Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
----------

LÊ THỊ ÁI NHI

ĐỀ TÀI:
CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỶ LỆ CHI
TRẢ CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI
SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TP. Hồ Chí Minh, th ng t m 201


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
----------

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã ngành: 60.34.02.01

ĐỀ TÀI:


CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỶ LỆ CHI
TRẢ CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI SỞ
GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HỒ CHÍ MINH

HVTH:

Lê Thị Ái Nhi

MSHV:

020117150124

GVHD:

TS. Lê Hoàng Vinh

TP. Hồ Chí Minh, th ng t m 201


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
TP. HCM, ngày …… tháng …… năm 2018
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. LÊ HOÀNG VINH


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
TP. HCM, ngày …… tháng …… năm 2018
Chủ tịch Hội đồng Xét duyệt


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm ước lượng tác động của các yếu tố gồm tỷ lệ chi
trả cổ tức năm trước, cấu trúc vốn, dòng tiền hoạt động, lợi nhuận, quy mô công ty,
tỷ lệ tăng trưởng doanh thu đến quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty cổ
phần niêm yết tại HOSE giai đoạn 2011-2016.
Phƣơng pháp: Sử dụng phương pháp định tính gồm thống kê mô tả các biến,
phân tích tình huống kết hợp với phương pháp định lượng mô hình hồi quy tuyến
tính dữ liệu bảng nhằm đo lường các yếu tố định lượng gồm tỷ lệ chi trả cổ tức năm
trước, cấu trúc vốn, dòng tiền hoạt động, lợi nhuận, quy mô công ty, tỷ lệ tăng
trưởng doanh thu ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức theo mô hình hồi quy tuyến tính
bình phương nhỏ nhất tổng quát (Pooled OLS), mô hình các yếu tố ảnh hưởng cố
định (Fixed Effects Model – FEM), mô hình các yếu tố ảnh hưởng ngẫu nhiên

(Random Effects Model – REM) và thực hiện các kiểm định liên quan đến mô hình.
Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tỷ
lệ chi trả cổ tức bao gồm cấu trúc vốn có nợ với mức ý nghĩa 10% và quy mô công
ty với mức ý nghĩa 5%. Từ kết quả đạt được của bài nghiên cứu, tác giả trình bày
một số gợi ý giúp nhà quản trị công ty đưa ra quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức phù hợp.


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sỹ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước
đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn.
Lê Thị Ái Nhi
05/08/2018


LỜI CÁM ƠN
Trước hết, tác giả xin gởi lời cám ơn đến TS. Lê Hoàng Vinh (Khoa Tài chính,
Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh), người trực tiếp hướng dẫn thực hiện đề tài
này. Xin chân thành cám ơn thầy vì những lời khuyên hữu ích cho đề tài, hướng dẫn
cách thức bố cục cũng như rất tận tình sửa chữa những điểm sai sót, những chi tiết
quan trọng trong đề tài.
Đồng thời, tác giả muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè và các đồng
nghiệp tại cơ quan đã tạo những điều kiện hết sức thuận lợi cũng như dành những
lời động viên, chia sẻ để tác giả có thể hoàn thành luận văn này.
Lê Thị Ái Nhi
05/08/2018



MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... iii
DANH MỤC ĐỒ THỊ ............................................................................................. iii
CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU .......................................................................................1
1.1. Sự cần thiết của đề tài ..........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát..........................................................................3
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ...............................................................................4
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................4
1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .....................................................5
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................5
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................5
1.5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................6
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................7
1.6.1. Ý nghĩa khoa học ...............................................................................................7
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................7
1.7. Kết cấu luận văn ...................................................................................................7
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ............................................................................................8
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM .......9
2.1. Khái niệm cổ tức ..................................................................................................9
2.2. Cơ sở lý thuyết về quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức dưới góc độ quản trị tài chính 9
2.2.1. Bản chất của quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức....................................................10
2.2.2. Ý nghĩa của quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức......................................................10
2.2.3. Chỉ tiêu đo lường tỷ lệ chi trả cổ tức ..............................................................11
2.3. Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến quyết định tỷ lệ chi
trả cổ tức ....................................................................................................................12



