Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Hoàn thiện hoạt động thanh tra đối với quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn của ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh tỉnh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG THỊ MINH TÂM

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA ĐỐI VỚI QUỸ
TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN CỦA NGÂN HÀNG
NHÀ NƯỚC VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG THỊ MINH TÂM

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA ĐỐI VỚI QUỸ
TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN CỦA NGÂN HÀNG
NHÀ NƯỚC VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã ngành: 60.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Xuân Chỉnh



TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


i

TÓM TẮT
Luận văn “Hoàn thiện hoạt động thanh tra đối với QTDND trên địa bàn của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bình Thuận” được thực hiện để
nghiên cứu lý luận về hoạt động thanh tra ngân hàng, đánh giá thực trạng hoạt động
thanh tra tại chỗ Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) tại NHNN Việt Nam Chi nhánh
tỉnh Bình Thuận (NHNN Bình Thuận). Từ đó đưa ra các giải pháp để hoàn thiện
hoạt động thanh tra QTDND của NHNN Bình Thuận và đưa ra một số kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NHNN Bình Thuận.
Với đề tài này, phương pháp nghiên cứu được sử dụng là các phương pháp
định tính như thống kê mô tả, phân tích tổng hợp, so sánh và điều tra, khảo sát, sử
dụng các kỹ thuật phân tích để tìm hiểu nguyên nhân, kết quả của vấn đề nghiên
cứu, đưa ra các giải pháp phù hợp. Việc nghiên cứu theo các phương pháp trên được
gắn với thực tiễn hoạt động của NHNN Bình Thuận.
Kết quả nghiên cứu, về mặt lý luận đã khái quát về hoạt động thanh tra, trong
đó trình bày tổng quan về QTDND, đặc trưng của loại hình QTDND, các rủi ro chủ
yếu của QTDND, tổng quan về NHTW, về hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng,
các nội dung về thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa và làm rõ việc tổ chức thực hiện
nhiệm vụ thanh tra, giám sát ngân hàng đối với QTDND tại NHNN Bình Thuận. Về
thực trạng, đã khái quát ngắn gọn quá trình hình thành QTDND tại địa phương và
đánh giá kết quả hoạt động của hệ thống QTDND trong thời gian từ năm 2012-2016;
nêu ngắn ngọn kết quả hoạt động giám sát từ xa đối với QTDND để từ đó nêu rõ kết
quả hoạt thanh tra tại chỗ của NHNN Bình Thuận đối với các QTDND, đưa ra hạn
chế và phân tích sâu kỹ nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động thanh tra tại
chỗ đối với QTDND của NHNN Bình Thuận nói chung và Thanh tra, giám sát ngân

hàng Bình Thuận (TTGSNH Bình Thuận) nói riêng; đồng thời đề xuất một số giải
pháp hoàn thiện hoạt động thanh tra ngân hàng nói chung tại NHNN Bình Thuận
cũng như kiến nghị liên quan.
Từ những kết quả nghiên cứu trên, đề tài đã cung cấp thêm một cái nhìn toàn
diện hơn về thực trạng hoạt động thanh tra tại chỗ QTDND tại NHNN Bình Thuận.


ii

Điều này sẽ giúp cho lãnh đạo chi nhánh đưa ra quyết định hoàn thiện hoạt động
thanh traQTDND, sớm phát hiện và ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
Do thời gian nghiên cứu và hiểu biết của tác giả có giới hạn, nên đề tài chỉ
giới hạn trong nghiên cứu hoạt động thanh tra tại chỗ QTDND và gắn với thực
trạng tại NHNN Bình Thuận. Còn nhiều vấn đề về liên quan đến thanh tra trên cơ sở
rủi ro chưa được quan tâm nghiên cứu, đây là hạn chế của tác giả.


111

LClICAMDOAN
Toi cam doan r&ng luan van "Haem thien hoat a<,5ngthanh tra a6i voi QTDND
tren dia ban cua Ngdn hang Nha nuac Vi?tNam Chi nhanh tinh Binh Thudn" chua tirng

duoc trinh nQP dS lAyhoc vi thac Sl tai bAt cir met tnrong dai hoc nao. Luan van nay la
cong trinh nghien CUu rieng cua tac gia, k€t qua nghien CUu la trung thirc.
Khong co cac nQi dung da:duoc cong b6 tnroc day hoac cac nQi dung do nguoi
khac thirc hien, ngoai trir cac trich dfrn dircc dfrnnguon dAydu trong luan van.
TP. H6 Chi Minh, ngay 24 thang 10 nam 2017.

Tnrong Thi Minh Tam



lV

LOI CAM ON
Tnroc tien, t6i xin giri loi biSt on sau s~c nhftt dSn gia dinh dff dong vien t6i
trong sU6t qua trinh h9C va nghien ciru hoan thanh luan van nay.
Chan thanh cam on tftt ca quy thAy c6 dff huong d~n, truyen dat cho t6i nhtrng
kien thirc trong thai gian h9C tai tnrong,
T6i xin d~c biet cam an TS. Bui Xuan Chinh (Giam d6c Ngan hang Nha mroc
chi nhanh tinh Binh Thuan) - giao vien hirong d~n. ThAy dff rftt t~n tinh, kien nh~n dS
dinh lnrong, hirong d~n va tao di€u kien trong phan c6ng, s~p xSp c6ng viec dS cho t6i
hoan thanh luan van.
CU6i cung, xin gui loi cam on cac d6ng nghiep dffh6 tro t6i trong qua trinh h9C
t~p cling nhir trong thai gian thirc hien d€ tai nay.
TP. H6 Chi Minh, ngay 24 thdng 10 ndm 2017.

