Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẠC LIÊU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.63 KB, 10 trang )

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẠC LIÊU
3.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu
Ngày 14/ 07/1988, Thống đốc Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã ra quyết định
số 58/TCCB về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Công Thương tỉnh Minh Hải và bắt
đầu đi vào hoạt động từ ngày 01/10/1988. Sau khi tách tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh Cà
Mau và Bạc Liêu thì chi nhánh Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu (NHCTBL) chính thức
được thành lập theo quyết định số 15/NHCT – QĐ ngày 17/12/1996 của Chủ tịch Hội đồng
quản trị Ngân hàng Công Thương Việt Nam và đi vào hoạt động từ đầu tháng 01/1997.
Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu có trụ sở đặt tại số 01 – Hai Bà
Trưng, Phường 3, Thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Trong bối cảnh nền kinh tế chuyển sang
cơ chế thị trường, các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, nhất là thương mại sôi động
đã đặt ra nhiều yêu cầu đối với nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng. Do đó
Ngân hàng công thương Bạc Liêu đã nổ lực đa dạng hoá các mặt hoạt động phù hợp với
yêu cầu của nền kinh tế, NHCT Bạc Liêu không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo
niềm tin cho khách hàng. ngoài ra, NHCT Bạc Liêu còn có hai Phòng giao dịch trực thuộc
ở các huyện, thị thuộc tỉnh Bạc Liêu.
1. Phòng Giao dịch Trung tâm – Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu
Địa chỉ: 29B, Hai Bà Trưng, phường 3, TX Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 0781.822688
2. Phòng Giao dịch Hộ Phòng – Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu
Địa chỉ: 29, Quốc lộ 1A, TT Hộ Phòng, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 0781.850423.
Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu là chi nhánh trực thuộc NHCT Việt Nam là một
trong những Ngân hàng thương mại Nhà nước lớn của tỉnh và giữ một vị thế quan trọng
trong hệ thống Ngân hàng thương mại Nhà nước với chức năng kinh doanh tiền tệ, tín
dụng, dịch vụ Ngân hàng và góp phần quản lý lưu thông tiền tệ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Trong hơn 10 năm hoạt động chi nhánh Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu đã có những
bước trưởng thành khá vững chắc. Mở rộng cho vay đối với các lĩnh vực kinh doanh, thành
phần kinh tế. Tạo mọi điều kiện cho các đơn vị cơ sở kinh tế có thêm nguồn vốn để mở
rộng hoạt động, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người tại địa phương.
3.2. Lĩnh vực kinh doanh


Để đáp ứng nhu cầu về sự phát triển của nền kinh tế thị trường đồng thời nhằm đem
lại lợi nhuận, Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu đã mở rộng và đa dạng hoá các loại hình
hoạt động cụ thể như sau:
Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế và cá
nhân trong và ngoài nước phù hợp với pháp luật Việt Nam.
Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi thanh
toán của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
Vay vốn của các NHTM Việt Nam và các tổ chức tín dụng theo sự ủy nhiệm của
NHCT VN.
Vay vốn ngoại tệ của các tổ chức tiền tệ, Ngân hàng nước ngoài thông qua sự bảo
lãnh của NHCT VN.
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ với khách hàng thuộc
mọi thành phần kinh tế và tầng lớp dân cư.
Kinh doanh ngoại tệ, các dịch vụ mua bán và chuyển đổi ngoại tệ.
Dịch vụ chi trả ngoại hối cho mọi đối tượng.
Làm dịch vụ thanh toán chuyển tiền cho mọi khách hàng với tất cả các nước trên thế
giới.
Dịch vụ thanh toán tiền Việt Nam qua hệ thống viễn thông ngay trong ngày cho
khách hàng đến tất cả các chi nhánh NHCT trên toàn quốc.
Thực hiện chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu đối với tất cả các tổ chức
kinh tế và cá nhân.
Thực hiện các nghiệp vụ cầm cố tài sản, bảo lãnh, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự
thầu…
3.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận
3.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động
Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu đã xây dựng một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
hài hoà để phát huy tối đa nguồn lực và lợi thế của mình nhằm hoạt động có hiệu quả.
Phòng
Kế Toán
Giám đốc

