Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

MỘt sỐ đỀ xuẤt nHẰm nâng cao hiỆu quẢ hoẠt đỘng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.55 KB, 9 trang )

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG
3.1 Nhu cầu thị trường, sản phẩm có thể phát triển
3.1.1 Nhu cầu thị trường:
Tính đến tháng 10/2006, có 11 Cty cho thuê tài chính (CTTC) được cấp phép hoạt
động ở VN, trong đó có 7 Cty trực thuộc các NHTM, 1 Cty liên doanh và 3 Cty 100%
vốn đầu tư nước ngoài. Hầu hết giao dịch được tính bằng đồng VN và cũng chỉ tập
trung ở một số lĩnh vực máy móc, thiết bị và các động sản khác. Tuy nhiên, hoạt động
CTTC hiện nay chưa tương xứng với tốc độ phát triển chung và nhu cầu đầu tư của
DN. Trong tổng số 800.000 DN VN (98% DNNVV) chỉ chiếm tỷ lệ 2/98% sử dụng
nguồn huy động từ các Cty CTTC.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết đang lên kế hoạch triển khai lộ trình mở
cửa lĩnh vực CTTC, theo đó đến năm 2010 sẽ mở cửa hoàn toàn hoạt động này. Theo
các chuyên gia, việc mở cửa, hội nhập hoạt động CTTC sẽ dẫn đến nhiều công ty và tập
đoàn nước ngoài tham gia thành lập CTTC tại nước ta.
Ngay cả những tập đoàn kinh doanh các sản phẩm công nghiệp cũng sẽ mở các công ty
CTTC để hỗ trợ kênh phân phối sản phẩm. Vì vậy thị trường CTTC hứa hẹn sự phát
triển nhanh chóng với nhiều thách thức cho các công ty CTTC trong nước.
3.1.2 Nguồn tài chính chưa được khai thác:
Vài năm gần đây, phần dư nợ cho thuê của các Cty CTTC tăng lên khá nhanh do
nhu cầu về vốn phát triển SX của DN rất lớn. Tổng dư nợ cho thuê tại thời điểm cuối
2005 bằng 130,57% so năm 2004, tính đến hết quý II/1006 tăng trưởng 13,52% so cùng
kỳ 2005. Phần lớn các giao dịch cho thuê được thực hiên bằng đồng VN (các giao dịch
bằng ngọai tệ chưa nhiều) và là nguồn thu nhập chủ yếu trong tổng thu nhập của các
Cty CTTC.
Trong 10 năm phát triển của ngành CTTC, các Cty đóng vai trò quan trọng trong
việc tạo thêm một kênh tài trợ hữu hiệu cho các tổ chức, cá nhân (nhất là các DNNVV)
và làm phong phú thêm các loại hình dịch vụ tài chính - ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt
động kinh doanh trong lĩnh vực này còn nhiều rủi ro do nguyên nhân từ phía khách
hàng và phạm vi hoạt động còn hạn chế bởi hệ thống quy định pháp luật thiếu đồng bộ
(đặc biệt các quy định liên quan đến việc xử lý tranh chấp hợp đồng cho thuê, thu hồi


