Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.87 KB, 17 trang )

HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1. Khái niệm và vai trò của cho vay.
1.1. Khái niệm cho vay.
Thuật ngữ “tín dụng” (credit) xuất phát từ chữ Latinh là credo (tin tưởng, tín nhiệm)
trong quan hệ TC. Tín dụng có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau:
- xét trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủ
thể thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng được coi là phương pháp dịch chuyển quỹ từ người cho
vay sang người đi vay.
- trong một quan hệ TC cụ thể, tín dụng là một giao dịch về TS trên cơ sở có hoàn
trả giữa hai chủ thể. Ví dụ như một công ty thương mại bán hàng trả chậm cho một công ty
khác, trong trường hợp này người bán chuyển giao hàng hoá cho bên mua và sau một thời
gian nhất định theo thoả thuận bên mua phải trả tiền cho bên bán. Phổ biến hơn cả là giao
dịch giữa NH, các định chế TC với các DN và cá nhân thể hiện dưới hình thức cho vay.
Tức là NH cấp tiền vay cho bên đi vay và sau một thời gian nhất định người đi vay phải
thanh toán vốn gốc và lãi.
- tín dụng còn có nghĩa là một số tiền cho vay mà các định chế TC cung cấp cho
KH.
- trong một số ngữ cảnh, thuật ngữ tín dụng đồng nghĩa với thuật ngữ cho vay. Ví
dụ, tín dụng ngắn hạn đồng nghĩa với cho vay ngắn hạn hoặc tín dụng tuần hoàn là một
loại cho vay cụ thể.
- trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của NH thì tín dụng được hiểu như
sau: tín dụng là một giao dịch về TS (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay (NH và các
định chế TC khác) và bên đi vay (cá nhân, DN và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay
chuyển giao TS cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên
đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn
thanh toán.
Tín dụng là loại TS chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các NHTM, phản ánh hoạt
động đặc trưng của NH. Tín dụng được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau. Và theo
hình thức tài trợ, tín dụng được chia thành cho vay, cho thuê TC, chiết khấu, bảo lãnh và
một số hoạt động khác theo quy định của NHNN. Cho vay là việc NH đưa tiền cho KH với
cam kết KH phải hoàn trả cả tiền gốc và lãi trong thời gian xác định. KH phải cam kết sử


dụng khoản tiền vay đúng mục đích đã thoả thuận với NH, không trái quy định của PL và
các quy định khác của NH cấp trên.
Đối với một khoản tiền cho vay, NH phải đối mặt với nhiều nguy cơ, có thể là do
KH cố tình không trả nợ, hoặc có thể là do bản thân KH cũng gặp phải những rủi ro không
lường trước được, hoặc cũng có thể là do những rủi ro chính từ phía NH như lãi suất thị
trường thay đổi quá nhanh, nền kinh tế bất ổn, tình hình an ninh chính trị không ổn định…
Ngoài ra, rủi ro trong hoạt động KD của các NHTM thường có hiệu ứng dây chuyền, khi
xảy ra rủi ro ở một NH thì nguy cơ đổ vỡ cả hệ thống NHTM của một quốc gia là rất lớn.
Chính vì thế mà hoạt động cho vay của các NHTM phải tuân theo những quy tắc rất chặt
chẽ và chịu sự giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước. Một trong những biện pháp để
hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các NHTM là thực hiện nghiêm túc các nguyên
tắc quản lý tiền cho vay:
1) Thực hiện đúng quy trình tín dụng.
Quy trình tín dụng của NH được hiểu là quá trình trước, trong và sau khi cho vay.
Quá trình cho vay bắt đầu từ khi NH nhận được đơn yêu cầu vay vốn của KH, NH sẽ tiến
hành thu thập xử lý thông tin về KH để ra quyết định có đồng ý cho vay hay không, nếu
đồng ý thì mức cho vay là bao nhiêu, lãi suất, thời hạn và một số điều kiện khác, nếu
không đồng ý thì phải trả lời cho KH biết lý do. NH có thể tiến hành thu thập thông tin về
KH thông qua nhiều cách khác nhau như phỏng vấn trực tiếp, mua hoặc tìm kiếm thông tin
qua các trung gian và từ các báo cáo mà KH cung cấp. Sau khi thu thập thông tin, NH cần
tiến hành phân tích KH thông qua đánh giá về TS của KH, đánh giá các khoản nợ và phân
tích luồng tiền. Sau khi đánh giá đưa ra quyết định cho vay và tiến hành các thủ tục pháp lý
giải ngân cho KH, NH tiếp tục theo dõi việc sử dụng vốn của KH: sử dụng tiền vay có
đúng mục đích, đúng tiến độ hay không; quá trình SXKD có thay đổi gì bất lợi không, có
dấu hiệu thua lỗ hay lừa đảo không... Nếu các thông tin phản ánh chiều hướng tốt cho thấy
chất lượng tín dụng đang được đảm bảo, ngược lại thì NH cần tiến hành các biện pháp
ngăn chặn kịp thời nguy cơ xảy ra rủi ro như thu hồi nợ trước hạn, ngừng giải ngân, yêu
cầu KH bổ sung thêm TS thế chấp, giảm số tiền vay… trong từng trường hợp cụ thể. Thực
hiện đúng quy trình tín dụng tạo điều kiện để NH có thể đáp ứng tốt nhu cầu của KH đồng
thời tạo được mối quan hệ tín dụng lâu dài.