Tnrong Thi Minh Tam


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
BMĐH
BKS
Cơ quan TTGSNH
HĐQT
HTX
HĐTC

HĐTD
KTSDVV
NHTW

Nguyên nghĩa
Bộ máy điều hành
Ban kiểm soát
Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
Hội đồng quản trị
Hợp tác xã
Hợp đồng thế chấp
Hợp đồng tín dụng
kiểm tra sử dụng vốn vay
Ngân hàng Trung ương

NHNN

NHNN Bình Thuận/ Chi
nhánh
NHTM

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh,
thành phố
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Bình
Thuận
Ngân hàng thương mại

NHHTX


Ngân hàng Hợp tác xã

PCTN

Phòng, chống tham nhũng

QTDND

Quỹ tín dụng nhân dân

TCTD

Tổ chức tín dụng

TSĐB

Tài sản đảm bảo
Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
tỉnh, thành phố
Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
tỉnh Bình Thuận

NHNN chi nhánh

TTGSNH chi nhánh
TTGSNH Bình Thuận


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu công chức TTGSNH chi nhánh giai đoạn 2012-2016......... 49
Bảng 2.2: Tần suất các cuộc thanh tra QTDND giai đoạn 2012-2016 ............ 53
Bảng 2.3: Thống kê thời gian thanh tra tại QTDND giai đoạn 2012-2016 ...... 54
Bảng số 2.4: Phân loại các kiến nghị trong kết luận thanh tra 2012-2016 ...... 70
Bảng 2.5: Kết quả chấn chỉnh, xử lý sau thanh tra giai đoạn 2012-2016 ........ 71

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Chi nhánh ...................................................... 47


vii

MỤC LỤC
TÓM TẮT .................................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮ.............................................................................v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA NGÂN
HÀNG TRUNG ƯƠNG ĐỐI VỚI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN ..................10
1.1. Tổng quan về Quỹ tín dụng nhân dân ............................................................10
1.1.1. Một số tổ chức trung gian tài chính trên thế giới tương tự .....................10
1.1.2. Quỹ tín dụng............................................................................................12
1.1.3. Nguyên tắc hoạt động .............................................................................13
1.1.4. Mục tiêu ..................................................................................................14
1.1.5. Cơ cấu tổ chức.........................................................................................14
1.1.6. Các rủi ro chủ yếu đối với hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân ................16

1.2. Hoạt động thanh tra của Ngân hàng Trung ương .........................................18
1.2.1. Tổng quan về Ngân hàng trung ương .....................................................18
1.2.1.1. Khái niệm .........................................................................................19
1.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Trung ương ..........................19
1.2.2. Hoạt động thanh tra ngân hàng ...............................................................21
1.2.2.1. Khái niệm thanh tra ngân hàng ........................................................21
1.2.2.2. Mục đích thanh tra ngân hàng ..........................................................22
1.2.2.3. Nguyên tắc thanh tra ngân hàng .......................................................23
1.2.2.4. Nội dung và hình thức thanh tra ngân hàng .....................................24
1.2.2.5. Các phương thức thanh tra ngân hàng ............................................24
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra ngân hàng ...................31
1.2.3.1. Các nhân tố khách quan ...................................................................31


viii

1.2.3.2. Các nhân tố chủ quan .......................................................................32
1.2.4. Hoạt động thanh tra Quỹ tín dụng nhân dân ...........................................33
Kết luận chương I ....................................................................................................37
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA NHNN
BÌNH THUẬN ĐỐI VỚI CÁC QTDND TRÊN ĐỊA BÀN .................................38
2.1. Khái quát về hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
...............................................................................................................................38
2.1.1. Tình hình tổ chức và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dâ ...........................38
2.1.2. Kết quả đạt được và những hạn chế ........................................................40
2.1.2.1. Kết quả .............................................................................................40
2.1.2.2. Những hạn chế .................................................................................42
2.2. Tổ chức hoạt động thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh
Bình Thuận ............................................................................................................46
2.2.1. Khái quát về tổ chức hoạt động Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh

Bình Thuận ........................................................................................................46
2.2.2. Mối quan hệ trong hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà
nước chi nhánh với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và với các Ngân
hàng Nhà nước chi nhánh (nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng) 51
2.3. Thực trạng hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh
Bình Thuận đối với các Quỹ tín dụng nhân dân giai đoạn 2012-2016.................52
2.3.1. Tổ chức hoạt động thanh tra....................................................................52
2.3.2. Kết quả hoạt động thanh tra đối với các Quỹ tín dụng nhân dân ............55
2.4. Đánh giá hoạt động thanh tra đối với các Quỹ tín dụng nhân dân ...............68
2.4.1. Những kết quả đạt được ..........................................................................68
2.4.2. Những hạn chế ........................................................................................71
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................75
2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan .................................................................75
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan .....................................................................76
Kết luận Chương II .................................................................................................80


ix

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA QUỸ TÍN
DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN CỦA NHNN BÌNH THUẬN ........................81
3.1. Quan điểm phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân của Ngành và địa
phương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 ...........................................81
3.1.1. Quan điểm ...............................................................................................81
3.1.2. Định hướng chung...................................................................................81
3.1.3. Định hướng cụ thể về phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa
bàn .....................................................................................................................82
3.2. Định hướng hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước .........................82
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra................................84
3.3.1. Giải pháp về nghiệp vụ thanh tra, giám sát .............................................84

3.3.2. Xem xét thanh tra đột xuất Quỹ tín dụng nhân dân ................................86
3.3.3. Tạo dựng và phát triển đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn
cao, đáp ứng yêu cầu gắn với việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ....................87
3.3.4. Quan tâm chế độ đãi ngộ, động viên, khuyến khích vật chất và tinh thần
đối với đội ngũ cán bộ thanh tra........................................................................88
3.3.5. Xây dựng hồ sơ Quỹ tín dụng nhân dân .................................................88
3.3.6. Xây dựng tủ sách thanh tra......................................................................89
3.3.7. Phối hợp công tác với các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan ......89
3.3.8. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân 90
3.4. Một số kiến nghị .............................................................................................90
3.4.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước .................................................................90
3.4.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Thuận ............................91
Kết luận Chương III ...............................................................................................91
KẾT LUẬN ..............................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................93
PHỤ LỤC .................................................................................................................96


