Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.45 KB, 18 trang )

MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO CHO VAY DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1 Ngân hàng thương mại với hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.1 Ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại
Ở Việt Nam, theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 khoản 1 và khoản 12 Điều 4
đã xác định "tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt
động ngân hàng, tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ
chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
Trong đó, ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện
tất cả các hoạt động ngân hàng: nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung
ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản, và các hoạt động kinh doanh khác.
1.1.1.2 Tín dụng ngân hàng
Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị có thể biểu
hiện bằng tiền hoặc bằng hiện vật từ chủ thể này sang chủ thể khác với điều kiện phải hoàn
trả theo những thỏa thuận trước giữa hai bên. Nội dung chính của sự thỏa thuận đó là: thời
hạn phải trả, số tiền lãi phải trả, cách thức phải trả.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các ngân hàng, các tổ chức tín
dụng với các đối tác kinh tế - tài chính của toàn xã hội, bao gồm doanh nghiệp, cá nhân, tổ
chức xã hội, cơ quan nhà nước. Trong mối quan hệ này, ngân hàng vừa đóng vai trò trung
gian, vừa là người cho vay, vừa là người đi vay.
1.1.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.2.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa
a. Khái niệm
Theo Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ:
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định
pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng
nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh
nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên).
b. Phân loại
- Doanh nghiệp siêu nhỏ (micro)


- Doanh nghiệp nhỏ
- Doanh nghiệp vừa
Bảng 1: Phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ
Quy mô
Khu vực
Doanh
nghiệp siêu
nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Số lao động
Tổng
nguồn vốn
Số lao động
Tổng nguồn
vốn
Số lao động
I. Nông, lâm
nghiệp và thủy
sản
10 người trở
xuống
20 tỷ đồng
trở xuống
từ trên 10
người đến
200 người
từ trên 20 tỷ
đồng đến 100
tỷ đồng
từ trên 200

người đến 300
người
II. Công nghiệp
và xây dựng
10 người trở
xuống
20 tỷ đồng
trở xuống
từ trên 10
người đến
200 người
từ trên 20 tỷ
đồng đến 100
tỷ đồng
từ trên 200
người đến 300
người
III. Thương mại
và dịch vụ
10 người trở
xuống
10 tỷ đồng
trở xuống
từ trên 10
người đến 50
người
từ trên 10 tỷ
đồng đến 50 tỷ
đồng
từ trên 50

người đến 100
người
(Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ)
c. Đặc điểm cơ bản của DNNVV
-DNNVV có vốn đầu tư ban đầu ít nên chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
thường ngắn dẫn đến khả năng thu hồi vốn nhanh tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh
doanh hiệu quả.
-DNNVV tồn tại và phát triển ở hầu hết các lĩnh vực, các thành phần kinh tế: thương
mại, dịch vụ, công nghiệp, xây dựng, nông lâm ngư nghiệp... và hoạt động dưới mọi hình
thức như: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các cơ sở kinh tế cá thể...
-DNNVV có tính năng động cao trước những thay đổi của thị trường, các DNNVV
có khả năng chuyển hướng kinh doanh và chuyển hướng mặt hàng nhanh
-Năng lực kinh doanh còn hạn chế. Do quy mô vốn nhỏ nên các DNNVV không có
điều kiện đầu tư quá nhiều vào nâng cấp, đổi mới máy móc, mua sắm thiết bị công nghệ
tiên tiến, hiện đại. Việc sử dụng các công nghệ lạc hậu dẫn đến chất lượng sản phẩm không
cao, tính cạnh tranh trên thị trường kém. DNNVV cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm
kiếm, thâm nhập thị trường và phân phối sản phẩm do thiếu thông tin về thị trường, công
tác marketing còn kém hiệu quả. Điều đó làm cho các mặt hàng của DNNVV khó tiêu thụ
trên thị trường.
- Năng lực quản lý còn thấp: Đây là loại hình kinh tế mà trình độ, kỹ năng của nhà
lãnh đạo doanh nghiệp cũng như của người lao động còn hạn chế. Số lượng DNNVV có
chủ doanh nghiệp, giám đốc giỏi, trình độ chuyên môn cao và năng lực quản lý tốt chưa
nhiều. Mặt khác, DNNVV ít có khả năng thu hút được những nhà quản lý và lao động có
trình độ, tay nghề cao do khó có thể trả lương cao và có các chính sách đãi ngộ hấp dẫn để
thu hút và giữ chân những nhà quản lý cũng như những người lao động giỏi.
1.1.2.2 Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
-Cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là việc ngân hàng thương mại chấp nhận
cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay một khoản tiền trong một thời hạn nhất định và doanh
nghiệp phải trả đúng thời hạn số tiền gốc và lãi cho ngân hàng đúng như cam kết trong hợp