2.3.1. Lý thuyết chú chim trong lòng bàn tay ( The Bird in the hand Theory) .........13
2.3.2. Lý thuyết chi phí đại diện (Agency Theory) ....................................................14
2.3.3. Lý thuyết ph t tín hiệu (Signaling Theory) .....................................................15
2.3.4. Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking order Theory) ......................................16
2.3.5. Lý thuyết chi phí giao dịch (Transaction Cost Theory) ..................................17
2.4. Bằng chứng thực nghiệm ...................................................................................17
2.4.1. Bằng chứng thực nghiệm tại nước ngoài ........................................................17
2.4.2. Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam ...........................................................25
2.4.3. Thảo luận các bằng chứng thực nghiệm .........................................................27
CHƢƠNG 3 QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................34
3.1. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................34
3.2. Mô hình nghiên cứu ...........................................................................................35
3.2.1. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................35
3.2.2. Giải thích các biến ..........................................................................................37
3.2.3. Giả thuyết nghiên cứu .....................................................................................38
3.2.3.1. Tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước ............................................................38
3.2.3.2. Cấu trúc vốn .......................................................................................39
3.2.3.3. Dòng tiền hoạt động kinh doanh ........................................................40
3.2.3.4. Lợi nhuận ...........................................................................................41
3.2.3.5. Quy mô công ty ..................................................................................42
3.2.3.6. Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu ...............................................................44
3.3. Mẫu và dữ liệu nghiên cứu .................................................................................47
3.3.1. Mẫu nghiên cứu...............................................................................................47
3.3.2. Dữ liệu nghiên cứu ..........................................................................................49
3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................49
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...............................53
4.1. Thống kê mô tả...................................................................................................53
4.2. Phân tích tương quan..........................................................................................67
4.3. Phân tích hồi quy................................................................................................74



4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................79
CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý, KHUYẾN NGHỊ .....................................81
5.1. Kết luận ..............................................................................................................81
5.2. Gợi ý, khuyến nghị .............................................................................................82
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................85
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................89
Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt: ..................................................................89
Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh: ..................................................................91
PHỤ LỤC 2 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ...............................................................100
PHỤ LỤC 3 KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ ...................................................105
PHỤ LỤC 4 KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .............................106
PHỤ LỤC 5 CÁC KIỂM ĐỊNH CHO MÔ HÌNH FEM ...................................109


(i)

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
HOSE

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Ho Chi Minh Stock Sở giao dịch chứng khoán Thành phố
Exchange

Hồ Chí Minh


DPR

Dividend Payout Ratio

Tỷ lệ chi trả cổ tức

EPS

Earnings Per Share

Thu nhập trên mỗi cổ phần

DPS

Dividend Per Share

Cổ tức trên mỗi cổ phiếu

CTCP

Công ty cổ phần

MCK

Mã chứng khoán

OLS

Pooled OLS Model


FEM

Fixed Effects Model

REM

Random Effects Model

RRTC

Mô hình hồi quy tuyến tính bình
phương nhỏ nhất tổng quát
Mô hình các yếu tố ảnh hưởng cố định
Mô hình các yếu tố ảnh hưởng ngẫu
nhiên
Rủi ro tài chính


(ii)

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng 2.1: Bảng tập hợp các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến
quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức
Bảng 3.1: Tổng hợp kỳ vọng ảnh hưởng của từng yếu tố tài chính bên
trong đến quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức

Trang 27

Trang 45


Bảng 3.2: Thống kê dữ liệu trống toàn bộ Panel

Trang 48

Bảng 4.1. Thống kê mô tả các chỉ tiêu đo lường các biến

Trang 53

Bảng 4.2. Thống kê các công ty trong mẫu nghiên cứu dựa vào tỷ lệ chi
trả cổ tức
Bảng 4.3. Thống kê các công ty trong mẫu nghiên cứu dựa vào tỷ lệ chi
trả cổ tức năm trước
Bảng 4.4. Thống kê các công ty trong mẫu nghiên cứu dựa vào tỷ số nợ
Bảng 4.5. Thống kê các công ty trong mẫu nghiên cứu dựa theo tỷ lệ
dòng tiền ròng hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản
Bảng 4.6. Thống kê các công ty trong mẫu nghiên cứu dựa theo suất
sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Bảng 4.7. Thống kê các công ty trong mẫu nghiên cứu dựa theo quy mô
công ty được tính bằng logarit của doanh thu thuần
Bảng 4.8. Thống kê các công ty trong mẫu nghiên cứu dựa theo tỷ lệ
tăng trưởng doanh thu

Trang 54

Trang 55
Trang 58
Trang 60

Trang 62


Trang 64

Trang 66

Bảng 4.9. Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính theo Pooled OLS

Trang 74

Bảng 4.10. Kết quả hồi quy mô tuyến tính theo FEM

Trang 75

Bảng 4.11. Kết quả hồi quy mô tuyến tính theo REM

Trang 76

Bảng 4.12. Kiểm định Hausman

Trang 76

Bảng 4.13. Kết quả kiểm định Breusch-Pagan

Trang 77

Bảng 4.14. Kết quả kiểm định White

Trang 77

Bảng 4.15. Kết quả kiểm định Wald


Trang 77


(iii)

Bảng

4.16.