2) Sàng lọc và giám sát.
Một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến sự vỡ nợ cho các NHTM đó là lựa
chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Lựa chọn đối nghịch xảy ra trước khi giao dịch được
thực hiện, khi những người đi vay có khả năng để lại hậu quả không mong muốn nhất (tức
là không trả được nợ) lại là những người tích cực tìm vay nhất và do vậy có nhiều khả
năng được lựa chọn để cho vay nhất. Rủi ro đạo đức xảy ra trong khi thực hiện giao dịch,
khi người đi vay thực hiện những hoạt động không đúng với ý đồ của NH và ít có khả năng
hoàn trả khoản vay. Lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức là do tình trạng thông tin bất
đối xứng gây ra.
Sàng lọc: Nhằm thực hiện việc sàng lọc một cách có hiệu quả, các NHTM phải tập
hợp thông tin tin cậy về những KH triển vọng, tiến hành phân tích, thẩm định một cách có
hiệu quả. KH là một yếu tố biến thiên trong mọi đề nghị cho vay. Với một KH cá nhân, NH
đặc biệt xem xét các khoản cho vay trong quá khứ có hoàn trả đúng thoả thuận hay không.
Với KH DN, bên cạnh việc quan tâm tới lịch sử các tài khoản, NH cần đảm bảo KH là
những người có kinh nghiệm trong công việc, có trình độ quản lý cần thiết để điều hành
DN và tái đầu tư lợi nhuận vào DN. Tuy rằng mọi đề nghị vay vốn đều phải “tự mình đứng
vững” - tức là phải đủ tốt để không cần một sự đảm bảo nào nhưng NH vẫn thường yêu
cầu KH phải thực hịên các biện pháp bảo đảm tiền vay.
Giám sát: Khi nhận được tiền vay của NH, người vay có thể sử dụng khoản tiền
cho vay vào những hoạt động KD mạo hiểm dẫn đến mất khả năng thanh toán. Chính vì
thế NH thường đưa ra các hợp đồng tín dụng trong đó quy định rõ những điều khoản nhằm
hạn chế người vay sử dụng tiền vay vào những hoạt động rủi ro. Trường hợp người vay
không tuân thủ những điều khoản ghi trong hợp đồng thì NH có thể thực hiện cưỡng chế
theo những điều khoản đã ghi trong hợp đồng.
3) Quan hệ khách hàng.
Một trong những nguyên lý quan trọng của việc quản lý NH đó là quan hệ lâu dài
với KH từ đó nắm bắt thông tin về KH một cách chính xác hơn. Nếu một KH có nhu cầu
vay tiền đã có một tài khoản hoặc các khoản cho vay khác với NH trong một thời gian dài,
thì NH sẽ dễ dàng biết nhiều thông tin về họ. Những số dư trong tài khoản séc hay tiết
kiệm sẽ cho NH biết về tiềm năng TC của KH hay việc hoàn trả các khoản vay cũ cho NH

