phong trào diệt dốt sôi nổi. "Đi
học là yêu nước". Đâu đâu cũng có lớp bình dân học vụ. Phong trào này phát triển ngay
sau Cách mạng tháng Tám, qua suốt kháng chiến chống Pháp đến những năm đầu miền
Bắc hoà bình. Kết quả to lớn của phong trào này là hàng triệu người biết chữ, góp phần
đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi.
Miền Bắc giải phóng, nhiệm vụ cách mạng ở thời kỳ mới càng đòi hỏi kiến thức sâu rộng
đối với các thế hệ người Việt Nam. Hồ Chí Minh khẳng định: trong hoàn cảnh nào miền
Bắc cũng phải được củng cố, phải tiến lên chủ nghĩa xã hội; lúc này nhiệt tình cách mạng
không thôi là chưa đủ mà còn phải có kiến thức. Ngành giáo dục của miền Bắc thời kỳ này
đã trở thành ngọn cờ đầu trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau 10 năm miền
Bắc được giải phóng, tháng 3/1964, Hồ Chí Minh viết: "Về văn hoá xã hội, dưới thời thực
dân Pháp thống trị, 95% dân ta mù chữ, ngày nay 95% dân ta đều biết đọc, biết viết. So với
ngày hoà bình lập lại, số học sinh phổ thông tăng gấp 3 lần rưỡi; số học sinh đại học và
chuyên nghiệp trung cấp tăng 25 lần... Trẻ em ngày càng được săn sóc chu đáo"
(5)
. Đây
chính là sự chuẩn bị đầy đủ về trí, đức, thể, mỹ theo quan điểm giáo dục của Hồ Chí Minh,
để làm chủ khoa học kỹ thuật, tạo ra một đội ngũ hùng mạnh, đưa sự nghiệp giải phóng
miền Nam, thống nhất Tổ quốc đến thắng lợi trọn vẹn.
2. Quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đào tạo ra những lớp người
mới, hết lòng vì dân vì nước, và Người để lại cho chúng ta một hệ thống quan điểm có giá
trị lâu dài cho một nền giáo dục cách mạng và hiện đại. Đó là di sản vô giá đối với nền
giáo dục Việt Nam.
Trước hết là quan điểm của Hồ Chí Minh về con người. Theo Người "nước lấy dân làm
gốc" và "muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ
nghĩa". Đó là những con người có năng lực, có đạo đức và đức là "gốc" là "nền" của họ.
Do vậy Nhà nước và mọi người phải thấy "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi
ích trăm năm thì phải trồng người". Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông
nghiệp lạc hậu vốn trước là xã hội thuộc địa nửa phong kiến nên việc "trồng người" để xây
dựng một xã hội dân chủ mới là sự nghiệp rất khó khăn, lâu dài và phức tạp. Để có những
lớp người như vậy, theo Hồ Chí Minh, thì ngay từ lúc còn nhỏ, nền giáo dục của chúng ta
phải "đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam", "làm phát
triển hoàn toàn những năng lực có sẵn của các em"
(6)
, phải đạt tới cho mọi người "Học để
làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc
và nhân loại"
(7)
, để suốt đời vì Đảng, vì dân tộc, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh.
Mục đích của nền giáo dục phải đi liền với nội dung giáo dục. Theo Hồ Chí Minh "trong
việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội
chủ nghĩa, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất"
(8)
. Đó là nội dung giáo dục rất cơ bản,
toàn diện mà ta còn thấy trong lời tâm huyết dặn lại ở Di chúc của Người là đối với thế hệ
trẻ, phải "đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa "hồng"
vừa "chuyên". Đó là hai nội dung "đức" và "tài" mà nền giáo dục phải đạt tới. Hai mặt đó
có mối quan hệ biện chứng, khăng khít với nhau, nó không thể thiếu một mặt nào và đó là
những yếu tố cấu thành một con người Việt Nam mới trong thời đại đấu tranh xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Theo Hồ Chí Minh, có đức mà không có tài ví như ông
bụt ở trong chùa không làm hại ai nhưng cũng không mang lại lợi ích cho mọi người; có
đức mà không có tài làm việc gì cũng khó. Do vậy, có đức phải có tài mới là con ngtrời
hữu ích, mới phục vụ tốt nhất cho nhân dân . Theo Người, những thầy giáo, cô giáo trước
tiên phải giáo dục, bồi đắp cho thế hệ trẻ lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào với
truyền thống lịch sử dân tộc mà bắt đầu ngay từ yêu thương những người ruột thịt, bạn bè
và đồng loại, giáo dục tinh thần pháp luật cho họ mà bắt đầu lừ ý thức tôn trọng tập thể, tổ
chức, nội quy nhà trường và trật tự xã hội.
Mục tiêu và nội dung của một nền giáo dục không tự thân có được. Theo Hồ Chí Minh, nó
chỉ có thể thành hiện thực khi tổ chức giáo dục có cách thức, cách làm giáo dục đúng đắn.
Sinh thời, Hồ Chí Minh chỉ ra cách thức cơ bản để có con người toàn diện, con người
"đức", "tài" vẹn toàn thì họ phải được đào tạo "học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với
lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội". Đây là cách thức chỉ rõ sự khác biệt căn
bản của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa ở nước ta với các nền giáo dục thực dân phong kiến
trước đó. Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì
hành không trôi chảy"
(9)
. Chỉ có học đi đôi với hành thì người học mới được rèn luyện cả
tri thức lẫn kỹ năng thực hành, mới gắn liền được tri thức với thực tiễn xã hội, với lao
động sản xuất phong phú.
