Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 136 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỖ THU THƠM

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC
CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN CẢNH SÁT NHÂN DÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN

HÀ NỘI – 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỖ THU THƠM

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC
CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN CẢNH SÁT NHÂN DÂN

CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC THƯ VIỆN
MÃ SỐ: 60 32 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN

Người hướng dẫn khoa học: TSKH Nguyễn Thị Đông

HÀ NỘI – 2011


Luận văn đã được tác giả bổ sung, sửa chữa theo Quyết nghị của Hội đồng


chấm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Khoa học Thư viện gồm những nội dung
sau:
- Bổ sung hoàn thiện 2 sơ đồ 1.1 ; 1.2
- Sửa tên của tiểu mục 2.1.1 và tên của mục 3.5
- Sửa số liệu của bảng 2.24 ; 2.25 ; 2.26

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS Trần Thị Minh Nguyệt


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài luận văn“Phát triển văn hoá đọc cho sinh viên
Học viện Cảnh sát nhân dân” tác giả đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ

nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân.
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban lãnh đạo
cùng các Quý thầy cô giảng dạy chuyên ngành Thông tin - Thư viện tại Trường
Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt
những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả
trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô hướng dẫn Tiến sĩ khoa học Nguyễn thị Đông, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để đề
tài có thể được thực hiện và hoàn thành.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp, đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi, động viên trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Xin trân trọng gửi đến gia đình, bạn bè, người thân những tình cảm
chân thành vì đã luôn giúp đỡ, động viên kịp thời trong suốt khoá học cũng
như quá trình tác giả thực hiện luận văn.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành luận văn với tất cả sự nỗ lực của bản

thân, nhưng luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất
định. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25/12/2011
Tác giả
Đỗ Thu Thơm


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TTKH & TLGK: Thông tin khoa học và Tư liệu giáo khoa
CS

: Cảnh sát

PCTP

: Phòng chống tội phạm

QSVT

: Quân sự võ thuật

TDTT

: Thể dục thể thao

QLHC

: Quản lý hành chính


TTXH

: Trật tự xã hội


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Học viện……………………………………..39
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm………………………………………….46


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bảng số liệu thể hiện thông tin của cán bộ Trung tâm……………….....48
Bảng 1.2: Cơ cấu số lượng sinh viên trong từng nhóm người dùng tin……………54
Bảng 2.1: Nhu cầu, hứng thú đọc theo lĩnh vực thông tin........................................57
Bảng 2.2: Nhu cầu, hứng thú đọc theo loại hình tài liệu .........................................58
Bảng 2.3: Nhu cầu, hứng thú đọc theo ngôn ngữ tài liệu.........................................60
Bảng 2.4. Thời gian biểu sinh hoạt và học tập học tập trong một ngày của sinh viên Học
viện........................................................................................................................................61
Bảng 2.5: Tỷ lệ sinh viên biết sử dụng các yếu tố thuộc kỹ năng đọc......................63
Bảng 2.6: Mức độ hiểu nội dung tài liệu của các nhóm sinh viên............................65
Bảng 2.7: Quan niệm, nhận thức về tài liệu của các nhóm sinh viên.......................66
Bảng 2.8: Tỷ lệ sinh viên vi phạm các hành vi ứng xử đối với tài liệu......................68
Bảng 2.9: Số lượng vốn tài liệu của Thư viện qua các năm……………….…………71
Bảng 2.10: Cơ cấu vốn tài liệu theo lĩnh vực khoa học............................................72
Bảng 2.11: Cơ cấu vốn tài liệu theo loại hình tài liệu.............................................73
Bảng 2.12: Cơ cấu vốn tài liệu theo ngôn ngữ tài liệu.............................................73
Bảng 2.13: Ý kiến đánh giá về mức độ đáp ứng nhu cầu đọc của vốn tài
liệu.....................74
Bảng 2.14: Hiệu quả đáp ứng nhu cầu đọc của sinh viên Học viện..........................75
Bảng 2.15: Số lượng cơ sở dữ liệu hiện có tại Thư

viện .............................................76
Bảng 2.16: Tỷ lệ sử dụng và ý kiến đánh giá chất lượng bộ máy tra cứu tin của Thư
viện.........................................................................................................................................77
Bảng 2.17: Số lượng người sử dụng và ý kiến đánh giá chất lượng dịch vụ mượn tài
liệu của Thư
viện ......................................................................................................79
Bảng 2.18: Số lượng người sử dụng và ý kiến đánh giá chất lượng dịch vụ đọc tại
chỗ của Thư viện .....................................................................................................80
Bảng 2.19: Số lượng người sử dụng và ý kiến đánh giá chất lượng dịch vụ đa
phương tiện của Thư viện .......................................................................................81
Bảng 2.20: Số lượng người sử dụng và ý kiến đánh giá chất lượng dịch vụ phát
hành sách của Thư viện ..........................................................................................82
Bảng 2.21: Số lượng người sử dụng và ý kiến đánh giá chất lượng dịch vụ tra cứu
Internet của Thư viện ............................................................................................83


Bảng 2.22: Số lượng người sử dụng và ý kiến đánh giá chất lượng dịch vụ sao in
băng đĩa của Thư viện ..........................................................................................84
Bảng 2.23: Ý kiến đánh giá về tinh thần và thái độ phục vụ của cán bộ Trung
tâm.......................................................................................................................85
Bảng 2.24: Nhu cầu tham gia các khóa đào tạo người dùng tin .......................86
Bảng 2.25: Tỷ lệ sinh viên Học viện tham gia vào các hoạt động của Thư
viện ............................................................................................................................8
7
Bảng 2.26: Mục đích sử dụng Internet của sinh viên Học viện........................88


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................2
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................3