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Trải qua 22 năm hình thành và phát triển, hệ thống QTDND trên địa bàn
tỉnh Bình Thuận góp phần không nhỏ vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo, hạn chế
cho vay nặng lãi, tạo được sự tín nhiệm của bà con thành viên, khách hàng tại các
địa phương có QTDND hoạt động. Đến cuối năm 2016, có 25 QTDND đang hoạt
động trên 54 xã, phường, thị trấn, thu hút 41.146 thành viên tham gia; tốc độ tăng
trưởng dư nợ cho vay và nguồn vốn huy động tương đối ổn định qua các năm, tỷ lệ
nợ xấu thấp, 23/25 QTDND hoạt động có lãi (trừ 02 QTDND đang bị kiểm soát đặc
biệt). Bên cạnh một số kết quả đạt được, một số QTDND còn có hạn chế: cơ cấu tổ
chức bộ máy chưa hoàn thiện, quá trình hoạt động có thời điểm còn vi phạm về giới

hạn và các tỷ lệ bảo đảm an toàn, vi phạm về bố trí nhân sự và một số sai sót, sai
phạm khác được phát hiện qua thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam Chi nhánh tỉnh Bình Thuận (NHNN Bình Thuận). Đồng thời, trong quá trình
hoạt động, còn có hiện tượng một số QTDND có nguy cơ phát triển không lành
mạnh, làm mất an toàn hệ thống do hoạt động chưa tuân thủ theo đúng tôn chỉ, mục
đích tương trợ thành viên. Một trong những nguyên nhân do hiệu quả, hiệu lực hoạt
động thanh tra, giám sát ngân hàng trên địa bàn chưa cao: xây dựng kế hoạch thanh
tra còn dàn trải, chưa chú trọng vào những hoạt động có tiềm ẩn rủi ro; việc phát
hiện các sai phạm của QTDND chưa kịp thời, còn thiếu các biện pháp xử lý kiên
quyết, ngăn chặn các sai phạm của QTDND; chưa thực hiện xử lý một số vi phạm
hành chính của QTDND…
Ngoài việc phối hợp chặt chẽ cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm
chỉ đạo, hướng dẫn các QTDND trên địa bàn chấp hành đúng các quy định của pháp
luật trong hoạt động, NHNN Bình Thuận cần phải tăng cường hơn nữa hoạt động
thanh tra, giám sát QTDND. Các đề tài nghiên cứu về nâng cao năng lực, hiệu quả
thanh tra, giám sát ngân hàng đã được nhiều tác giả nghiên cứu, nhưng gắn với đề
tài QTDND và địa bàn tỉnh Bình Thuận đến nay chưa có đề tài nghiên cứu. Từ kinh
nghiệm thực tiễn công tác tại Thanh tra, giám sát NHNN Bình Thuận, cùng với việc
vận dụng những kiến thức, lý luận đã được học tập tại trường, tác giả lựa chọn đề tài:


2

“Hoàn thiện hoạt động thanh tra đối với QTDND trên địa bàn của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam Chi nhánh Bình Thuận” để nghiên cứu, với mong muốn phản ánh
đúng thực trạng tình hình hoạt động thanh tra QTDND tại NHNN Bình Thuận, đề xuất
một số giải pháp đối với hoạt động thanh tra QTDND cho phù hợp với thực tiễn và quy
định pháp luật, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động cho các QTDND trên địa bàn.
1. Mục tiêu của đề tài
1.1 Mục tiêu tổng quát: hoàn thiện hoạt động thanh tra tại chỗ đối với

QTDND của NHNN Bình Thuận để góp phần đảm bảo an toàn hoạt động cho các
QTDND trên địa bàn.
1.2 Mục tiêu cụ thể:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động QTDND.
- Đặc trưng hoạt động thanh tra của NHTW.
- Phân tích thực trạng hoạt động thanh tra QTDND của NHNN Bình Thuận
giai đoạn 2012-2016, tập trung phân tích các mặt hạn chế, nguyên nhân.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thanh
traQTDND của NHNN Bình Thuận.
2. Câu hỏi nghiên cứu
- Đặc điểm tổ chức và hoạt động mô hình QTDND khác biệt NHTM chi phối
đến hoạt động thanh tra ngân hàng?
- Tại sao hoạt động ngân hàng không an toàn, nguy cơ tiềm ẩn rủi ro hệ
thống. Dưới góc độ quản lý nhà nước, NHTW cần thiết phải thanh tra NHTM nói
chung và QTDND nói riêng?
- Việc tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra QTDND tại NHNN Bình Thuận
như thế nào? Còn hạn chế gì?
- Giải pháp để hoàn thiện hoạt động thanh tra QTDND của NHNN Việt Nam
nói chung và tại chi nhánh Bình Thuận nói riêng?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động thanh tra của NHNN Bình Thuận đối với các QTDND trên địa bàn.


3

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động thanh tra của NHNN Bình Thuận đối với các QTDND trên địa bàn tỉnh
Bình Thuận giai đoạn 2012 -2016.
4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích và tổng hợp: được sử dụng để nghiên cứu phần cơ sở
lý luận đối với hoạt động thanh tra ngân hàng của NHTW; đánh giá thực trạng hoạt
động thanh tra của NHNN Bình Thuận, từ đó tổng hợp nêu hạn chế, nguyên nhân
của những hạn chế.
Phương pháp thống kê mô tả: là các phương pháp liên quan đến việc thu thập
số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh
một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.Trong luận văn, phương pháp này được sử
dụng để thu thập, trình bày số liệu dưới dạng bảng.
Phương pháp so sánh: được sử dụng để xác định xu hướng, mức độ biến
động của các chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành được cần xác định số gốc để so sánh,
xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu để so sánh.
Phương pháp điều tra, khảo sát: tác giả sử dụng phiếu điều tra để khảo sát
hoạt động thanh tra tại chỗ đối với QTDND tại một số chi nhánh NHNN để hỗ trợ
việc đánh giá, xác định nguyên nhân hạn chế.
5. Nội dung nghiên cứu
Đề tài làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về hoạt động thanh tra ngân hàng
nói chung, mô hình tổ chức hoạt động QTDND nói riêng, phân tích, đánh giá thực
trạng hoạt động thanh tra NHNN Bình Thuận đối với các QTDND trên địa bàn, từ
đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra QTDND.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài làm rõ sự cần thiết của việc thanh tra QTDND, hệ thống lại các quy
định về hoạt động thanh tra ngân hàng của NHNN Việt Nam. Điểm nổi bật là tập
trung phân tích, đánh giá một cách toàn diện thực trạng hoạt động thanh tra
QTDND tại NHNN Bình Thuận, từ khâu phân công cán bộ phụ trách, đào tạo,
hướng dẫn quy trình nghiệp vụ đến các kết quả đạt được trong giai đoạn 2012-2016,