Kiểm

soát

hiện

tượng

phương

sai

thay

đổi

(heteroskedasticity)

Trang 77


Bảng PL1: Danh sách công ty trong mẫu nghiên cứu

Trang 98

Bảng PL2: Dữ liệu nghiên cứu

Trang 100

Bảng PL3: Kết quả thống kê mô tả

Trang 105

Bảng PL4: Kết quả chạy mô hình hồi quy OLS, FEM, REM

Trang 106

Bảng PL5: Các kiểm định mô hình FEM

Trang 109

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu

Trang 34

Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu

Trang 36

Hình 3.3: Mức độ dữ liệu trống trong dữ liệu


Trang 48

Hình 4.1. Ma trận hệ số tương quan

Trang 68

DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1. Mối quan hệ giữa tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước với tỷ lệ chi
trả cổ tức hiện tại
Đồ thị 4.2. Mối quan hệ giữa tỷ số nợ với tỷ lệ chi trả cổ tức
Đồ thị 4.3. Mối quan hệ giữa tỷ lệ dòng tiền ròng hoạt động kinh doanh
trên tổng tài sản với tỷ lệ chi trả cổ tức
Đồ thị 4.4. Mối quan hệ giữa suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu với tỷ lệ
chi trả cổ tức
Đồ thị 4.5. Mối quan hệ giữa quy mô công ty với tỷ lệ chi trả cổ tức
Đồ thị 4.6. Mối quan hệ giữa tỷ lệ tăng trưởng doanh thu với tỷ lệ chi
trả cổ tức

Trang 57
Trang 59
Trang 61

Trang 63
Trang 65
Trang 67


Trang 1


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức là một quyết định khó khăn của nhà quản trị, một
mặt quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức phải đảm bảo được thu nhập chắc chắn mà cổ
đông sẽ nhận được khi quyết định đầu tư vào một công ty hay đảm bảo mục tiêu tối
đa hóa sự giàu có của cổ đông, mặt khác quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức phải đảm
bảo đủ nguồn lực nội tại để công ty thực hiện được các mục tiêu tăng trưởng và phát
triển bền vững. Brealey và Myers (2005) mô tả quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức là một
trong 10 vấn đề khó giải quyết nhất trong lĩnh vực quản trị tài chính, mô tả này phù
hợp với Black (1976) đã từng nói rằng: "Thật khó khăn khi chúng ta nhìn vào bức
tranh về cổ tức, nó có vẻ như là một câu đố, với những phần không vừa với nhau".
Cổ tức là một phần hay toàn bộ lãi sau thuế của công ty dành để chi trả cho các
cổ đông, là phần thu nhập mà cổ đông hiện hữu thực nhận (Phan Thị Cúc, Nguyễn
Trung Trực, 2010) hay Baker et al. (2007) định nghĩa cổ tức là một phần lợi nhuận
hợp lý cho các cổ đông. Cổ tức giúp giảm rủi ro, đảm bảo được nguồn thu nhập
chắc chắn cho cổ đông và nhà đầu tư, góp phần tăng giá trị của công ty (Gordon,
1963).
Cổ tức không chỉ là nguồn thu nhập cho nhà đầu tư mà còn là dấu hiệu hoạt động
của công ty (Rahman và Nazim-ud-din, 2014). Xét ở góc độ nhà đầu tư, với những
nước thị trường chứng khoán vẫn còn non trẻ và có dấu hiệu phục hồi trong thời
gian gần đây kể từ sau khi bị sụt giảm nghiêm trọng từ những năm 2007-2010, do
những thông tin bất cân xứng trên thị trường nên các nhà đầu tư và cổ đông thường
dựa vào cổ tức mà các công ty chi trả để thấy được triển vọng của công ty trong
tương lai để ra các quyết định cho danh mục đầu tư (Abor & Bokpin, 2010). Xét ở
góc độ công ty, cổ tức là một chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của một công ty
(AlMalkawi và cộng sự, 2010), các nhà quản trị luôn nỗ lực để đưa ra quyết định tỷ
lệ chi trả cổ tức phù hợp trên tiêu chí biến nó thành công cụ điều tiết giữa lợi nhuận