tài sản, đăng ký tài sản cho thuê).
Lợi ích từ hoạt động CTTC không thể phủ nhận vì khách hàng và các Cty cho thuê
có thể linh hoạt trong việc quyết định tổng mức tài trợ và phương thức hợp tác cho phù
hợp với đặc điểm, ngành nghề kinh doanh của khách hàng. Bên cạnh đó, thủ tục cho
vay lại gọn nhẹ, đơn giản nên rất phù hợp với điều kiện SXKD quy mô nhỏ và vừa.
Tuy nhiên, hoạt động CTTC đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ xét
trong bối cảnh hội nhập, tự do hóa thương mại khi làn sóng đầu tư đang tiến triển rất
mạnh mẽ như hiện nay. Trên thực tế không chỉ các DN chưa tiếp cận được nguồn tài
chính từ các Cty cho thuê mà ngay bản thân DN trong lĩnh vực CTTC cũng chưa chủ
động được năng lực tài chính và phương thức thức tiếp cận khách hàng sao cho hiệu
quả.
3.1.3 Những phương thức Leasing có thể áp dụng ở Việt Nam:
Mặc dù nhu cầu về đổi mới máy móc thiết bị và gia tăng các ngồn vốn để phát triển
sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay hết sức to lớn và cấp thiết. Mặt khác,
do hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam còn khá mới mẻ đối với ngành ngân hàng
Việt Nam và các định chế tài chính quốc tế chưa thực sự tham gia nên cạch tranh trên
thị trường cho thuê tài chính hầu như chưa xảy ra. Song do hệ thống pháp lý có liên
quan còn thiếu, cùng với đặc điểm môi trường kinh doanh Việt Nam rất phức tạp tạo ra
mức độ rủi ro rất cao cho các hoạt động cho thuê tài chính. Do đó cần có sự lựa chọn
lựa những phương thức cho thuê tài chính có độ an toàn cao và phù hợp với các loại
hàng hoá có tính thanh khoản và khả năng thu hồi vốn cao như xe hơi, các loai phương
tiện vận chuyể thông dụng, cũng như các loại máy móc thiết bị mang tính phổ biến.
Vì thế, tại Việt Nam hoạt động cho thuê tài chính khởi đầu có lẽ chỉ nên triển khai
các phương thức tài trợ trong phạm vi các loại giao dịch tương xứng với từng loại hàng
hoá như sau:
Áp dụng phương thức thuê vận hành đối với các loại nhà ở, văn phòng làm việc và
các loại phương tiện vận tải.
Áp dụng phương thức “bán và tái thuê” đối với các loại máy móc thiết bị (còn đời
sống hữu ích thực tế) và nhà xưởng, văn phòng của các doanh nghiệp, nhất là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ sản xuất gia công hàng xuất khẩu.

Áp dụng phương thức cho thuê tài chính bắc cầu nối đối với các loại máy móc thiết
bị mới, hiện đại phải nhận khẩu từ nước ngoài. Chủ yếu sử dụng nguồn vốn cho vay
của các ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế trong khi nguồn vốn các
các ngân hàng Việt Nam còn hạn chế. Đây cũng chính là hình thức góp phần thu hút
vốn nước ngoài đầu tư cho nền kinh tế đất nước.
3.2 Một số thuận lợi và khó khăn của hoạt động cho thuê tài chính:
3.3.1 Thuận lợi:
Công ty ra đời trong tình hình nền kinh tế trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới ma
tiêu biểu là việc Việt Nam chính thức gia nhập WTO, thị trường tài chính chính thức
mở cửa, nhu cầu về phát triển sản xuất mạnh mẽ, cùng với sự kế thừa và phát huy kinh
nghiệm cùng sự trợ giúp manh mã của hệ thống Sacombank, công ty đã tận dụng được
những cơ hội mới, tạo thuận lợi cho sự phát triển và cũng đang dần tạo được thị phần
riêng trên thị trường.
Trong hoạt động cho thuê tài chính, công ty được sự ủng hộ và quan tâm của Hội đồng
quản trị, ban lãnh đạo của hệ thống Sacombank, sự giúp đỡ của các tổ chức tín dụng về
hỗ trợ vốn, công ty đã kịp thời đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp về phát
triển sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, công nhân viên của công ty tuy
còn ít so với hoạt động của công ty nhưng với nỗ lực và sự tận tình của bàn than mỗi
cán bộ đối với nghề nghiệp đã giúp công ty đạt được những kết quả khả quan, tạo niềm
tin với khách hàng.
Trong qui trình cho thuê, công ty nắm được thế chủ động đối với tài sản thuê vì công ty
nắm quyền sở hữu đối với tài sản thuê và có quyền thu hồi tài sản thuê khi bên thuê vi
phạm hợp đồng.
3.3.2 Khó khăn:
3.2.1.1 Thủ tục phức tạp :
Ông Nguyễn Văn Viện - GĐ Cty TNHH Nhất Trí chia sẻ: Cty của tôi đã thành công
nhờ vào hoạt động CTTC. Bắt đầu bằng hợp đồng trị giá 1.000 USD, liên tiếp cho đến
nay, số gia tăng lũy tiến theo quy mô phát triển của DN với những hợp đồng lên tới 1
triệu USD và chắc chắn sẽ không dừng ở con số đó. Điều lợi thế là tôi hoàn toàn có
quyền chủ động lựa chọn công nghệ, thiết bị của các nhà cung ứng phù hợp về giá cả

