Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Đánh giá hoạt động hỗ trợ sinh viên thích ứng thị trường lao động tại đại học quốc gia hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 125 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
KHOA QUẢN TRỊ CHẤT LƢỢNG
------------  ------------

VŨ HẢI PHƢƠNG

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ SINH VIÊN THÍCH ỨNG
THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƢỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

Hà Nội, 2020


TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
KHOA QUẢN TRỊ CHẤT LƢỢNG
------------  ------------

VŨ HẢI PHƢƠNG

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ SINH VIÊN THÍCH ỨNG
THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Chuyên ngành: Đo lường và Đánh giá trong giáo dục
Mã số: 8140115
LUẬN VĂN THẠC SĨ

Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Mai Thị Quỳnh Lan

Hà Nội, 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ hình
thức nào.
Tác giả

Vũ Hải Phƣơng

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu luận văn, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân,
Tôi nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ của ngƣời thân, bạn bè, thầy cô, đồng nghiệp. Tôi
xin chân thành cảm ơn TS. Mai Thị Quỳnh Lan đã giúp đỡ, dìu dắt, định hƣớng
giúp tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn
kết quả đề tài nghiên cứu QG18.58 do TS. Mai Thị Quỳnh Lan chủ trì đã giúp tôi có
cơ sở lý luận cho nghiên cứu phát triển đề tài. Xin chân thành cảm ơn thầy cô, đồng
nghiệp Viện Đảm bảo chất lƣợng giáo dục đã giúp đỡ và tạo điều kiện về mặt thời
gian để tôi có thể hoàn thành nghiên cứu. Trân trọng cảm ơn thầy/cô Khoa Quản trị
Chất lƣợng – Trƣờng ĐH Giáo dục, ĐHQGHN đã chỉ bảo, truyền đạt những tri thức
quý báu cũng nhƣ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và thực hiện các thủ tục để
chuẩn bị bảo vệ luận văn thạc sĩ. Tôi xin cảm ơn các bạn học cùng lớp QH-2017-S
chuyên ngành Đo lƣờng và Đánh giá trong giáo dục đã giúp đỡ, động viên tôi trong
quá trình học tập.
Hà Nội, ngày

tháng


Học viên thực hiện

Vũ Hải Phƣơng

ii

năm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................... 2
Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 2
Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 2
Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ............................................................ 2
Phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu ............................................................... 3
Phạm vi, thời gian khảo sát ......................................................................... 4
Bố cục của luận văn .................................................................................... 4


CHƢƠNG 1.

TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................ 5

1.1.Giới thiệu..................................................................................................... 5
1.2.Tổng quan về công tác sinh viên................................................................. 9
1.3. Tổng quan các nghiên cứu về năng lực thích ứng thị trƣờng lao động và
các hoạt động hỗ trợ sinh viên thích ứng thị trƣờng lao động ........................ 22
1.4.Khung lý thuyết của đề tài ........................................................................ 38
CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ....................................... 40

2.1.Giới thiệu................................................................................................... 40
2.2.Bối cảnh nghiên cứu.................................................................................. 40
2.3.Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 40
2.4. Xác định khối lƣợng mẫu ......................................................................... 42
2.5. Thiết kế công cụ đo lƣờng........................................................................ 42
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 45

3.1.Thống kê mô tả đặc điểm nghiên cứu mẫu nghiên cứu ............................ 45
3.2.Thực trạng công tác hỗ trợ sinh viên tại ĐHQGHN ................................. 46
3.3.Đánh giá và phân tích thang đo sự hài lòng của cựu sinh viên ................. 50
3.4.Đánh giá hiệu quả của nhóm các hoạt động hỗ trợ sinh viên thích ứng thị
trƣờng lao động ............................................................................................... 58
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 90
PHỤ LỤC

iii



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐHQGHN

Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên

ĐH KH TN

Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và

ĐH KH XH&NV

Nhân văn
Trƣờng Đại học Ngoại ngữ

ĐH NN

Trƣờng Đại học Giáo dục

ĐH GD

Trƣờng Đại học Công nghệ

ĐH CN

Trƣờng Đại học Kinh tế

ĐH KT


Thị trƣờng lao động

TTLĐ

iv


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Nhà tuyển dụng đánh giá mức độ đạt đƣợc các năng lực của sinh viên tốt
nghiệp tại ĐHQGHN................................................................................................. 37
Bảng 3.1: Mô tả mẫu nghiên cứu sinh viên .............................................................. 45
Bảng 3.2: Mô tả mẫu nghiên cứu cựu sinh viên ....................................................... 46
Bảng 3.3: Hệ số tin cậy của thang đo ........................................................................ 50
Bảng 3.4: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett ........................................................ 51
Bảng 3.5: Phân tích nhân tố tƣơng ứng các biến quan sát (CSV) ............................. 51
Bảng 3.6: Hệ số Cronbach Alpha của các nhóm nhân tố .......................................... 54
Bảng 3.7: Mối tƣơng quan giữa các nhân tố ............................................................. 57
Bảng 3.8: Sự tƣơng quan giữa Khả năng làm việc hợp tác và hiệu quả trong các bối
cảnh đa dạng với nhóm hoạt động hỗ trợ sinh viên thích ứng TTLĐ ....................... 60
Bảng 3.9: Kiểm định Chi – bình phƣơng về sự tƣơng quan giữa Khả năng làm việc
hợp tác và hiệu quả trong các bối cảnh đa dạng với nhóm hoạt động hỗ trợ sinh viên
thích ứng TTLĐ ........................................................................................................ 61
Bảng 3.10: Kết quả kiểm định T-Test giữa nhu cầu của sinh viên và cựu sinh viên
đối với hoạt động Tƣ vấn, hƣớng dẫn học văn bằng hai/học cùng lúc hai chƣơng
trình đào tạo............................................................................................................... 63
Bảng 3.11: Sự tƣơng quan giữa Khả năng duy trì các giá trị đạo đức và đạo đức
nghề nghiệp và các hoạt động hỗ trợ sinh viên thích ứng TTLĐ ............................. 65
Bảng 3.12: Kiểm định Chi – bình phƣơng về sự tƣơng quan giữa Khả năng duy trì

các giá trị đạo đức và đạo đức nghề nghiệp và các hoạt động hỗ trợ sinh viên thích
ứng TTLĐ ................................................................................................................. 67
Bảng 3.13: Sự tƣơng quan giữa Khả năng giao tiếp rõ ràng hiệu quả với hoạt động
Các buổi tham quan cơ quan, nhà máy, xí nghiệp .................................................... 69
Bảng 3.14: Kiểm định Chi – bình phƣơng về sự tƣơng quan giữa Khả năng giao tiếp
rõ ràng hiệu quả với hoạt động Các buổi tham quan cơ quan, nhà máy, xí nghiệp .. 70