4

những đóng góp của hoạt động thanh tra QTDND trên địa bàn; đồng thời, phân tích,

đánh giá mặt yếu của hoạt động thanh tra, tập trung xác định nguyên nhân. Từ đó đề
ra các giải pháp, kiến nghị thiết thực nhằm góp phần hoàn thiện hoạt động thanh tra
QTDND trên địa bàn.
7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu về hoạt động
thanh tra, giám sát của NHNN đối với các ngân hàng, tuy nhiên về hoạt động thanh
tra QTDND lại ít được quan tâm hơn. Dưới đây, xin được nêu ra một số bài báo, bài
tạp chí, đề tài nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến hoạt động thanh tra,
giám sát của NHNN như sau:
Nguyễn Bá Bính (2005), Xây dựng công nghệ thanh tra tại chỗ Quỹ tín dụng
nhân dân nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả công tác thanh tra ngân hàng, đưa ra
nguyên tắc chung về ứng xử của thanh tra viên “ Thanh tra tại chỗ là công việc đòi
hỏi rất nhiều kỹ thuật, phạm vi rộng, phức tạp nên đòi hỏi thanh tra viên phải có
trình độ hiểu biết sâu rộng, có lòng kiên nhẫn và kiên quyết thì mới đạt được kết
quả”. Tác giả cũng đưa ra một trong những kinh nghiệm quốc tế về công nghệ thanh
tra tại chỗ của thanh tra ngân hàng tại Cộng hòa Liên bang Đức: kiểm toán bắt buộc
phải do Hiệp hội kiểm toán hợp tác xã thực hiện, giữa các Hiệp hội kiểm toán và cơ
quan quản lý Nhà nước, Cục giám sát thanh tra ngành tín dụng có sự phối hợp, hợp
tác chuyên môn hết sức chặt chẽ và tin tưởng lẫn nhau; báo cáo kiểm toán được
thừa nhận là báo cáo kiểm toán kinh tế độc lập và được gửi tới NHTW bang và Cục
giám sát thanh tra ngành tín dụng để đánh giá và kết luận xử lý.
Nguyễn Ngọc Oánh (2005), Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt
động của hệ thống Quỹ tín dụng ở Việt Nam, rút ra tính đặc thù chung và đặc trưng
của loại hình tổ chức tín dụng hợp tác ở một số nước, đồng thời nghiên cứu mô hình
QTDND của Canada để liên hệ với việc đổi mới và hoàn thiện mô hình QTDND ở
Việt Nam.
Đỗ Mạnh Hùng (2005), Giải pháp tăng cường mối liên kết trong hệ thống
QTDND trong những năm trước mắt. Tác giả tóm tắt kinh nghiệm về các mối liên



5

kết của một số mô hình tín dụng hợp tác của các nước trên thế giới, nêu ra sự cần
thiết và tác dụng của các mối liên kết trong hệ thống gồm có tập trung điều hòa vốn
khả dụng, hình thành quỹ an toàn hệ thống, thực hiện các dịch vụ bảo hiểm và quan
hệ với các tổ chức bảo hiểm nhà nước, tư vấn các nghiệp vụ hoạt động, tổ chức
thanh toán toàn hệ thống, liên kết tin học, lập hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro,
tổ chức hệ thống đào tạo, liên kết lập hệ thống kiểm tra, tổ chức kiểm toán, tổ chức
hệ thống hạch toán kế toán độc lập và liên kết hệ thống…
Ngô Đức Duy (2016), nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện hệ thống
QTDND. Tác giả đã đưa ra được 07 khó khăn, thách thức là vốn điều lệ của các
QTDND thấp nên mức huy động vốn và cho vay bị hạn chế; thị trường tín dụng ở
nông thôn đang có nguy cơ bị bỏ trống; trình độ vận hành và quản lý công nghệ
thông tin của đội ngũ cán bộ tại các QTDND chưa đáp ứng yêu cầu; những mặc
cảm của người dân, chính quyền, cấp uỷ các địa phương đối với phong trào hợp tác
xã tín dụng trong những năm 1989-1991 còn khá nặng nề; quy mô hoạt động nhỏ,
năng lực tài chính hạn chế trong khi nhu cầu vốn trung và dài hạn ở khu vực nông
nghiệp, nông thôn ngày càng lớn;việc thu hút, đào tạo nâng cao trình độ và giữ chân
đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, nhân viên có trình độ nghiệp vụ làm việc tại
QTDND còn gặp rất nhiều khó khăn; bộ máy kiểm soát nội bộ của QTDND hoạt
động chưa hiệu quả.
Nguyễn Kim Anh (2008), nghiên cứu mô hình giám sát tài chính – ngân
hàng một số nước và liên hệ với Việt Nam. Giám sát ngân hàng được hiểu là việc
đảm bảo cho các hoạt động của các tổ chức tín dụng được an toàn và lành mạnh bao
gồm: cấp giấy phép thành lập và hoạt động, tổ chức giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ,
thực hiện các quyền năng thanh tra giám sát (bao gồm thanh tra định kỳ, đột xuất và
cưỡng chế thực thi các hành động chỉnh sửa kịp thời). Trong một số trường hợp,
thật ngữ này cũng bao hàm cả các hoạt động như: thu thập và xử lý thông tin tín
dụng, đánh giá và xếp hạng tổ chức tín dụng, bảo hiểm tiền gửi, bảo vệ người sử
dụng dịch vụ tài chính ngân hàng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố.