2. Tình hình nghiên cứu.............................................................................................6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................10
4. Giả thuyết nghiên cứu..........................................................................................10
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................10
6. Phương pháp nghiên cứu:....................................................................................11
7. Đóng góp của luận văn........................................................................................11
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu.................................................................................11
NỘI DUNG.........................................................................................12
CHƯƠNG 1. VĂN HÓA ĐỌC VỚI SINH VIÊN HỌC VIỆN CẢNH SÁT NHÂN
DÂN..................................................................................................12
1.1. Những vấn đề chung về văn hóa đọc.............................................................12
1.1.1. Khái niệm văn hóa và văn hóa đọc......................................................................12
1.1.2. Chức năng của văn hóa đọc................................................................................17
1.1.3. Những biểu hiện của văn hóa đọc........................................................................19
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa đọc................................................................25
1.2. Học viện cảnh sát nhân dân trước yêu cầu phát triển văn hóa đọc............37
1.2.1. Khái quát về Học viện Cảnh sát Nhân dân............................................................37
1.2.2. Đổi mới giáo dục đào tạo và yêu cầu phát triển văn hóa đọc trong sinh viên Học viện.
................................................................................................................................ 41
1.2.3. Trung tâm Thông tin Khoa học và Tư liệu Giáo khoa trong phát triển văn hóa đọc cho
sinh viên Học viện.....................................................................................................44
1.3. Đặc điểm của sinh viên Học viện Cảnh sát Nhân dân.................................51
1.3.1. Đặc điểm hoạt động của sinh viên Học viện..........................................................51
1.3.2. Đặc điểm nhu cầu tin của các nhóm sinh viên Học viện..........................................53
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN
HỌC VIỆN CẢNH SÁT NHÂN DÂN......................................................56
2.1. Nhu cầu, hứng thú đọc của sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân............56
2.1.1. Nhu cầu, hứng thú đọc theo nội dung tài liệu.........................................................56
2.1.2. Nhu cầu, hứng thú theo loại hình tài liệu................................................................58
2.1.3. Nhu cầu, hứng thú theo ngôn ngữ tài liệu...............................................................60

2.1.4. Tập quán sử dụng tài liệu của sinh viên Học viện....................................................61
2.2. Kỹ năng đọc và hiểu chính xác của sinh viên Học viện................................63

1


2.2.1. Thực trạng kỹ năng đọc của sinh viên Học viện............................................63
2.2.2. Khả năng lĩnh hội các giá trị nội dung trong tài liệu...............................................64
2.3. Ứng xử đối với tài liệu của sinh viên Học viện.............................................66
2.3.1. Quan niệm, nhận thức đối với tài liệu của sinh viên.................................................66
2.3.2. Thái độ ứng xử đối với tài liệu của sinh viên Học viện..............................................67
2.4. Các yếu tố tác động đến văn hoá đọc của sinh viên Học viện......................68
2.4.1. Môi trường học tập của sinh viên Học viện............................................................68
2.4.2. Đặc điểm xuất bản phẩm của Ngành.....................................................................69
2.4.3. Thực trạng hoạt động thông tin-thư viện tại Học viện..............................................71
2.4.4. Ảnh hưởng của công nghệ thông tin và truyền thông đến sinh viên Học viện..............88
2.5. Nhận xét chung về khả năng phát triển văn hóa đọc cho sinh viên Học viện......89
2.5.1. Những điều kiện thuận lợi cho phát triển văn hóa đọc.............................................89
2.5.2. Những khó khăn trong phát triển văn hóa đọc cho sinh viên....................................90
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN TẠI
HỌC VIÊN CẢNH SÁT NHÂN DÂN......................................................93
3.1. Xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin-thư viện.................................93
3.1.1. Xây dựng chính sách bổ sung phù hợp về hình thức và nội dung..............................93
3.1.2. Tăng cường chia sẻ nguồn lực thông tin.............................................................934
3.2. Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện...........95
3.2.1. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện hiện có
................................................................................................................................ 96
3.2.2. Phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện mới............................................97
3.3. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền văn hóa đọc....................................98
3.3.1. Các hình thức tuyên truyền văn hóa đọc tại Học viện.............................................99

3.3.2. Nội dung các hoạt động tuyên truyền văn hóa đọc tại Học viện.............................101
3.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thông tin-thư viện............................103
3.4.1. Yêu cầu đội ngũ cán bộ thư viện trong phát triển văn hóa đọc tại Học viện.........103
3.4.2. Nội dung nâng cao trình độ cán bộ thư viện cho phát triển văn hoá đọc tại Học viện 105
3.5.Một số điểm mạnh của phương pháp giáo dục đào tạo mới cần phát huy tại
Học viện................................................................................................................ 106
KẾT LUẬN.......................................................................................110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................113

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hóa đọc có vị trí quan trọng trong đời sống của mỗi con người. Mặc dù trong
những năm gần đây, trước sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các phương tiện thông tin
đại chúng và công nghệ thông tin hiện đại, đặc biệt là công nghệ mạng, đọc sách vẫn là
hình thức thông dụng để con người tiếp nhận thông tin và tri thức. Đọc làm cho các cá
nhân trong xã hội trở thành những công dân có sức mạnh tinh thần, giải phóng khỏi
những hạn chế về mặt xã hội, pháp lý, và tâm lý cá nhân, đồng thời việc đọc cũng
giúp con người đến gần nhau hơn.
Văn hoá đọc, với tư cách là văn hoá hành vi của mỗi cá nhân, biểu hiện ở khả
năng lựa chọn sách, kỹ năng đọc và lĩnh hội tri thức, cũng như thái độ ứng xử với
sách báo, thể hiện rõ đặc điểm tâm lý và nhân cách của mỗi cá nhân, được hình thành
từ tuổi ấu thơ và phát triển trong suốt cuộc đời mỗi con người.
Trên thế giới, người ta khẳng định văn hoá đọc có liên quan mật thiết đến sự
phát triển năng lực nhận thức, bản lĩnh học tập và làm việc của mỗi cá nhân. “Khảo
sát khu vực châu Phi vào tháng 3-2000 cho thấy tình trạng thiếu văn hóa đọc là một
trong những rào cản quan trọng trong quá trình phát triển kỹ năng sử dụng công
nghệ thông tin và khả năng giao tiếp của phụ nữ châu Phi” [35]. Tầm quan trọng

của văn hoá đọc trong quá trình hội nhập xã hội hiện đại đã được nhiều quốc gia đề
cao và xây dựng chiến lược phát triển văn hoá đọc quốc gia nhằm nâng cao việc đọc
trong cộng đồng. Ví dụ như Hà Lan xây dựng chiến lược có tên là Stiching Lezen
đã ra đời năm 1998 sau khi số liệu hơn một nửa số người lớn Hà Lan hiếm khi đọc
sách báo được công bố từ cuộc khảo sát quốc gia của Liên đoàn Quốc tế các cơ
quan và hiệp hội thư viện (IFLA) tại Amsterdam. Chiến lược này nhấn mạnh những
lợi ích của việc đọc đối với phát triển đời sống văn minh và tinh thần của con người
trong xã hội. Theo họ, việc đọc làm cho cuộc sống chất lượng hơn. Việc đọc cung
cấp con đường tiếp cận các nền văn hóa và di sản văn hóa. Đọc làm cho các công
dân trong xã hội trở thành những người có sức mạnh tinh thần, giải phóng khỏi