v


Bảng 3.15: Sự tƣơng quan giữa Khả năng giao tiếp rõ ràng hiệu quả với hoạt động
tổ chức các lớp dạy kỹ năng mềm ............................................................................. 71
Bảng 3.16: Sự tƣơng quan giữa Khả năng giao tiếp rõ ràng hiệu quả với hoạt động
tổ chức các lớp dạy kỹ năng mềm ............................................................................. 72
Bảng 3.17: Sự tƣơng quan giữa Khả năng phát hiện, đánh giá, xử lý và ................. 74
Bảng 3.18: Kiểm định Chi – bình phƣơng về sự tƣơng quan giữa Khả năng phát
hiện, đánh giá, xử lý và giải quyết vấn đề với nhóm hoạt động hỗ trợ sinh viên thích
ứng TTLĐ ................................................................................................................. 75
Bảng 3.19: Sự tƣơng quan giữa Khả năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn với nhóm
hoạt động hỗ trợ sinh viên thích ứng TTLĐ ............................................................. 77
Bảng 3.20: Kiểm định Chi – bình phƣơng về sự tƣơng quan giữa Khả năng áp dụng
kiến thức vào thực tiễn với nhóm hoạt động hỗ trợ sinh viên thích ứng TTLĐ ....... 78
Bảng 3.21: Mức độ đáp ứng và mức độ hài lòng về các hoạt động hỗ trợ thích ứng
với thị trƣờng lao động của cựu sinh viên................................................................. 80

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Thời gian sinh viên có việc làm đầu tiên sau khi tốt nghiệp ................ 33

Biểu đồ 1.2: Vị trí việc làm của cựu sinh viên .......................................................... 34
Biểu đồ 1.3: Xếp hạng tầm quan trọng của các năng lực theo quan điểm của cựu .. 34
Biểu đồ 1.4: Năm năng lực quan trọng nhất theo đánh giá của cựu sinh viên .......... 35
Biểu đồ 1.5: Xếp hạng tầm quan trọng của các năng lực theo quan điểm của nhà
tuyển dụng ................................................................................................................. 36
Biểu đồ 1.6: Năm năng lực quan trọng nhất theo đánh giá của nhà tuyển dụng ...... 36
Biểu đồ 3.1: Các nguồn tiếp cận hoạt động hỗ trợ của sinh viên ĐHQGHN ........... 50
Biểu đồ 3.2: Khả năng làm việc hợp tác và hiệu quả trong các bối cảnh đa dạng... 59
Biểu đồ 3.3: Khả năng duy trì các giá trị đạo đức và đạo đức nghề nghiệp ............. 65
Biểu đồ 3.4: Khả năng giao tiếp hiệu quả rõ ràng..................................................... 69
Biểu đồ 3.5: Khả năng phát hiện, đánh giá, xử lý và giải quyết vấn đề ................... 73
Biểu đồ 3.6: Khả năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn ........................................... 77
Biểu đồ 3.7: Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự tham gia trong nhóm hoạt động hỗ trợ
thích ứng TTLĐ của cựu sinh viên ........................................................................... 81

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thông qua kết quả các cuộc khảo sát của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch
và Đầu tƣ), của Ngân hàng thế giới, chúng ta đã đƣợc cảnh báo về tình trạng sinh
viên tốt nghiệp ở các trƣờng đại học, cao đẳng đang yếu về cả kiến thức, kỹ năng và
thái độ nghề nghiệp dẫn đến tình trạng thất nghiệp nhiều, năng suất lao động thấp.
Theo Tổng cục Thống kê, tính đến quý 2/2018, có 44,1% số lao động thất nghiệp đã
qua trình độ đào tạo chuyên môn kỹ thuật từ 3 tháng trở lên của cả nƣớc (tƣơng
đƣơng khoảng 129,5 nghìn ngƣời) là thanh niên. Trong đó, thị phần vƣợt trội thuộc
về nhóm thanh niên có trình độ từ cao đẳng trở lên (chiếm 79,1%) (Tổng cục thống
kê, 2018). Năm 2012, Ngân hàng Thế giới công bố kết quả khảo sát về mức độ đáp
ứng các kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp đại học so với yêu cầu của nhà tuyển dụng

tại 7 quốc gia Đông Á, trong đó có Việt Nam “thái độ làm việc đƣợc đánh giá ở
mức thiếu hụt nghiêm trọng; các kỹ năng tƣ duy sáng tạo, kỹ năng công nghệ thông
tin, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giải quyết vấn đề thiếu hụt lớn” (Ngân hàng thế giới,
2012). Báo cáo Phát triển Việt Nam 2014 viết "Phần lớn ngƣời sử dụng lao động
nói rằng tuyển dụng lao động là công việc khó khăn vì các ứng viên không có kỹ
năng phù hợp (thiếu kỹ năng) hoặc vì sự khan hiếm ngƣời lao động trong một số
ngành nghề (thiếu hụt ngƣời lao động có tay nghề)” (Ngân hàng thế giới, 2014).
Để giải đáp câu hỏi thực trạng việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp đại học,
trên thế giới và trong nƣớc cũng đã có nhiều nghiên cứu quan tâm đến các năng lực
cần có của ngƣời học tốt nghiệp đại học để thích ứng với thị trƣờng lao động. Các
nghiên cứu này không chỉ bó hẹp trong một nền kinh tế cụ thể, một đất nƣớc cụ thể
mà còn là những nghiên cứu quy mô lớn theo khu vực trên thế giới, mang tính hệ
thống hóa để đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động không biên giới. Đồng thời
các nghiên cứu đó cũng chỉ ra tầm quan trọng c giáo dục đại học đối với việc phát
triển các năng lực cần thiết cho sinh viên.
Một trong những yếu tố góp phần khẳng định ý nghĩa của giáo dục đại học
đối với việc hỗ trợ sinh viên thích ứng TTLĐ là các hoạt động hỗ trợ ngƣời học.
Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, tác giả quan tâm đến công tác sinh viên tại
ĐHQGHN đã có những hoạt động hỗ trợ nào, hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ đó

1


ra sao đối với việc phát triển các năng lực thích ứng TTLĐ cho sinh viên. Từ đó, tác
giả đƣa ra các kiến nghị, đề xuất để cải tiến, nâng cao chất lƣợng của các hoạt động
hỗ trợ sinh viên thích ứng thị trƣờng lao động.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chính của đề tài nhằm khảo sát 32 hoạt động hỗ trợ sinh viên tại
ĐHQGHN để đánh giá thực trạng công tác sinh viên tại ĐHQGHN. Bên cạnh đó, đề
tài chỉ ra nhóm các hoạt động hỗ trợ có đóng góp trực tiếp đến sự phát triển năng