6

Hoàng Đình Thắng (2011), nghiên cứu thanh tra trên cơ sở rủi ro và tiến
trình áp dụng tại Việt Nam. Hoạt động ngân hàng luôn gắn liền với rủi ro và chấp
nhận rủi ro, rủi ro cao lợi nhuận cao, rủi ro thấp lợi nhuận thấp, thậm chí lợi nhuận
thấp TCTD vẫn có nguy cơ vấp phải rủi ro lớn do quản trị rủi ro kém. Thanh tra
tuân thủ không đánh giá được đầy đủ mức độ rủi ro, một đặc trưng gắn liền với hoạt
động của TCTD. Thanh tra trên cơ sở rủi ro đánh giá tốt hơn về rủi ro thông qua
việc tách bạch mức độ rủi ro và hệ thống quản trị rủi ro; tập trung tốt hơn vào việc
phát hiện sớm rủi ro mới xuất hiện tại từng TCTD cũng như toàn hệ thống; sử dụng
nguồn lực hiệu quả hơn thông qua việc tập trung vào các lĩnh vực chứa đựng rủi ro
cao, thanh tra tại chỗ sẽ mất ít thời gian hơn tại TCTD. Khi thực hiện thanh tra trên
cơ sở rủi ro, Thanh tra NHNN có khả năng đánh giá tốt hơn năng lực quản lý của
TCTD, tính chất phức tạp của hoạt động kinh doanh và những rủi ro mà TCTD gặp
phải; tập trung tối đa nguồn lực để giải quyết các lĩnh vực có rủi ro cao nhất, làm
lành mạnh hoá hoạt động của TCTD, góp phần ổn định hệ thống các TCTD.
Lê Ngọc Lân, Bùi Thị Thanh Tình (2013), đánh giá hoạt động thanh tra,
giám sát của NHNN hiện nay đã có nhiều đổi mới và đang trong quá trình củng cố,
hoàn thiện. Tuy nhiên, trước thực trạng số lượng các TCTD ngày càng tăng, hoạt
động và dịch vụ ngày càng phong phú và hiện đại thì hoạt động thanh tra, giám sát
của NHNN đã tỏ ra còn bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý hệ thống ngân
hàng hiện đại. Theo đó, về phương pháp thanh tra, giám sát ngân hàng đặc thù hoạt
động ngân hàng cho thấy, nguyên tắc phòng ngừa rủi ro và vi phạm cần được coi
trọng hơn là chỉ tập trung xử lý rủi ro, vi phạm xảy ra. Công tác thanh tra, giám sát
hiện tại chủ yếu nhằm đảm bảo việc chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt
động ngân hàng của các TCTD (thanh tra tuân thủ). Tuy nhiên, phương pháp thanh
tra tuân thủ không còn thích hợp để có thể đảm bảo mục tiêu hoạt động hiệu quả và
an toàn của hệ thống ngân hàng. Bởi vì, phương pháp này không giúp các thanh tra

ngân hàng đánh giá, đo lường và giảm thiểu rủi ro của các TCTD - mục đích chính
của hoạt động thanh tra, giám sát. Trong khi đó, yêu cầu của thanh tra, giám sát
ngân hàng là phải đánh giá được tính đầy đủ và hiệu quả của hệ thống quản lý, đánh


7

giá và đo lường các rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị
trường… của TCTD được giám sát. Phương pháp thanh tra tuân thủ sẽ không
khuyến khích phát triển khả năng và kinh nghiệm của các thanh tra viên trong việc
đánh giá, đo lường rủi ro, đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro. Đồng thời, phương
pháp này cũng sẽ làm cho các nguồn lực của hoạt động thanh tra, giám sát không
được phân bổ một cách hợp lý theo nguyên tắc tập trung nguồn lực cho những lĩnh
vực, TCTD bị đánh giá là có rủi ro cao đối với sự an toàn của hệ thống tài chính
trong bối cảnh các giao dịch ngân hàng ở Việt Nam ngày càng phức tạp.
TS. Lê Hải Mơ và TS. Lê Thị Thùy Vân (2016), nghiên cứu về thanh tra,
giám sát ngân hàng và vai trò ổn định tài chính của NHTW: Thách thức và kiến
nghị cho Việt Nam. Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng ở Việt Nam chuyển
dần từ thanh tra từng vụ việc sang sử dụng kết hợp cả hai phương thức giám sát từ
xa và thanh tra tại chỗ, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thanh tra, giám sát
ngân hàng, góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của các TCTD và hệ
thống tài chính; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng;
duy trì và nâng cao lòng tin của công chúng đối với các TCTD; bảo đảm việc chấp
hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; góp phần nâng cao hiệu quả và
hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Slaven Smojver (2012), Phân tích giám sát ngân hàng thông qua trò chơi
thanh travà mô hình dựa trên tác nhân – ABM, nghiên cứu dựa trên mô phỏng máy
tính mô hình được xây dựng trong môi trường NetLogo. Bài viết tìm hiểu làm thế
nào thực hiện giám sát ngân hàng để có hiệu quả hơn, đạt được mục tiêu hơn. Theo
đó, trong trò chơi, thanh tra viên xác minh xem đối tượng được thanh tra có tuân

theo các quy tắc nhất định hay không. Thanh tra viên chủ yếu ngăn chặn các hoạt
động không mong muốn đối với đối tượng thanh tra và thực hiện bằng cách kích
thích hành vi “tốt” và / hoặc thường xuyên hơn bằng cách xử phạt hành vi “xấu”.
Đối tượng thanh tra ưa chuộng hành vi “xấu” hơn nếu như anh ta có thể không bị
phát hiện bởi thanh tra. Trong trường hợp phát hiện, đối tượng thanh tra cho rằng