3


những hạn chế về mặt xã hội, về mặt pháp lý, về mặt tâm lý cá nhân và việc đọc
mang con người đến gần nhau.
Nhiều quốc gia đã có “Ngày toàn dân đọc sách” như Anh, Pháp, Tây Ban Nha.
Thậm chí ở Thái Lan - một quốc gia rất gần gũi chúng ta cũng đã có chương trình quốc
gia để phát động toàn dân quan tâm đến việc đọc sách. Hơn nữa, UNESCO cũng đã
quyết định lấy ngày 23 tháng 4 hàng năm là “Ngày đọc sách quốc tế”, nhằm cổ vũ
cho phong trào đọc sách, thói quen đọc sách trên toàn thế giới [27]. Quyết định và
lời kêu gọi này của Liên hiệp quốc đã được rất nhiều quốc gia, vùng và lãnh thổ
hưởng ứng nhiệt liệt.
Thông qua văn hóa đọc, mọi công dân, tùy thuộc vào trình độ dân trí, nghề
nghiệp và điều kiện sống, có thể tiếp cận được với thông tin, tri thức phù hợp và
hữu ích đối với cuộc sống của mình. Văn hóa đọc giúp cho mỗi cá nhân có cuộc
sống trí tuệ hơn, đẹp đẽ, ý nghĩa, hạnh phúc và hài hòa hơn. Chính vì vậy, phát triển
văn hóa đọc luôn là một vấn đề mang ư nghĩa chiến lược của mọi quốc gia nói
chung và của Việt Nam nói riêng trong việc nâng cao dân trí, phát triển bền vững
nguồn nhân lực để góp phần xây dựng đất nước.

Để hưởng ứng “Ngày đọc sách quốc tế” do UNESCO phát động, ngày 1-42011, Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch đã ban hành quyết định số 1166/QĐBVHTTDL phê duyệt Đề án tổ chức "Ngày hội Đọc sách Việt Nam 2011" được qui
định vào ngày 23-4 hàng năm. Đồng thời, vừa qua trang điện tử SachHay.com - một
dự án giáo dục của xã hội và vì xã hội đã có sáng kiến phát động một cuộc vận động
trên phạm vi cả nước về ngày “Tết đọc sách” của người Việt Nam. Có thể nói, đây
là bước khởi đầu nhằm góp phần chấn hưng văn hóa đọc và nền dân trí của nước
nhà. Trong ngày này, mỗi người dân Việt Nam sẽ được sống trong bầu không khí
ngập tràn của tri thức. Tuy mỗi năm chỉ một ngày, nhưng là ngày có ý nghĩa vô
cùng quan trọng với việc gìn giữ và cổ vũ văn hóa đọc.
Văn hóa đọc, về bản chất, nói cho cùng chính là việc tự học. Những quyển
sách chính là người thầy, người bạn học với những giá trị vượt không gian và thời
gian dành cho mỗi người [27]. Trong đó, đọc là một hoạt động tích cực cho quá

4


trình tiếp cận tri thức của mọi cá nhân, đặc biệt là sinh viên. Trong bối cảnh hiện
nay, yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo đã trở thành nhiệm vụ đặt ra đối với
các cơ sở giáo dục đào tạo nói chung và các trường đại học nói riêng, trong đó có
Học viện Cảnh sát Nhân dân (sau đây viết tắt là Học viện). Việc chuyển đổi phương
thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ đã được Học viện thực hiện từ năm
2010. Đồng thời Học viện cũng đã áp dụng Chuẩn đầu ra đối với sinh viên từ năm
học 2009-2010.
Để thực hiện thành công việc đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo và áp dụng
Chuẩn đầu ra đối với sinh viên Học viện, việc phát triển văn hóa đọc sinh viên tại
Học viện đã trở thành yêu cầu tất yếu khách quan, nhằm trang bị cho sinh viên Học
viện các kỹ năng cơ bản để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập được giao. Ở
đây, thư viện giữ vai trò vô cùng quan trọng trong tổ chức, cung cấp tài liệu, định
hướng cho sinh viên về kỹ năng lựa chọn tài liệu, hướng dẫn về kỹ năng đọc và kỹ
năng lĩnh hội các giá trị văn bản.
Trên góc độ này, Trung tâm Thông tin Khoa học và Tư liệu Giáo khoa (sau

đây viết tắt là Trung tâm) thuộc Học viện Cảnh sát Nhân dân (sau đây gọi tắt là Học
viện), đã nhận thức khá rõ chức năng và nhiệm vụ của mình trong đáp ứng yêu cầu
phát triển văn hóa đọc sinh viên tại Học viện. Kết quả khảo sát hiện trạng văn hoá
đọc của sinh viên thuộc Học viện cho thấy, đặc điểm đào tạo theo quy chế ngành,
điều lệnh nội vụ Công an Nhân dân, là thế mạnh đặc trưng của Học viện nói riêng
và của các trường thuộc lực lượng vũ trang nói chung. Đặc điểm này đã hình thành ở
sinh viên thói quen tích cực trong sử dụng thư viện, là cơ sở tốt để phát triển văn hoá
đọc sinh viên tại Học viện.
Tuy nhiên, trên thực tế sinh viên thuộc Học viện chưa phát huy được giá trị đó
trong quá trình đào tạo. Do vậy, phát triển văn hoá đọc, nhằm nâng cao chất lượng
học tập của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo tại Học viện,
là vấn đề cấp thiết đặt ra trong bối cảnh đổi mới giáo dục đào tạo và áp dụng Chuẩn
đầu ra ở Học viện hiện nay.