và điều kiện SXKD. Tiết kiệm được chi phí, khấu hao tài sản nhanh, đem lại lợi nhuận
tức thì là điều mà DN được hưởng lợi.
Dù không phủ nhận hoạt động CTTC ngày càng được DN quan tâm và sử dụng như
một hình thức tài trợ vốn hữu hiệu bên cạnh các kênh cho vay của NH hay các tổ chức
tín dụng khác. Trên thực tế hoạt động cho thuê đang phải đối mặt với những trở ngại
lớn như: thủ tục mua bán, thanh tóan, bảo hiểm, tranh chấp... (vì là người nắm giữ
quyền sở hữu tài sản cho thuê). Đặc biệt cơ sở pháp lý trong việc xử lý, thu hồi tài sản
của các cơ quan bảo vệ pháp luật không nhất quán. Phức tạp thường nảy sinh khi có
tranh chấp. Theo Hiệp hội CTTC, trường hợp này, cơ quan luật pháp thường hình sự
hóa các quan hệ kinh tế (tài sản thu hồi không trả lại bên cho thuê mà giữ làm tang
chứng vụ án) đồng thời xem xét quá trình cho thuê gây không ít khó khăn phiền toái
cho khổ chủ. Trong một số trường khác khi hợp đồng ủy thác cho NHNN trong những
trường hợp khách hàng đã thực hiện nghĩa vụ thì các Cty cho thuê lại không chuyển
quyền sở hữu cho khách hàng được bởi hàng rào thủ tục phức tạp cho cả hai phía.
3.2.1.2 Doanh nghiệp chưa tiếp cận CTTC:
DN cần quan tâm đến 2 hình thức phổ biến để tiếp cận nguồn tài trợ cho thuê: Cho
thuê tài chính (dài hạn) với thời gian 36 tháng, số tiền thuê được trả dần trong thời gian
ấn định, phía Cty cho thuê chỉ được thu lợi nhuận trên số vốn mình cho thuê. Bên thuê
có quyền lựa chọn thiết bị, nhà cung ứng và đảm bảo quá trình vận hành của thiết bị;
Cho thuê vận hành: không lệ thuộc vào một khách hàng duy nhất để thu hồi vốn đầu tư.
Vì thế việc cho thuê này chỉ tập trung vào một số thiết bị kỹ thuật nhất định và phải
gánh chịu thiệt hại, rủi ro khi thiết bị lạc hậu. Việc cho thuê vận hành đã được mở rộng
ở một số lĩnh vực: máy bay, ôtô, máy móc thiết bị cầu cảng...
Cho đến nay, dù chỉ ở tỷ lệ khiêm tốn 2% DN sử dụng nguồn tài trợ từ CTTC và
còn khá nhiều rào cản về quy định trong các giao dịch nhưng khách hàng tìm đến các
Cty cho thuê ngày càng đông hơn bởi những lợi ích thiết thực từ thị trường này rất hiệu
quả và hấp dẫn.
Hình thức công ty cho thuê tài chính thì đói tượng thường xuyên và chủ yếu của các
công ty cho vẫn là các doanh nghiệp tư nhân và trách nhiệm hữu hạn (chiếm khoảng
74% tổng dư nợ cho thuê của các công ty cho thuê tài chính). Mặt khác, các đối tượng