lực cho sinh viên thích ứng TTLĐ, đánh giá mức độ hiệu quả, mức độ đáp ứng nhu
cầu của các hoạt động này đối với sinh viên ĐHQGHN. Đồng thời, đề tài cũng
nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố có ảnh hƣởng đến sự tham gia vào nhóm hoạt động
hỗ trợ thích ứng TTLĐ của sinh viên để từ đó đƣa ra các khuyến nghị nhằm cải tiến
chất lƣợng hoạt động này.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu 1: Hoạt động nào của công tác sinh viên tại ĐHQGHN có
ảnh hƣởng đến sự phát triển năng lực để đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động?
Câu hỏi nghiên cứu 2: Hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ tại ĐHQGHN đối
với việc phát triển các năng lực cần thiết cho sinh viên trƣớc khi tham gia vào thị
trƣờng lao động?
Câu hỏi nghiên cứu 3: Những yếu tố nào tác động đến sự tham gia của cựu
sinh viên trong các hoạt động hỗ trợ sinh viên thích ứng thị trƣờng lao động?
4. Giả thuyết nghiên cứu
- H1: Trong số các hoạt động hỗ trợ sinh viên ĐHQGHN, có một số hoạt động
hỗ trợ tại ĐHQGHN hỗ trợ sinh viên thích ứng thị trƣờng lao động.
- H2: Các hoạt động hỗ trợ thích ứng thị trƣờng lao động đã đáp ứng hoàn toàn
nhu cầu của ngƣời học tốt nghiệp ĐHQGHN.
- H3: Các yếu tố: i) Sự đa dạng về hình thức và nội dung của các hoạt động hỗ
trợ; ii) Việc tiếp cận thông tin hỗ trợ; iii) Cơ sở vật chất/trang thiết bị; iv) Sự nhiệt
tình của đội ngũ cán bộ hỗ trợ; v) Nhu cầu của bản thân có ảnh hƣởng tới mức độ
tham gia của cựu sinh viên trong nhóm hoạt động hỗ trợ thích ứng TTLĐ.
5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

2


Khách thể nghiên cứu: Sinh viên đang học năm thứ 2, thứ 3, thứ 4 và cựu sinh
viên tốt nghiệp trong vòng 5 năm (2015 – 2019) tại 6 trƣờng đại học thành viên của
ĐHQGHN.

Đối tƣợng nghiên cứu: hoạt động hỗ trợ các năng lực cho sinh viên đƣợc tổ
chức tại ĐHQGHN.
6. Phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu
Đề tài sử dụng phối hợp phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng.
Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng đƣợc sử dụng để xây dựng bộ công cụ khảo
sát. Nghiên cứu định lƣợng tập trung vào suy diễn hoặc lôgic từ trên xuống dƣới,
nhà nghiên cứu kiểm chứng các giả thuyết và lý thuyết thông qua việc thu thập và
phân tích số liệu (Johnson & Onwuegbuzie, 2004). Thu thập dữ liệu trong nghiên
cứu định lƣợng đƣợc dựa trên các biến xác định và đƣợc thu thập bằng cách sử
dụng phƣơng pháp đo chính xác với các công cụ đã đƣợc kiểm chứng nhằm đƣa ra kết
luận tổng thể đƣợc xác nhận qua phân tích thống kê. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính
đƣợc sử dụng trong tổng hợp các vấn đề nghiên cứu, phỏng vấn sâu để làm rõ hơn các
kết quả nghiên cứu định lƣợng. Nghiên cứu định tính là một phƣơng pháp quy nạp
hoặc từ dƣới lên, tập trung vào giả thuyết mà các nhà nghiên cứu rút ra từ các thông tin
thu thập đƣợc trong lĩnh vực này (Frankel & Devers, 2000). Thu thập số liệu trong
nghiên cứu định tính dựa trên sự quan sát, ghi chép tại thực địa, và các cuộc phỏng vấn
do các nhà nghiên cứu thu thập. Các nhà điều tra tìm kiếm các mô thức và chủ đề từ
các thông tin thu thập đƣợc và trình bày chúng theo dạng báo cáo tƣờng thuật. Nghiên
cứu định tính thƣờng không tập trung vào việc cung cấp cái nhìn tổng quát mà tập
trung hơn vào hiểu biết mang tính mô tả. Tuy nhiên, kết quả từ nhiều nghiên cứu có
thể đƣợc sử dụng để mang lại một cách hiểu tổng quan hơn hoặc thúc đẩy một hành
động cụ thể (Frankel & Devers, 2000), cụ thể nhƣ sau:
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Phƣơng pháp phân tích tài liệu thứ cấp là
một phƣơng pháp phân tích tài liệu định tính. Phƣơng pháp này đƣợc tiến hành bắt
đầu từ thu thập những tài liệu, dữ liệu đã có sẵn đƣợc công bố trên các đề tài nghiên
cứu. Nguồn dữ liệu thứ cấp trong nghiên cứu này đƣợc lấy từ dữ liệu thống kê của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục thống kê, Các tổ chức xếp hạng QS, QS Star,
Ngân hàng thế giới, Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), Tập đoàn

3



Manpower, kết quả kiểm định chất lƣợng các CTĐT, các bài báo nƣớc ngoài, kết
quả nghiên cứu của đề tài QG 18.58 “Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số theo dõi và
đánh giá khả năng thích ứng với thị trƣờng lao động của sinh viên ĐHQGHN”.
- Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia: là phƣơng pháp thu thập và xử lý
những đánh giá dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi trong
các lĩnh vực kinh tế - xã hội, khoa học – kỹ thuật hoặc sản xuất. Trong đề tài nghiên
cứu này, tác giả đã xin ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực xã hội học về tính logic,
hợp lý của bộ công cụ khảo sát sinh viên, cựu sinh viên.
- Phƣơng pháp điều tra khảo sát bảng hỏi: Xây dựng bộ phiếu hỏi để khảo sát
sinh viên và cựu sinh viên.
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Xây dựng bộ câu hỏi gợi ý phỏng vấn cựu sinh
viên để làm rõ hơn mối liên hệ giữa các hoạt động hỗ trợ tại ĐHQGHN với sự phát triển
các năng lực cần thiết cho sinh viên trƣớc khi gia nhập thị trƣờng lao động.
7. Phạm vi, thời gian khảo sát
- Phạm vi không gian: 06 trƣờng đại học thành viên của ĐHQGHN (Trƣờng
ĐH KHTN, Trƣờng ĐH KHXH&NV, Trƣờng ĐH Ngoại ngữ, Trƣờng ĐH Công
nghệ, Trƣờng ĐH Kinh tế, Trƣờng ĐH Giáo dục) tại 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà
Nội; 364 – 366 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Nghiên cứu đƣợc thực hiện trong 06 tháng từ tháng 05/2019 đến 10/2019.
8. Bố cục của luận văn
Bố cục của luận văn gồm các nội dung sau:
Phần mở đầu: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và tổng quan
Chƣơng 2: Thiết kế và tổ chức nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu
Phần kết luận và khuyến nghị

4



CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.