5


Có thể nói, ở Việt Nam hiện nay, vấn đề văn hoá đọc và phát triển văn hoá đọc
nói chung đã được xã hội hết sức quan tâm nghiên cứu, nhưng chưa có công trình
nào đề cập tới vấn đề phát triển văn hoá đọc sinh viên ngành Công an nói chung và
sinh viên Học viện nói riêng. Chính vì vậy, vấn đề “Phát triển văn hóa đọc cho
sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân” được chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ
chuyên ngành Khoa học Thư viện, nhằm góp phần tăng cường phát triển văn hoá
đọc cho sinh viên Học viện, đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo của
Học viện, cũng như áp dụng Chuẩn đầu ra của sinh viên Học viện trong bối cảnh
phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin truyền thông và hội nhập quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc những năm gần đây đã được các
nước trên thế giới hết sức quan tâm và đã có những hoạt động cụ thể nhằm tôn vinh,
giữ gìn và phát huy văn hóa đọc trong thời đại bùng nổ thông tin. Việc khẳng định

vai trò của sách, xác định các giải pháp cho phát triển văn hóa đọc là việc là vô
cùng cần thiết và cấp bách của mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Vai trò quan trọng của văn hoá đọc trong xã hội hiện đại đã được khẳng định
trong nghiên cứu của Hiệp hội các thư viện (IFLA) về “Nâng cao văn hoá đọc và
sách trong thời đại kỹ thuật số” (Enhancing the culture of reading and books in the
digital age). Trong đó, ngoài khẳng định việc đọc sách vẫn được coi là một kênh
tiếp nhận thông tin quan trọng của mọi người, bất chấp những tiến bộ vượt bậc của
công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại, nghiên cứu này cũng đã đưa ra các
giải pháp hữu hiệu cho phát triển văn hóa đọc trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ
của công nghệ kỹ thuật số [39].
Phần lớn cộng đồng thư viện trên thế giới đều đã khẳng định vai trò quan
trọng của văn hóa đọc trong nâng cao dân trí; hỗ trợ có hiệu quả cho mỗi cá nhân
trong quá trình học tập suốt đời; giúp cho mỗi cá nhân có khả năng tham gia và
đóng góp tích cực vào sự phát triển của xã hội. Họ cho rằng, việc đọc cho mục đích
học tập muôn thuở không bao giờ mất đi, trái lại đã trở thành nhu cầu thiết yếu của
mỗi cá nhân và toàn xã hội trong bối cảnh của xã hội học tập hiện nay. Không có

6


nhà bác học thiên tài nào, không có nhà chính trị lỗi lạc nào, chỉ dựa vào tài năng
của mình để thành đạt mà không qua việc đọc sách. Trải qua hàng ngàn năm, việc
đọc sách đã góp phần xây dựng con người văn minh, xã hội văn minh, truyền thống
của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Có thể nói, văn hoá đọc đã trở thành công cụ nâng
cao dân trí cho cộng đồng xã hội, phát triển văn hoá đọc trở thành một trong các
mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia
[47]. Thực hiện mục tiêu này đòi hỏi trước hết, cần phải hình thành thói quen đọc
sách cho mỗi người, có phương pháp đọc sách và dần hình thành lòng ham mê đọc
sách ở cá nhân.
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam, vấn đề tôn vinh văn hóa đọc đã được

mọi người đặc biệt quan tâm. Một trong những hoạt động được chú ý nhất là cuộc
hội thảo bàn về văn hóa đọc tại Hội sách Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra 2 năm
một lần. Buổi Hội thảo “Tết đọc sách của người Việt, tại sao không?” do
SachHay.com tổ chức tại Hội sách thành phố Hồ Chí Minh đầu năm 2010 là tâm
điểm trong chuỗi các hoạt động cổ súy cho văn hóa đọc, tôn vinh tầm quan trọng
của sách, hướng tới việc vận động Chính phủ công nhận một ngày Tết đọc sách
mang tính quốc gia. Trong đó, đã kiến nghị xây dựng một ngày “Tết đọc sách”,
nhằm mục đích không chỉ tạo lập thói quen đọc sách cho mọi người, mà còn kêu gọi
sự chung tay phối hợp của nhiều cơ quan, nhiều tổ chức xây dựng một nền văn hóa
đọc Việt Nam tiến bộ [38]. Các hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ Hội sách ở
Thành phố Hồ Chí Minh vừa qua, nhìn chung, không có tham vọng “đào xới một
cách rốt ráo những vấn đê cốt tử” của văn hóa đọc. Mục đích chính chỉ là mong
muốn đánh động sự quan tâm của xã hội, góp phần khôi phục và phát triển văn hóa
đọc Việt Nam. Các thành viên tham dự Hội thảo đều cho rằng, Việt Nam, trước hết,
cần kiên trì gây dựng lại trong xã hội về thói quen, không khí, quan niệm coi sách
vở, coi chữ nghĩa là quý, là thiêng liêng, coi văn hóa là cao quý hơn mọi thứ trên
đời.
Để tôn vinh sách và quảng bá cho văn hóa đọc, cũng như hưởng ứng lời kêu
gọi của UNESCO về lấy ngày 23/4 hàng năm là ngày “Sách và Bản quyền thế giới”,

7


hàng năm (kể từ năm 2005), tại Việt Nam, vào ngày này, nhiều cơ quan, đặc biệt là,
trong các thư viện đã tổ chức nhiều hoạt động hữu ích nhằm khôi phục và phát triển
văn hóa đọc Việt Nam. Vừa qua, ngày hội đọc sách Việt Nam năm 2011 đã diễn ra
tại Văn Miếu Quốc Tử Giám với chủ đề “Đọc sách cho ngày mai” với ý tưởng lấy
Văn Miếu là điểm khởi đầu, là trung tâm để từ đây và từ nay chính thức lan tỏa tình
yêu với sách, với văn hóa đọc đến tất cả mọi người [34].
Ngoài ra, vấn đề phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng Việt Nam cũng đã