như là xã viên hợp tác xã, nghệ nhân làng nghê, các hộ nông, lâm, ngu, diêm chưa được
các công ty cho thuê tài chính này tài trợ trong khi chính họ là những đối tượng hàng
đầu cần sự trợ giúp của hoạt động cho thuê này.
3.2.1.3 Thiếu bảo hộ của hệ thống pháp luật:
Việc chia sẻ phân khúc thị trường như hiện nay làm hạn chế rất nhiều đến việc phát
triển ngành công nghiệp CTTC ở VN. Các Cty CTTC chưa nhận được sự bảo hộ của hệ
thống pháp luật. Kể cả quy định bắt buộc NH phát hành giấy tờ có giá với thời hạn một
năm hay trên 1 năm mà không phải là 3 tháng hay 6 tháng cũng là trở ngại lớn trong
các giao dịch CTTC. Mặt khác, vấn đề cực kỳ quan trọng và mang tính chiến lược là
việc chủ động nguồn vốn thì lại là điểm yếu của các DN cho thuê. Phần lớn Cty cho
thuê hoạt động tốt trên thị trường hiện nay là Cty trực thuộc các NH, vốn dựa vào NH.
Trong khi đó, quan hệ tiền tệ giữa NH với các Cty con không phải là vô hạn hoặc nếu
có quy định nào đó hạn chế quan hệ này thì DN cho thuê sẽ lấy vốn ở đâu? Điều chắc
chắn là không thể trông chờ nguồn ký quỹ không đáng kể từ khách hàng. Đã đến lúc
các nhà quản lý cần xem xét đến quỹ tiền gửi NH như một kênh huy động vốn cho thị
trường CTTC.
Công tác tuyên truyền quảng bá về dịch vụ CTTC như hiện nay chưa có hiệu quả
dù có khả quan hơn trong hai năm gần đây. Vì vậy, vấn đề các Cty cho thuê có thể làm
được ngay mà không cần đến sự hỗ trợ nào đó là việc đổi mới cả công nghệ lẫn phương
thức tiếp cận DN (kể cả DN trung và lớn) bởi NHNN không phải là cơ quan quan trọng
nhất trong hoạt động tuyên truyền cho mục đích phát triển kinh doanh trong lĩnh vực
này.
Ngoài ra còn có sự mâu thuẫn giữa các điều luât như trong điều 79 Luật các tổ
chức tin dụng qui định tổng dư nợ cho vay đối với một kháhc hàng không được vượt
quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng đó. Trong khi đó, khoản 2 điều 31 Nghị định
16/2001 lại qui định tổng dư nợ cho thuê tài chính đối với một khách hàng không vượt
quá 30% vốn tự có của công ty cho thuê tài chính. Hiện nay, việc vướng phải qui định
của luật này chưa xảy ra vì hoạt động cho thuê tài chính là hoạt động cho thuê tài chính
là hoạt động mới phát triển ở nước ta, các dự án tài trợ cho thuê đa phần là các dự án
nhỏ, do đó số tiền cần tài trợ cho khách hàng không quá lớn. Trường hợp sau này có dự

án lớn cần được tài trợ số tiền lớn thì các công ty cho thuê tài chính sẽ áp dụng hạn
mức cho thuê nào đối với khách hàng cho thuê
3.2.1.4 Việc đ ảm bảo quyền lợi cho cả hai phía
Để hoạt động CTTC vận hành tốt thì các cơ quan quản lý nhà nước và NH phải đi
trước một bước. Dù đã ra đời và hoạt động được 10 năm nhưng ta vẫn chưa có một
hành lang pháp lý hoàn chỉnh cho thị trường CTTC là điều cần phải suy ngẫm. Nhìn lại
hoạt động huy động vốn đã thấy NHNN thua ngay trên sân nhà bởi cơ chế, thủ tục
phiền hà và những quy định không phù hợp. Để tạo sức mạnh gắn kết, tôi đề nghị phải
có sự liên kết giữa các Cty, các tập đòan ngay cả đối với hoạt động bảo hiểm CTTC.
Nhu cầu đầu tư, huy động vốn của DN VN rất lớn và bức thiết nhưng tại sao giữa các
Cty cho thuê và khách hàng chưa tiếp cận được với nhau khi bản thân hình thức đầu tư
tài trợ này rất an toàn và hiệu quả. Vấn đề chính là ở chỗ quyền lợi và nghĩa vụ của
từng bên chưa được xem xét thấu đáo. Điều này phần nào phản ánh thực tế giữa các
Cty cho thuê và DN có nhu cầu đầu tư chưa thực sự tin cậy và đồng hành vì mục đích
phát triển bền vững. Ngay cả tỷ lệ ký quỹ theo đề nghị của một số Cty CTTC là 30%
cũng là quá cao, không phù hợp với thực tế năng lực của DN.
3.2.1.5 Nhu cầu về vốn đối với các công ty cho thuê tài chính còn lớn:
Do đặc điểm hoạt động tài trợ chuyên doanh về các loại máy móc thiết bị phục vụ
cho các doanh nghiệp trong nhiều ngành cho nên các loại máy, thiết bị của ngành này
thường có giá trị khá lớn và có thời gian thu hồi vốn chậm. Do đó, nguồn vốn đầu tư
cho hoạt động thuê mua của một Công ty cho thuê tài chính đòi hỏi một lượng vốn khá
lớn, có thời hạn thu hồi trong khoảng từ 5 – 10 năm.
Thêm vào đó, nguồn vốn hoạt động của các công ty cho thuê tài chính trực thuộc
các tổ chức tín dụng (chiếm đa số) ở nước ta hiện nay lại đang trông chờ rất nhiều vào
ngân hàng mẹ. Theo quy định, các công ty chi thuê tài chính có thể huy động vốn bằng
nhiều nguồn như: ngoài vốn điều lệ, công ty có thể vay của các tổ chức tín tín khá và
nhận tiền gửi trên 1 năm, phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và cá giấy tờ có giá
khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước… Qui định như
vậy song trong thực tế nguồn vốn huy động do phát hành giấy tờ có giá hầu như chưa
thực hiện còn các phương thức khác chỉ chiếm rất ít trong việc huy động vốn của các