8

anh ta đã tuân thủ các quy tắc. Điều quan trọng là thanh tra viên thường có nguồn
lực hạn chế, do đó tỷ lệ phát hiện không bao giờ có thể là 100%.
Ảnh hưởng của mức phạt đã được Tsebelis nghiên cứu và các trò chơi kiểm
tra cũng được áp dụng cho giám sát ngân hàng.Điều này rất quan trọng bởi vì
thường giả định rằng hình phạt cao hơn sẽ đóng vai trò là một biện pháp ngăn chặn
và giảm tổng mức vi phạm. Trong một nghĩa nào đó, mức độ tuân thủ đồng bộ so
với vi phạm của ngân hàng chỉ phụ thuộc vào khoản hoàn trả cho người giám sát
chứ không phải trả cho ngân hàng. Tsebelis cũng kết luận rằng hình phạt ngày càng
tăng làm giảm khả năng giám sát. Dựa trên định lý của Tsebelis, Franckx kết luận
rằng những thay đổi nhỏ trong cấu trúc hình phạt không ảnh hưởng đến trạng thái
cân bằng, nhưng lớn hơn thay đổi hành vi của người kiểm soát, phù hợp với các
định đề của Tsebelis. Ngược lại, Pradiptyo trong nghiên cứu của mình kết luận rằng
sự khắc nghiệt của sự trừng phạt có thể ngăn cản sự không tuân thủ, nhưng ảnh
hưởng của hình phạt đối với hành vi đối tượng thanh tra ít nhất là tác động của các
chương trình phòng chống tội phạm.
Tiếp tục phát triển mô hình cơ bản của Tsebelis, Andreozzi kết luận rằng các
thanh tra viên tiến hành kiểm tra trong một thời gian dài (lặp đi lặp lại nhiều lần) có
thể dung thứ hơn đối với việc không tuân thủ. Bằng chứng thực nghiệm với con
người với tư cách là thanh tra viên và đối tượng thanh tra đã chỉ ra rằng những hình
phạt cao hơn sẽ làm giảm sự không tuân thủ, mà còn làm con người từ từ thích nghi
với kiểm tra.

Hơn nữa, Rauhaut và Junker đã thí nghiệm cho thấy cả hai người chơi đều bị
ảnh hưởng bởi mức độ trừng phạt (tiền phạt) và lý do đó cho hiệu quả của hình phạt
nằm ở tính hợp lý của con người. Các bằng chứng thực nghiệm khác cho thấy các
hình phạt có hiệu quả hơn kích thích để ngăn chặn hành vi không mong muốn.
Những nghiên cứu của các tác giả trên hầu hết tập trung vào đánh giá thực
trạng công tác thanh tra, giám sát tại của NHNN Việt Nam nói chung và đưa ra các
giải pháp mang tính hệ thống. Riêng với Slaven Smojver, nghiên cứu hành vi, trạng
thái của thanh tra viên và đối tượng thanh tra dựa trên Inspection Game của một số


9

tác giả khác, sẽ giúp cho hoạt động thanh tra tại chỗ tại các TCTD, nhất là các
QTDND được thực tiễn hơn và thay đổi biện pháp thực hiện, tránh nhàm chán,
không hiệu quả.
Qua nghiên cứu các đề tài, bài viết liên quan đến lĩnh vực đang nghiên cứu
thì chưa có đề tài nghiên cứu gắn với thực trạng hoạt động thanh tra QTDND tại
NHNN Bình Thuận. Trong luận văn này, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu hoạt động
thanh tra của NHNN Bình Thuận đối với QTDND trên địa bàn. Từ đó chỉ ra những
mặt đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
đó, đề xuất các giải pháp cải thiện hoạt động thanh tra tại NHNN Bình Thuận.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và các danh mục bảng biểu, phụ lục kèm
theo, kết cấu Luận văn gồm 3 phần chính như sau:
Phần 1: Cơ sở lý luận về hoạt động thanh tra của Ngân hàng trung ương đối
với Quỹ tín dụng nhân dân
Phần 2: Thực trạng hoạt động thanh tra của NHNN Bình Thuận đối với các
Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn
Phần 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh tra quỹ tín dụng nhân dân trên
địa bàn của NHNN Bình Thuận



10

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG
TRUNG ƯƠNG ĐỐI VỚI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
1.1. Tổng quan về Quỹ tín dụng nhân dân
1.1.1. Một số tổ chức trung gian tài chính trên thế giới tương tự
Một tổ chức trung gian tài chính đứng giữa người cho vay/người tiết kiệm và
người vay/người chi tiêu và giúp chuyển vốn từ người này sang người kia, nó thực
hiện điều này bằng cách vay vốn của người cho vay/người tiết kiệm và sau đó cho
người đi vay, người chi tiêu vay vốn. Tại Hoa Kỳ, các tổ chức nhận tiền gửi là
những tổ chức trung gian tài chính, nhận tiền gửi từ các cá nhân, các tổ chức và cho
vay: các NHTM, các hiệp hội tiết kiệm và cho vay, các ngân hàng tiết kiệm tương
trợ và các liên hiệp tín dụng.
NHTM huy động vốn trước hết bằng cách phát hành: tiền gửi có thể viết séc
được, tiền gửi tiết kiệm (là tiền gửi có thể được rút ngay, nhưng không cho phép
người gửi viết séc), và tiền gửi có kỳ hạn (là tiền gửi có kỳ hạn thanh toán định
trước). Sau đó, các ngân hàng dùng vốn huy động cho vay: cho vay thương mại, cho
vay tiêu dùng, cho vay thế chấp mua bất động sản và để mua chứng khoán chính
phủ Mỹ, trái phiếu của chính quyền địa phương.
Hiệp hội cho vay và tiết kiệm (S&L): các nguồn vốn hàng đầu của các hiệp
hội này là các tiền gửi tiết kiệm (thường còn gọi là các cổ phần), tiền gửi có kỳ hạn,
tiền gửi viết séc được. Theo truyền thống, các tiền vốn huy động được dùng để vay
thế chấp mua bất động sản. Các khoản cho vay thế chấp mua bất động sản là các
khoản vay dài hạn, với kỳ hạn thanh toán nói chung hầu hết là 29 năm. Cũng như
các NHTM, ngày nay các S & L chịu những yêu cầu nộp tiền gửi tại Cục Dự trữ
Liên bang. Kết quả thực sự của các sửa đổi pháp lý này là xóa dần sự khác biệt giữa
các S & L và các NHTM, và những tổ chức trung gian tài chính này sẽ trở thành các