Giới thiệu
Chƣơng 1 đƣợc thực hiện nhằm giới thiệu cơ sở lý luận của đề tài, khảo sát

các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu để tìm hiểu một số khái niệm có liên
quan đến đề tài nhƣ khái niệm về công tác sinh viên, đánh giá, thích ứng thị trƣờng
lao động, hỗ trợ sinh viên thích ứng thị trƣờng lao động. Bên cạnh đó trong chƣơng
1 của đề tài, tác giả còn nghiên cứu các văn bản tài liệu, khảo sát các website của
một số trƣờng đại học trong nƣớc, trên thế giới và tại ĐHQGHN để tìm hiểu nội
dung cũng nhƣ hình thức các hoạt động hỗ trợ của công tác sinh viên hiện nay.
1.1.1. Công tác sinh viên
Thông qua nghiên cứu bằng hình thức khảo sát sinh viên và phỏng vấn nhân
viên hỗ trợ tại trƣờng ĐH Wolverhampton (Anh Quốc), Jaswinder Dhillon cho rằng
Công tác sinh viên bao gồm các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến cá nhân, tài chính, tƣ
vấn, hƣớng nghiệp và hỗ trợ sinh viên khuyết tật (Jaswinder Dhillon, 2005). Các
dịch vụ hỗ trợ này nhằm góp phần vào nâng cao chất lƣợng trải nghiệm học tập và
thành tích học tập của sinh viên (Jaswinder Dhillon, 2005).
Khái niệm về công tác sinh viên đƣợc thể hiện trong văn bản quản lý của nhà
nƣớc Việt Nam. Theo quy chế công tác sinh viên đối với chƣơng trình đào tạo đại
học hệ chính quy đƣợc ban hành kèm theo Quyết định số 10/2016/TT-BGDĐT
ngày 05/04/2016 Bộ Giáo dục và Đào tạo, tại điều 3, khoản 1 ghi rõ ―Công tác sinh
viên là một trong những công tác trọng tâm của cơ sở giáo dục đại học, bao gồm
tổng thể các hoạt động giáo dục, tuyên truyền; quản lý; hỗ trợ và dịch vụ đối với
sinh viên nhằm đảm bảo các mục tiêu của giáo dục đại học‖ (Bộ Giáo dục và Đào
tạo, 2016).
Trƣờng ĐH Kỹ thuật Công nghiệp cho rằng: Công tác học sinh sinh viên là

công tác trọng tâm của các cơ sở giáo dục đào tạo nói chung và của trƣờng đại học
nói riêng. Nhà trƣờng xác định đây là một trong những nội dung then chốt để đảm
bảo chất lƣợng đào tạo. Nội dung cơ bản của công tác học sinh sinh viên là giáo dục
chính trị tƣ tƣởng cho HSSV, quản lý sinh viên, trợ giúp sinh viên trong học tập và

5


rèn luyện, cũng nhƣ tổ chức cho sinh viên tham gia các phong trào, các hoạt động
xã hội, nhằm giúp cho sinh viên hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập và rèn luyện,
góp phần đào tạo ra những cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, những giáo
viên có đủ đức đủ tài để tham gia vào công cuộc xây dựng đất nƣớc (Đại học Kỹ
thuật Công nghiệp, 2014).
Tại ĐHQGHN, Công tác sinh viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
của ĐHQGHN, bao gồm tổng thể các hoạt động giáo dục đào tạo, tuyên truyền,
quản lý, dịch vụ, tƣ vấn, hƣớng nghiệp, hỗ trợ, chăm sóc toàn diện đời sống vật
chất, tinh thần của sinh viên cả trong và ngoài giảng đƣờng nhằm đảm bảo các mục
tiêu của giáo dục đại học. Công tác sinh viên tại ĐHQGHN phải thực hiện đúng chủ
trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, các quy định của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, Ngành liên quan, phù hợp với tính đặc thù của mô
hình Đại học Quốc gia và định hƣớng, chiến lƣợc phát triển của ĐHQGHN (Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2017).
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng khái niệm công tác sinh viên theo
Quyết định số 32/QĐ-ĐHQGHN ngày 05/01/2017 của Đại học Quốc gia Hà Nội
(ĐHQGHN) về việc ban hành Quy chế Công tác sinh viên tại ĐHQGHN. Bởi khái
niệm về công tác sinh viên của ĐHQGHN trùng khớp về nội dung với các khái
niệm trên và thể hiện chi tiết đến từng nội dung các hoạt động hỗ trợ của công tác
sinh viên.
1.1.2. Thích ứng
Theo Từ điển tiếng Việt, Thích ứng là “có những thay đổi cho phù hợp với

các điều kiện mới, yêu cầu mới, lối làm việc thích ứng với tình hình mới” (Viện
ngôn ngữ học, 2003).
Theo Từ điển Cambrige, Thích ứng – Adaptation là “quá trình thay đổi cho
phù hợp với các điều kiện khác nhau” (Cambrige, 2019).
Trong Tâm lý học, Thích ứng đƣợc hiểu là khái niệm chung nhất dùng để chỉ
bất kỳ thay đổi hành vi nào gây ra bởi ngƣời khác hoặc nhóm; một ngƣời sẽ hành
xử theo một cách nhất định vì sự ảnh hƣởng từ ngƣời khác… Thích ứng bao gồm cả

6


sự tuân thủ và phục tùng, vì nó chứa đựng tất cả những hành vi xuất hiện do ảnh
hƣởng từ ngƣời khác – dù cho bản chất của ảnh hƣởng có là gì chăng nữa (Breckler,
Olson, & Wiggins, 2006).
Trong các khái niệm nói trên, “Thích ứng” đều đƣợc hiểu là sự thay đổi để
phù hợp với hoàn cảnh. Sự thay đổi này có thể dựa vào tự thân chủ thể hoặc có sự
tác động, hỗ trợ từ ngoài chủ thể. Đối với đề tài luận văn này, tác giả sử dụng khái
niệm “Thích ứng” là sự thay đổi theo hƣớng tăng lên của sinh viên dựa vào các hoạt
động hỗ trợ tại ĐHQGHN. Khái niệm “thích ứng” trong nghiên cứu này đƣợc hiểu
là sự trang bị những kỹ năng cần thiết để sinh viên có thể đáp ứng những điều kiện
do thị trƣờng lao động thiết lập ra.
1.1.3. Thị trường lao động
Hiện nay đang tồn tại nhiều định nghĩa về thị trƣờng lao động từ các nguồn
tài liệu khác nhau:
- Theo Thời báo Kinh tế: Thị trƣờng lao động là nơi ngƣời lao động và ngƣời
sử dụng lao động tƣơng tác với nhau. Một thị trƣờng lao động trong một nền kinh tế
gồm có nguồn cung và cầu lao động. Nguồn cung là sự cung cấp nhân lực lao động.
Nguồn cầu là nhu cầu của ngƣời sử dụng lao động. Cung và cầu trong thị trƣờng lao
động bị ảnh hƣởng bởi yếu tố thƣơng lƣợng giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng
lao động (The Economic Times, 2019).