biết được tư cách của KH. Quan hệ KH lâu dài không chỉ giúp NH giảm chi phí thu thập
thông tin cũng như chi phí giám sát mà còn giúp KH giảm chi phí lãi vay. Vì vậy KH luôn
cố gắng tránh những hoạt động rủi ro để không làm phật lòng NH. Như vậy, quan hệ với
KH lâu dài giúp NH có thể đối phó với những bất ngờ về rủi ro đạo đức không thể lường
trước được.
Các NHTM cũng xây dựng mối quan hệ lâu dài và tập hợp thông tin bằng cách đưa
ra hạn mức tín dụng cho KH. Việc cấp cho KH một hạn mức tín dụng vừa tạo điều kiện
thuận lợi trong hoạt động KD cho KH có nhu cầu vay vốn thường xuyên vừa giúp NH có
thể kịp thời đưa ra quyết định ngừng giải ngân nếu thấy có những dấu hiệu có thể làm mất
khả năng thanh toán của KH, đảm bảo an toàn cho khoản tín dụng mới. Lợi ích của việc
này đối với NH là ở chỗ, hạn mức tín dụng sẽ đưa đến một mối quan hệ lâu dài và tạo điều
kiện dễ dàng cho việc tập hợp thông tin.
4) Thế chấp tài sản và số dư bù.
Như đã nói ở trên, mọi đề nghị vay vốn đều phải “tự mình đứng vững”, nhưng trong
nhiều trường hợp NH vẫn yêu cầu KH phải có TSĐB khi nhận tín dụng, bởi vì KH luôn
phải đối mặt với rủi ro trong KD, có thể mất khả năng trả nợ cho NH. Những biến cố
không mong đợi có thể gây cho NH những tổn thất lớn. Yêu cầu TSĐB, NH muốn có được
nguồn trả nợ thứ hai khi nguồn thứ nhất là thu nhập từ hoạt động KD không đảm bảo trả
được nợ. Có 3 yêu cầu đối với bất cứ loại đảm bảo nào để được NH chấp nhận đó là: dễ
định giá, dễ cho NH quyền được sở hữu hợp pháp, dễ tiêu thụ hay thuận tiện cho việc tiêu
thụ và nếu giá trị vật đảm bảo tăng lên theo thời gian thì càng tốt. Thông thường NH chia
TSĐB thành hai loại: TS thuộc sở hữu hoặc sử dụng lâu dài của KH hoặc bảo lãnh của bên
thứ ba cho KH; TS được hình thành từ chính nguồn tài trợ của NH.
Những bắt buộc về TSĐB đối với khoản tiền vay là một trong những công cụ quan
trọng để hạn chế rủi ro, làm giảm bớt hậu quả lựa chọn đối nghịch do nó có thể giảm các
tổn thất của người vay không trả được nợ. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng TSĐB chỉ mang
tính bảo hiểm chứ không phải NH dựa vào đó để cho KH vay. Thông thường khi rủi ro xảy
ra, NH phải tiến hành phát mại TS, nhưng TS phát mại thường khó bán trên thị trường vì
nhiều lý do và thủ tục để được phát mại TS cũng phức tạp, mất nhiều thời gian. Hơn nữa,
một NH nếu đăng báo phát mại TS nhiều cũng làm giảm uy tín của NH đó trên thị trường,