đối thủ cạnh tranh lẫn nhau trong tương lai.
Liên hiệp tín dụng (Credit Unions). Đây là các tổ chức cho vay rất nhỏ có
tính chất hợp tác xã được tổ chức xung quanh một nhóm xã hội đặc biệt: các thành


11

viên của một liên hiệp là các người làm công của một công ty nào đó,… Họ thu
nhận vốn từ các khoản tiền gửi và trước hết là thực hiện các khoản cho vay. Với đạo
luật ban hành về hoạt động ngân hàng năm 1980, các liên hiệp tín dụng cũng được
phép phát hành các khoản gửi có thể viết séc và có thể thực hiện các khoản cho vay
thế chấp mua bất động sản bên cạnh các khoản cho vay tiêu dùng.
Hợp tác xã (HTX) là một loại hình kinh tế tập thể khá phổ biến, hoạt động
trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội và hiện diện ở các nền kinh tế có trình độ phát
triển khác nhau. Đến nay HTX vẫn tỏ ra là mô hình hoạt động hiệu quả, phù hợp
với điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt. Thông qua HTX, các hộ nông dân, các
doanh nghiệp nhỏ hợp tác với nhau, tăng sức mạnh để đối phó với khó khăn và
tránh các nguy cơ thua lỗ cao. Châu Âu có gần 290.000 HTX với 140 triệu thành
viên. Liên minh châu Âu (EU) có khoảng 30.000 HTX nông nghiệp. Các HTX nông
nghiệp lớn nhất hoạt động trong các ngành chế biến bơ sữa, thịt và thương mại nông
nghiệp. Lĩnh vực ngân hàng cũng là nơi các HTX có thị phần lớn (Thí dụ Rahobank
của Hà Lan, Credit Agricole của Pháp và các ngân hàng Raiffsisen của các nước nói
tiếng Đức). Các HTX bán lẻ rất mạnh ở các nước Bắc Âu (S Group và Scandinavian
Coop Norden của Phần Lan) và Thụy sỹ. Mỹ có gần 50.000 HTX với khoảng 150
triệu thành viên. Ở Nhật Bản, HTX là nhân tố tích cực, góp phần quan trọng vào
phát triển kinh tế. Các loại hình tổ chức HTX ở Nhật Bản bao gồm: HTX nông
nghiệp và HTX tiêu dùng. Ở Ấn Độ, HTX đã ra đời từ rất lâu và trở thành lực lượng
vững mạnh, tham gia hầu hết các hoạt động kinh tế của đất nước. Người nông dân
coi HTX là phương tiện để tiếp nhận tín dụng, các yếu tố “đầu vào” và các dịch vụ
cần thiết cho sản xuất nông nghiệp. Chính phủ Ấn Độ còn khuyến khích sự phát

triển của khu vực HTX thông qua xúc tiến xuất khẩu; sửa đổi luật HTX; tạo điều
kiện cho các HTX tự chủ và năng động hơn; chấn chỉnh hệ thống tín dụng HTX;
thiết lập mạng lưới thông tin hai chiều giữa những người nghèo nông thôn với các
tổ chức HTX; bảo đảm trách nhiệm của các liên đoàn HTX đối với các HTX thành
viên. Ở Thái Lan, một số mô hình HTX tiêu biểu là HTX nông nghiệp và HTX tín
dụng. Hoạt động của HTX tín dụng Thái Lan nhằm đáp ứng nhu cầu xã viên về các


12

lĩnh vực: khuyến khích gửi tiền tiết kiệm của các xã viên; góp cổ phần; cung cấp
các dịch vụ vay cho xã viên… HTX tín dụng nông thôn được thành lập từ lâu. Do
hoạt động của HTX trong lĩnh vực này có hiệu quả, nên hàng loạt HTX tín dụng đã
ra đời trên khắp đất nước. Bên cạnh đó, sự phát triển của HTX tiêu dùng, các loại
HTX công nghiệp cũng phát triển mạnh và trở thành một trong những yếu tố quan
trong trong sự phát triển kinh tế của Thái Lan.
1.1.2. Quỹ tín dụng
Quỹ tín dụng là một hình thức hợp tác xã tài chính dựa nhiều vào liên kết xã
hội và mối quan hệ giữa các thành viên. Các quỹ tín dụng có sứ mệnh xã hội là
phục vụ những người dễ bị tổn thương, nhưng chúng cũng đem lại nhiều lợi ích cho
khách hàng, xã hội, và nền kinh tế. Mặc dù cũng giống như các ngân hàng hợp tác
xã ở nhiều mặt, nhưng quỹ tín dụng đưa ra nhiều hình thức cung ứng tài chính riêng
biệt được chứng minh là thành công ở nhiều quốc gia. Quỹ tín dụng có lịch sử hình
thành và phát triển từ rất sớm (Đức, Anh, Pháp… vào nửa cuối thế kỷ 19, Canada
và Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ 20). Theo số liệu thống kê đến năm 2011 của Hội đồng
Quỹ tín dụng Thế giới đã có sự tham gia của 196 triệu thành viên/ 51.000 Quỹ tín
dụng của trên 100 nước tham gia và quản lý khối tài sản giá trị hơn 1,5 nghìn tỷ đô
la Mỹ.
Xuất phát từ những đòi hỏi khách quan và thực tiễn của thị trường vốn cho
nhu cầu phát triển sản xuất ở nông thôn, Chính phủ đã thiết lập một mô hình tín