- Theo Từ điển Kinh tế học: Thị trƣờng là cơ chế trao đổi điều kiện cho
ngƣời bán và ngƣời mua một sản phẩm, nhân tố sản xuất hay chứng khoán tài chính
gặp nhau để tiến hành các giao dịch. Có sự so sánh giữa thị trƣờng lao động và thị
trƣờng nhân tố. Thị trƣờng nhân tố là nơi ngƣời ta trao đổi dịch vụ lao động lấy tiền
lƣơng. Mặt cung là ngƣời lao động. Mặt cầu là các công ty thuê ngƣời lao động với
tƣ cách đầu vào nhân tố sản xuất. Thị trƣờng lao động khác với thị trƣờng nhân tố ở
chỗ lao động có những đặc điểm riêng, khó áp dụng khái niệm cung cầu (Nguyễn
Văn Ngọc, 2006).
- Theo Từ điển kinh tế MIT, thị trƣờng lao động liên quan đến các hoạt động
tuyển dụng và cung cấp lao động để thực hiện một số công việc nhất định; là nơi

7


cung và cầu lao động tác động qua lại với nhau. Định nghĩa này nhấn mạnh vào
quan hệ trên thị trƣờng lao động cũng là quan hệ cung - cầu nhƣ bất kỳ một thị
trƣờng nào khác (David, 1992).
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng khái niệm thị trƣờng lao động là
không gian, yêu cầu, nhu cầu trao đổi dịch vụ lao động (hàng hóa sức lao động)
giữa một bên là ngƣời sử dụng lao động (nhà tuyển dụng) và một bên là ngƣời
lao động.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tính đến hết năm học 2016-2017, hệ thống
giáo dục hiện có 235 trƣờng đại học, học viện (bao gồm 170 trƣờng công lập, 60
trƣờng tƣ thục và dân lập, 5 trƣờng có 100% vốn nƣớc ngoài), 37 viện nghiên cứu
khoa học đƣợc giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ, 33 trƣờng cao đẳng sƣ phạm
và 2 trƣờng trung cấp sƣ phạm (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). Nhƣng chất lƣợng
sinh viên khi ra trƣờng có đáp ứng đƣợc thị trƣờng lao động hay đang là vấn đề đặt
câu hỏi. Bởi thực tế là số lƣợng sinh viên tốt nghiệp ngày càng tăng trong khi nhà
tuyển dụng vẫn còn đang “loay hoay” tìm ngƣời tài, phù hợp. Vấn đề sinh viên Việt
Nam đang “vƣớng” hiện nay là thiếu hụt các kỹ năng để đáp ứng đƣợc nhu cầu của

doanh nghiệp và một số ngành nghề thì thiếu nhân lực trình độ cao. Đó là vấn đề bắt
nguồn từ đào tạo ngay trên ghế nhà trƣờng. Suốt quá trình đào tạo, sinh viên đƣợc
học tiếng Anh giao tiếp, tiếng Anh chuyên ngành, nhƣng sinh viên vẫn không sử
dụng thành thạo tiếng Anh. Hay vấn đề liên quan đến kiến thức ngành không bám
sát thực tế nhu cầu của nhà tuyển dụng dẫn đến tình trạng “đào tạo lại” sau tuyển
dụng, gây tốn kém thời gian, công sức, tiền bạc của cả ngƣời đƣợc tuyển dụng và
nhà tuyển dụng.
Năm 2017, cơ cấu lao động tại Việt Nam tiếp tục dịch chuyển nhanh hơn.
Tuy nhiên, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực Nông Lâm Thủy Sản vẫn cao chiếm 40,5%.
Tỷ trọng lao động làm việc trong ngành công nghiệp – xây dựng tăng 0,44% so với
quý 4 năm 2016. Tỷ trọng lao động làm việc trong ngành dịch vụ tăng 0,6% so với
quý 4 năm 2016 (Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội, 2017). Tổng số các doanh
nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam là 612.000 doanh nghiệp. Với xu thế hội nhập

8


quốc tế ngày càng lan rộng, thị trƣờng lao động đòi hỏi sinh viên phải có những kỹ
năng thiết yếu, bổ trợ thƣờng xuyên cho công việc.
1.1.4. Hỗ trợ sinh viên thích ứng thị trƣờng lao động
Hỗ trợ bao gồm các hoạt động định hƣớng mục tiêu, xác định phƣơng pháp,
cung cấp thông tin kết nối đào tạo việc làm với thị trƣờng lao động (NEO, 2015).
Theo tác giả Trƣơng Văn Diện, Hỗ trợ sinh viên thích ứng thị trƣờng lao
động là giáo dục cho sinh viên những phẩm chất, kỹ năng mà thị trƣờng lao động
yêu cầu. Việc hỗ trợ đƣợc thể hiện thông qua đổi mới nội dung chƣơng trình dạy
học, phƣơng pháp dạy học phù hợp với mục tiêu (Trƣơng Văn Diện, 2017).
Từ các khái niệm liên quan đến hỗ trợ, thích ứng, thích ứng TTLĐ đã đƣợc
phân tích ở trên, tác giả vận dụng khái niệm của Trƣơng Văn Dền. Hỗ trợ sinh viên
thích ứng thị trƣờng lao động là các hoạt động do trƣờng đại học thiết kế, tổ chức
một cách có hệ thống, có mục tiêu rõ ràng nhằm giáo dục cho sinh viên những

phẩm chất, kỹ năng mà thị trƣờng lao động yêu cầu. Cụ thể trong đề tài này, khái
niệm hóa các hoạt động hỗ trợ sinh viên thích ứng thị với TTLĐ đƣợc hiểu là những
hoạt động trong công tác sinh viên tại ĐHQGHN nhằm giúp sinh viên trang bị các
năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu của TTLĐ.
1.2.

Tổng quan về công tác sinh viên

1.2.1. Giới thiệu đôi nét về công tác sinh viên tại một số trường đại học trong và
ngoài nước
Các trƣờng đại học trên thế giới đã thiết lập một hệ thống hỗ trợ sinh viên
với các hình thức, nội dung đa dạng, đặc biệt còn phân hóa nội dung hỗ trợ cho
những đối tƣợng cụ thể. Tại các trƣờng đại học của Vƣơng Quốc Anh (nhƣ Trƣờng
Đại học Manchester; Trƣờng Đại học Leicester) công tác hỗ trợ sinh viên quan tâm
đến hỗ trợ sinh viên ở các nội dung nhƣ: hỗ trợ về các thủ tục hành chính, nhập học,
thành lập Trung tâm dịch vụ sinh viên tƣ vấn về các vấn đề học tập, gia đình, giới
tính, thai sản, tôn giáo...; hỗ trợ sinh viên khuyết tật đọc; hỗ trợ vấn đề nơi ở và an
ninh trong khuôn viên trƣờng... (Đại học Manchester, 2018).
Giáo dục đại học ở Ốt-xtrây-li-a đặc biệt quan tâm đến công tác sinh viên, do