được chính thức hóa trong Đề án “phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng giai
đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn 2030”, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây
dựng với mục tiêu nhằm “xây dựng phong trào đọc sách trong xã hội, góp phần xây
dựng có hiệu quả thế hệ đọc tương lai” [28]. Để giữ gìn và phát huy văn hóa đọc
theo đúng nghĩa, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều yếu tố, như: Đầu tư phát triển
thư viện; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thông tin-thư viện; đầu tư nâng
cao chất lượng công tác xuất bản; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận
động để nâng cao nhận thức cũng như xây dựng định hướng đọc lành mạnh cho cộng
đồng, nhất là đối với lớp trẻ.
Để thực hiện thành công Đề án “phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng Việt
Nam”đòi hỏi phải nghiên cứu toàn diện vấn đề văn hóa đọc, thống nhất khái niệm
và nội hàm của nó, cũng như các yếu tố tác động tới văn hóa đọc.
Khảo sát tài liệu cho thấy, thuật ngữ "Văn hóa đọc" là khái niệm còn mới mẻ,
chưa có tài liệu nào định nghĩa văn hóa đọc là gì và nội hàm của nó như thế nào
[47]. Mặc dù vậy, theo thời gian và sự phát triển của xã hội, thuật ngữ " Văn hóa
đọc" ngày càng được nói tới nhiều hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng và
trở thành đề tài khoa học để nghiên cứu và thảo luận.
Trong giới thư viện học, đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hoá đọc
như, “Đẩy mạnh văn hóa đọc trong thời đại công nghệ thông tin” của Trần Văn Hà
[7]; “Văn hóa đọc và vấn đề đặt ra hiện nay” của tác giả Phạm Thanh Tâm [17];
“Bàn thêm về văn hóa đọc” của tác giả Lê Văn Bài [3]; “Giáo dục văn hoá đọc cho lứa
tuổi thiếu nhi” của TS. Trần Thị Minh Nguyệt [12]; cũng như các công trình nghiên

8


cứu khác được trình bày tại tọa đàm về văn hoá đọc của người Việt Nam [21].
Trong đó, đã khái quát hóa khái niệm văn hoá đọc và các nội hàm của nó; khẳng
định tầm quan trọng của văn hóa đọc trong nâng cao dân trí và phát triển nhân tài;
đồng thời kiến nghị rằng, phát triển văn hóa đọc là vấn đề cấp thiết trong bối cảnh

phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ thông tin, tình trạng lười đọc sách ở
tất cả các thành phần, lứa tuổi ngày một tăng, trong khi xã hội đang rất cần tri thức.
Làm thế nào để giữ gìn và phát huy văn hóa đọc trong cộng đồng? Để tìm lời đáp
cho câu hỏi này không chỉ đòi hỏi các cấp, các ngành chức năng phải thật sự quan
tâm mà bản thân mỗi cá nhân trong xã hội cũng cần phải tự nhận thức được vấn đề.
Ngoài ra, vấn đề văn hoá đọc cũng được đề cập trong các luận văn thạc sỹ
chuyên ngành Văn hoá học và Thư viện học, như: “Nghiên cứu văn hoá đọc của
học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Như Ngọc,
luận văn thạc sĩ khoa học thư viện, đại học Văn hoá, năm 2009; “Nghiên cứu phát
triển văn hoá đọc cho học sinh phổ thông bậc trung học cơ sở tỉnh Cà Mau” của tác
giả Lê Mộng Đài Trang, luận văn thạc sĩ khoa học thư viện, đại học Văn hoá, năm
2007; “Nghiên cứu phát triển văn hoá đọc cho học sinh phổ thông tiểu học trong
thư viện tại thủ đô Viên Chăn” của tác giả Onta samuntry, Luận văn thạc sĩ khoa học
thư viện, Đại học Văn hoá... Trong đó, hầu hết các tác giả đều khẳng định, cho đến
nay chưa có một khái niệm thống nhất về văn hóa đọc. Các định nghĩa văn hóa đọc
được đưa ra tùy thuộc vào góc độ xem xét vấn đề của các tác giả. Tuy nhiên, hầu hết
các tác giả đều khẳng định vai trò to lớn của văn hoá đọc trong nâng cao chất lượng
giáo dục đào tạo, hỗ trợ đắc lực cho quá trình học tập của các cá nhân trong cộng
đồng xã hội. Trong đó, vai trò quan trọng của thư viện được các tác giả đặc biệt
nhấn mạnh. Việc phát triển văn hóa đọc cần được thực hiện phù hợp với đặc điểm
nhu cầu đọc, cũng như đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các nhóm đối tượng cụ thể.
Xuất phát từ quan điểm trên, đối với Học viện cảnh sát Nhân dân, nghiên cứu
phát triển văn hóa đọc cho sinh viên thuộc Học viện, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới
toàn diện giáo dục đào tạo, cũng như áp dụng Chuẩn đầu ra, là một trong các nhiệm
vụ trọng tâm hàng đầu trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế, cho đến
nay, chưa có một đề tài nào nghiên cứu nào về vấn đề này. Đề tài luận văn được

9



chọn nghiên cứu trên đây là công trình nghiên cứu đầu tiên, tiếp cận một cách hệ
thống và toàn diện văn hóa đọc, cũng như xem xét đề xuất các giải pháp phát triển
văn hóa đọc cho sinh viên thuộc lực lượng vũ trang nói chung và sinh viên Học viện
cảnh sát Nhân dân nói riêng. Bản luận văn này được xây dựng trên cơ sở độc lập
nghiên cứu các tài liệu có liên quan, các công trình nghiên cứu khoa học, kế thừa
vận dụng các thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, đồng thời căn cứ vào
khảo sát thực trạng văn hóa đọc, cũng như đặc điểm nhu cầu đọc và tập quán sử
dụng tài liệu của sinh viên thuộc Học viện.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng văn hóa
đọc của sinh viên Học viện Cảnh sát Nhân dân, trên cơ sở này đưa ra các giải pháp
định hướng phát triển văn hóa đọc cho sinh viên Học viện.
Nhiệm vụ: Để thực hiện mục tiêu trên, Luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của văn hóa đọc, xem xét vai trò và tác
động của văn hoá đọc trong nâng cao chất lượng quá trình học tập của sinh viên
Học viện.
- Phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa đọc của sinh viên Học viện.
- Đề xuất các giải pháp định hướng phát triển văn hóa đọc cho sinh viên thuộc
Học viện.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu chú trọng phát triển văn hóa đọc trong các thư viện đại học nói chung và
các trường thuộc lực lượng vũ trang nói riêng, thì chất lượng học tập của sinh viên
sẽ được cải thiện đáng kể, đồng thời chất lượng giáo dục đào tạo cũng sẽ được đảm
bảo chắc chắn.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa đọc của sinh viên.
Phạm vi nghiên cứu: Văn hóa đọc của sinh viên Học viện Cảnh sát Nhân dân
trong giai đoạn đổi mới giáo dục đào tạo, từ năm 2007 đến nay.
6. Phương pháp nghiên cứu:


10


Trong quá trình nghiên cứu và giải quyết các nhiệm vụ đặt ra của Luận văn, tác
giả đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phân tích, tổng hợp tài liệu;
- Điều tra bằng phiếu hỏi;
- Quan sát thực tế, trao đổi trực tiếp với đối tượng nghiên cứu;
- Thống kê phân tích số liệu.
7. Đóng góp của luận văn
Ý nghĩa khoa học của đề tài: Luận văn góp phần làm sáng tỏ khái niệm văn
hóa đọc và biểu hiện của văn hóa đọc, cũng như các yếu tố tác động đến việc phát
triển văn hóa đọc trong sinh viên nói chung và sinh viên các trường thuộc lực lượng
vũ trang nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Các kết quả nghiên cứu và các đề xuất giải pháp
của Luận văn sẽ là căn cứ khoa học và thực tiễn để lãnh đạo Học viện, cũng như
Trung tâm Thông tin Khoa học và Tư liệu Giáo khoa xem xét thực hiện, để phát
triển văn hóa đọc trong toàn sinh viên thuộc Học viện. Ngoài ra, các kết quả nghiên
cứu của Luận văn cũng có thể là tài liệu tham khảo thiết thực cho mọi người có
quan tâm về vấn đề này.
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu
- Khảo sát và đánh giá một cách khách quan thực trạng công tác phát triển văn
hóa đọc tại Học viện; khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của người dùng tin tại
Thư viện Học viện giai đoạn từ năm 2007 đến nay.
- Đưa ra các giải pháp, kiến nghị mang tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả
của công tác phát triển văn hóa đọc đáp ứng yêu cầu đào tạo tín chỉ của Nhà trường
trong thời gian tới.

NỘI DUNG
11



CHƯƠNG I. VĂN HÓA ĐỌC VỚI SINH VIÊN
HỌC VIỆN CẢNH SÁT NHÂN DÂN
1.1. Những vấn đề chung về văn hóa đọc
1.1.1. Khái niệm văn hóa và văn hóa đọc
Văn hoá đọc là một phần của khái niệm văn hoá, vì thế, trước khi tìm hiểu thế
nào là văn hoá đọc cần xác định khái niệm văn hoá.
Khái niệm văn hóa
Thuật ngữ “Văn hóa” (tiếng Anh là culture, tiếng Đức là kultur), về từ nguyên
có nguồn gốc từ động từ Latinh: Collere, colo, cultus mang hàm nghĩa trồng trọt,
vun trồng, nuôi dưỡng, giữ gìn, tạo dựng. Sau này khái niệm “Văn hóa” được hiểu
theo nghĩa khai trí, có học vấn, có giáo dục của con người. Trong tiếng Việt, khái
niệm “Văn hoá” được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức (trình độ văn
hoá), lối sống (nếp sống văn hoá). Khái niệm “Văn hóa” theo nghĩa hẹp, được dùng
để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn lịch sử nhất định (văn hoá Đông Sơn).
Theo nghĩa rộng, khái niệm “Văn hóa” bao gồm cả những giá trị vật chất và tinh
thần do con người tạo nên” [8]
Như vậy, có thể nói, “Văn hóa” là một khái niệm rộng cả về nội hàm lẫn ngoại
diện, chính vì thế, có nhiều định nghĩa khác nhau xung quanh khái niệm này. Theo
Bách khoa toàn thư Wikipedia: “ Văn hoá là khái niệm dùng để chỉ một số kết quả
của những hoạt động sáng tạo có giá trị của con người”. Tất nhiên, không phải bất
cứ hoạt động nào của con người cũng đều là văn hoá, điều kiện cần ở đây là, kết quả
của các hoạt động sáng tạo đó phải tồn tại trong một thời kỳ lịch sử liên tục và các
giá trị của hoạt động sáng tạo đó phải liên kết chặt chẽ thành một hệ thống.
Theo định nghĩa phổ biến của UNESCO, năm 2002, khái niệm “Văn hóa”
được đưa ra như sau: " Văn hóa nên được đề cập đến như tập hợp của các đặc trưng về
tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội
và nó chứa đựng ngoài văn hóa và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung
sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin".


12


Với các định nghĩa nói trên, có thể đúc kết các đặc trưng cơ bản của khái niệm
“Văn hóa” theo các nội dung sau:
 Văn hóa là sản phẩm của con người, chỉ có con người mới có văn hóa.
 Văn hóa bao gồm tổng phức hợp của nhiều thành tố được tích tụ, tiếp nối, phát
triển trong các cộng đồng người tạo thành chuẩn mực "ứng xử" cho các cá
nhân trong xã hội và quan điểm lối ứng xử riêng của cộng đồng xã hội đó.
 Con người với hoạt động của mình sáng tạo ra văn hóa và đồng thời tạo ra
vẻ đẹp văn hóa cho chính bản thân mình.
 Đề cao vai trò của con người với văn hóa cũng như khả năng làm sang
trọng, làm đẹp con người của văn hóa, thông qua lối ứng xử chuẩn mực trong
mỗi cộng đồng, xã hội đã làm nên giá trị đích thực của văn hóa.
Trên góc độ này, “Văn hoá đọc”, trên tư cách là một trong những yếu tố cấu
thành đời sống văn hoá của con người và xã hội, cũng chính là một bộ phận cấu
thành của văn hoá.
Khái niệm văn hóa đọc
Như đã trình bày ở trên, có thể nói, tuy khái niệm “Văn hóa” có nội hàm rộng
lớn mang tính phức hợp, nhưng được thể hiện hàng ngày, rất gần gũi với mọi người
chúng ta như văn hóa dân tộc, văn hóa lễ hội, văn hóa đô thị, văn hóa lối sống, văn
hóa giáo dục... đã được mọi người thừa nhận [47]. Trong khi đó, thuật ngữ "Văn
hóa đọc" là khái niệm mới được xây dựng lên, chưa được thống nhất về định nghĩa.
Tuy nhiên, với những đặc trưng cơ bản của khái niệm “Văn hóa” như đã đúc kết ở
trên cho thấy, văn hóa đọc cũng chính là một bộ phận cấu thành văn hóa của con
người được trao truyền qua nhiều thế hệ. Thông qua quá trình đọc các tri thức được
lưu giữ trong sách vở được con người tiếp nhận, sáng tạo và ghi nhận để truyền từ
đời này đến đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nói khác đi, văn hóa đọc chứa
đựng những giá trị văn hóa của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau. Từ xa xưa,

các bậc tiền bối đã khẳng định vai trò quan trọng của việc đọc sách trong đời sống
xã hội và trong sự phát triển của mỗi cá nhân. Văn hóa đọc là nền tảng, là cơ sở cho sự