dụng hợp tác mới thích hợp với tình hình kinh tế thị trường ở nông thôn, đó chính là
hệ thống QTDND - chính thức hoạt động từ năm 1993 tại Việt Nam.
Tổ chức tín dụng là hợp tác xã là loại hình tổ chức tín dụng được tổ chức
theo mô hình hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng nhằm mục đích chủ
yếu là tương trợ giữa các thành viên thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất,
kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống. Tổ chức tín dụng là hợp tác xã gồm ngân
hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân. (Điều 73, Luật TCTD 2010).
Mặc dù có nhiều cách tiếp cận, tên gọi khác nhau, song đều có sự thống nhất
về khái niệm QTDND với nội dung: QTDND tổ chức kinh doanh tiền tệ và làm


13

dịch vụ ngân hàng do các thành viên tự nguyện góp vốn thành lập, hoạt động theo
nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện
mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập
thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống chủ yếu trong khu vực nông nghiệp
và nông thôn.
QTDND và NHTM đều là những tổ chức tài chính trung gian, có những đặc
điểm, chức năng của tổ chức tài chính trung gian. Sở hữu của NHTM là sở hữu tư
nhân theo mức vốn góp, sở hữu của QTDND là sở hữu tập thể cổ phần, tài sản
thuộc về tất cả thành viên. Ở NHTM, công việc được biểu quyết theo số cổ phần
của cổ đông, các cổ đông lớn nắm quyền kiểm soát. Trong khi đó, ở QTDND quyền
kiểm soát thuộc tất cả các thành viên, mỗi thành viên được 1 phiếu biểu quyết bình
đẳng. Mục đích hoạt động của NHTM là vì lợi nhuận, của QTDND là sự tương trợ
giữa các thành viên, phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống thành viên. Trong
nguyên tắc thu chi, NHTM hạch toán kinh doanh, lấy thu bù chi, có lãi càng nhiều
càng tốt; QTDND bù đắp chi phí, có tích lũy để phát triển tương lai. NHTM có
phạm vi hoạt động rộng khắp, tất cả các tổ chức, cá nhân đều có thể tham gia, và

được vay vốn ngân hàng. QTDND có phạm vi hoạt động hẹp, chỉ gói gọn ở phạm vi
phường, xã và chỉ những người cư trú và sản xuất kinh doanh trên địa bàn phường,
xã tham gia làm thành viên và được vay vốn. Các kênh huy động vốn của QTDND
được giới hạn lại so với NHTM, dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của QTDND cũng
chủ yếu để phục vụ các thành viên ở một số nghiệp vụ đơn giản.
QTDND có vai trò thực hiện chu chuyển nguồn lực tài chính từ nơi thừa đến
nơi thiếu, từ tiết kiệm sang đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển, nhất là khu vực nông
nghiệp, nông thôn; góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế thành viên và tăng cường
tính liên kết cộng đồng dân cư, xoá đói giảm nghèo và hạn chế cho vay nặng lãi. Sự
hình thành và phát triển hệ thống QTDND giúp cho thị trường tiền tệ trên địa bàn
nông thôn phát triển hơn, đa dạng hơn trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng.
1.1.3. Nguyên tắc hoạt động


14

- Tự nguyện: mọi cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân và các đối tượng khác có đủ
điều kiện theo quy định của pháp luật đều có thể trở thành thành viên QTDND, thành
viên cũng có quyền ra khỏi QTDND.
- Dân chủ, bình đẳng và công khai: thành viên QTDND có quyền tham gia
quản lý, kiểm tra, giám sát QTDND và có quyền ngang nhau trong biểu quyết, các
thành viên được toàn quyền quản lý, quyết định các vấn đề của QTDND trong
khuôn khổ điều lệ hợp pháp và theo các quy định của pháp luật. Thành viên có
quyền đề cử, ứng cử, bầu cử trực tiếp Hội đồng quản trị (HĐQT), Chủ tịch HĐQT,
Ban Kiểm soát (BKS), biểu quyết phương hướng hoạt động kinh doanh, dự kiến
phân phối lợi nhuận trích lập các quỹ tại Đại hội thành viên.
- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: QTDND tự chủ và tự chịu trách
nhiệm về kết quả hoạt động; tự quyết định về phân phối thu nhập. Sau khi thực hiện
xong nghĩa vụ nộp thuế và trang trải các khoản lỗ của QTDND, lãi được trích một
phần vào các quỹ của QTDND, một phần chia theo vốn góp và công sức đóng góp

của thành viên, phần còn lại chia cho thành viên theo mức độ sử dụng của QTDND.
- Hợp tác và phát triển cộng đồng: Thành viên phải phát huy tinh thần xây
dựng tập thể và hợp tác với nhau trong QTDND, trong cộng đồng xã hội để thể hiện
tinh thần tập thể, hợp tác, liên kết hệ thống hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
1.1.4. Mục tiêu
Đáp ứng được yêu cầu cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng một cách
thuận tiện, thường xuyên và ổn định, lâu dài với mức giá cả có thể chấp nhận được
để các thành viên có thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và qua đó thu được
lợi nhuận cao nhất từ hoạt động sản xuất kinh doanh của riêng mình chứ không phải
trước hết nhằm mục tiêu thu được lợi tức vốn góp cao nhất từ các hoạt động của
QTDND. Góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm
nghèo, hạn chế cho vay nặng lãi trên địa bàn hoạt động.
1.1.5. Cơ cấu tổ chức
Tổ chức bộ máy QTDND bao gồm thành viên, Đại hội thành viên, HĐQT,
BKS và bộ máy điều hành (BMĐH):


×