9


đó công tác sinh viên ở đây có nội dung rất phong phú, quan tâm đến từng nhu cầu
đặc biệt của sinh viên, điển hình là hai trƣờng đại học Melbourne và Queensland.
Tại Trƣờng Đại học Melbourne, công tác hỗ trợ sinh viên đƣợc chia thành 02
giai đoạn: Giai đoạn hỗ trợ sinh viên nhập học và giai đoạn hỗ trợ sinh viên trong
khi học (Đại học Melbourne, 2018).
Giai đoạn hỗ trợ sinh viên nhập học với các nội dung về học phí, lập kế
hoạch, đăng kí môn học, tạo thời khóa biểu, làm thẻ sinh viên, dịch vụ chăm sóc sức

khỏe, nhà ở, tôn giáo...
Giai đoạn hỗ trợ sinh viên trong khi học với các nội dung chƣơng trình, nội
dung các khóa học, hƣớng dẫn sinh viên tham gia các diễn đàn phát triển kỹ năng
lãnh đạo, tham gia tình nguyện cộng đồng, giới thiệu việc làm cho sinh viên phù
hợp với chuyên ngành đang học hoặc các công việc bán thời gian, hỗ trợ tài chính
đối với sinh viên có nhu cầu bằng cách các chƣơng trình cung cấp khoản vay và trợ
cấp miễn phí; tƣ vấn lập ngân sách, giới thiệu nhà ở cho sinh viên.
Trƣờng Đại học Melbourne của Úc còn dành sự quan tâm đặc biệt cho một
số đối tƣợng cụ thể nhƣ sinh viên nông thôn, sinh viên là ngƣời có thu nhập thấp,
sinh viên là thổ dân và ngƣời dân sống trên đảo Torres Strait, sinh viên là ngƣời
khuyết tật (Đại học Melbourne, 2018).
Công tác sinh viên tại trƣờng Đại học Queensland bắt đầu từ việc giúp sinh
viên lập kế hoạch trƣớc khi đến học tập tại trƣờng. Hỗ trợ lập kế hoạch bao gồm
cung cấp thông tin liên quan đến visa xin vào Úc, bảo hiểm y tế, thông tin nơi ở, các
chƣơng trình học tập, cách thi lấy bằng lái xe hoặc sử dụng bằng lái xe quốc tế (Đại
học Queensland, 2018). Qua bản tin trực tuyến của Trƣờng, sinh viên sẽ đƣợc
hƣớng dẫn, thảo luận các vấn đề cần cân nhắc khi sống ở thành phố Brisbane. Quan
tâm đến từng chi tiết trong đời sống tinh thần của sinh viên, Trƣờng đƣa ra những
giải pháp để sinh viên có thể trải qua cú sốc văn hóa khi đến sống ở thành phố
Brisbane, để họ có thể nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống ở nơi đây nhƣ: giữ liên
lạc thƣờng xuyên với gia đình, bạn bè; trao đổi với các sinh viên khóa trƣớc để nhận
đƣợc sự hỗ trợ, để nhận đƣợc sự định hƣớng trong môi trƣờng mới; tích cực tham

10


gia các câu lạc bộ sinh viên, các hoạt động sinh viên; sử dụng tiếng Anh càng nhiều
càng tốt để nhanh chóng hòa nhập với môi trƣờng học tập của Nhà trƣờng; thƣ giãn
bằng các hoạt động thể dục và chế độ ăn uống khoa học. Trƣờng cũng tổ chức nhiều
hội thảo tƣ vấn sức khỏe cho sinh viên cùng với việc cung cấp các số điện thoại hỗ

trợ cần thiết. Brisbane là một thành phố với nhiều bãi biển đẹp nhƣng cũng tiềm ẩn
những nguy hiểm về tai nạn đuối nƣớc, do đó Trƣờng đƣa ra các cảnh báo cho sinh
viên mới để đề phòng rủi ro. Tổ chức lƣớt sóng cứu nạn Queenslands tổ chức tuần
lễ định hƣớng an toàn cho sinh viên, cung cấp thông tin nâng cao nhận thức bảo vệ
an toàn cho bản thân và mọi ngƣời xung quanh.
Để đảm bảo quá trình học tập diễn ra thuận lợi, Trƣờng hƣớng dẫn sinh
viên lập kế hoạch ngân sách, tài chính. Trƣờng tổ chức hội thảo Ngân sách sinh
viên, Hội thảo sinh hoạt phí để sinh viên có những giải pháp đối phó với vấn đề
chi tiêu ở Úc. Trong hội thảo, sinh viên đƣợc thắc mắc các vấn đề xung quanh về
phí và các chi phí sinh hoạt, cách tìm kiếm lựa chọn học bổng, đƣợc cung cấp
thông tin hỗ trợ tìm việc làm, đƣợc truyền đạt kỹ năng lập ngân sách cơ bản và
các thủ thuật liên quan. Nhƣng nếu cảm thấy khó khăn không thể hỏi trực tiếp,
sinh viên có thể đặt lịch riêng với cố vấn sinh viên quốc tế để đƣợc giải đáp thắc
mắc. Để cải thiện khó khăn trong trƣờng hợp khẩn cấp, Trung tâm Hỗ trợ sinh
viên của Trƣờng có thể cho sinh viên vay một khoản tiền nhỏ và cung cấp đồ
dùng thức ăn (Đại học Queensland, 2018).
Trƣờng Queensland còn xây dựng chƣơng trình hỗ trợ sinh viên về học thuật,
các kỹ năng mềm, và cải thiện trình độ tiếng Anh. Bối cảnh học tập ở Úc có những
điểm khác với các quốc gia khác do đó yêu cầu về đánh giá kết quả học tập của sinh
viên cũng có điểm khác biệt. Do đó Trƣờng tổ chức nhiều hội thảo để sinh viên làm
quen với nền văn hóa học thuật này. Trƣờng cũng tổ chức các khóa học về tƣ duy
phê phán, học tập độc lập bởi đây là một trong những chìa khóa giúp sinh viên học
tập thành công ở trƣờng. Các lớp học tiếng Anh đƣợc tổ chức một cách chính thức
bao gồm: Lớp tiếng Anh do Trung tâm truyền thông học thuật tổ chức miễn phí cho
sinh viên quốc tế, lớp học tiếng Anh miễn phí của cộng đồng thành phố Brisbane;
hoặc phi chính thức nhƣ lớp luyện đàm thoại tiếng Anh giữa các sinh viên với nhau.