13


phát triển những ý tưởng sáng tạo, góp phần nâng cao dân trí, phát triển nhân tài. Và
vì thế, văn hóa đọc còn là một nét đẹp truyền thống của mỗi dân tộc.
Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, có nhiều cách hiểu khác nhau về
văn hóa đọc. Trong giới thư viện học quốc tế, hiểu văn hoá đọc như là một bộ phận
trong văn hoá theo nghĩa rộng của mỗi cá nhân, bao gồm một tổ hợp các thói quen
làm việc với sách từ việc chọn lựa có ý thức về đề tài, tính hệ thống và tính kế thừa,
kỹ năng biết tìm các tài liệu cần thiết với sự giúp đỡ của các ấn phẩm thư mục, sử
dụng bộ máy tra cứu, định hướng trong tài liệu với mục đích lĩnh hội tối đa và cảm
thụ sâu sắc những gì đã đọc, đến việc áp dụng những nội dung lĩnh hội qua đọc các
lĩnh vực hoạt động của mình, làm phong phú thêm đời sống [21].
Khảo sát tài liệu cho thấy, văn hoá đọc là một khái niệm được hiểu cả ở nghĩa
rộng và nghĩa hẹp. Ở nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc
của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơ quan quản lý
nhà nước. Ở nghĩa rộng, văn hoá đọc là sự hợp thành của ba yếu tố, hay chính xác
hơn là ba lớp vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau, đó là (1) ứng xử,
giá trị và chuẩn mực đọc của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước; (2) ứng
xử, giá trị và chuẩn mực đọc của cộng đồng xã hội; (3) ứng xử, giá trị và chuẩn mực
đọc của mỗi cá nhân trong xã hội. Còn ở nghĩa hẹp, đó là ứng xử, giá trị và chuẩn
mực đọc của mỗi cá nhân, được thể hiện ở ba yếu tố, ba vòng tròn không đồng tâm,
ba vòng tròn giao nhau, đó là (1) thói quen đọc; (2) sở thích đọc; (3) kỹ năng đọc
[45]. Như vậy, có thể nói, về cơ bản, khái niệm “Văn hoá đọc” dù ở nghĩa rộng hay
hẹp đều có nội hàm như nhau, sự khác nhau ở đây là các nhóm đối tượng tác động.
Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà
nước được thể hiện thông qua chính sách, chủ trương, đường lối và ứng xử hàng

ngày nhằm phát triển nền văn hóa đọc. Nói khác đi, đó là hành lang pháp lý phát
triển tài liệu đọc có giá trị và lành mạnh cho mọi đối tượng người đọc khác nhau,
cũng như sự thuận tiện cho người đọc trong tiếp cận tới tài liệu đọc, thông qua các
hình thức cung cấp tài liệu khác nhau, như cửa hàng sách, thư viện, phòng đọc
sách… Nghĩa là người đọc, không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt tuổi tác,

14


không phân biệt nơi cư trú đều có thể dễ dàng tiếp cận được những tài liệu đọc có
giá trị họ mong muốn nhằm cải thiện chính cuộc sống của họ.
Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của cộng đồng xã hội là sự phát triển của
các hội nghề nghiệp liên quan tới đọc như: Hội tác giả, Hội nhà báo, Hội xuất bản,
Hội thư viện... Tất nhiên, các hội này phải hoạt động với mục đích chính là phát
triển nghề nghiệp. Ứng xử đọc của cộng đồng xã hội còn bao gồm cả truyền thống
văn hóa của xã hội, hay nói chính xác hơn là truyền thống văn hóa tôn vinh người
viết sách, người đọc sách và người truyền thụ kiến thức (kể cả giáo dục kỹ năng đọc
và hướng dẫn đọc). Ở đây không thể không kể tới những hoạt động đa dạng và
phong phú của các tổ chức văn hóa xã hội khác nhằm thúc đẩy sự phát triển văn hóa
đọc trong cộng đồng như: hoạt động của Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội sinh
viên... tổ chức thi đọc sách, thi tìm hiểu một vấn đề nào đó thông qua tìm hiểu sách
báo.
Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân trong xã hội là thói quen
đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc của mỗi người. Trong đó, trước hết cần hình thành
và phát triển thói quen đọc suốt cuộc đời cho mỗi cá nhân. Xây dựng thói quen đọc
phải được bắt đầu từ tuổi ấu thơ. Thực tiễn cho thấy, ở nhiều nước trên thế giới, văn
hóa đọc của mỗi cá nhân được các bậc cha mẹ xây dựng (tạo lập, hình thành) từ rất
sớm, ngay từ khi trẻ chưa tới tuổi đến trường. Sau đó, trong suốt cuộc đời đi học và
sau khi ra đời là quá trình tự học tập và rèn luyện các kỹ năng đọc của mỗi cá nhân.
Trong suốt quá trình này, mỗi cá nhân phát hiện ra sở thích đọc của mình để phát

huy sở trường và hạn chế những sở đoản.
Như vậy, ở nghĩa rộng, khi đề cập tới văn hóa đọc, hay nói tới nền văn hóa đọc
của mỗi quốc gia, phải bao gồm đầy đủ ba yếu tố cơ bản cấu thành như đã nói ở
trên. Ở các quốc gia được coi là có nền văn hóa đọc cao, ba yếu tố cấu thành này
được họ phát triển khá đồng đều và hài hòa với nhau. Bởi vì, nếu ứng xử, giá trị và
chuẩn mực đọc của các quan chức và cơ quan nhà nước lành mạnh, có nghĩa là, tạo
điều kiện thuận lợi, môi trường thân thiện cho mọi người dân dễ dàng tiếp cận với
sách báo (tài liệu đọc) có chất lượng cao. Nếu thiếu ứng xử, giá trị và chuẩn mực