Trang 2

phân phối và lợi nhuận giữ lại sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư và
phát triển công ty, vừa đáp ứng được đòi hỏi của cổ đông, thu hút vốn của các nhà
đầu tư. Vì vậy, quyết định một tỷ lệ chi trả cổ tức phù hợp là một trong những quyết
định quan trọng nhất của nhà quản trị và chịu tác động của nhiều yếu tố.
Trên thế giới đã có nhiều cơ sở lý thuyết liên quan đến quyết định tỷ lệ chi trả cổ
tức của công ty. Tuy nhiên mỗi lý thuyết lại cho ra những kết luận khác nhau trong
những điều kiện nghiên cứu khác nhau và chưa có lời giải thích được chấp nhận
rộng rãi. Theo lý thuyết của Lintner (1956) thì quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức của
công ty ảnh hưởng bởi tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước, tuy nhiên theo quan điểm của
Gordon và Walter (1963) thì lợi nhuận ảnh hưởng đến quyết định tỷ lệ chi trả cổ
tức. Lý thuyết của Jensen & Meckling (1976, 1986) lại cho rằng dòng tiền ảnh
hưởng đến quyết định chi trả cổ tức. Theo lý thuyết của Bhattacharya (1979) thì cổ
tức là triển vọng tăng trưởng trong tương lai, là chứng minh công ty kinh doanh
hiệu quả và năng lực lãnh đạo của nhà quản trị. Lý thuyết của Myers và Majluf
(1984) lại cho rằng quy mô công ty, cấu trúc vốn có ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ
tức. Hay theo lý thuyết của Higgins (1972) và Fama (1974) thì cấu trúc vốn có nợ
ảnh hướng đến quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức.
Kiểm định thực nghiệm tính phù hợp của lý thuyết về quyết định tỷ lệ chi trả cổ
tức, trên thế giới có nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành trong những
năm gần đây như nghiên cứu của Anil và Kapoor (2008), Daunfeldt et.al (2009),
Al-Kuwari (2009), Al Shabibi và Ramesh (2011), Al-Shubiri (2011), Imran (2011),
Gustav Hellstrom và cộng sự (2012), Mahira Rafique (2012), Ritha và Koestiyanto
(2013), Alzomaia và Al-Khadiri (2013), Rembulan Rahmadia FITRI và các cộng sự
(2016) khẳng định tỷ lệ chi trả cổ tức là quyết định quan trọng của công ty và chịu
tác động của nhiều yếu tố bên trong, tuy nhiên mỗi nghiên cứu lại cho ra những kết
luận khác nhau chẳng hạn nghiên cứu của Anil và Kapoor (2008) cho rằng dòng
tiền ảnh hướng đến quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức, Al-Kuwari (2009), Al Shabibi và
Ramesh (2011) lại cho rằng quy mô công ty, lợi nhuận ảnh hưởng đến quyết định tỷ

lệ chi trả cổ tức, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và cấu trúc vốn ảnh hưởng


Trang 3

đến quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức được khẳng định thông qua nghiên cứu của AlShubiri (2011), Ritha và Koestiyanto (2013). Nghiên cứu của Imran (2011),
Rembulan Rahmadia FITRI và các cộng sự (2016) cho rằng tỷ lệ chi trả cổ tức năm
trước, lợi nhuận và tỷ lệ tăng trưởng doanh thu ảnh hưởng đến quyết định tỷ lệ chi
trả cổ tức của một công ty.
Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về quyết định tỷ lệ chi trả
cổ tức tuy nhiên cũng chỉ ra được các yếu tố bên trong tác động đến tỷ lệ chi trả cổ
tức như nghiên cứu của Trần Thị Huyền Trang (2013), Nguyễn Thị Hương và các
cộng sự (2015) cho rằng các yếu tố lợi nhuận và quy mô có ảnh hưởng đến quyết
định tỷ lệ chi trả cổ tức. Lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng doanh thu ảnh hưởng đến
quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức được khẳng định thông qua nghiên cứu của Đinh Bảo
Ngọc và Nguyễn Chí Cường (2014), Trần Thị Mỹ Thanh (2014). Mai Thị Hoài
Thương (2015), Trương Đông Lộc và Phạm Phát Tiến (2015) cho rằng tỷ lệ chi trả
cổ tức năm trước có ảnh hưởng tích cực đến quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức của công
ty. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền (2015) khẳng định cấu trúc vốn có ảnh
hưởng đến quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức.
Như vậy quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức vốn là một trong những quyết định nhạy
cảm, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu giải thích cho quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức
của các công ty cổ phần nhưng vẫn không có câu trả lời thống nhất. Tác giả lựa
chọn đề tài nghiên cứu về “Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ
tức của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh” vừa để kiểm chứng tính phù hợp của các lý thuyết liên quan đến quyết định
tỷ lệ chi trả cổ tức tại thị trường chứng khoán Việt Nam, vừa bổ sung thêm bằng
chứng thực nghiệm, đề tài có ý nghĩa cả về lý thuyết lẫn thực tiễn và tác giả chọn
đây làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu các yếu tố bên trong (intenal factors) ảnh
hưởng đến quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết tại Sở