đồng.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay NHTM để đáp ứng nhu cầu vốn:
 Nhu cầu vốn ngắn hạn
+Các nhu cầu này xuất phát từ sự chênh lệch của lưu chuyển tiền tệ của các
DNNVV, tức là lưu chuyển tiền vào và ra thường không ăn khớp về mặt thời gian và quy
mô, đòi hỏi phải có nguồn ngân quỹ để đáp ứng nguồn chênh lệch đó
+Mua nguyên vật liệu, hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu tăng nhanh doanh số bán có
tính thời vụ, từ đó đáp ứng nhu cầu tăng trưởng doanh số bán có tính dài hạn, đáp ứng nhu
cầu cho các giao dịch thương mại đơn lẻ
+Trả lương cho công nhân viên
+Nhu cầu thay thế nợ để thực hiện việc trả nợ. Việc trả nợ có thể lấy từ các nguồn
như thu nợ người mua, thanh lý tài sản, tăng vốn chủ sở hữu, tăng mua chịu. Nếu các
nguồn này không thỏa mãn được sẽ xuất hiện nhu cầu vay từ phía ngân hàng
+Thanh toán các chi phí dịch vụ khác...
 Nhu cầu vốn trung dài hạn
+Các nhu cầu vốn trung dài hạn của DNNVV chủ yếu để nhằm thực hiện các dự án
phát triển sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống. Các nhu cầu này được thể hiện bằng các
hình thức:
+Mua sắm tài sản cố định
+Tăng tài sản lưu động thường xuyên
+Thành lập doanh nghiệp mới
1.2 Rủi ro cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm rủi ro cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM
Rủi ro cho vay đối với ngân hàng thương mại là rủi ro phát sinh trong trường hợp
ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của các khoản cho vay, hoặc là việc thanh
toán nợ gốc và lãi vay không đúng hạn do khách hàng không có khả năng trả nợ hoặc cố ý
không trả nợ.
1.2.2 Đặc điểm rủi ro cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa
-Rủi ro cho vay có tính tất yếu, tức luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động cho vay của
ngân hàng thương mại: tình trạng thông tin bất cân xứng đã làm cho ngân hàng không thể