Phó Giám Đốc KD
Phó Giám Đốc -Kế toán
Phòng Khách hàng
Phòng Giao dịch
Phòng KD
Đối ngoại
Phòng Tiền tệ - Kho quỹ
Phòng Giao dịch Hộ Phòng
Phòng Giao dịch Trung Tâm
Tổ
Thông tin
- Điện toán
Phòng
Tổ Chức -Hành Chánh
Quỹ Tiết Kiệm
Tổ tiếp thị
Phòng
kiểm soát
Tổ Quản lý rủi ro
Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của ngân hàng Công Thương Bạc Liêu
3.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả hay không, không chỉ nhờ vào
phương thức kinh doanh của Ngân hàng mà còn phụ thuộc vào năng lực điều hành cũng
như nổ lực của các nhân viên trong ngành Ngân hàng. Chính vì thế mà nhiệm vụ quyền
hạn của từng bộ phận, kết cấu tổ chức của Ngân hàng cũng rất quan trọng.
 Ban giám đốc: Gồm một giám đốc và hai phó giám đốc. Đây là ban
lãnh đạo và điều hành trung tâm ra quyết định thực hiện, thiết lập các chính sách, đề
ra các chiến lược hoạt động phát triển kinh doanh cũng như xét duyệt mọi hoạt động
của Ngân hàng. Đồng thời chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của đơn
vị mình.

 Phòng kiểm soát
Gồm một kiểm soát trưởng và một kiểm soát viên, có trách nhiệm kiểm tra giám
sát mọi hoạt động của phòng, ban khác nhằm mục đích tạo ra môi trường làm việc lành
mạnh, trung thực, nhắc nhở và hướng dẫn các phòng, ban thực hiện đúng nguyên tắc, chế
độ do Nhà nước quy định.
 Phòng tổ chức – hành chánh
Gồm một trưởng phòng và các nhân viên. Phòng này không có chức năng kinh
doanh mà có trách nhiệm tham mưu cho ban Giám đốc trong việc điều hành hoạt động của
chi nhánh, đề xuất thực hiện các công việc liên quan đến công tác nhân sự và các công việc
khác như: bảo vệ, văn thư…. Tóm lại, Phòng tổ chức - hành chánh quản lý toàn bộ các
hoạt động có liên quan đến cán bộ công nhân viên, hoạt động của Ngân hàng, an toàn cho
hoạt động.
 Phòng giao dịch
Gồm trưởng phòng và các nhân viên. Có nhiệm vụ huy động vốn, cho vay, thu
đổi ngoại tệ, cầm cố, thanh toán theo uỷ quyền của giám đốc. Nói chung, phòng giao dịch
hoạt động như một chi nhánh của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu.
 Phòng khách hàng (phòng kinh doanh)
Thực hiện các công việc kinh doanh giao dịch trực tiếp với khách hàng có nhu
cầu vay vốn, phân công cán bộ thẩm định, hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục cần thiết
để vay vốn.
Kiểm tra giám sát các hồ sơ, thủ tục, điều kiện vay vốn trình giám đốc ký hợp đồng tín
dụng.
Trực tiếp điều tra theo dõi các khoản nợ trong suốt thời gian cho vay kể từ khi
phát sinh cho tới khi kết thúc hợp đồng.
tiếp nhận các thông tin báo cáo Trung ương, theo dõi tình hình cân đối giữa nguồn vốn và
sử dụng nhu cầu cần thiết từ đó trình ban Giám đốc để có kế hoạch cụ thể.
Tóm lại, đây là phòng ban lớn nhất và quan trọng nhất trong đơn vị, là nơi xét
cấp tín dụng, thu hồi nợ, lập kế hoạch kinh doanh toàn chi nhánh. Thực hiện các hoạt động
kinh doanh theo định hướng của Ban Giám Đốc.

×