Trang 4

giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), bao gồm các yếu tố tỷ lệ
chi trả cổ tức năm trước (Dividend Payout Ratio a Year Before), cấu trúc vốn
(capital structure), dòng tiền hoạt động kinh doanh (operating cash flow), lợi nhuận
(profitability), quy mô công ty (size) và tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (growth). Căn
cứ kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ thảo luận ảnh hưởng của từng yếu tố bên trong đến
quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức và đưa ra các gợi ý nhằm góp phần giúp các công ty
cổ phần niêm yết ra quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức phù hợp.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Từ mục tiêu nghiên cứu tổng quát như đã đề cập, đề tài xác định các mục tiêu
nghiên cứu cụ thể về ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến quyết định tỷ lệ chi trả
cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết như sau:
Thứ nhất, nhận diện thực trạng các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả
cổ tức của các công niêm yết tại HOSE, bao gồm: tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước, cấu
trúc vốn, dòng tiền hoạt động kinh doanh, lợi nhuận, quy mô công ty và tỷ lệ tăng
trưởng doanh thu.
Thứ hai, kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến quyết định tỷ lệ chi
trả cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết tại HOSE, bao gồm các yếu tố cơ bản
như sau: tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước, cấu trúc vốn, dòng tiền hoạt động kinh
doanh, lợi nhuận, quy mô công ty và tỷ lệ tăng trưởng doanh thu.
Thứ ba, đưa ra các gợi ý, khuyến nghị liên quan đến tỷ lệ chi trả cổ tức năm
trước, cấu trúc vốn, dòng tiền hoạt động kinh doanh, lợi nhuận, quy mô công ty và
tỷ lệ tăng trưởng doanh thu nhằm đảm bảo mục tiêu đáp ứng nhu cầu thông tin hữu
ích phục vụ cho việc ra quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức của nhà quản trị tài chính.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, đề tài được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi
nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, thực trạng các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến quyết định tỷ lệ chi trả
cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết, bao gồm: tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước,


Trang 5

cấu trúc vốn, dòng tiền hoạt động kinh doanh, lợi nhuận, quy mô công ty và tỷ lệ
tăng trưởng doanh thu như thế nào?
Thứ hai, có hay không ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến quyết định tỷ lệ
chi trả cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết bao gồm: tỷ lệ chi trả cổ tức năm
trước, cấu trúc vốn, dòng tiền hoạt động kinh doanh, lợi nhuận, quy mô công ty và
tỷ lệ tăng trưởng doanh thu? Nếu có, ảnh hưởng của từng yếu tố này đến quyết định
tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty cổ phần như thế nào?
Thứ ba, hướng ra quyết định liên quan đến tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước, cấu trúc
vốn, dòng tiền hoạt động kinh doanh, lợi nhuận, quy mô công ty và tỷ lệ tăng
trưởng doanh thu nhằm đảm bảo mục tiêu đưa ra tỷ lệ chi trả cổ tức phù hợp sẽ như
thế nào?
1.4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng tỷ lệ chi trả cổ tức và các yếu tố
bên trong ảnh hưởng đến quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty niêm yết cổ
phiếu tại HOSE, bao gồm sáu yếu tố như sau: tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước, cấu trúc
vốn, dòng tiền hoạt động kinh doanh, lợi nhuận, quy mô công ty và tỷ lệ tăng
trưởng doanh thu.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu nhóm công ty cổ phần phi tài chính niêm yết tại HOSE,

như vậy đề tài không nghiên cứu các công ty cổ phần niêm yết thuộc lĩnh vực ngân
hàng, chứng khoán, bảo hiểm; cụ thể là mẫu nghiên cứu của đề tài bao gồm 31 công
ty cổ phần có cổ phiếu niêm yết tốt nhất năm 2016 được tạp chí Forbes Việt Nam
vinh danh1. Hầu hết các công ty trong danh sách của Forbes Việt Nam đều duy trì
lợi thế cạnh tranh như biên lợi nhuận cao, có sản phẩm tốt, tăng doanh thu và lợi
nhuận.

1

Tạp chí Forbes Việt Nam công bố 50 công ty niêm yết tốt nhất 2016, truy cập tại
/>

Trang 6

Về thời gian nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến quyết định tỷ lệ chi trả cổ
tức của các công ty cổ phần trong khoảng thời gian 6 năm, tính từ năm 2011 đến
năm 2016. Đây là giai đoạn thị trường chứng khoán Việt Nam có những tín hiệu
phục hồi mạnh mẽ sau những hệ lụy kéo dài của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
năm 20082.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu cũng như trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã
nêu trên, đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, phương pháp thống kê mô tả (Descriptive Statistics) được sử dụng để
nghiên cứu thực trạng tỷ lệ chi trả cổ tức và thực trạng các yếu tố tài chính bên
trong (bao gồm: tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước, cấu trúc vốn, dòng tiền hoạt động
kinh doanh, lợi nhuận, quy mô công ty và tỷ lệ tăng trưởng doanh thu) của các công
ty thông qua kết hợp tất cả quan sát của mẫu nghiên cứu.
Thứ hai, phân tích tương quan (Correlation analysis) được sử dụng nhằm xác
định mức độ tương quan mạnh hay yếu, cùng hay ngược chiều giữa các biến trong