nắm bắt được các dấu hiệu rủi ro một cách toàn diện và đầy đủ, điều này làm cho bất cứ
khoản cho vay nào cũng tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng. Kinh doanh ngân hàng thực chất
là kinh doanh rủi ro ở mức phù hợp và đạt được lợi nhuận tương ứng.
-Rủi ro cho vay do những tình huống không “phát hiện” được khi cho vay và phát
sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng cho vay
-Rủi ro cho vay mang tính liên đới: Trong cho vay, ngân hàng chuyển giao quyền sử
dụng vốn cho DNNVV. Khi các doanh nghiệp này gặp những tổn thất và thất bại trong quá
trình sử dụng vốn dẫn đến mất khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi làm ngân hàng gặp rủi ro
khi cho vay.
-Thiệt hại do rủi ro của mỗi khoản cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa gây ra thường
không quá nghiêm trọng đối với ngân hàng: bởi vì với quy mô vừa và nhỏ nên các khoản
cho vay của doanh nghiệp đối với ngân hàng thường không lớn. Khi xảy ra rủi ro, việc
thanh lý tài sản đảm bảo, sử dụng các khoản dự phòng rủi ro,... có thể khắc phục hậu quả
do rủi ro gây ra.
-Rủi ro cho vay DNNVV có tính chất đa dạng và phức tạp: đặc điểm này biểu hiện ở
sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân doanh nghiệp nhỏ và vừa (hoạt động dưới mọi hình
thức ở hầu hết tất cả các lĩnh vực, thành phần kinh tế). Do đó khi phòng ngừa và khắc phục
rủi ro cho vay phải chú ý đến mọi dấu hiệu, xuất phát từ nguyên nhân bản chất và hậu quả
do rủi ro cho vay đem lại để có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
1.2.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng
thương mại
1.2.3.1 Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài
Đây là những nguyên nhân gây nên rủi ro ở hoạt động kinh doanh của ngân hàng cho
vay không xuất phát từ cán bộ cho vay hay ý thức trả nợ của khách hàng mà do môi trường
bên ngoài tác động vào. Nguyên nhân này xuất hiện đột ngột, khó đoán, khó kiểm soát, nó
thường gây ra những thiệt hại lớn cho khách hàng và ngân hàng cho vay. Bao gồm các nguyên
nhân cụ thể sau:
 Do sự thay đổi chính sách của chính phủ
Nước ta đang trong nền kinh tế thị trường, do đó phải tuân thủ và chấp nhận sự biến
động theo quy luật của nền kinh tế thị trường. Mỗi khi nền kinh tế biến động lên, xuống thì

lập tức chính phủ phải đưa ra các chính sách kinh tế mới phù hợp với điều kiện hiện hành
nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế đất nước. Các chính sách của chính phủ thường
xuyên quan tâm và có sự thay đổi kịp thời như: chính sách tài chính, chính sách tiền tệ...
 Nguyên nhân từ phía môi trường pháp lý
Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại liên quan đến nhiều lĩnh vực
của nền kinh tế, mang tính xã hội cao, khi hệ thống pháp luật ổn định và lành mạnh thì môi
trường kinh doanh của ngân hàng thương mại sẽ có nhiều thuận lợi. Ngược lại nếu môi
trường pháp lý thiếu đồng bộ, có nhiều khe hở thì rất dễ bị lợi dụng gây ra tình trạng tham
ô, chiếm đoạt tài sản… Kinh tế xã hội kém ổn định dẫn đến kinh doanh gập nhiều khó
khăn, ngân hàng cho vay gặp rủi ro.
 Môi trường tự nhiên
Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh
doanh đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, điều kiện tự nhiên là yếu tố khó dự đoán,
nó thường xảy ra bất ngờ với thiệt hại lớn ngoài tầm kiểm soát của con người. Vì vậy khi
có thiên tai địch hoạ xảy ra khách hàng cùng các ngân hàng cho vay sẽ có nguy cơ tổn thất
lớn, phương án, dự án kinh doanh không có nguồn thu … Điều đó đồng nghĩa với các ngân
hàng cho vay phải cùng chia sẽ rủi ro với khách hàng của mình. Ở Việt Nam do thời tiết
diễn biến phức tạp nên môi trường tự nhiên đươc coi là nguyên nhân gây ra rủi ro cho hoạt
động kinh doanh của các ngân hàng cho vay khi đầu tư phát triển các thành phần kinh tế.
 Môi trường kinh tế xã hội
Môi trường kinh tế xã hội trong một nước biến động chịu ảnh hưỏng của những biến
động từ nền kinh tế thế giới, đó là nguyên nhân làm phát sinh rủi ro trong hoạt động kinh
doanh của nền kinh tế, từ đó ảnh hưởng tới các lĩnh vực kinh tế trong đó hoạt động kinh
doanh tiền tệ chứa nhiều nguy cơ rủi ro lớn nhất.
1.2.3.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng
- Do cạnh tranh của các ngân hàng mong muốn có tỷ trọng, thị phần cao hơn các ngân
hàng khác dẫn chính sách của ngân hàng cho vay không phù hợp, thiếu sự kiểm soát chặt
chẽ hoặc đặt mục tiêu lợi nhuận quá cao. Chúng ta đều biết đặc điểm của kinh doanh tiền
tệ là: Lợi nhuận cao luôn đi cùng với rủi ro cao, các ngân hàng cho vay phải biết lựa sức
mình để xác định, lợi nhuận hợp lý cho ngân hàng của mình.

- Trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ cho vay yếu kém dẫn đến
cán bộ cho vay không đánh giá chính xác về khách hàng và phương án vay vốn, từ đó làm
phát sinh những hợp đồng cho vay kém an toàn. Mức độ rủi ro trong trường hợp này sẽ
ngày càng tăng dần trong suốt quá trình kể từ khi xét duyệt đến khi giám sát và cuối cùng
là thu nợ. Cùng với sự hạn chế về trình độ là vấn đề phẩm chất đạo đức của cán bộ cho
vay. Đặc thù nghề nghiệp buộc một cán bộ tín dụng phải không những có trình độ mà còn
phải có đạo đức tốt. Trước sự cám dỗ của vật chất, nhiều cán bộ cho vay đã sa ngã, có thể
hành động vô nguyên tắc, vô tổ chức, làm trái quy định, móc ngoặc với khách hàng, gây
tổn thất to lớn với ngân hàng cho vay.
- Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không đầy đủ
dẫn đến cho vay và đầu tư không hợp lý
- Định giá tài sản không chính xác hay không giám sát chặt chẽ tài sản đảm bảo;
không thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết; hoặc không đảm bảo các nguyên tắc
của tài sản đảm bảo là: dễ định giá; dễ chuyển nhượng quyền sở hữu; dễ tiêu thụ.
1.2.3.3 Nguyên nhân từ phía khách hàng
-Trong nền kinh tế hiện nay, khách hàng đi vay thường gặp rủi ro sau:
+Thiệt hại từ phía thị trường đầu vào: Giá cả của các yếu tố đầu vào tăng cùng với
các chi phí phục vụ cho sản xuất tăng làm giảm đi nguồn dự thu dự tính của khách hàng,
như vậy việc trả nợ cho các ngân hàng cho vay sẽ gặp nhiều khó khăn.
+Do thị trường đầu ra: Thị trường đầu ra nếu có biến động phức tạp, giá cả giảm
thấp cũng làm nguồn thu của khách hàng không đảm bảo. Ngoài ra, sự thay đổi thị hiếu
tiêu dùng, cung vượt quá cầu, hoạt động maketing yếu kém… cũng gây nên tình trạng ứ
đọng sản phẩm làm ảnh hưởng tới nguồn trả nợ cho các ngân hàng cho vay.
+Rủi ro về khả năng tài chính của khách hàng: Nguồn vốn tự có hay thu nhập của
khách hàng thấp, khách hàng sẽ không có khả năng tự vực dậy khi gặp khó khăn vì vậy
cũng sẽ mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng cho vay.
+Chủ doanh nghiệp vay vốn thiếu năng lực điều hành quản lý vốn không hợp lý dẫn
đến thiếu thanh khoản, hay sử dụng vốn vay sai mục đích, kém hiệu quả.
-Ngoài những nguyên nhân trên còn phải kể đến ý thức trả nợ của bên đi vay nhiều
khi chưa tốt, nhiều đối tượng khách hàng sau khi nhận được tiền vay rồi bỏ trốn gây ra

thiệt hại nghiêm trọng cho ngân hàng cho vay.
1.2.4 Phân loại rủi ro cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại
Sơ đồ 1: Phân loại rủi ro cho vay của ngân hàng thương mại
Rủi ro
cho vay
Rủi ro
giao dịch
Rủi ro danh mục
Rủi ro
nội tại
Rủi ro
tập trung
Rủi ro
bảo đảm
Rủi ro nghiệp vụ
Rủi ro
lựa chọn

×