công ty cho thuê tài chính.
3.3 Những đề xuất:
3.3.1 Chính sách từ phía nhà nước:
Trong quá trình hiện nay ở Việt Nam, những điều kiện cần thiết để hoạt động cho
thuê tài chính phát triển bao gồm:
Cần xây dựng một môi trường pháp lý hoàn thiện và an toàn đối với hoạt động cho
thuê tài chính. Do đó cần phải có một đạo luật về cho thuê tài chính, và cần có sự bổ
sung, điều chỉnh các điều khoản trong các đạo luật có liên quan tới hoạt động cho thuê
tài chính…. Nhất là cần đảm bảo an toàn tuyệt đối với quyền sở hữu của bên cho thuê
và sự đảm bảo cho hợp đồng cùng tài sản được tuân thủ theo pháp luật.
Cần có những chính sách ưu đãi về thuế để khuyến khích, thu hút các nguồn đầu tư
trong và ngoài nước, thúc đẩy các giao dịch chuyển giao công nghệ tiên tiến thong qua
thuê mua.
Cần thiết lập một thị trường mua bán máy móc, thiết bị cũ từ các nguồn có sẵn
trong nước để các công ty cho thuê tài chính có thể bán những máy móc thiết bị cũ (hay
đã bị lỗi thời so với những công nghệ tiên tiến nhưng còn phù hợp với nhu cầu của một
số khách hàng ở những địa phương nào đó) đến đúng người cần chúng.
Cần có những quy chế về kế toán, hạch toán và khấu hao cụ thể, chi tiết cho hoạt
động cho thuê tài chính, áp dụng cho từng bên tham gia giao dịch cho thuê tài chính.
Cần có một ngân hàng thông tin và hệ thống thông tin công nghệ, thông tin rủi ro
trong hoạt động tài trợ cho thuê tài chính.
Cần tổ chức mạng lưới giám định chất lượng tài sản, công nghệ, máy móc, thiết bị
để hỗ trợ cho các hoạt động, giao dịch thuê mua thành công.
Cần có đội ngũ các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, thiết bị và tài chính.
Cần áp dụng nhiều hình thức tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp biết cách
sử dụng công cụ cho thuê tài chính.
=> Nhìn chung, khi các điều kiện vừa nêu trên được thỏa mãn, môi trường hoạt
động cho thuê tài chin sẽ dần dần có mức độ an toàn cao , các ưu đãi về thuế sẽ đem lại
lợi nhuận hợp lý cho các bên tham gia. Những điểu kiện này sẽ là tiền đề thúc đẩy
mạnh mẽ hoạt động cho thuê tài chính Việt Nam phát triển ở nước ta.

×