mô hình nghiên cứu kết hợp với phương pháp nghiên cứu tình huống (Case study
research) thu thập thông tin toàn diện, có hệ thống về tình huống cụ thể lấy từ mẫu
nghiên cứu nhằm mang lại cái nhìn sâu sắc về tác động giữa các biến.
Thứ ba, phân tích hồi quy dữ liệu bảng (panel regression) để nhận diện các yếu
tố bên trong ảnh hưởng đến quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty cổ phần
niêm yết, bao gồm: tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước, cấu trúc vốn, dòng tiền hoạt động
kinh doanh, lợi nhuận, quy mô công ty và tỷ lệ tăng trưởng doanh thu thông qua sử
dụng mô hình hồi quy tuyến tính bình phương nhỏ nhất tổng quát (Pooled OLS), mô
hình các yếu tố ảnh hưởng cố định (Fixed Effects Model – FEM) và mô hình các
yếu tố ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM). Để đưa ra kết luận
2

Diễn biến chính của kinh tế thế giới giai đoạn 2011 – 2016 và những tác động đối với thị trường tài chính
tiền tệ, truy cập tại
/>25&dDocName=SBVWEBAPP01SBV074410&leftWidth=20%25&rightWidth=0%25&showFooter=false&
showHeader=false&_adf.ctrl-state=cm25izs9r_9&_afrLoop=1745229497268000


Trang 7

ảnh hưởng của từng yếu tố bên trong đến quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức trong các
mô hình hồi quy, đề tài sử dụng phương pháp kiểm định F hoặc kiểm định t; sử
dụng kiểm định Hausman, kiểm định Breusch-Pagan, kiểm định White, kiểm định
Wald để lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp. Dữ liệu của mô hình được lấy trong
giai đoạn từ năm 2011 - 2016 của các báo cáo tài chính công ty mẹ đã được kiểm
toán.
Các phương pháp trên được thực hiện thông qua sự hỗ trợ của phần mềm Excel,
phần mềm R Studio 1.1.183 và phần mềm Eviews 8.
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.6.1. Ý nghĩa khoa học

Đề tài góp phần kiểm định, khẳng định các lý thuyết và đối sánh các nghiên cứu
thực nghiệm trước về ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến quyết định tỷ lệ chi
trả cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết bao gồm: tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước,
cấu trúc vốn, dòng tiền hoạt động kinh doanh, lợi nhuận, quy mô công ty và tỷ lệ
tăng trưởng doanh thu.
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài là nghiên cứu thực nghiệm cho trường hợp các công ty cổ phần phi tài
chính niêm yết tại HOSE trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016, vì vậy kết quả
nghiên cứu là tài liệu hữu ích gợi ý thông tin cho nhà quản trị tài chính đưa ra quyết
định tỷ lệ chi trả cổ tức phù hợp nhằm đảm bảo các mục tiêu đề ra.
1.7. Kết cấu luận văn
Luận văn nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tài chính bên trong đến tỷ lệ chi
trả cổ tức của các công ty niêm yết trên HOSE được thực hiện theo kết cấu 5
chương, bao gồm:
Chƣơng 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm.
Chƣơng 3: Quy trình và phương pháp nghiên cứu.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chƣơng 5: Kết luận và gợi ý, khuyến nghị.


Trang 8

------------------------------------------------------------------TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Căn cứ mục tiêu quản trị tài chính và bản chất c c quyết định tài chính trong
công ty cổ phần, chương 1 đã khẳng định được tính tất yếu của vấn đề nghiên cứu
được chọn, đảm bảo ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Nội dung chương này đã chỉ rõ
3 mục tiêu cụ thể của vấn đề nghiên cứu và x c định 3 câu hỏi nghiên cứu tương
ứng.
Với mẫu nghiên cứu là 31 công ty cổ phần niêm yết tại HOSE và thời gian

nghiên cứu là 6 năm (2011 – 2016), chương 1 đã giới thiệu được sự lựa chọn chủ
yếu của đề tài là phương ph p nghiên cứu định lượng với phân tích hồi quy dữ liệu
bảng theo OLS, FEM và REM được kết hợp với thống kê mô tả và phân tích tương
quan, nghiên cứu tình huống trong phương ph p định tính.