15


đọc lành mạnh của cộng đồng xã hội, của mọi người dân, thì cũng không thể tạo ra
được một nền văn hóa đọc phát triển. Ngược lại, nếu ứng xử, giá trị và chuẩn mực
đọc của cộng đồng xã hội và ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mọi thành viên
trong xã hội lành mạnh, nhưng ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các quan chức
và cơ quan nhà nước không lành mạnh, thì cũng khó có thể có một nền văn hóa đọc
phát triển. Thậm chí, còn có nguy cơ làm thoái hóa ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc
lành mạnh của toàn cộng đồng xã hội, cũng như của các thành viên trong xã hội.
Mục đích cuối cùng của phát triển văn hóa đọc trong mỗi quốc gia là, phát
triển thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc cho mọi thành viên trong xã hội,
nhưng vai trò quan trọng và quyết định để đạt được mục đích này lại thuộc về yếu
tố ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của các quan chức và cơ quan quản
lý nhà nước. Đó là yếu tố tạo ra môi trường thuận lợi cho mọi người dân tiếp cận tài
liệu đọc có chất lượng cao, môi trường tôn vinh người viết sách, người đọc sách và
người truyền thụ kiến thức (kể cả người hướng dẫn và giáo dục mọi người dân có
ứng xử đọc lành mạnh). Việc chủ động giáo dục kỹ năng đọc cho thành viên trong
xã hội là yếu tố quyết định sự thành công của quá trình phát triển nền văn hóa đọc của
mỗi quốc gia [45]. Muốn tạo dựng được một xã hội đọc sách, một nền văn hóa đọc,
thì cần phải bắt đầu từ thói quen của từng cá nhân. Nhưng ngược lại, để mỗi cá

nhân có được thói quen tốt này còn cần sự "tiếp sức" từ xã hội [29 ].
Trong ba yếu tố cấu thành văn hóa đọc của mỗi cá nhân, thì thói quen và kỹ
năng đọc mang tính chất đồng loạt, còn sở thích đọc lại phụ thuộc hoàn toàn vào
từng cá nhân cụ thể (trình độ giáo dục, thiên tính cá nhân…), ví dụ: có người thích
đọc thơ, có người thích đọc tiểu thuyết, có người thích đọc sách nghiên cứu, có
người thích đọc sách phổ biến khoa học kỹ thuật, văn hóa nghệ thuật... Yếu tố này
tạo ra sự đa dạng, phong phú, giàu màu sắc cho nền văn hóa đọc trong các xã hội
khác nhau.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, khi nói tới văn hóa đọc của từng cá nhân phải
bao hàm đầy đủ cả ba yếu tố trên. Bởi vì, đôi khi văn hóa đọc của mỗi cá nhân được
hiểu đồng nghĩa với kỹ năng đọc của họ. Điều này chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng

16


của kỹ năng đọc của mỗi cá nhân, chứ không hoàn toàn thể hiện đầy đủ văn hóa đọc
của cá nhân đó. Nếu một cá nhân có thói quen đọc, nhưng thiếu kỹ năng đọc, hiệu
quả đọc chắc chắn sẽ không cao, thậm chí không có hiệu quả, chỉ mất thời gian vô
ích. Nhưng nếu nắm vững kỹ năng đọc, nhưng không tạo được thói quen đọc, thì
cũng chẳng thể nào thu lượm được những kiến thức cần thiết cho cuộc sống của
chính họ. Tương tự, nếu ai đó nắm vững kỹ năng đọc, có thói quen đọc nhưng thiếu
sở thích, hứng thú đọc thì khó lòng xác định được định hướng đọc cho bản thân.
Ngoài ra, khái niệm “Văn hóa đọc” cũng được định nghĩa khái quát theo hai
khuynh hướng chính. Khuynh hướng thứ nhất, coi văn hoá đọc đồng nghĩa với nhu
cầu đọc (đọc cái gì), đây là quan niệm tương đối phổ biến ở nước ta hiện nay.
Khuynh hướng thứ hai, coi văn hoá đọc không chỉ là đọc cái gì mà còn chủ yếu là
đọc như thế nào, lĩnh hội và cảm thụ nội dung tài liệu ở mức độ nào, đồng thời bao
hàm cả thái độ ứng xử với tài liệu của người đọc [12]. Nếu như ở khuynh hướng thứ
nhất, khái niệm “Văn hóa đọc” được đồng nghĩa với một yếu tố nội hàm của văn
hóa đọc, thì ở khuynh hướng thứ hai khái niệm “Văn hóa đọc” được xem xét với nội

hàm đa dạng, tổng hợp và bao quát hơn, coi văn hóa đọc với tư cách là một cấu
thành văn hóa hành vi của con người. Khuynh hướng này đồng thời cũng tương ứng
với khái niệm “Văn hóa đọc” ở nghĩa hẹp (ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của
mỗi cá nhân), nghĩa là, xem xét đầy đủ cả ba yếu tố cơ bản cấu thành văn hóa đọc
của từng cá nhân.
1.1.2. Chức năng của văn hóa đọc
Văn hoá đọc là một trong những nhân tố cấu thành đời sống văn hoá của con
người và xã hội. Đọc sách là một loại hoạt động tinh thần hết sức phức tạp của cá
nhân, có sự tham gia của các yếu tố tâm lý: Cảm giác, tri giác, ngôn ngữ, biểu tượng,
trí nhớ và tư duy. Trong đó, ngôn ngữ đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Trong quá
trình đọc sách, người đọc cần hiểu, đào sâu, phân tích kỹ, ghi chép, nhớ, lĩnh, hội các
nội dung chuyển tải qua ngôn ngữ của tài liệu đó.
Là một hoạt động bên trong bị chi phối bởi các quá trình, các thuộc tính tâm lý
cá nhân và hệ thống tri thức kinh nghiệm, hoạt động đọc làm thay đổi chính chủ thể

17


×