11



Công tác hỗ trợ sinh viên quốc tế của Trƣờng đại học Queensland đƣợc thể
hiện qua cuốn Cẩm nang hỗ trợ sinh viên “Gia đình của sinh viên quốc tế”. Cuốn
cẩm nang này cung cấp các thông tin và giải đáp các thắc mắc cho sinh viên xung
quanh các vấn đề từ luật pháp của Úc, thƣ viện cộng đồng, khiếu nại trong trƣờng
học, hỗ trợ học tập tiếng anh, chăm sóc sức khỏe đến các vấn đề sinh hoạt hàng
ngày nhƣ cách sử dụng nƣớc ngọt, tái chế nƣớc thải... Đối với sinh viên quốc tế,
việc hoàn thành khóa học trong khung thời hạn cấp thị thực là bắt buộc. Khi gặp các
vấn đề liên quan đến kéo dài việc học, tạm ngừng khóa học liên quan đến thời hạn
thị thực, sinh viên sẽ đƣợc một Cố vấn Sinh viên Quốc tế hỗ trợ, cùng thảo luận để
giải quyết vấn đề này (Đại học Queensland, 2018).
Ở Đông Á, công tác sinh viên cũng đã đề cập đến một số nội dung cơ bản
đáp ứng nhu cầu của sinh viên. Trƣờng đại học Hàn Quốc triển khai công tác sinh
viên bằng cách xây dựng nhiều trung tâm nhƣ: Trung tâm tƣ vấn sinh viên (tƣ vấn
sức khỏe, tâm lý, gia đình...); Trung tâm bình đẳng giới (phòng chống bạo lực, quấy
rối...) và các câu lạc bộ thể thao, tình nguyện...(Đại học Hàn Quốc, 2018).
Tại Nhật Bản, công tác sinh viên cũng rất phát triển, điển hình là hai trƣờng
đại học lớn: Đại học Tokyo và Đại học Kyoto. Công tác sinh viên đặc biệt quan tâm
đến các hỗ trợ dành cho sinh viên quốc tế. Từ thủ tục làm visa đến các thủ tục hành
chính nhất định để có thể cƣ trú tại Nhật. Song song với đó là hỗ trợ sinh viên nƣớc
ngoài học tiếng Nhật tại Trung tâm Giáo dục Ngôn ngữ Nhật bản với nhiều hình
thức lớp học: Lớp học tự quản, lớp học do các nhà tài trợ tổ chức, lớp học do tình
nguyện viên tổ chức... để sinh viên có thể lựa chọn phù hợp với điều kiện tài chính
của bản thân. Để sinh viên có điều kiện học tập thuận lợi, trƣờng đại học đƣa ra các
giải pháp hỗ trợ việc làm cho sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trƣờng.
Đại học Kyoto có Văn phòng Trợ giúp Nghề nghiệp tổ chức các buổi hƣớng dẫn
nghề nghiệp, hội thảo, các buổi gặp gỡ nhà tuyển dụng, tƣ vấn nghề nghiệp và các
sự kiện hƣớng nghiệp khác hơn 300 lần trong một năm và cung cấp sự hỗ trợ nghề
nghiệp liên tục từ những năm đầu của sinh viên tại trƣờng đại học; cung cấp thông
tin về việc làm bán thời gian. Các sinh viên có hồ sơ học tập xuất sắc nhƣng gặp
khó khăn về tài chính sẽ đƣợc miễn tất cả hoặc một phần lệ phí nhập học, học phí.


12


Đồng thời với chính sách miễn giảm học phí, nhà trƣờng còn tổ chức các chƣơng
trình học bổng do các cơ quan nhà nƣớc, địa phƣơng, tổ chức tƣ nhân tài trợ (Đại
học Kyoto, 2018).
Cũng nhƣ công tác sinh viên của các trƣờng đại học trên thế giới, để chăm lo
đời sống tinh thần của sinh viên, Đại học Kyoto chú trọng đến công tác tƣ vấn cho
sinh viên. Đại học Kyoto đã tổ chức nhiều đơn vị phối hợp thực hiện nhiệm vụ tƣ
vấn này nhƣ: Phòng Tƣ vấn, Văn phòng Hỗ trợ Khuyết tật, Trung tâm Hỗ trợ Sinh
viên Tổng hợp, Phòng Tƣ vấn Sinh viên Quốc tế, Văn phòng Tƣ vấn Y tế và Thể
thao...với đội ngũ nhân viên hỗ trợ đƣợc trang bị kiến thức về tâm lý học, tâm lý
học lâm sàng có thể đƣa ra những lời khuyên hữu ích cho sinh viên trong các vấn đề
liên quan đến học tập, cuộc sống hàng ngày, các mối quan hệ xã hội... Đại học
Kyoto là một trƣờng đại học đặc biệt quan tâm đến các hoạt động giải trí của sinh
viên. Nhà trƣờng đã có nhiều cải tiến về phƣơng thức hỗ trợ các hoạt động ngoại
khóa; Cải tiến từ trang bị cơ sở vật chất hiện đại đến hình thức hoạt động phong phú
(lƣớt ván, trƣợt tuyết, leo núi...), cho các câu lạc bộ mƣợn cơ sở vật chất của trƣờng,
cho phép câu lạc bộ đăng kí tham dự lễ hội của đất nƣớc để duy trì hoạt động. Để
làm giàu thêm đời sống tinh thần, Nhà trƣờng còn trang bị hệ thống căng tin và kí
túc xá hiện đại với phòng ăn, tiệm cà phê, chuỗi nhà hàng trong khuôn viên trƣờng,
hỗ trợ sinh viên ăn kiêng... (Đại học Kyoto, 2018).
Qua khảo sát website một số trƣờng đại học ở Việt Nam nhƣ Trƣờng ĐH Ngoại
Thƣơng, Trƣờng ĐH Kinh tế Quốc dân, Trƣờng ĐH Kỹ thuật Công nghiệp, Trƣờng
ĐH Sƣ phạm – Đại học Huế, Trƣờng ĐH Bách Khoa Hồ Chí Minh… kết quả cho thấy
công tác sinh viên đã đƣợc xây dựng thành hệ thống. Ví dụ, tại Trƣờng Đại học Kinh tế
Quốc dân, đơn vị chủ trì về công tác sinh viên là Phòng Công tác Chính trị và Quản lý
sinh viên. Nội dung hoạt động của Phòng xoay quanh các nội dung về định hƣớng tƣ
tƣởng chính trị; Giải đáp các thắc mắc về tuyển sinh, chƣơng trình đào tạo, tổ chức các

hoạt động hƣớng nghiệp; Quản lý sinh viên nội trú, ngoại trú, tiếp nhận sinh viên quốc
tế, tổ chức và quản lý các hoạt động văn nghệ… Trƣờng cũng thƣờng xuyên đăng tải
các văn bản quản lý, các thông tin liên quan đến các hoạt động hỗ trợ lên website của
đơn vị để sinh viên có thể tiếp cận dễ dàng.