Trang 9

CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM
Chương 2 sẽ trình bày cơ sở lý thuyết về quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức, c c bằng
chứng thực nghiệm đề cập ảnh hưởng của tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước, cấu trúc
vốn, dòng tiền hoạt động kinh doanh, lợi nhuận, quy mô công ty và tỷ lệ tăng trưởng
doanh thu; từ đó, chương này sẽ thảo luận để x c định khoảng trống nghiên cứu và
lựa chọn mô hình nghiên cứu của đề tài.
2.1. Khái niệm cổ tức
Cổ tức là phần lợi nhuận ròng hay lợi nhuận sau thuế được công ty chi trả đến
các cổ đông. Cổ tức cũng được xem như sự chia sẻ lợi nhuận mà công ty tạo ra tới
những nhà đầu tư và đây cũng là cách duy nhất để các nhà đầu tư được chia sẻ lợi
nhuận của công ty khi sở hữu cổ phiếu (Vũ Duy Hào và cộng sự, 2016).
2.2. Cơ sở lý thuyết về quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức dƣới góc độ quản trị tài
chính
Quản trị tài chính là sự tác động của nhà quản trị tới các hoạt động tài chính của
công ty (Vũ Duy Hào và cộng sự, 2016) và là một khâu trọng yếu trong quản trị
công ty, có ý nghĩa quyết định hiệu quả trong kinh doanh (James C.Van Horne và
John M.Wachowicz, Jr., 2008). Nếu một công ty có lợi thế cạnh tranh tốt thể hiện
qua việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ, có chiến lược kinh doanh tốt và
không ngừng gia tăng doanh thu, nhưng lại không có cơ chế quản trị tài chính tốt thì
cũng không thể đạt được mục tiêu cuối cùng trong kinh doanh là gia tăng hiệu quả
hoạt động kinh doanh (Ngô Kim Phượng và các cộng sự, 2016).

Quản trị tài chính luôn luôn giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt động quản trị của
công ty. Đặc biệt trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, trong điều kiện cạnh
tranh khốc liệt đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, quản trị tài chính trở nên
quan trọng hơn bao giờ hết.
Phân chia cổ tức là một trong những quyết định quản trị tài chính quan trọng,
quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức ấn định phân phối lợi nhuận giữ lại tái đầu tư và chi


Trang 10

trả cổ tức cho cổ đông. Lợi nhuận giữ lại sẽ được tái đầu tư phát triển hoạt động
kinh doanh của công ty, cung cấp cho các nhà đầu tư một nguồn tăng trưởng lợi
nhuận tiềm năng trong tương lai, trong khi cổ tức cung cấp cho nhà đầu tư nguồn
thu nhập hiện tại (Đinh Bảo Ngọc, 2014).
2.2.1. Bản chất của quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức
Vũ Duy Hào và cộng sự (2016) định nghĩa cổ tức là một phần lợi nhuận ròng hay
lợi nhuận sau thuế được công ty chi trả đến các cổ đông. Cổ tức là các khoản thanh
toán bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu cho những cổ đông, khoản tiền đó được xem như
là sự phân phối lợi nhuận ròng của công ty cho các cổ đông và cũng là một phần
thưởng cho việc đầu tư vào cổ phiếu (Woolridge, 1982). Pandy (1979) cho rằng cổ
tức như là một phần thu nhập thuần của một công ty mà ban giám đốc đề xuất để
chi trả cho các cổ đông tương ứng với tỷ lệ phần trăm cổ phiếu mà họ nắm giữ trong
công ty. Cổ tức ấn định việc phân chia lợi nhuận sau thuế của công ty, bao nhiêu
phần trăm sẽ được giữ lại để tái đầu tư, bao nhiêu phầm trăm được sử dụng để chi
trả cho cổ đông dưới hình thức cổ tức (Nguyễn Minh Kiều, 2009).
Một trong những cách tốt nhất để truyền đạt thông tin tốt đẹp về tình hình tài
chính của công ty tới các cổ đông hoặc nhà đầu tư chính là truyền tải thông tin về
chi trả cổ tức. Sự chủ động về chi trả cổ tức mang tính lộ trình thể hiện sự ổn định
trong hoạt động, kèm theo đó là sự tăng trưởng của cổ tức tạo nên một viễn cảnh
đẹp về triển vọng phát triển của công ty trên thị trường (Vũ Duy Hào và cộng sự,

2016).
2.2.2. Ý nghĩa của quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức
Thứ nhất, quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức thể hiện tiềm năng phát triển của công
ty: Sự sẵn sàng và khả năng chi trả cổ tức của một công ty cùng với khả năng làm
gia tăng cổ tức cung cấp những thông tin tốt đẹp về triển vọng của công ty. Công ty
chi trả cổ tức khi đạt hiệu quả kinh doanh và có lợi nhuận, những công ty không chi
trả cổ tức không hẵn là không có lợi nhuận nhưng vì tập trung vốn cho các dự án tái
đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty.