KH sẽ nhận thấy khả năng quản lý yếu kém của NH, hình ảnh của NH đó sẽ bị mờ đi, hoạt
động huy động vốn vì thế mà sẽ không thu hút được KH và ảnh hưởng đến hoạt động cho
vay của NH. Thông thường, NH phải đứng trước lựa chọn là một DA có tính khả thi nhiều
khi không có đủ TSĐB nhưng một DA có đủ TSĐB nhiều khi lại không khả thi. Như vậy,
lựa chọn bất kỳ một DA nào cũng có nguy cơ xảy ra rủi ro cho NH. Do đó NH phải xác
định được mức độ rủi ro mà mình có thể chấp nhận để lựa chọn DA thích hợp.
Trong một số trường hợp NH không đòi hỏi đảm bảo dưới hình thái hàng hoá hay
bảo lãnh. Các loại đảm bảo này đều gắn liền với thủ tục phức tạp, không có lợi cho NH lẫn
KH. Hơn nữa, NH dự tính, nếu rủi ro xảy ra cho KH thì tổn thất cũng chỉ chiếm một phần
giá trị của món vay. Trong trường hợp này NH có thể yêu cầu đảm bảo bằng tiền gửi ký
quỹ (số dư bù). Đảm bảo bằng ký quỹ thủ tục đơn giản, tuy nhiên lại làm đọng vốn của KH
và trong trường hợp món vay lớn, ngân quỹ của KH nhỏ hoặc cần thiết để lưu chuyển, tỷ lệ
ký quỹ cao hơn thì hình thức này lại không phù hợp.
5) Hạn chế tín dụng.
Một phương pháp giúp cho các NHTM đối phó với lựa chọn đối nghịch và rủi ro
đạo đức là hạn chế tín dụng. Hạn chế tín dụng có 2 dạng: thứ nhất diễn ra khi NH từ chối
bất kỳ một yêu cầu vay vốn nào của KH, thứ hai diễn ra khi NH sẵn lòng cho vay nhưng
hạn chế dưới mức mà KH mong muốn.
6) Vốn ngân hàng và tính tương hợp.
Trong các nguyên tắc đã đề cập ở trên, tất cả chỉ nhằm hạn chế rủi ro cho bản thân
các NHTM. Song trên thực tế thì ngay cả NH cũng có thể gây ra rủi ro cho người gửi tiền.
Do vậy, làm thế nào để những người gửi tiền có thể tin rằng NH – nơi họ gửi tiền sẽ trả
tiền lãi, vốn hoặc các dịch vụ mà NH đã hứa. Để giải quyết vấn đề này có 3 cách:
Thứ nhất: Vốn tự có của NHTM. NH sẽ mất mát nhiều hơn khi xảy ra phá sản nếu
lượng vốn tự có lớn và do vậy NH sẽ phải cố gắng thực hiện những hoạt động thích hợp để
có lợi nhuận và thanh toán đủ cho người gửi tiền. NH thực hiện cung cấp những thông tin
như những người gửi tiền mong đợi và những người có tiền sẵn lòng gửi tiền vào NH như
NH mong muốn.
Thứ hai: Đa dạng hoá. Bất kỳ hoạt động KD nào cũng chứa đựng rủi ro nhất là
trong lĩnh vực KD tiền tệ như các NHTM. Chính vì thế mà NH muốn thu hút được KH gửi

tiền phải chứng minh cho họ thấy được độ rủi ro hợp lý trong các hoạt động KD của mình
bằng cách đa dạng hoá danh mục cho vay. Việc đa dạng hoá là một nguyên lý quan trọng
của việc quản lý NH bởi vì nó làm cho quan hệ giữa NH với những người gửi tiền trở
thành tương hợp ý muốn. Tuy vậy, NH cần phải cân đối các lợi ích và chi phí giữa việc đa
dạng hoá và chuyên môn hoá.
Thứ ba: Việc điều hành của Chính phủ. Để bảo vệ lợi ích của người gửi tiền, Chính
phủ thường đưa ra các quy định buộc NHTM phải tiến hành đa dạng hoá và quy định tỷ lệ
tối đa mà NHTM có thể nhận tiền gửi dựa trên vốn tự có của nó. Đồng thời, Chính phủ
cũng đặt ra quy định về tỷ lệ tối thiểu mà NH có thể cho vay so với số tiền gửi huy động
được. Việc điều hành của Chính phủ là một phương cách khiến cho mối quan hệ của một
KH với những người gửi tiền trở thành tương hợp ý muốn. Tuy nhiên sự điều hành của
Chính phủ chỉ ở tầm vĩ mô để đảm bảo quyền tự chủ cho các NHTM.
1.2. Vai trò của cho vay.

Đối với ngân hàng.
Tiền vay là khoản nợ đối với người vay nhưng là TS đối với NH và nó mang lại thu
nhập cho NH. So với các TS khác, nhìn chung tiền cho vay kém lỏng hơn bởi vì chúng
không thể chuyển thành tiền mặt trước khi các khoản cho vay mãn hạn. Các khoản tiền cho
vay cũng có xác suất vỡ nợ cao hơn so với những TS khác. Do thiếu tính lỏng và khả năng
vỡ nợ cao nên các NHTM thu được nhiều lợi nhuận nhất từ các khoản cho vay. Như vậy, ta

×