13


Có thể nói công tác công tác sinh viên trong và ngoài nƣớc đều đã phát triển
thành hệ thống với hình thức và nội dung phong phú. Tuy nhiên, xét về tổng thể thì
công tác hỗ trợ sinh viên của các trƣờng trên thế giới có sự tổ chức thống nhất và
phân chia theo từng chức năng nhiệm vụ của công tác sinh viên. Tại các trƣờng đại
học của Việt Nam, mọi hoạt động hỗ trợ đều tập trung trong phạm vị chức năng,
nhiệm vụ của Phòng Chính trị Công tác Sinh viên. Còn các trƣờng trên thế giới sẽ
thành lập các phòng theo nhiệm vụ chi tiết nhƣ Văn phòng hỗ trợ khuyết tật, Phòng
tƣ vấn tâm lý, Phòng tƣ vấn sinh viên quốc tế…
1.2.2. Giới thiệu công tác hỗ trợ sinh viên tại ĐHQGHN
Đại học Quốc gia Hà Nội đƣợc thành lập theo Nghị định số 97/CP ngày
10/12/1993 của Chính phủ với sứ mệnh trở thành “một trƣờng đại học trọng điểm
quốc gia” để làm đầu tàu và nòng cột cho giáo dục đại học nƣớc nhà.
Đại học Quốc gia Hà Nội là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển
giao tri thức và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lƣợng cao; ngang tầm khu
vực, dần đạt trình độ quốc tế; đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nƣớc, phù hợp với
xu hƣớng phát triển giáo dục đại học tiên tiến. Với định hƣớng phát triển đó,
ĐHQGHN lấy ngƣời học làm trung tâm, quan tâm đến việc phát triển và hoàn thiện
công tác hỗ trợ sinh viên.
1.2.2.1. Hệ thống tổ chức quản lý công tác sinh viên tại ĐHQGHN
Đại học Quốc gia Hà Nội đã xây dựng một hệ thống các đơn vị hỗ trợ sinh
viên trong các mặt về đời sống vật chất, tinh thần, tƣ vấn học tập, hỗ trợ khởi
nghiệp nhƣ Ban Chính trị và Công tác học sinh sinh viên, Phòng Chính trị và Công

tác học sinh sinh viên của các trƣờng thành viên và khoa trực thuộc; Trung tâm Hỗ
trợ Sinh viên, Trung tâm Chuyển giao tri thức và Hỗ trợ khởi nghiệp, cùng với sự
tham gia tích cực của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội sinh viên, Các câu lạc bộ sinh
viên, đội ngũ giảng viên, cố vấn học tập. Bộ máy này đƣợc hiển thị theo sơ đồ sau:

14


Hình 1.1: Sơ đồ Hệ thống tổ chức quản lý công tác sinh viên tại ĐHQGHN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BAN CHÍNH TRỊ
VÀ CÔNG TÁC
HỌC SINH SINH
VIÊN

TRUNG TÂM
HỖ TRỢ SINH
VIÊN
ĐHQGHN

ĐOÀN THANH
NIÊN CỘNG
SẢN HỒ CHÍ
MINH

HỘI SINH VIÊN
(ĐHQGHN)


PHÒNG CHÍNH
TRỊ VÀ CỒNG
TÁC HỌC SINH
SINH VIÊN

TRUNG TÂM
HỖ TRỢ SINH
VIÊN (CÁC ĐƠN
VỊ)

CHI ĐOÀN (CÁC
ĐƠN VỊ)

HỘI SINH VIÊN
(CÁC ĐƠN VỊ)

TRUNG TÂM
CHUYỂN GIAO
TRI THỨC VÀ
HỖ TRỢ KHỞI
NGHIỆP

Các đơn vị này vừa hoạt động theo cơ chế phối hợp, vừa hoạt động phân định rõ
ràng về nhiệm vụ để đảm bảo cho sinh viên đƣợc hƣởng những dịch vụ hỗ trợ tốt nhất.
* Cấp ĐHQGHN
- Chỉ đạo thực hiện các nội dung công tác sinh viên trong ĐHQGHN.
- Kiểm tra giám sát, việc thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của sinh viên tại
các đơn vị đào tạo;
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách tài chính đối với
sinh viên.

- Hỗ trợ xây dựng, triển khai, phát triển các quỹ học bổng quốc tế; triển khai
các hoạt động giao lƣu quốc tế và trao đổi sinh viên với các tổ chức nƣớc ngoài cấp
ĐHQGHN; phối hợp, hỗ trợ công tác liên hệ đƣa sinh viên đi thực tập, học tập ở
nƣớc ngoài.
* Cấp các đơn vị đào tạo:
- Thực hiện công tác sinh viên qua 04 nhóm công tác: Công tác chính trị - tƣ
tƣởng, Công tác quản lý sinh viên, Công tác thực hiện chế độ chính sách, Công tác
kiểm tra, đánh giá, báo cáo.

15


- Chỉ đạo, phân công đội ngũ Giáo viên chủ nhiệm/cố vấn học tập, đội ngũ
cán bộ nhân viên phòng/ban thực hiện các hoạt động hỗ trợ sinh viên.
- Thực hiện chế độ báo cáo ĐHQGHN theo quy định.
* Cấp các đơn vị hỗ trợ đào tạo:
- Trung tâm hỗ trợ sinh viên: Chịu trách nhiệm về công tác quản lý, sinh viên
nội trú, tiếp nhận sinh viên nƣớc ngoài đến ở tại ký túc xá của ĐHQGHN; Tổ chức
các khóa kỹ năng mềm; Tổ chức các hoạt động hƣớng nghiệp.
- Bệnh viện ĐHQGHN: Chịu trách nhiệm về công tác y tế và chăm sóc sức
khỏe ban đầu cho sinh viên; Triển khai các loại hình thực hiện bảo hiểm; Tƣ vấn
chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh.
- Trung tâm Dự báo và phát triển nguồn nhân lực: Tổ chức triển khai các
hoạt động nghiên cứu, dự báo thị trƣờng lao động; Phối hợp các đơn vị để tổ chức
các chƣơng trình hƣớng nghiệp, tƣ vấn việc làm cho sinh viên.
* Các tổ chức đoàn thể
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ĐHQGHN đƣợc thành lập theo
QĐ số 02/QĐ/TNHN ngày 6/3/1996 của Ban Thƣờng vụ Thành đoàn Hà Nội. Đoàn
ĐHQGHN là đơn vị Đoàn trực thuộc Thành đoàn Hà Nội. Hiện nay tổ chức Đoàn
ĐHQGHN gồm có 22 cơ sở Đoàn trực thuộc, gồm khoảng 25.500 đoàn viên.

- Hội Sinh viên ĐHQGHN thành lập tháng 9 năm 2002 là đơn vị trực thuộc
Hội Sinh viên Thành phố Hà Nội. Hiện nay tổ chức Hội Sinh viên ĐHQGHN gồm
có 6 cơ sở Hội trực thuộc, gồm: Hội Sinh viên Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Hội Sinh viên Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Hội Sinh viên
Trƣờng Đại học Ngoại ngữ, Hội Sinh viên Trƣờng Đại học Công nghệ, Hội Sinh
viên Trƣờng Đại học Kinh tế, Hội Sinh viên Khoa Luật.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ĐHQGHN và Hội sinh viên ĐHQGHN
phối hợp với các đơn vị trong ĐHQGHN tổ chức các hoạt động học tập, nghiên cứu (kỹ
năng mềm, kỹ năng hội nhập quốc tế, kiến thức khởi nghiệp…), các hoạt động thực tế, các
hoạt động giao lƣu học hỏi trong nƣớc và quốc tế cho sinh viên…
Cùng với bộ máy đó, ĐHQGHN đã tiến hành nhiều hình thức hoạt động hỗ
trợ sinh viên trên cơ sở tuân thủ các quy định của nhà nƣớc và của ĐHQGHN nhƣ:

16


×