Trang 11

Thứ hai, quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức tăng trách nhiệm của ban quản trị: Cổ tức
làm cho việc ra các quyết định đầu tư của ban quản trị có tính kỷ luật hơn. Quyết
định giữ lại lợi nhuận có thể dẫn đến việc bồi thường quá mức, ban quản trị sử dụng
tài sản không hữu ích và có lợi nhất. Thực tế, các công ty quyết định chi trả cổ tức
thường sử dụng vốn hiệu quả hơn các công ty không chi trả cổ tức, cổ tức còn là lời
hứa của công ty với nhà đầu tư và cổ đông nên phá vỡ chúng sẽ gây rắc rối cho ban
quản trị công ty và gây ảnh hưởng xấu đến giá cổ phiếu.
Thứ ba, cổ tức được sử dụng như một công cụ định giá: Chẳng hạn, so sánh các
công ty cùng ngành, nếu một công ty có tỷ lệ chi trả cổ tức thấp thì giá cổ phiếu cao
bởi vì thị trường đã tính đến triển vọng mạnh mẽ, không lo lắng về việc chi trả cổ
tức của công ty đồng thời cho thấy được công ty đang gặp khó khăn và không đủ
khả năng đưa ra tỷ lệ chi trả cổ tức hợp lý và ngược lại. Tuy nhiên tỷ lệ chi trả cổ
tức ít quan trọng đối với các công ty tăng trưởng bởi vì nhà quản trị ra những quyết
định liên quan đến tái đầu tư, mở rộng kinh doanh, đem lại cho cổ đông lợi nhuận
dưới hình thức lãi vốn.
2.2.3. Chỉ tiêu đo lường tỷ lệ chi trả cổ tức
Có nhiều chỉ tiêu đo lường quyết định chi trả cổ tức như cổ tức một cổ phần
thường (Dividend per Share), tỷ lệ chi trả cổ tức (Dividend Payout Ratio) hay tỷ

suất cổ tức (Dividend Yield) nhưng trong nghiên cứu này tác giả chọn tỷ lệ chi trả
cổ tức (Dividend Payout Ratio) để làm thước đo quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức của
một công ty do thước đo này phổ biến và thể hiện được năng lực nội tại của một
công ty.
Tỷ lệ chi trả cổ tức (Dividend Payout Ratio) là tỷ số phản ánh mức cổ tức mà các
cổ đông của công ty cổ phần được hưởng chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong thu nhập một
cổ phần thường mà công ty tạo ra trong kỳ (Damodaran (2011)) và được tính như
sau:
Công thức tính:
Tỷ lệ chi trả cổ tức (DPR) =

Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS)
Cổ tức trên mỗi cổ phiếu (DPS)


Trang 12

Tỷ lệ chi trả cổ tức phản ảnh năng lực bên trong của một công ty, cổ tức cho biết
công ty dành ra bao nhiêu phần trăm từ thu nhập một cổ phần thường để tái đầu tư.
Tỷ lệ chi trả cổ tức càng cao phản ánh công ty đã sử dụng đại bộ phận lợi nhuận sau
thuế để chi trả cổ tức cho các cổ đông, đồng thời chỉ có một phần nhỏ lợi nhuận giữ
lại để tái đầu tư, phát triển kinh doanh hay triển vọng tăng trưởng thấp. Và ngược
lại với tỷ lệ chi trả cổ tức thấp. Hay nói cách khác, tỷ lệ chi trả cổ tức đóng vai trò
quan trọng trong việc thể hiện hình ảnh của một công ty, tỷ lệ chi trả cổ tức vừa là
căn cứ để nhà đầu tư ra quyết định cho danh mục đầu tư hiệu quả vừa thể hiện được
tiềm năng, triển vọng tăng trưởng của công ty trong tương lai. Những nhà đầu tư
nào muốn tìm kiếm thu nhập cho những nhu cầu tiêu dùng trong hiện tại sẽ thích
một công ty có tỷ lệ chi trả cổ tức cao chứ không phải là từ lợi vốn do tăng giá cổ
phần thường trong tương lai. Ngược lại, những nhà đầu tư chưa có nhu cầu nhận thu
nhập từ cổ tức ngay trong hiện tại và mong chờ một sự gia tăng giá trị cổ phần

thường trong tương lai thì họ lại thích các công ty có tỷ lệ chi trả cổ tức thấp và giữ
lại lợi nhuận nhiều hơn thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, phát triển.
Dựa vào mục tiêu nghiên cứu của đề tài là các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến tỷ
lệ chi trả cổ tức, tác giả đã chọn DPR là thước đo quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức áp
dụng cho đề tài nghiên cứu, và phần lớn các nghiên cứu trước đây cũng đã sử dụng
thước đo này như nghiên cứu của Rozeff (1982), Lloyd (1985), Amidu & Abor
(2006).
2.3. Cơ sở lý thuyết về ảnh hƣởng của các yếu tố bên trong đến quyết định tỷ lệ
chi trả cổ tức
Theo Ngô Kim Phượng và các cộng sự (2016), hoạt động công ty bao gồm tất cả
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ khâu mua
các yếu tố đầu vào, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ. Các hoạt động của công ty có thể
phân chia thành các lĩnh vực như sản xuất, tiếp thị bán hàng và quản lý tài chính;
trong đó, tài chính là khâu rất quan trọng trong hoạt động của công ty, bởi vì tài
chính bao gồm các quá trình liên quan đến việc huy động vốn và sử dụng vốn có
hiệu quả. Hoạt động của công ty nói chung và quản lý tài chính công ty nói riêng


×