Một phương pháp dạy học khác được Hồ Chí Minh rất chú ý là "phải nâng cao và hướng
dẫn" khả năng tự đào tạo cho người học, phải "lấy tự học làm cốt"
(10)
. Đây là quan điểm
hiện đại - biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo, coi việc tự học của người học là chính,
giảng dạy của thầy chủ yếu là phương pháp hỗ trợ cho việc tự học có hiệu quả hơn chứ
không thể thay thế việc tự đào tạo của người học, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin
như hiện nay.
Quá trình dạy học "phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng" cho người
học, phải làm cho họ không tin một cách mù quáng từng câu một trong sách, có vấn đề
chưa thông suốt thì mạnh dạn đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ,... phải đặt câu hỏi "vì sao?",
phải suy nghĩ kỹ càng xem nó có hợp với thực tế không, có thật là đúng lý không "
(11)
.
Hồ Chí Minh đã nói: một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên
truyền. Trong phương pháp dạy học, Người đặc biệt chú ý phương pháp truyền thống của
dân tộc là phương pháp nêu gương (thân giáo) chỉ ra những ưu điểm ở mỗi con người,
khích lệ động viên họ phát huy mặt tốt, hạn chế mặt xấu đi đến thủ tiêu nó làm cho con
người ngày càng hoàn thiện. Người coi mỗi việc tốt, người tốt như một bông hoa, mọi
người đều làm việc tốt thì cả xã hội ta như một vườn hoa đẹp. Phương pháp nêu gương còn
đòi hỏi ở người đi giáo dục - các thầy giáo, cô giáo phải là tấm gương sáng cho người học
về cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong cuộc sống, trong quá trình "trồng người " của mình. Một
hành vi xấu của người thầy có thể làm tổn thương, làm mất đi niềm tin của cả một lớp
người. Ngược lại một tấm gương sáng của người thầy sẽ có cả một thế hệ noi theo.
Hồ Chí Minh cũng nêu, rằng "giáo dục là sự nghiệp của quần chúng". Trong khi chỉ ra
ngành giáo dục - đào tạo: đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo có vai trò nòng cốt trong việc
đào tạo thế hệ trẻ. Hồ Chí Minh cũng chỉ ra các cấp đảng và chính quyền, cha mẹ học sinh
và toàn xã hội phải thật sự giác ngộ về trách nhiệm và đóng góp thiết thực vào sự nghiệp
giáo dục và đào tạo các thế hệ trẻ là những người kế tục sự nghiệp to lớn của đảng và nhân
dân ta. Người nói : "Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân
chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa
thầy và trò, giữa trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn
thành thắng lợi nhiệm vụ đó "
(12)
.
3. Nhân cách cao đẹp và phong cách giáo dục mẫu mực của Hồ Chí Minh đã kết tinh ở
Người những phẩm chất tuyệt vời của một nhà giáo dục vĩ đại. Người đã xây dựng cho nền
giáo dục nước ta cả một hệ thống quan điểm khoa và cách mạng về giáo dục. Ngày nay tư
tưởng về giáo dục của Người vẫn là nguồn sáng dẫn dắt sự nghiệp giáo dục của dân tộc
trong công cuộc đổi mới và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Ngày nay, cách mạng khoa học và công nghệ diễn ra mạnh mẽ chưa từng có. Điều đó vừa
là điều kiện vừa là đòi hỏi nguồn động lực con người, nhất là bộ phận nhân lực cao phải
được đào tạo có tay nghề cao, chuyên môn nghiệp vụ sâu mới có thể đưa sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến thắng lợi. Đó là sự nghiệp của toàn dân nhưng nòng
cốt, quyết định là công tác giáo dục - đào tạo. Song hiện nay giáo dục - đào tạo còn mất
cân đối nghiêm trọng, còn nhiều hạn chc và tiêu cực; công tác khoa học - công nghệ - môi
trường còn nhiều lúng túng, chưa phát huy hết được tiềm năng của đội ngũ cán bộ khoa
học và kỹ thuật; chính sách đào tạo, sử dụng và đãi ngộ cán bộ khoa học - kỹ thuật, công
nhân lành nghề còn nhiều bất cập. Tình hình đó càng đòi hỏi phải biết vận dụng và phát
triển tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo nhằm khắc phục, hạn chế khuyết điểm,
đẩy nhanh sự nghiệp giáo dục - đào tạo và công tác khoa học, đáp ứng đòi hỏi ngày càng
cao của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
(Nguồn: Tạp chí Tổ chức nhà nước, 5/2000)
Chú thích:
(l) Hồ Chí Minh Toàn tập NXB CTQG,II. 1995, tập 3. tr.435
(2), (3), (4), (6) Hồ Chí Minh Toàn tập NXB CTQG,II. 1995, tập 4. tr. 8. 36. 32
(5) Hồ Chí Minh Toàn tập NXB CTQG,II. 1996, tập l l . tr. 223. 2-4
(7) Hồ Chí Minh Toàn tập NXB CTQG.II. 1995, tập 5. tr. 684 - (8) Hồ Chí Minh Toàn tập NXB CTQG,II.
1996, tập l0. tr. 190
(9) (10) Hồ Chí Minh Toàn tập NXB CTQG.II. 1995. tập 6. tr. 49. 50
(ll) Hồ Chí Minh Toàn tập NXB CTQG,II. 1996: tập 8. tr. 500
(12) Hồ Chí Minh Toàn tập NXB CTQG,II. 1996, tập l 2 tr.408